Thắc mắc về hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng, hợp đồng thử việc

Chủ đề   RSS   
  • #13319 12/04/2008

    tronghuyvn

    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 6725
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Thắc mắc về hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng, hợp đồng thử việc








    Chấm dứt hợp đồng lao dộng khi công ty phá sản giải thể ?
    Xin chào

    Tôi ký hợp đồng thử việc với công ty là 2 tháng. Sau khi kết thúc hợp đồng thử việc tôi vẫn tiếp tục làm việc cho công ty, nhưng chưa ký hợp đồng chính thức. 

    Khoảng 10 ngày sau ngày kết thúc hợp đồng thử việc thì công ty có thông báo tiến hành thủ tục để giải thể công ty. Từ thời điểm thông báo chính thức bằng văn bản, cho đến thời điểm yêu cầu nhân viên nghĩ việc là ba ngày. ( Theo điều khoản trong hợp đồng thử việc là phải thông báo trước 7 ngày , khi một trong 2 bên muốn kết thúc hợp đồng).

    Theo cách làm như trên, công ty có làm đúng pháp luật không?  Khi nghỉ việc như vậy, chúng tôi có được khoản trợ cấp nào không?

    (công ty thành lập chưa được 1 năm )

    Rất mong nhận được sự tư vấn , xin cảm ơn.

    Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen ngày 15/03/2010 08:25:45 PM
     
    218681 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tronghuyvn vì bài viết hữu ích
    thanhdung112 (03/10/2013) duytambinh (23/07/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

28 Trang «<2345678>»
Thảo luận
  • #24092   19/07/2008

    Nguyenanhtung
    Nguyenanhtung

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/07/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Rất cảm ơn bạn XuanHan! Trả lời của bạn làm tôi rõ hơn nhiều điều, chỉ có một thắc mắc nhỏ nữa mong được giúp đỡ.
     Nếu như tôi không ở trong những trường hợp tại khoản 1 Điều 37 Bộ luật Lao động, thì tôi hoặc phải đợi hết thời hạn hợp đồng hoặc phải thỏa thuận được với công ty để không trái luật, phải không bạn?
     Cảm ơn nhiều!
     
    Báo quản trị |  
  • #24093   29/07/2008

    nganhhong
    nganhhong
    Top 500
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 12341
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Đúng rồi thưa bạn.

    Có thể thỏa thuận với Công ty (tốt nhất nên có bản thỏa thuận) để chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn hoặc đợi đến khi hết thời hạn hợp đồng.
     
    Báo quản trị |  
  • #33020   02/08/2008

    lehaiha
    lehaiha

    Sơ sinh

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2008
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 43
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hợp đồng lao động

    Tôi có một vấn đề sau xin được luật sư tư vấn.
    Chị gái tôi làm việc ở 1 cơ quan nhà nước với hình thức hợp đồng 68. Bây giờ cơ quan bắt buộc chị gái tôi phải đi học thêm nghiệp vụ với điều kiện phải tự túc kinh phí và khi học xong vẫn cho làm việc ở cơ quan nhưng không được sinh con (chị tối mới lập gia đình). Nếu không đi học thì cơ quan sẽ hạ bậc lương của chị gái tôi.
    Tôi xin hỏi, cơ quan chị gái tôi làm như vậy đúng hay sai? Xin luật sư tư vấn giúp
     
    Báo quản trị |  
  • #33021   22/07/2008

    chichchoe
    chichchoe
    Top 500
    Mầm

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:02/07/2008
    Tổng số bài viết (151)
    Số điểm: 565
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Hợp đồng 68?

