Tên doanh nghiệp có bắt buộc phải là Tiếng Việt?

Chủ đề   RSS   
  • #83862 19/02/2011

    ruanchengxing

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2010
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 440
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Tên doanh nghiệp có bắt buộc phải là Tiếng Việt?

    Xin hỏi?

    ĐKKD tên hộ kinh doanh có nhất thiết phải viết bằng tiếng việt hay không?

    Tôi có một người bạn muốn mở cửa hàng nhưng khi đi ĐKKD thì bị mấy bác ở phòng TCKH UBND tỉnh nói là tên riêng của cửa hàng phải viêt bằng tiếng việt nếu không thì không được đăng ký. hixxx

    Nhưng theo tôi được biết thì #0000ff; font-family: arial;">NGHỊ ĐỊNH #0000ff;">CỦA CHÍNH PHỦ #0000ff;">SỐ 43/2010/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 04 NĂM 2010 #0000ff; font-family: arial;">VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP.

    #0000ff; line-height: 15px;">Điều 13. Tên doanh nghiệp

    #0000ff;">1. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng các chữ cái trong Bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được và bao gồm hai thành tố sau đây:

    #0000ff;">a) Loại hình doanh nghiệp, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, cụm từ trách nhiệm hữu hạn có thể viết tắt là TNHH; công ty cổ phần, cụm từ cổ phần có thể viết tắt là CP; công ty hợp danh, cụm từ hợp danh có thể viết tắt là HD; doanh nghiệp tư nhân, cụm từ tư nhân có thể viết tắt là TN;

    #0000ff;">b) Tên riêng của doanh nghiệp.

    #0000ff;">2. Doanh nghiệp chỉ được sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề đó hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức đó.

    #0000ff;">3. Tên tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
    #0000ff;">......
    Mấy bác nhà ta bắt nạt dân chúng quá mà chả kêu với ai được cả. Khả năng phải cho về nghỉ hưu hết đi thôi...

     
    27342 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #83870   19/02/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào bạn,

    Bạn đã có cơ sở pháp lý cho việc đặt tên của mình rồi, vậy thì việc còn lại là phải đấu tranh đến cùng với các bác "quan liêu, cửa quyền" ấy thôi.

    Thân

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #83877   19/02/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào !

    Cái quy định có từ năm ngoái rồi, nhưng em không cho đây là 1 quy định đúng đắn, tại sao chứ?

    Tại sao trên lãnh thổ Việt Nam, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam lại không đặt tên cho doanh nghiệp mình bằng Tiếng Việt để thể hiện niềm tự hòa tự tôn dân tộc mà lại phải xín ngoại xín tây đi đặt tên nước ngoài cơ chứ? Mấy bác xem vậy có hợp lý chăng? (tuy nhiên em không phải là dân kinh doanh nên em cũng chưa biết hết được ý nghĩa của việc đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài có lợi như thế nào nữa?)

    Tuy nhiên em thấy quy đinh trên là trái luật tuy nhiên không hiểu tại sao vẫn chưa thấy ai lên tiếng, năm ngoái khi quy định này mới có hiệu lực ở Báo Pháp luật TPHCM đã có bàn luận vụ này trong chuyên mục thi À ra thế rồi. Nhưng cũng không thấy ai nhắc đến vấn đề này?

    Điều 87. Tên gọi của pháp nhân

    1. Pháp nhân phải có tên gọi bằng #ff0000;">Tiếng Việt, thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.

    2. Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự.

    3. Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ.

    mong các bác cho ý kiến.

     
    Báo quản trị |  
  • #84153   21/02/2011

    kienlawyer
    kienlawyer
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2009
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 4455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 71 lần


    QuyetQuyen945 viết:
    Chào !

    Cái quy định có từ năm ngoái rồi, nhưng em không cho đây là 1 quy định đúng đắn, tại sao chư?
    tại sao trên lãnh thổ Việt Nam, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam lại không đặt tên cho doanh nghiệp mình bằng Tiếng Việt để thể hiện niềm tự hòa tự tôn dân tộc mà lại phải xín ngoại xín tây đi đặt tên nước ngoài cơ chứ? Mấy bác xem vậy có hợp lý chăng?( tuy nhiên em không phải là dân kinh doanh nên em cũng chưa biết hết được ý nghĩa của việc đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài có lợi như thế nào nữa?)

