Thắc mắc về hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng, hợp đồng thử việc

Chủ đề   RSS   
  • #13319 12/04/2008

    tronghuyvn

    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 6725
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Thắc mắc về hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng, hợp đồng thử việc








    Chấm dứt hợp đồng lao dộng khi công ty phá sản giải thể ?
    Xin chào

    Tôi ký hợp đồng thử việc với công ty là 2 tháng. Sau khi kết thúc hợp đồng thử việc tôi vẫn tiếp tục làm việc cho công ty, nhưng chưa ký hợp đồng chính thức. 

    Khoảng 10 ngày sau ngày kết thúc hợp đồng thử việc thì công ty có thông báo tiến hành thủ tục để giải thể công ty. Từ thời điểm thông báo chính thức bằng văn bản, cho đến thời điểm yêu cầu nhân viên nghĩ việc là ba ngày. ( Theo điều khoản trong hợp đồng thử việc là phải thông báo trước 7 ngày , khi một trong 2 bên muốn kết thúc hợp đồng).

    Theo cách làm như trên, công ty có làm đúng pháp luật không?  Khi nghỉ việc như vậy, chúng tôi có được khoản trợ cấp nào không?

    (công ty thành lập chưa được 1 năm )

    Rất mong nhận được sự tư vấn , xin cảm ơn.

    Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen ngày 15/03/2010 08:25:45 PM
     
    218684 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tronghuyvn vì bài viết hữu ích
    thanhdung112 (03/10/2013) duytambinh (23/07/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

28 Trang <1234567>»
Thảo luận
  • #44780   01/02/2010

    huongls2010
    huongls2010

    Sơ sinh

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:14/01/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    hợp đồng thơì vụ.

    Bạn làm việc dưới hình thức hợp đồng lao động thì ko có sự phân biệt đáng kể giữa nhà nước và tư nhân về quy định của pháp luật về hợp đồng lao động vì cùng sự điều chỉnh của BLLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bạn hãy tham khảo kỹ BLLĐ và các quy định cụ thể về Hợp đồng LĐ, BHYT, BHXH để bảo vệ quyền lơị của mình nhé.
    Chúc bạn may mắn.

     
    Báo quản trị |  
  • #44884   08/02/2010

    thanhtralaodongkh
    thanhtralaodongkh
    Top 75
    Lớp 5

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2008
    Tổng số bài viết (811)
    Số điểm: 6499
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 36 lần


    Công tác viên chỉ là tên gọi của một nhiệm vụ công việc nào đó thôi, còn vấn đề thử việc là NLĐ chỉ được hưởng 70% lương của công việc và bị điều chỉnh việc chấm dứt thời gian thử việc nếu không đạt yêu cầu theo hợp đồng thử việc. nếu sau khi hết thời hạn thử việc NSDLĐ phải ký HĐLĐ và thực hiện các nghĩa vụ về trả lương, trích đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định hiện hành
     
    Báo quản trị |  
  • #32979   26/05/2009

    officience
    officience

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/07/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ có thể thoả thuận khác luật không?

    Theo Luật lao động, đối với Hợp đồng 1 năm, thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ là 1 tháng.

    Khi ký kết HĐLĐ người sử dụng lao động yêu cầu NLĐ cam kết tuân thủ thời hạn báo trước dài hơn quy định của pháp luật (vị dụ : 02 tháng). Như vậy có vi phạm PL không ?

    Trong trường hợp có tranh chấp đưa ra Tòa, thì thời hạn báo trước 02 tháng có được công nhận ? cho dù khi ký HĐLĐ, NLĐ có ký vào cam kết đó.

    Mong sớm nhận được câu trả lời.

    Cám ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #32980   19/07/2008

    XuanHan
    XuanHan
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (200)
    Số điểm: 3672
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Pháp luật tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận!

    Thời hạn báo trước trong trường hợp này, pháp luật lao động quy định là ít nhất 30 ngày làm việc. Còn trong hợp đồng lao động, nếu các bên đã thỏa thuận rõ ràng như thế thì phải tuân thủ, bởi điều này không trái luật. Tuy nhiên, tôi cũng muốn biết trong hợp đồng này về phía người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải báo trước bao lâu?
     