       Có lẽ bạn đang nói đến việc thực hiện chế độ hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp? Vì bạn chưa cho biết rõ công việc của chị bạn là gì nên chưa thể xác định chị của bạn có thuộc trường hợp chuyển sang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP hay không.
        Nghị định này quy định chỉ thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc sau:
       - Sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tô và các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp;
       - Lái xe;
       - Bảo vệ;
       - Vệ sinh;
       - Trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị sự nghiệp;
       - Công việc khác (nấu ăn tập thể, tạp vụ, mộc nề, chăm sóc và bảo vệ cảnh quan trong cơ quan, tổ chức, đơn vị).
       Những người đã được tuyển vào biên chế trước ngày Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ có hiệu lực, đang làm các công việc trên thì không chuyển sang thực hiện chế độ hợp đồng. Còn nếu đã được tuyển dụng kể từ ngày Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ có hiệu lực thì chuyển sang thực hiện chế độ hợp đồng.
       Không ký hợp đồng đối với các công việc trên khi những người trong biên chế đang đảm nhận công việc có đủ điều kiện, khả năng thực hiện.
       Điều kiện đối với bên ký hợp đồng (thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 68/2000/NĐ-CP) với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp:
       a- Có đủ sức khoẻ để làm việc theo yêu cầu của công việc do Bệnh viện đa khoa huyện, quận, tỉnh xác nhận;
       b- Có lý lịch lõ ràng, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú xác nhận;
       c- Có năng lực và trình độ để hoàn thành công việc (năng lực, trình độ ở đây phụ thuộc vào từng công việc mà cơ quan yêu cầu, cá nhân ký hợp đồng xuất trình những văn bằng, chứng chỉ cần thiết để có thể đảm nhận được nhiệm vụ trong hợp đồng ký kết);
       d- Không trong thời gian truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù cải tạo không giam giữ, quản chế hình sự, quản chế hành chính, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào các cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục và trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định có liên quan đến công việc ký kết hợp đồng.
       Bạn lưu ý các yêu cầu từ phía cơ quan, đơn vị này chỉ mang tính chất đề nghị thôi bạn nhé! Chị của bạn có thể liên hệ với công đoàn của cơ quan, đơn vị để được rõ hơn hoặc được bảo vệ.

     
    Báo quản trị |  
  • #33013   10/12/2008

    vclong2008
    vclong2008
    Top 500
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 3327
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Chấm dứt hợp đồng lao động

    Trường hợp tôi chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn nhưng vì công việc riêng nên tôi làm đơn xin thôi việc và nghỉ việc ngay sau khi nộp đơn 03 ngày làm việc (không đủ 45 ngày theo qui định) thì sẽ phải bồi thường như thế nào, qui định tại văn bản nào.
    Việc tôi không báo trước đủ 45 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì có bị xét kỷ luật không, có được thanh toán các khoản tiền ngày nghỉ phép, tiền lương Công ty chưa trả không. Có liên quan đến việc chuyển Sổ bảo hiểm đến công ty mới của tôi không.
    Tôi làm việc cho Cty 7 năm rồi, Cty trừ tiền bảo hiểm hàng tháng đầy đủ nhưng chưa hề được nhìn thấy sổ bảo hiểm của tôi, nay tôi chấm dứt hợp đồng lao động mà Cty cũng không đưa trả sổ bảo hiểm cho tôi thì có vi phạm pháp luật không, phải kêu cứu đến đâu để đòi quyền lợi.
     
    Báo quản trị |  
  • #33014   22/07/2008

    honeybee
    honeybee
    Top 500
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (129)
    Số điểm: 8789
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Vi phạm thời hạn báo trước khi chấm dứt HĐLĐ

    Khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

    Có ai trả lời tiếp cho bạn vclong2008 ko?
     