    Tuy nhiên em thấy quy đinh trên là trái luật tuy nhiên không hiểu tại sao vẫn chưa thấy ai lên tiếng, năm ngoái khi quy định này mới có hiệu lực ở Báo Pháp luật TPHCM đã có bàn luận vụ này trong chuyên mục thi À ra thế rồi. Nhưng cũng không thấy ai nhắc đến vấn đề này?

    Điều 87. Tên gọi của pháp nhân

    1. Pháp nhân phải có tên gọi bằng #ff0000;">Tiếng Việt, thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.

    2. Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự.

    3. Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ.

    mong các bác cho ý kiến.

     

     



    Chào QuyetQuyen!

    Tôi có ý kiến như sau:

    - Thứ nhất, Quy định mà người đặt câu hỏi đưa ra là quy định mới nhất hiện nay về việc hướng dẫn trong việc đặt tên doanh nghiệp.

    - Thứ hai, việc quy định như vậy là trái luật hay không còn tùy vào cách hiểu của mỗi người, do vậy ý kiến của QuyetQuyen là "nhưng em không cho đây là 1 quy định đúng đắn, tại sao chư?
    tại sao trên lãnh thổ Việt Nam, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam lại không đặt tên cho doanh nghiệp mình bằng Tiếng Việt để thể hiện niềm tự hòa tự tôn dân tộc mà lại phải xín ngoại xín tây đi đặt tên nước ngoài cơ chứ? Mấy bác xem vậy có hợp lý chăng?..."
    thì mình lại có ý kiến hơi khác một chút:

    - Nghị định quy định tên doanh nghiệp phải được viết bằng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo F, J, W... , bao gồm tên loại hình và tên riêng doanh nghiệp. Như vậy đâu phải quy định như thế là chỉ có đặt tên tiếng Anh đúng không, ví dụ: một doanh nghiệp đặt tên là: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ AB, thì từ AB đâu phải là tên nước ngoài? hoặc công ty TNHH xây dựng NTN... và thực tế có rất nhiều công ty thuần việt nhưng đặt tên riêng của mình chỉ là các chữ cái, vẫn được đăng ký bình thường (trừ trường hợp trùng, gây nhầm lẫn...);

    Trân Trọng.

    Luật sư Đặng gia Kiên

    Công ty tư vấn Luật LINCON & Brothers

    Mobile: 0986 99 8668

    Email: kien.danggia@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #84299   21/02/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    kienlawyer viết:

    Chào QuyetQuyen!
    Tôi có ý kiến như sau:
    - Thứ nhất, Quy định mà người đặt câu hỏi đưa ra là quy định mới nhất hiện nay về việc hướng dẫn trong việc đặt tên doanh nghiệp.
    - Thứ hai, việc quy định như vậy là trái luật hay không còn tùy vào cách hiểu của mỗi người, do vậy ý kiến của QuyetQuyen là "nhưng em không cho đây là 1 quy định đúng đắn, tại sao chư?
    tại sao trên lãnh thổ Việt Nam, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam lại không đặt tên cho doanh nghiệp mình bằng Tiếng Việt để thể hiện niềm tự hòa tự tôn dân tộc mà lại phải xín ngoại xín tây đi đặt tên nước ngoài cơ chứ? Mấy bác xem vậy có hợp lý chăng?..."
    thì mình lại có ý kiến hơi khác một chút:

    - Nghị định quy định tên doanh nghiệp phải #ff0000;">được viết bằng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo F, J, W... , bao gồm tên loại hình và tên riêng doanh nghiệp. Như vậy đâu phải quy định như thế là chỉ có đặt tên tiếng Anh đúng không, ví dụ: một doanh nghiệp đặt tên là: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ AB, thì từ AB đâu phải là tên nước ngoài? hoặc công ty TNHH xây dựng NTN... và thực tế có rất nhiều công ty thuần việt nhưng đặt tên riêng của mình chỉ là các chữ cái, vẫn được đăng ký bình thường (trừ trường hợp trùng, gây nhầm lẫn...);
     


    Anh Kiên thân mến!

    Chắc anh hiểu chưa đúng ý em.

    Bài viết trước của em không nhằm vào câu hỏi của chủ topic và em cũng đã biết có quy định này từ năm 2010 mà em chủ yếu nói về nghị định 43 đã phù hợp hay chưa???