    Báo quản trị |  
  • #32981   19/07/2008

    dungnv741014
    dungnv741014

    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 1525
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tôi vẫn thấy băn khoăn với ý kiến trả lời này.

    Xin chào Luật Sư!
    Đọc bài trả lời của LS tôi vẫn thấy băn khoăn vì theo tôi trong trường hợp này người sử dụng lao động vẫn vi phạm khi yêu cầu người lao động ký hợp đồng lao động trong đó có quy định thời hạn báo trước khi nghỉ việc dài hơn so với luật lao động nên khi có tranh chấp đưa ra toà thì không được công nhận thời hạn đó.

    Trong trường hợp này NSDLĐ yêu cầu NLĐ ký hợp đồng có điều khoản thoả thuận ngoài quy định trong các quy định về hợp đồng lao động của luật lao động ( điều này pháp luật cho phép) tức là dựa trên các quy định trong thoả ước lao động tập thể. Tuy nhiên, điều quy định trong trường hợp này gây bất lợi cho NLĐ nên trái với quy định pháp luật về thoả ước lao động tập thể - Khoản 2 điều 44 BLLĐDDL quy định " Nội dung thoả ứoc tập thể không được trái với các quy định của luật lao động và pháp luật khác; Nhà nước khuyến khích việc ký kết thoả ứoc tập thể với những quy định có lợi hơn cho NLĐ so với quy định của pháp luật lao động" như vậy ở đây điều quy định này đã Khác với pháp luật lao động nhưng không ở trường hợp có lợi hơn cho NLĐ nên trái pháp luật.
    Thực tế cho thấy một số vụ tranh chấp lao động được đưa ra toà, NLĐ cũng đã được bênh vực mặc dù trước đó họ cũng đã thoả thuận với NLĐ nhưng sau đó họ không thực hiện đúng thoả thuận này như: Cam kết không sinh con trong 4 năm đầu tiên; Cam kết sau khi được đưa đi đào tạo bắt buộc phải làm việc cho công ty ít nhất 3 năm nếu không phải bồi thường thiệt hại (đây cũng là cam kết gây bất lợi cho người lao động, họ vẫn hoàn toàn dựa trên luật lao động để chấm dứt hợp đồng theo đúng luật mà không cần xét đến yếu tố làm đủ 3 năm).
    Tôi nhớ không nhầm thì có một bài báo viết về chương trình cho một số luật sư đi ra nước ngoài đào tào đặc biệt để về làm cán bộ nguồn nhưng trong bài báo cũng băn khoăn đặt câu hỏi liệu khi về họ ra ngoài làm việc thì sao bởi chưa có quy định chặt chẽ trong việc này, tức là ý tác giả muốn phải có luật cho việc này và cũng đồng nghĩa tại thời điểm đó luật chưa quy định.

    Đây là suy nghĩ của cá nhân tôi, tôi không theo ngành luật nên kiến thức hạn chế, thắc mắc này không có ý vặn vẹo LS mà mục đích là để LS giải toả giúp tôi nhưng băn khoăn đó.

    Tôi xin chân thành cảm ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #32982   19/07/2008

    duonghien
    duonghien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (190)
    Số điểm: 1509
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Gửi dungnv741014

    Đọc những gì bạn viết ở trên, tôi cảm thấy mừng rằng những thông tin, nguyên tắc trong Luật Lao động đã được phổ biến và quan tâm bởi nhiều người, không chỉ là những người làm trong ngành luật.

    Tôi có học Luật, nhưng không phải luật sư. Đúng như bạn nói, trong hợp đồng lao động các bên có quyền thoả thuận khác nhưng không được trái pháp luật và khuyến khích những thoả thuận có lợi cho người lao động.