    Báo quản trị |  
  • #33015   22/07/2008

    dungnv741014
    dungnv741014

    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 1525
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bổ xung: Vi phạm thời hạn báo trước khi chấm dứt HĐLĐ

    Chào bạn!
    Theo tôi trong trường hợp này bạn đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật ( tuy nhiên đây là tình huống trái pháp luật rất ít nghiêm trọng) vì mặc dù bạn có báo trước với dụng ý là 45 ngày nhưng thực tế khi bạn nghỉ mới được 3 ngày mà không nằm trong trường hợp đã được phía công ty đồng thuận nên vi phạm mục a, điều 38, khoản 3 BLLĐ.
    Bạn sẽ phải bồi thường một số tiền lương ( mức lương trong hợp đồng) của những ngày làm việc mà bạn vi phạm thời gian báo trước cụ thể trong tình huống này là: 45 ngày - ( 3 ngày + các ngày được nghỉ từ khi bạn thông báo đến hết 45 ngày) - Điều 41, khoản 4 BLLĐ.
    Việc bạn không báo trước đủ 45 ngày thì theo pháp luật bạn đã phải đền bù như trên rồi và cũng không bị xét kỷ luật do pháp luật quy định hình thức kỷ luật lao động chỉ áp dụng đối với các hành vi khác được quy định theo nột quy lao động của doanh nghiệp và pháp luật hiện hành.
    Bạn không được trợ cấp thôi việc vì đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thể hiện ở chỗ vi phạm thời hạn báo trước theo mục 3 điều 38 và mục 4 điều 41 BLLĐ; Ngoài ra nếu nếu bạn được công ty đưa vào các chương trình đào tạo và có cam kết rõ ràng về các ràng buộc bồi thường chi phí bằng văn bản mà có cả điều khoản liên quan đến việc bạn vi phạm này thì bạn sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo theo ưuy định.
     . Tuy nhiên, bạn vẫn được thanh toán các khoản tiền lương công ty còn thiếu cũng như thanh toán những ngày tiền lương những ngày bạn chưa nghỉ phép hợp lệ theo quy định.Trong thời hạn 7 ngày đến chậm nhất 30 ngày kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động công ty phải trả bạn sổ bảo hiểm thể hiện hợp lệ các trách nhiệm của công ty đối với chủ sổ - điều 43 BLLĐ.
    Trường hợp công ty không trả sổ thì bạn nên thương lượng, tác động qua những người có trách nhiệm như giám đốc, ban chấp hành công đoàn, liên đoàn lao động, thanh tra sở lao động hoặc "điên tiết lên" thì bạn có thể kiện thẳng ra toà án mà không cần qua bất kỳ động thái nào (chương 14 BLLĐ) và trong trường hợp này tôi khẳng định bạn thắng 100% vì các quy định về bảo hiểm lao động đã được quy định rất rõ ràng nên vấn đề này hoàn toàn không có gì phức tạp.

    Tôi cũng không thuộc chuyên nghành về luật nên rất có thể nhiều hạn chế với bài này. Rất mong các thành viên khác đóng góp ý kiến giúp đỡ thành viên đã đặt câu hỏi.

    Thân chào.
     
    Báo quản trị |  
  • #33016   13/09/2008

    lienkim
    lienkim

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Phụ nữ đang cho con bú đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thôi việc ko?

    Những phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
     
    Báo quản trị |  
  • #33017   08/12/2008

    abcd123
    abcd123

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạn tôi làm vệc tại một công ty có VPDD tại tp. Hồ Chí Minh và ký hợp đồng 1 năm. Trong tháng 11 vừa qua bạn tôi có nhận được thông báo từ giám đốc điều hành công ty yêu cầu bạn tôi trong vòng 30 ngày phải bàn giao công việc và chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với bạn tôi với lý do công ty đang gặp khó khăn và phải giảm biên chế! Vậy theo luật sư thông báo hay quyết định trên có đúng theo pháp luật hay không? Nếu không thì bạn tôi được đền bù như thế nào?
     
    Báo quản trị |  
  • #33000   02/08/2008

    ngocanh08
    ngocanh08

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với lý do VPĐD không có việc làm?