    Như em đã nói thì pháp nhân phải có tên bằng Tiếng Việt theo quy định tại điều 87 BLDS 2005, vậy mà khi ban hành nghị định này thì "
    #ffff00;">tên doanh nghiệp phải #ff0000; background-color: #ffff00;">được viết bằng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo F, J, W

    Chính điều này đã vô hình dung cho phép doanh nghiệp đặt tên nước ngoài, tất nhiên là các quốc gia sử dụng chữ latinh mà chủ yếu là đặt tên bằng tiếng Anh( còn tiếng Trung thì chắc không được.)

    Anh có lấy ví dụ 1 doanh nghiệp lấy tên là: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ AB, tên này thì được nhưng theo anh có doanh nghiệp khác đặt tên là Công ty TNHH thương mại và dịch vụ JONHSON có được không ? Câu trả lời là được nếu như chúng ta áp dụng nghị định 43. Như vậy quy định của nghị định đã phù hợp với BLDS 2005 chưa?phù hợp với Luật thương mại? phù hợp với truyền thống văn hóa, chủ trương giữ gìn trong sáng Tiếng Việt hay không?

     
    Báo quản trị |  
  • #83878   19/02/2011

    tuanbui211988
    tuanbui211988
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2011
    Tổng số bài viết (193)
    Số điểm: 1277
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 55 lần


    Chào bạn!

    Đúng như bạn nói, việc đặt tên phải viết được bằng các chữ cái tiếng việt (tức là phải phát âm được bằng tiếng việt) đó bạn.

    Nếu bị cố tình làm khó, bạn có thể khiếu nại mà (không thì  bôi trơn 1 tí sẽ nhanh chóng hơn).

    Trân trọng!

    anhtuankh21@gmail.com

    tuanbui211988@yahoo.com

    0933 550 500

     
    Báo quản trị |  
  • #83886   19/02/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Chào bạn và mọi người!

      Điều 31. Tên doanh nghiệp
    1. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:
    a) Loại hình doanh nghiệp;
    b) Tên riêng.
    2. Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
    3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 32, 33 và 34 của Luật này, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp. Quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.

    Điều 33. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
    1. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
    2. Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp tại cơ sở của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
    3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài. 

     Như vậy ĐKKD tên hộ kinh doanh không nhất thiết phải viết bằng tiếng Việt.

     Trân trọng!

     

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #83946   19/02/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Chào mọi người,

        - Hình như hộ kinh doanh không chịu sự điều chỉnh của LDN, nên việc đặt tên cho hộ kinh doanh là theo luật ... cảm tính với tinh thần gìn vàng giữ ngọc (gìn giữ tiếng Việt).

        - Đối với các doanh nghiệp điều chỉnh bởi LDN ("doanh nghiệp"): theo tôi dù cho Nghị định 43 tại Điều 13 có bỏ mất câu: "#0000ff; font-family: times new roman, serif;">Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt" đã quy định tại Điều 10 Nghị định 88 (đã hết hiệu lực), thì doanh nghiệp vẫn phải bắt buộc đăng ký tên tiếng Việt. Lý do là BLDS và LDN vẫn buộc doanh nghiệp đặt tên tiếng Việt. Một Nghị định không thể phủ nhận luật.

        Luật vẫn cho phép doanh nghiệp đặt thêm tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt mà. Doanh nghiệp có thể lấy tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt làm TÊN GIAO DỊCH.

        Tôi thấy luật buộc doanh nghiệp phải có tên tên tiếng Việt là hợp lý vì nếu không, ở Việt Nam sẽ thấy toàn cty mang tên nước ngoài (vì nhiều người thích như vậy).

        Vài dòng trao đổi. Thân.

    Cập nhật bởi Maiphuong5 ngày 19/02/2011 08:10:51 PM sửa lỗi chính tả

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #84149   21/02/2011

    ruanchengxing
    ruanchengxing

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2010
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 440
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Đúng là luật như vậy và mình đã cùng người bạn của mình đi đến chỗ đăng ký KD giải thích cho họ và cũng đưa ra văn bản cho họ xem. Nhân viên trực một cửa hỏi về ý nghĩa của cái tên bạn mình đặt. Giải thích và xong thì nhân viên đó bảo hiểu rồi nhưng mà sếp E không ký anh chị thông cảm, anh chị về làm lại và nhớ viết bằng tiếng việt.