    Đối với tình huống officience đưa ra, cần phải xem xét kỹ toàn bộ hợp đồng thì mới biết, vì việc thoả thuận về thời gian báo trước khi nghỉ  có thể được đánh đổi bởi những điều khoản có lợi cho người lao đông thì sao?

    Cần lưu ý, nếu người lao động ký hợp đồng có thời hạn xác định thì chỉ được đơn phương chấm dứt hợp động lao động trong trường hợp có những lý do nêu tại khoản 2 điều 37 của luật lao động. Nếu không thì xem như là chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và không được trợ cấp thôi việc.
     
    Như vậy với việc ký điều khoản này, người lao động sẽ có quyền chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do theo luật định, thế không phải là có lợi cho người lao động sao?

    Bên cạnh đó, luật lao động đã quy định nếu đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà vi phạm thời gian báo trước thì bên vi phạm phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước. (điều 41 BLLĐ).

    Song vì ưu tiên có lợi cho người lao động nên trong tình huống này nếu người lao động phải bồi thường thì sẽ không tính số ngày vi phạm theo hợp đồng đã ký mà phải dựa trên số ngày luật lao động quy định.

    Như thế, có thể dung hoà giữa việc tôn trọng thoả thuận đã ký với việc bảo đảm nội dung hợp đồng là có lợi cho người lao động.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duonghien vì bài viết hữu ích
    hoanganh9350 (04/05/2016)
  • #32983   10/11/2008

    hauvanhr
    hauvanhr

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/08/2008
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Số ngày báo trước có tính theo ngày làm việc?

    Xin tư vấn giúp:

    Số ngày báo trước để xin nghỉ việc tính theo số ngày làm việc hay ngày theo lịch?

    Xin cảm ơn .
     
    Báo quản trị |  
  • #32984   11/11/2008

    lovelykieudiem
    lovelykieudiem

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/09/2008
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Số ngày báo trước có tính theo ngày làm việc?

    Chào bạn,
    Số ngày báo trước để xin nghỉ việc tính theo số ngày làm việc .
     
    Báo quản trị |  
  • #32985   11/11/2008

    hanoithu66
    hanoithu66
    Top 150
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2008
    Tổng số bài viết (528)
    Số điểm: 2620
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 52 lần


    Ngày báo trước

    Chào bạn,
    Theo TT 21/2003/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết NĐ 44/2003/NĐ-CP về hợp đồng lao đồng, Số ngày báo trước để xin nghỉ việc là ngày làm việc.
     
    Báo quản trị |  
  • #32986   23/02/2009

    huonggreen
    huonggreen

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:23/02/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi là người lao động đang công tác tại Công ty cổ phần, tôi viết đơn xin nghỉ việc hôm 23/3/2008, đến 24/3/2008 tôi viết đơn xin nghỉ không lương 1 tháng kể từ ngày 28/3/2008 đến 28/4/2008 (trong lúc chờ chấp thuận đơn xin nghỉ việc) vậy tôi có đựoc hưởng chế độ trợ cấp thôi việc không?
     
    Báo quản trị |  
  • #32987   23/02/2009

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Điều 79 Luật Lao động quy định "Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương". Như vậy việc nghỉ không lương phải được công ty đồng ý.
    Nếu công ty đồng ý cho bạn nghỉ thì bạn được hưởng trợ cấp thôi việc nếu đã làm từ 12 tháng trở lên.
    Trường hợp công ty không đồng ý mà bạn vẫn nghỉ thì bạn đã nghỉ việc trái pháp luật và sẽ không được trợ cấp thôi việc (điều 41 Luật lao động)

     
    Báo quản trị |  
  • #32988   24/02/2009

    hanoithu66
    hanoithu66
    Top 150
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2008
    Tổng số bài viết (528)
    Số điểm: 2620
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 52 lần


    Theo tôi thì trường hợp bạn xin nghỉ không hưởng lương này không thể coi là lý do để không trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.
    Vì theo quy định tại khoản 2 Điều 43 trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trải pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc. Nhưng đối với trường hợp của bạn huonggreen thì bạn đã viết đơn xin nghỉ việc theo quy định. Còn việc bạn xin nghỉ không hưởng lương trong 1 tháng thì lại là chuyện khác.
    Người lao động có quyền được hưởng trợ cấp thôi việc khi họ đã làm việc tại công ty từ đủ 12 tháng trở lên và đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo đúng quy định.