    Tôi đang làm cho một văn phòng đại diện, hợp đồng lao động 1 năm vừa được 6 tháng văn phòng thông báo là không có việc làm và chấm dứt hợp đồng với tôi thời điểm này. Vậy trong trường hợp này tôi phải như thế nào?quyên lợi ra sao ?mong được tư vấn giúp đở
     
    Báo quản trị |  
  • #33001   18/07/2008

    Leelawyer
    Leelawyer

    Male
    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:28/04/2008
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Trường hợp của bạn thuộc điểm đ điều 38 Bộ luật lao động. Người sử lao động có nghĩa vụ thông báo cho bạn biết trước 30 ngày. Và trong trường hợp này bạn không được trợ cấp thôi việc. Người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết cho bạn các ngày phép còn lại mà bạn chưa nghỉ và trả hồ sơ nhân sự, sổ BHXH, Sổ lao động theo quy định.
    Trân trọng.

    Ls. Lê Văn Lên
     
    Báo quản trị |  
  • #33002   18/07/2008

    ngocanh08
    ngocanh08

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với lý do VPĐD không có việc làm?

    Nếu như vậy nơi làm việc họ sẽ cho nghỉ việc bất cứ lúc nào mà không mất khoảng bồi thường nào!???!chỉ cần 30 ngày là quá dể dàng.Như thế nào được xem là chấm dứt hợp đòng trái luật?
     
    Báo quản trị |  
  • #33083   29/07/2008

    thanhhuongmelinh
    thanhhuongmelinh

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:29/07/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có vi phạm thời gian báo trước hay không?

    Tôi có thời gian làm việc 8 năm trong doanh nghiệp nhà nước (đã cổ phần hoá). Do thường xuyên bị trả lương chậm (thậm chí đến nửa năm) nên tháng 3/2008 tôi làm đơn xin phép nghỉ tự túc không lương và được phụ trách đơn vị đồng ý. Tháng 5/2008, tôi vẫn chưa được thanh toán tiền lương của tháng 1 và 2/2008 nên ngày 5/5/2008, tôi gửi thông báo chấm dứt HĐLĐ đến Công ty (thời gian này tôi vẫn nghỉ tự túc và công ty cũng không có phẩn hồi về việc bố trí sắp xếp công việc cũng như kế hoạch chi trả tiền lương). Ngày 26/6/2008, tôi làm đơn xin chấm dứt hợp đồng theo luật định. Công ty đã đồng ý ra quyết định chấm dứt HĐLĐ nhưng lại phạt tiền do vi phạm thời gian báo trước là >3.000.000 đồng. Công ty cho rằng tôi xin nghỉ tự túc mới chỉ báo qua đơn vị trực tiếp quản lý nên Công ty không xem xét. Tuy nhiên được biết, đơn vị tôi làm việc đã có thông báo với Công ty về việc xin nghỉ tự túc của tôi. Như vậy, việc công ty áp dụng hình thức phạt do vi phạm thời gian báo trước như vậy có đúng không?
    Rất mong Luật sư tư vấn giúp.
    Tôi xin chân thành cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #33084   29/07/2008

    nganhhong
    nganhhong
    Top 500
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 12341
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Đơn phương chấm dứt HĐLĐ

    Nếu bạn đang làm việc theo loại hợp đồng không xác định thời hạn thì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng bạn chỉ cần tuân thủ thời hạn báo trước theo luật định (45 ngày làm việc). Nếu không sẽ bị xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, bạn có thể tham khảo các chủ đề-câu hỏi tương tự theo đường link sau:
    http://danluat.thuvienphapluat.vn/forums/?ct=TVQD&id=2174&&answer=true
    http://danluat.thuvienphapluat.vn/forums/?ct=TVQS&q=%c4%91%c6%a1n+ph%c6%b0%c6%a1ng
     
    Báo quản trị |  
  • #33072   29/07/2008

    thao_acctg
    thao_acctg

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:28/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    NSDLĐ muốn chấm dứt HĐLĐ