    Theo mình biết thì tên DN cũng chính là thương hiệu của họ, mình thấy luật của mình có những cải tiến rõ rệt và có hướng mở rất tốt cho mọi người muốn kinh doanh. Khi KD mình muốn có cái tên giúp người nhìn, nghe..làm việc với mình dễ nhớ, gần gũi. 

    Bạn MaiPhuong nói vậy là chưa đúng nếu tất cả đều dùng tiếng việt đặt tên DN thì chắc chắn sự trùng lặp là rất lớn, hoặc không thì tên DN sẽ quá dài.

    Nên mình nghĩ nhà nước mình có
    #0000ff; padding-top: 0px; font-family: arial;">NGHỊ ĐỊNH #0000ff; padding-top: 0px;">CỦA CHÍNH PHỦ #0000ff; padding-top: 0px;">SỐ 43/2010/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 04 NĂM 2010 #0000ff; padding-top: 0px; font-family: arial;">VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP. là đúng đắn!

    Nhưng mà mình là "dân" nên đành ngậm ngùi với mấy cán bộ "duy ý chí đó".
     

     
    Báo quản trị |  
  • #84179   21/02/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Đề tài này tưởng như đơn giản, coi vậy mà cũng rắc rối nhỉ.

    Ở góc độ bảo tồn bản sắc văn hóa, thì chắc chắn một cái tên doanh nghiệp thuần Việt ví dụ như Kim Anh, Đại Hưng ... sẽ được nhiều người ủng hộ.

    Thế nhưng ở góc độ kinh doanh (nhất là trong giai đoạn hội nhập vào thế giới) thì việc chỉ đặt tên thuần Việt sẽ tạo rất nhiều bất lợi cho một số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào VN. Có nhiều cái tên từ công ty mẹ họ chẳng biết phải chuyển ngữ như thế nào sang tiếng Việt. Nếu cố chuyển ngữ thì cái tên sẽ chẳng giống ai. Ví dụ prudential, manulife, standard charter, ecopower ... và rất nhiều ví dụ khác bạn có thể tìm thấy trong thực tế. Vậy thì phải cho các doanh nghiệp này được giữ tên nước ngoài.

    Nhưng nếu như vậy thì lại tạo ra sự phân biệt đối xử với doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, bởi vì họ cũng có nhu cầu đặt tên bằng tiếng nước ngoài vậy (thực tế là sử dụng tiếng nước ngoài thì dễ đặt tên hơn do có tiếp đầu ngữ, vĩ ngữ và là từ đa âm nên khả năng ghép từ để tạo ra từ mới là cao hơn nhiều so với tiếng Việt)  và nếu lỡ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài này chuyển nhượng cho doanh nghiệp trong nước thì sao. Bắt doanh nghiệp đó đổi tên à?.

    Thôi thì mở cửa, vấn đề bây giờ không còn là cấm đoán nữa mà vận động, tuyên truyền các doanh nghiệp đặt tên của mình thuần Việt để giữ gìn bản sắc dân tộc. Và chắc gì một doanh nghiệp có cái tên nước ngoài đã "ngon" hơn một doanh nghiệp có cái tên thuần Việt.

    Còn cái vụ NĐ vênh với Luật thì do Luật được soạn thảo từ 2005 chưa sửa kịp với "yêu cầu của thời cuộc" thôi, chờ chỉnh sửa ở lần tới nhé. Lập pháp VN là vậy mà .

    À quên ý kiến của bạn Maiphuong (lâu lắm mới gặp nhau để tranh luận) là Luật vẫn cho phép đặt tên bằng tiếng nước ngoài bên cạnh tên tiếng Việt. Nhưng tên tiếng Việt là "tên chính" tên tiếng nước ngoài chỉ là "tên phụ" thôi. Chính danh thì vẫn hay hơn, đúng không. Một phụ nữ có thể có tên Mỹ Hương nhưng tên khai sinh cúng cơm là Mén (xin lỗi những người phụ nữ có cái tên này) và cái tên này đi theo người đó ở khắp mọi giấy tờ chính thức thì chẳng hay chút nào.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #84207   21/02/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Chào mọi người,

        Cám ơn vì những trao đổi rất hữu ích. Tôi xin trao đổi thêm:

        @#0072bc;">ruanchengxing: 