     
    Báo quản trị |  
  • #32989   25/02/2009

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Hihi, bạn Hải đọc không kỹ rồi. Tôi chỉ nói nếu bạn Hương xin nghỉ không lương mà không được công ty đồng ý nhưng bạn Hương vẫn nghỉ thì bạn ấy đã vi phạm kỷ luật lao động.

    Điều 85 Luật lao động (sửa đổi 2002) có ghi "hình thức kỷ luật sa thải được áp dụng trong trường hợp a), b) và c) Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng"

    Bạn cũng biết là khi bị sa thải sẽ không có trợ cấp thôi việc mà còn phải bồi thường lại cho NSDLD nửa tháng tiền lương (điều 41 luật lao động sửa đổi)

     
    Báo quản trị |  
  • #32990   11/03/2009

    luuhuongly
    luuhuongly

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2009
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


    ntdieu viết:
    Hihi, bạn Hải đọc không kỹ rồi. Tôi chỉ nói nếu bạn Hương xin nghỉ không lương mà không được công ty đồng ý nhưng bạn Hương vẫn nghỉ thì bạn ấy đã vi phạm kỷ luật lao động.

    Điều 85 Luật lao động (sửa đổi 2002) có ghi "hình thức kỷ luật sa thải được áp dụng trong trường hợp a), b) và c) Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng"

    Bạn cũng biết là khi bị sa thải sẽ không có trợ cấp thôi việc mà còn phải bồi thường lại cho NSDLD nửa tháng tiền lương (điều 41 luật lao động sửa đổi)



    Bạn ntdieu có nhầm lẫn rồi. Bạn chỉ không được trợ cấp thôi việc nếu bị sa thải theo điểm a,b khoản 1, Điều 85 Bộ Luật Lao Động thôi. Còn theo điểm c, khoản 1 Điều 85 và Điều 38 nếu bạn tuân thủ đúng thời hạn báo trước vẫn được trả trợ cấp thôi việc.
     
    Báo quản trị |  
  • #32991   11/03/2009

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    luuhuongly viết:

    Bạn ntdieu có nhầm lẫn rồi. Bạn chỉ không được trợ cấp thôi việc nếu bị sa thải theo điểm a,b khoản 1, Điều 85 Bộ Luật Lao Động thôi. Còn theo điểm c, khoản 1 Điều 85 và Điều 38 nếu bạn tuân thủ đúng thời hạn báo trước vẫn được trả trợ cấp thôi việc.


    Bạn thử tưởng tượng như thế này nha. Một người ký hợp đồng dài hạn với công ty, người đó muốn nghỉ việc do đó viết đơn và thông báo sẽ nghỉ sau 45 ngày làm việc, dĩ nhiên việc này là đúng pháp luật. Đồng thời người đó viết đơn xin nghỉ không lương 45 ngày và không cần biết NSDLD đồng ý hay không người đó nghỉ ở nhà ngay ngày hôm sau. Nếu bạn nghĩ người lao động làm như vậy là hợp pháp thì Luật LĐ sinh ra vụ báo trước để làm gì nhỉ ????
     
    Báo quản trị |  
  • #32992   12/03/2009

    thanhtralaodongkh
    thanhtralaodongkh
    Top 75
    Lớp 5

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2008
    Tổng số bài viết (811)
    Số điểm: 6499
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 36 lần


    Re:Re:
    Thảo luận: Cách đây 17 giờ 59 phút
    thảo luận của bạn ntdieu là đúng rồi báo trước 45 ngày là ngày có đi làm có hưởng lương chứ không phải tính trong những ngày xin nghỉ không hưởng lương.
     