    Giám đốc Công ty tôi mun chm dt HĐLĐ không xác định thi hn vi 2 nhân viên (1 nam và 1 na đang mang thai) vi lý do Công hin gi chưa có vic gì làm cho 2 nhân viên này và Công ty đang gp khó khăn v tài chính, mun ct gim chi phí vì Công ty tôi vn đang ch thành ph cp đất để đi vào xây dng trong thi gian dài ri. Giám đốc thông báo cho 2 nhân viên này trước 45 ngày. Xin nh các Lut sư tư vn trong trường hp này thì 2 nhân viên đó phi làm thế nào và quyn li ra sao?
    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #33073   28/07/2008

    duonghien
    duonghien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (190)
    Số điểm: 1509
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Dạo này tình hình kinh tế không ổn định hay sao á, mà mình nhận thấy rất nhiều Doanh nghiệp buộc phải cho lao động nghỉ việc. Cũng may mà mình vẫn còn có một chỗ làm để đi về...

    Xin lỗi, mình ko phải luật sư tư vấn nhưng cũng xin nhảy vào góp vài lời:

    Trong trường hợp này, nếu công ty đã muốn chấm dứt HĐLĐ thì 2 nhân viên đó cũng chẳng nên ở lại làm gì, hãy thông cảm với sự khó khăn của Doanh nghiệp. 

    Song người lao động có quyền yêu cầu Công ty giải quyết chế độ trợ cấp mất việc làm như sau: cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương.

    Và Theo điều 38 của BLLĐ thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp do thiên tai, hoả hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc. Theo khoản 3 điều 111 thì Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.

    Do đó, Lao động nam thì mình ko có ý kiến vì chưa xác định thiệt hại đối với người này trên thưc tế thế nào. Riêng lao động nữ có quyền yêu cầu bồi thường một khoản bằng số tháng lương từ thời gian nghỉ đến hết thời gian chị dự liệu sẽ được hưởng thai sản nếu không nghỉ việc, vì thực tế nếu tiếp tục làm việc chị sẽ được hưởng chế độ BHXH và BHYT khi sanh em bé. 

    Nếu Công ty không giải quyết thì cứ từ từ, đến hết 45 ngày mà công ty không thay đổi quyết định thì hãy nộp đơn yêu cầu TA giải quyết với lý do chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật: khi đó có quyền chọn lựa giữa việc đi hay ở và nếu đi thì ngoài việc trợ cấp, bồi thường theo thoả thuận, công ty còn phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày người lao động không được làm việc.
     
    Báo quản trị |  
  • #33074   30/07/2008

    LS_NgThanhLuan
    LS_NgThanhLuan

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/07/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Trả lời

    Trả lời:

    1. Về căn cứ chấm dứt:

    Theo quy định tại Điều 38 của Bộ Luật lao động (BLLĐ), người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động (HĐLĐ) trong các trường hợp sau:

    - Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc.

    - Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật này;

    - Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.

    - ………………..

    o Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về Hợp đồng lao động quy định “lý do bất khả kháng khác là trường hợp do yêu cầu của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên, do địch họa, do dịch bệnh không thể khắc phục được dẫn tới việc phải thay đổi, thu hẹp sản xuất kinh doanh”.

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 39 BLLĐ, người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong các trường hợp sau: “Người lao động là nữ trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật này”.

    Khoản 3 Điều 111 BLLĐ quy định: “Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, người lao động nữ được tạm hoãn việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ, kéo dài thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.”

    Như vậy theo các quy định trên việc Giám đốc của Ông/Bà đơn phương chấm dứt HĐLĐ với 02 nhân viên với lý do đang gặp khó khăn về tài chính là trái pháp luật lao động. Lý do của Công ty đưa ra không được coi là trường hợp bất khả kháng khác theo Điều 38 của BLLĐ. Mặt khác Công ty cũng không được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với lao động là nữ đang trong thời gian mang thai (trừ trường hợp Công ty chấm dứt hoạt động).