        - Bạn viết: "Khi KD mình muốn có cái tên giúp người nhìn, nghe..làm việc với mình dễ nhớ, gần gũi". Như vậy ẩn ý của bạn là tên tiếng Anh gần gủi hơn tên tiếng Việt???. Bạn chắc như vậy sao? Không hẳn. Đối với doanh nghiệp trong nước, thị trường người tiêu dùng VN là chủ yếu, nhà đầu tư nước ngoài vào VN đầu tư cũng là để tận dụng thị trường tiêu thụ tiềm năng tại VN. Theo tôi, người VN nhớ được tên cty bằng tiếng Việt dễ hơn tên bằng tiếng nước ngoài chứ. Luật cũng quy định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại VN cũng phải đặt tên bằng tiếng Việt, trong tên tiếng Việt họ có quyền giữ tên riêng của họ đã nổi tiếng trên thế giới (vd: Honda, Ford...).
        
        - Bạn nói: "nếu tất cả đều dùng tiếng việt đặt tên DN thì chắc chắn sự trùng lặp là rất lớn, hoặc không thì tên DN sẽ quá dài". Như vậy, theo bạn nếu đặt tên bằng tiếng nước ngoài thì sẽ hạn chế trùng tên à????. Lý lẽ này hoàn toàn không thuyết phục. Việc xem xét có trùng tên hay không tùy thuộc nhiều yếu tố chứ không phải thuần chỉ là cái tên theo nghĩa đen của nó, bao gồm: loại hình doanh nghiệp, ngành nghề hoạt động, ...).

        @#0072bc;">Unjustice, Xin chào

        - Bạn nói tên một số doanh nghiệp nước ngoài không biết chuyển ngữ thế nào? Theo tôi, tên riêng (vd: Sony) thì được phép giữ lại vì làm gì chuyển ngữ được, hoặc tên riêng của cty ở nước ngoài thì được phép giữ lại mà. Trong tên tiếng Việt phần nào dịch sang tiếng Việt được thì dịch.

        - Bạn có nói: "À quên ý kiến của bạn Maiphuong (lâu lắm mới gặp nhau để tranh luận) là Luật vẫn cho phép đặt tên bằng tiếng nước ngoài bên cạnh tên tiếng Việt. Nhưng tên tiếng Việt là "tên chính" tên tiếng nước ngoài chỉ là "tên phụ" thôi. Chính danh thì vẫn hay hơn, đúng không. Một phụ nữ có thể có tên Mỹ Hương nhưng tên khai sinh cúng cơm là Mén (xin lỗi những người phụ nữ có cái tên này) và cái tên này đi theo người đó ở khắp mọi giấy tờ chính thức thì chẳng hay chút nào". 

        Bạn nói như vậy có thể là do bạn chưa phân tích kỹ việc này: 1) tên tiếng Việt gần như để làm việc về thủ tục với cơ quan công quyền (SKHĐT, Công an, Thuế,...). Còn khi giao dịch kinh doanh với khách hàng, đối tác kể cả ký kết hợp đồng (phục vụ mục tiêu chính của cty) thì cty có thể lấy tên giao dịch bằng tiếng Anh hoặc tên viết tắt cũng đâu có sao. Như vậy, "chính" hay "phụ" không phải là vấn đề mà là từ ý nghĩa và mục đích sử dụng tên cho hợp lý; 2) bạn so sánh tên Mỹ Hương và Mén nghe ví von vui vui, nhưng trong trường hợp này là khập khiểng. Vì tên tiếng Anh dịch sang tên tiếng Việt nên ý nghĩa không chênh lệch như vậy, mặc dù đôi lúc nghe tên cũng buồn cười. 

        Tóm lại, tôi ủng hộ việc đặt tên tiếng Việt và tôi nghĩ rằng Nhà nước khó thay đổi điều này. Vấn đề là cán bộ cơ quan quản lý đầu tư mỗi người xét mỗi kiểu nên đôi lúc nói trùng tên, không cho đặt hoặc bắt dịch giữa tên tiếng Việt và tiếng Anh quá sát nghĩa nên nghe ngô nghê thôi. Ở đây tôi vẫn chưa đề cập đến quyền sở hữu trí tuệ.

        Mong được trao đổi thêm. Thân.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #84232   21/02/2011

    ruanchengxing
    ruanchengxing

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2010
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 440
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Bạn Maiphuong5 hình như vẫn chưa hiểu vấn đề ở đây cho lắm.