    Báo quản trị |  
  • #32993   26/05/2009

    tramloan
    tramloan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giải quyết thôi việc

    Người lao động ký HĐLĐ không xác định htời hạn từ 01/11/2008, ngày 10/5/2009 làm đơn xin nghỉ việc với thời hạn báo trứơc là 30 ngày (nghĩa là đến ngày 10/6/2009)
    Công ty có thể giải quyết cho người lao động nghỉ việc trứơc thời điểm 10/6/2009 hay không?

    Mong sớm nhận đựơc câu trả lời

    Xin chân thành cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #32994   26/05/2009

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Nếu hợp đồng không xác định thời hạn thì NLD phải báo trước 45 ngày làm việc, nghĩa là tới 01/07/2009 mới được nghỉ. Việc này để bảo vệ quyền lợi của công ty. Tuy nhiên nếu công ty thấy không cần thiết phải kéo dài như vậy thì có thể cho NLD nghỉ trước thời hạn 45 ngày mà không vi phạm pháp luật.
     
    Báo quản trị |  
  • #24090   02/08/2008

    Nguyenanhtung
    Nguyenanhtung

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/07/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    xin hỏi về việc người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ

    Kính gửi Luật sư tư vấn!

    Tôi công tác tại một cơ quan nhà nước gần 3 năm. Nay tôi muốn xin thôi việc ở đây để làm công việc khác. Hợp đồng lao động tôi ký với công ty thường là 6 tháng một, hiện vẫn còn thời hạn (giữa tôi và công ty không ai vi phạm hợp đồng hay có trường hợp đặc biệt gì.). Tôi có vài điều chưa rõ mong được giải đáp:

    -          Nếu tôi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng tôi cần phải làm gì để không phạm luật?

    -          Tôi có bị mất quyền được hưởng trợ cấp thôi việc hoặc bị phạt tiền vì vi phạm hợp đồng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

    -          Thời gian tối thiểu từ khi nộp đơn đến khi nghỉ là bao nhiêu ngày?

    -          Nếu thỏa thuận với công ty để nghỉ sớm, tôi có thể mất nhưng quyền lợi gi?

    Rất mong được giải đáp cụ thể .Xin chân thành cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #24091   19/07/2008

    XuanHan
    XuanHan
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (200)
    Số điểm: 3672
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

    Nếu bạn đang làm việc theo loại hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng thì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng bạn phải có lý do luật định và phải tuân thủ thời hạn báo trước (ít nhất là 03 ngày ngày làm việc) thì mới được xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng quy định pháp luật. Một trong những lý do để đơn phương chấm dứt hợp đồng được quy định tại khoản 1 Điều 37 Bộ luật Lao động như sau:
        - Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đó thỏa thuận trong hợp đồng;
        - Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đó thỏa thuận trong hợp đồng;
        - Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
        - Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
        - Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
        - Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc;
        - Người lao động bị ốm đau, tai nạn đó điều trị một phần tư thời hạn hợp đồng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
        Nếu các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thì không thể gọi là đơn phương chấm dứt hợp đồng.
        Khi thôi việc do các bên thỏa thuận hoặc bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật thì bạn sẽ được nhận trợ cấp thôi việc nếu đã là việc tại doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên. Tiền trợ cấp thôi việc được tính cứ mỗi năm làm việc là ½ tháng lương cộng phụ cấp lương (nếu có), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng tính là nửa năm, từ đủ 06 tháng trở lên tính là 01 năm. Tiền lương làm căn cứ trả trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công thỏa thuận trong hợp đồng và tính bình quân 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc (nếu có thay đổi về mức lương trong thời gian đó).
        Trong trường hợp bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật (không có lý do như trên hoặc vi phạm thời hạn báo trước) thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có), đồng thời, phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu có). Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của bạn trong những ngày không báo trước.
        (Điều 37 và Điều 41 BLLĐ)
       
    Bạn cũng có thể tham khảo thêm các chủ đề-câu hỏi tương tự tại đây:
    http://danluat.thuvienphapluat.vn/forums/?ct=TVQS&q=th%c3%b4i+vi%e1%bb%87c
     
    Báo quản trị |