    2. Về quyền lợi:

    Khoản 1 Điều 41 BLLĐ quy định: “Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo Hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).”

    Như vậy: Quyền lợi của 02 nhân viên của Công ty đó là:

    - Được nhận trở lại làm công việc theo Hợp đồng đã ký.

    - Được nhận khoản tiền lương và phụ cấp lương tương ứng với thời gian không được làm việc.

    - Được bồi thường thêm ít nhất 02 tháng tiền lương và phụ cấp lương nếu có.

    Trong trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường theo quy định tại khoản 1 này, người lao dộng còn được trợ cấp theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật này (một năm làm việc được trợ cấp ½ tháng lương và phụ cấp lương).

    Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền bồi thường và trợ cấp trên, người lao động sẽ nhận thêm một khoản bồi thường do hai bên thỏa thuận để chấm dứt HĐLĐ.

    Để có thể bảo đảm quyền lợi của 02 nhân viên trên, Ông/Bà có thể hướng dẫn họ yêu cầu Ban chấp hành công đoàn cơ sở của Công ty hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận/huyện can thiệp hoặc khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền trong trường hợp Giám đốc không đồng ý bồi thường.

    Trên đây là ý kiến tư vấn của tôi, nếu còn gì vướng mắc hoặc chưa rõ rất mong Ông/Bà liên hệ lại theo email: tuvanluat247@yahoo.com.vn hoặc tuvanluat247@gmail.com để được giải đáp.

    Trân trọng kính chào!.
     
    Báo quản trị |  
  • #33075   12/09/2008

    swingtori
    swingtori

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chấm dứt HĐLĐ là có phù hợp với quy định của Pháp luật không?

    Chị X làm viẹc tại nhà máy Y tại phòng Hành chính từ ngày 10/02/1995. Đến 10/01/1999 được tạm chuyển sang làm fòng kinh doanh cho đến hết ngày 20/02/1999. DO ko hoàn thành công việc nên Giám đốc quyết định chấm dứt hợp đồng với chị X.Vậy việc chấm dứt hợp đồng với chị X có phù hợp với quy định của Pháp luật không?tại sao?
     
    Báo quản trị |  
  • #33076   12/09/2008

    tranngocnam69
    tranngocnam69

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2008
    Tổng số bài viết (98)
    Số điểm: 495
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chấm dứt HĐLĐ

    Điều 34 Bộ luật lao động có quy định về việc tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác trái nghề.
    Trường hợp của chị X làm việc tại phòng Hành chính tạm chuyển sang phòng Kinh doanh cũng được coi như trái nghề. Vì là tạm thời nên việc người lao động (chưa được đào tạo lại đê làm công việc mới) không hoàn thành công việc của mình là điều dễ hiểu.Công ty không thể dựa vào yếu tố nói trên để chấm dứt HĐLĐ với người lao động được.Mặt khác, công ty muốn chấm dứt HĐLĐ với chị X thì còn phải căn cứ trình tự quy định tại mục 2 Khoản 8 điều 1 Luật của Quốc hội sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động.
     
    Báo quản trị |  
  • #13337   14/04/2008

    nnnmmm
    nnnmmm

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/04/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Người sử dụng lao động giữ bản chính bằng cấp của người lao động

    tôi làm việc cho 1 doanh nghiệp nhà nước theo loại hình doanh nghiệp công ích.Tôi được cấp bằng hành nghề với tên của mình.Tuy nhiên tôi lại không được giữ bằng này mà cơ quan chủ quản lại giữ.Điều đó đúng hay sai?Văn bản pháp luật nào qui định?
    Cập nhật bởi rongcon83 ngày 09/03/2010 06:50:42 PM Cập nhật bởi LawSoft01 ngày 02/03/2010 02:47:59 PM
     
    Báo quản trị |