    Vấn đề ở đây là không hẳn cái tên đó viết bằng tiếng anh bạn hiểu không nhở, nó có thể là chữ cái...có ý nghĩa riêng dùng làm thương hiệu.

    Bước đầu có thể là hộ kinh doanh nhưng sau này biết đâu lại thành công ty hay tập đoàn lớn...không chỉ là ở Vn mà còn có thể là TG.

    Bạn nói là "
    ủng hộ việc đặt tên tiếng Việt và tôi nghĩ rằng Nhà nước khó thay đổi điều này'.Hoàn toàn sai vì nhà nước đã thay đổi và có văn bản pháp lý là #0000ff; padding-top: 0px; font-family: arial;">#0000ff; font-family: arial;">NGHỊ ĐỊNH #0000ff; padding-top: 0px;">CỦA CHÍNH PHỦ #0000ff; padding-top: 0px;">SỐ 43/2010/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 04 NĂM 2010 #0000ff;">VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP.

    Vấn đề ở đây là người thi hành mà thôi, họ là người thi hành luật nhưng không nắm rõ luật hay cố tình không làm theo luật.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #84294   21/02/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Chào #0072bc;">ruanchengxing,

        Bạn vui lòng xem lại quy định tại Điều 31 LDN để hiểu hiệu lực áp dụng của Điều 13 Nghị định 43. Tôi không phải giải thích thêm về việc này.

        Về việc đặt tên theo dạng viết liền các chữ cái như JVC, TKL (tôi cũng chẳng biết có phải như trường hợp của bạn không) thì tùy cơ quan ĐKKD quyết định vì luật không nói rõ. Việc đặt tên là một lãnh địa riêng của cơ quan ĐKKD và rất nhạy cảm.

        Đính chính lại: tên hộ kinh doanh được quy định tại điều 56 Nghị định 43 như sau:

    #0000ff;">Điều 56. Đặt tên hộ kinh doanh

    #0000ff;">1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:

    #0000ff;">a) Loại hình “Hộ kinh doanh”;

    #0000ff;">b) Tên riêng của hộ kinh doanh.

    #0000ff;">Tên riêng phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu và phát âm được.

    #0000ff;">2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

    #0000ff; font-family: times new roman, serif;">3. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.

        Do vậy, bạn cũng nên tham khảo thêm. Thân.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #84518   22/02/2011

    Ngotansy
    Ngotansy

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2009
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào các bạn!

    Theo tôi nghĩ tên doanh nghiệp viết bằng các chữ latin chẳng ảnh hưởng gì đến sự trong sáng của tiếng Việt cả. Chỉ có điều ở BLDS quy định về pháp nhân và luật Doanh nghiệp quy định về tên DN thì rõ ràng Nghị định này quy định trái luật rồi.

    Câu nói trong ngoặc của bạn #ff8c00;">QuyetQuyen945 "( tuy nhiên em không phải là dân kinh doanh nên em cũng chưa biết hết được ý nghĩa của việc đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài có lợi như thế nào nữa?)" thì bạn đã hiểu một phần ý đồ của nhà làm luật rồi đó. Cho phép DN đặt tên bằng các chữ cái latin F,J,W,Z là một điều đúng đắn, như là một xu hướng phát triển của lịch sử, của thị trường, thị hiếu, tất yếu thôi. Tuy nhiên, để làm đúng thì chúng ta phải sửa Luật trước khi ban hành Nghị định (vì NĐ là văn bản dưới luật).

    Tóm lại, Nghị định này có những quy định tiến bộ hơn, nhưng trái luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #84578   22/02/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào Maiphuong,

    Thì chính ở chỗ các giấy tờ liên hệ với nhà nước và kể cả trong giấy tờ giao dịch chính thức với các đối tác là Việt Nam (ví dụ: không lẽ hợp đồng nội dung tiếng Việt mà tên doanh nghiệp lại để tiếng Anh). Để cái tên "chưa đẹp" trên các giấy tờ này thì nhiều người không thích (Nếu bạn đã từng kinh doanh thì bạn sẽ hiểu yếu tố tâm linh liên quan đến cái tên quan trọng như thế nào). Thế cho nên nhu cầu doanh nghiệp muốn có tên đẹp và chuẩn không phải là không có.

    Vì vậy sau khi có qui định mới về đặt tên, hàng loạt doanh nghiệp đã nộp đơn để đổi tên mình lại cho "chuẩn".

