Sao chép tác phẩm không nhằm mục đích thương mại có vi phạm?

Chủ đề   RSS   
  • #592438 14/10/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Sao chép tác phẩm không nhằm mục đích thương mại có vi phạm?

    Chắc hẳn đa số mọi người đều đã từng ít nhất một lần sao chép, chụp hình hay ghi hình lại một dữ liệu, thông tin, tranh, ảnh nào đó trong cuộc sống. Nhất là tại các triển lãm, hội thảo nơi trưng bày những ý tưởng mới được đưa đến công chúng.
     
    Tuy nhiên, hành vi sao chép lại tác phẩm được xem là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể hơn đó chính là xâm phạm quyền tác giả. Vậy, đối với người sao chép lại tác phẩm nhưng không nhằm mục đích thương mại có được xem là xâm phạm quyền tác giả?
     
    sao-chep-tac-pham-khong-nham-muc-dich-thuong-mai-co-vi-pham
     
    Quyền tác giả là gì?
     
    Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc có quyền sở hữu, được giải thích tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ 2009). Bên Trong đó, quyền tác giả đối với tác phẩm được hình thành từ quyền nhân thân và quyền tài sản.
     
    (1) Quyền nhân thân đối với tác phẩm
     
    Đối với một tác phẩm việc thể hiện quyền sở hữu của tác giả dễ nhận biết nhất đó chính là thông qua quyền nhân thân, theo Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ 2009) quyền nhân thân của tác giả bao gồm:
     
    Tác giả có quyền đặt tên cho tác phẩm và có thể chuyển quyền này cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản. Quyền đặt tên tác phẩm là một trong những quyền quan trọng nhằm thể hiện ý nghĩa của tác phẩm.
     
    Bất cứ tác phẩm nào dù được xuất bản ra sao thì tác giả vẫn có quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
     
    Tác giả được quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm cho công chúng được biết đến.
     
    Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
     
    (2) Quyền tài sản đối với tác phẩm
     
    Dựa trên các yếu tố về chủ quyền thân thân thì tác giả có thể thiết lập quyền tài sản đối với tác phẩm của mình và sử dụng chúng một cách tự do. Nội dung này được quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ 2009) quy định tác giả có quyền như sau:
     
    Làm tác phẩm phái sinh: Là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác
     
    Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được.
     
    Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.
     
    Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình.
     
    Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác.
     
    Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
     
    Quyền tác giả được bảo hộ trong thời gian bao lâu?
     
    Hiện nay, thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định cụ thể tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ 2009) bao gồm các thời hạn sau đây:
     
    - Tác phẩm được bảo hộ vô thời hạn đối với:
     
    Các quyền đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
     
    -  Tác phẩm được bảo hộ theo thời hạn đối với: 
     
    Đối với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm. 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình.
     
    Các tác phẩm không thuộc loại hình trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết
     
    Đối với tác phẩm khuyết danh, khi thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm sau năm tác giả chết.
     
    Trường hợp nào sử dụng tác phẩm không phải xin phép?
     
    Khi đã phát hành tác phẩm ra đại chúng, việc ngăn cấm công chúng sử dụng tác phẩm là điều rất khó. Vì thế pháp luật về sở hữu trí tuệ cũng quy định các trường hợp sau đây thì sử dụng tác phẩm đã công bố không cần phải xin phép, trả tiền nhuận bút, thù lao khi căn cứ Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ 2009) bao gồm:
     
    - Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân.
     
    - Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình.
     
    - Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu.
     
    - Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại.
     
    - Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu.
     
    - Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào.
     
    - Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy.
     
    - Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó.
     
    - Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị.
     
    - Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
     
    Lưu ý: Không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm. 
     
    Như vậy, không phải mọi hành vi tự sao chép tác phẩm không xin phép, không trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và không vì mục đích thương mại đều không vi phạm bản quyền. Hành vi trên chỉ áp dụng với những loại hình tác phẩm không phải là tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính. 
     
    972 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #592503   16/10/2022

    Sao chép tác phẩm không nhằm mục đích thương mại có vi phạm?

    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn. Hiện nay, ngoài các trường hợp đặc biệt không cần phải xin phép trước như đã được bạn nêu trên thì đối với tác phẩm chưa được công bố thì chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện sao chép tác phẩm. Trong trường hợp này chỉ có chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép mới được sao chép tác phẩm; đối với tác phẩm đã được công bố, các tổ chức, cá nhân khác muốn sao chép thì phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cùng các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

     
    Báo quản trị |