nguyentrongtan188 viết:
Chào bạn, theo quy định của Điều 45, Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì trong trường hợp người lao động bị tai nạn giao thông trên đường đi và về trong khoảng thời gian hợp lý và mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì dù do lỗi của người đó vẫn sẽ được tính là tai nạn lao động.
Chào bạn, mình thấy trường hợp này tại Điều 39, Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Điều 39. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động
1. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường cho người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 38 của Luật này.
2. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này.
Nếu chiếu theo quy định trên thì có thể thấy người sử dụng lao động sẽ không phải bồi thường, trợ cấp cho người lao động trong trường hợp trên vì người lao động bị tai nạn giao thông do lỗi của người lao động chứ không phải do lỗi của người khác gây ra để có thể được công ty bồi thường trợ cấp.
Bạn nghĩ sao về điều luật này, có thể chia sẻ cho mình hiểu được không?