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #84611   22/02/2011

    kienlawyer
    kienlawyer
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2009
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 4455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 71 lần


    Thực ra thì đối với những vấn đề như thế này, nếu tranh luận thì thấy ai cũng có lý cả, vì vậy tôi cũng không có ý kiến gì phản bác các ý kiến đã có.

    Tuy nhiên theo ý kiến cá nhân, tôi thấy việc NĐ quy định việc đặt tên doanh nghiệp theo hướng mở ở trên là phù hợp với quá trình hội nhập, đảm bảo không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời còn hạn chế, khắc phục được tình trạng trùng tên, tên tương tự gây nhầm lẫn giữa các doanh nghiệp (vì nếu chỉ đặt tên doanh nghiệp tiếng Việt, một thực tế là các tên riêng của doanh nghiệp nào đẹp thì thường được đặt rất nhiều: tấn phát, Long Việt, Phú tài...,) do vậy rất khó để các doanh nghiệp sau chọn 1 cái tên tiếng việt vừa đẹp, vừa "không đụng hàng".

    Nếu doanh nghiệp nào muốn đặt được tên, có thể phải lấy cái tên khá dài bằng cách thêm các loại hình doanh nghiệp, ngành nghề...vào đằng trước tên riêng của mình: Công ty CP Đầu tư, xây dựng và kinh doanh thương mại...... thì mới đủ điều kiện đặt tên...

    Những ai trực tiếp thực hiện thủ tục ĐKKD cho các doanh nghiệp thời gian trước sẽ biết rõ bất cập này.

    Trân Trọng.

    Luật sư Đặng gia Kiên

    Công ty tư vấn Luật LINCON & Brothers

    Mobile: 0986 99 8668

    Email: kien.danggia@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #84630   22/02/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Chào cả nhà

    Mình xin góp ý kiến một chút nhé

    Thứ nhất, mình muốn gửi lời đến bạn ruanchengxing: Bạn đi ĐKKD Hộ kinh doanh nhưng bạn lại đưa ra điều 13 NĐ 43 quy định về cách đặt tên Doanh nghiệp mà cho rằng cán bộ làm khó bạn. Vậy có hợp lý không, trong khi đó NĐ 43 đã quy định rõ “b. Tên Hộ Kinh doanh dự định đăng ký phải phù hợp với quy định tại điều 56 Nghị định này”. Quan điểm này mình đồng ý với Maiphuong phải áp dụng điều 56 NĐ 43 để đặt tên Hộ kinh doanh và phải tên tiếng Việt không kèm theo chữ cái như F,J,Z,W (không có trong bản chữ cái tiếng việt).

    Thứ hai, mình đồng ý với anh Unjustic về việc NĐ 43 đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp VN không nhất thiết là phải có tên thuần việt vẫn có thể có tên tiếng anh bằng cách kèm theo các chữ cái F, J, Z, W. Việc đặt tên DN thuần Việt trong thời buổi hội nhập như hiện nay là không còn bắt buộc nữa mà là vận động, tuyên truyền để giữ gìn bản sắc dân tộc.

    Mình không cho rằng NĐ 43 trái luật hay vênh với LDN về vấn đề tên DN (đồng ý với anh unjustic: Việc 1 NĐ nào đó vênh với Luật vì Luật chưa được sửa đổi kịp thời với yêu cầu của thời cuộc, chờ chỉnh sửa ở lần tới), NĐ 43 chỉ mở 1 cách của khác cho tên DN và đóng 1 cái của đối với tên DN thôi. Vì sao mình cho rằng như vậy, bởi lẽ, kể từ ngày 01/01/2011 thì DN không được đặt tên trùng hay gây nhầm lẫn với tên DN khác trên phạm vi toàn quốc. Vậy nếu chỉ với cái tên thuần Việt thì rất khó không trùng lập trên phạm vi toàn quốc rồi. Và sẽ không có việc “ưu đãi” hơn cho DN có vốn đầu tư nước ngoài với DN VN từ việc được phép đặt cái tên “ngon” hơn. Do đó, NĐ 43 bổ sung thêm tên DN có thể kèm thêm những ký tự F,J,…. Tuy nhiên, đối với Hộ kinh doanh thì vẫn không được kèm thêm….(vẫn buộc phải là tên tiếng Việt), vì tên HKD không trùng với phạm vi ĐKKD của huyện ngoài phạm vi kinh doanh 1 huyện thì vẫn được trùng. Và yếu tố nữa là hình thức kinh doanh Hộ kinh doanh là do tập tục của người dân Việt được kế thừa lại, do đó buộc phải giữ gìn bản sắc dân tộc thể hiện qua cái tên Hộ Kinh doanh.

    Kết luận, mình thì luật quy định áp dụng buộc Hộ Kinh doanh phải là tên tiếng Việt là hợp lý. Việc NĐ43 không trái + vênh luật, NĐ43 chỉ mở thêm cách đặt tên cho DN. Thiết nghĩ DN cũng có thể đặt tên bằng tiếng việt kèm với tiếng anh, hoặc tên tiếng anh, và khuyến khích đặt tên thuần Việt chứ đừng bắt buộc.

    Trên thực tế có hãng hàng không của nhạc sĩ Hà Dũng trước khi có cái tên tiếng Việt là CTCP hàng không Đông Dương (tên tiếng anh là Indochina Airlines) thì Công ty này có cái tên CTCP hàng không Tăng tốc (dịch sang tiếng anh là Air Speed Up). Vấn đề xảy ra không hay khi giao dịch (book vé) thì tên tiếng Việt sẽ không còn dấu Tăng Tốc – Tang Toc, một diềm không may mắn khi đi trên chuyến bay của hãng này, và sao đó đã đổi tên công ty lại. Ví dụ này mình đưa ra để ủng hộ cho việc không buộc DN mang tên thuần Việt.

    Thân ái,

    D.T.L

     

     

     

     

     

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
  • #84632   22/02/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Gửi anh Kiên

    hi,hi, Post bài khi chưa đọc bài trên của anh Kiên . Dựa trên những gì mình phân tích ở trên , thì Hiya đồng ý với quan niệm của anh Kiên vừa post ở trên nữa hihihih,

    Thân ái,

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
  • #84915   24/02/2011

    kienlawyer
    kienlawyer
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2009
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 4455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 71 lần


    hiyatuongda viết:
    Gửi anh Kiên

    hi,hi, Post bài khi chưa đọc bài trên của anh Kiên . Dựa trên những gì mình phân tích ở trên , thì Hiya đồng ý với quan niệm của anh Kiên vừa post ở trên nữa hihihih,

    Thân ái,


    Thanks em!
    Nếu các bạn để ý, có một số công ty/tập đoàn của Nhà nước lại có tên không hoàn toàn thuần việt đâu nhé.
    - Tập đoàn Vinashin;
    - Tập đoàn Viettel
    - Tập đoàn FPT...

    Trân Trọng.

    Luật sư Đặng gia Kiên

    Công ty tư vấn Luật LINCON & Brothers

    Mobile: 0986 99 8668

    Email: kien.danggia@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #84975   24/02/2011

    ruanchengxing
    ruanchengxing

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2010
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 440
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    kienlawyer viết:
    hiyatuongda viết:
    Gửi anh Kiên

    hi,hi, Post bài khi chưa đọc bài trên của anh Kiên . Dựa trên những gì mình phân tích ở trên , thì Hiya đồng ý với quan niệm của anh Kiên vừa post ở trên nữa hihihih,

    Thân ái,


    Thanks em!
    Nếu các bạn để ý, có mô%3ḅt số công ty/tâ%3ḅp đoàn của Nhà nước lại có tên không hoàn toàn thuần viê%3ḅt đâu nhé.
    - Tâ%3ḅp đoàn Vinashin;
    - Tâ%3ḅp đoàn Viettel
    - Tâ%3ḅp đoàn FPT...

    E cũng thấy những cửa hàng mang tên:
    - Milano
    - Style
    - PT2000
    - Ninomax...
    Cập nhật bởi ruanchengxing ngày 24/02/2011 01:44:24 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #85005   24/02/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    [/quote]
    Thanks em!
    Nếu các bạn để ý, có một số công ty/tập đoàn của Nhà nước lại có tên không hoàn toàn thuần việt đâu nhé.
    - Tập đoàn Vinashin;
    - Tập đoàn Viettel
    - Tập đoàn FPT...[/quote]

    Xin chào,

        Hình như Khoản 3 Điều 13 LDN quy định tên tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định, cho nên đây là những trường hợp đặc biệt. Thân.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |