Sáng kết hôn chiều ly hôn!

Chủ đề   RSS   
  • #95671 17/04/2011

    Cobebandao945

    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2011
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 2925
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 6 lần


    Sáng kết hôn chiều ly hôn!

    Kính chào anh chị em diễn đàn!
    Em là thành viên mới của diễn đàn, em có 1 thắc mắc muốn nhờ anh chị giải đáp, cảm ơn anh chị nhiều.
    Theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành thì nữ giới từ 18 tuổi trở lên được phép kết hôn, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì cá nhân phải đủ 18 tuổi mới có đầy đủ năng lưc hành vi tố tụng.

    Vậy anh chị cho em hỏi tình huống có 1 người con gái mới 17 tuổi(A) 1 tháng sau khi kết hôn được 1 tháng thì xảy ra mâu thuẩn với chồng vậy A có được nộp đơn yêu cầu Tòa án cho ly hôn hay không? hay là A phải nhờ bố mẹ nộp đơn xin ly hôn.

    (em không phải là sinh viên luật nên mong các anh chị giúp đỡ, em cảm ơn anh chị rất nhiều).

    Chính bạn là người quyết định số phận của mình

    phone: 0909 555 557

    yahoo: cobebanrong555

     
    13163 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #95678   17/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    +Từ 18 tuổi = từ đủ 17 tuổi + (n) ngày . VD : Sinh vào 0h00 ngày 20/11/1990 thì từ lúc 0h00 ngày 20/11/2008 được coi là từ 18 tuổi; từ lúc 0h00 ngày 20/11/2009 được coi là từ đủ 18 tuổi.

    - Theo quy định, cô gái đó mới 17 tuổi nên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại khoản 1, Điều 9, Luật HN&GĐ 2000:

    "Điều 9. Điều kiện kết hôn
    Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
    1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;"

    -Do vậy, theo khoản 3, ĐIều 15, luật HN&GĐ 2000 thì:

    "3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 và Điều 10 của Luật này:

    a) Vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn;

    b) Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em;

    c) Hội liên hiệp phụ nữ
    ."

    -Như vậy, bạn đã có câu trả lời rồi đúng không !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    Cobebandao945 (17/04/2011)
  • #95685   17/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Im_lawyerx0 viết:
    +Từ 18 tuổi = từ đủ 17 tuổi + (n) ngày  !


     Thân chào Mạnh Cường, bạn không cho điều kiện của "n"
     Nếu "n" = 0 thì sao nhỉ? thì liệu giả thuyết của bạn đúng không nhỉ?

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    Cobebandao945 (17/04/2011)
  • #95680   17/04/2011

    Cobebandao945
    Cobebandao945

    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2011
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 2925
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 6 lần


    Em cảm ơn anh, nhưng ý em muốn hỏi ở đây là cô gái đó đã đủ 17 tuổi rồi anh ạ, tại em diễn đạt không đúng nên anh hiểu sai ý em, em xin lỗi, anh giúp em với!

    Chính bạn là người quyết định số phận của mình

    phone: 0909 555 557

    yahoo: cobebanrong555

     
    Báo quản trị |  
  • #95686   17/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào Cobebandao945

     Cho dù đủ 17 tuổi, bạn nữ này cũng chưa được pháp luật cho phép kết hôn.
     Khi  bạn nữ này đủ 17 tuổi + n(ngày) với điều kiện n>0 thì sẽ đủ tuổi kết hôn.

     Và khi mâu thuẫn xảy ra, A có quyền tự mình yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Tuy A chưa thành niên, nhưng đây là trường hợp đặc biệt, mà Tòa án có thể thụ lý trong tình huống này.

     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    Cobebandao945 (17/04/2011)
  • #95688   17/04/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Câu này tôi không rành lắm nhưng liều trả lời xem sao. Có gì sai mong được chỉ giáo.

    Ai cũng biết là nữ đủ 17 tuổi có quyền kết hôn, nhưng chỉ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự khi đã đủ 18 tuổi.  Xét trường hợp sáng kết hôn chiều ly hôn, căn cứ vào luật dân sự

    Điều 20. Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi

    1. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.

    2. Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.


    Căn cứ vào luật tố tụng dân sự

    Điều 57. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự

    1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    2. Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.

    3. Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.

    4. Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

    5. Đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

    6. Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó. Trong trường hợp này, Toà án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng. Đối với những việc khác, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

    7. Đương sự là cơ quan, tổ chức do người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng.

    Điều 73. Người đại diện

    1. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo uỷ quyền.

    2. Người đại diện theo pháp luật được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật.

    Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.

    3. Người đại diện theo uỷ quyền được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự; đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.

    Hai đoạn trích trên có thể hiểu rằng cô gái này được phép tự mình nộp đơn yêu cầu tòa án cho ly hôn, bởi vì đây là trường hợp thuộc khoản 6 điều 57 bộ luật tố tụng dân sự. Hơn nữa ở điều 73 BLTTDS không cho phép người đại diện được làm thay trong việc ly hôn.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    Cobebandao945 (17/04/2011)
  • #95692   17/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    ntdieu viết:
    Câu này tôi không rành lắm nhưng liều trả lời xem sao. Có gì sai mong được chỉ giáo.

    Ai cũng biết là nữ đủ 17 tuổi có quyền kết hôn, nhưng chỉ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự khi đã đủ 18 tuổi.  Xét trường hợp sáng kết hôn chiều ly hôn, căn cứ vào luật dân sự
    .


     Chị Diệu ơi, cho em được phép ý kiến nhé!
     Theo quy định của luật thì:
     Đủ 17 tuổi chưa được pháp luật cho phép kết hôn đối với nữ, chỉ 17 tuổi + 1 ngày mới được phép kết hôn.
     (Và trong trường hợp này, người nữ này có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn)

     Thân ái!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (17/04/2011)
  • #95695   17/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    khacduy25 viết:
    ntdieu viết:
    Câu này tôi không rành lắm nhưng liều trả lời xem sao. Có gì sai mong được chỉ giáo.

    Ai cũng biết là nữ đủ 17 tuổi có quyền kết hôn, nhưng chỉ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự khi đã đủ 18 tuổi.  Xét trường hợp sáng kết hôn chiều ly hôn, căn cứ vào luật dân sự
    .


     Chị Diệu ơi, cho em được phép ý kiến nhé!
     Theo quy định của luật thì:
     Đủ 17 tuổi chưa được pháp luật cho phép kết hôn đối với nữ, chỉ 17 tuổi + 1 ngày mới được phép kết hôn.
     (Và trong trường hợp này, người nữ này có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn)

     Thân ái!

    Thực ra đâu cần phải phân biệt rõ ràng đến vậy ! Ranh giới giữa đủ 17 tuổi và 18 tuổi gần như không có, khoảng cách giữa chúng chỉ là 1s đồng hồ !!

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (17/04/2011)
  • #95700   17/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Im_lawyerx0 viết:

    Thực ra đâu cần phải phân biệt rõ ràng đến vậy ! Ranh giới giữa đủ 17 tuổi và 18 tuổi gần như không có, khoảng cách giữa chúng chỉ là 1s đồng hồ !!

     Thân chào Mạnh Cường, 1s thì nhanh thật, nhưng thuật ngữ pháp lý thì phải dùng cho chính xác chứ không sẽ dẫn đến sự tùy tiện và hiểu sai bản chất của điều luật.

     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #95689   17/04/2011

    Cobebandao945
    Cobebandao945

    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2011
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 2925
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 6 lần


    Em cảm ơn anh chị nhiều, đặc biệt là Chị Diệu, câu trả lời của chị thật đầy đủ:)

    Chính bạn là người quyết định số phận của mình

    phone: 0909 555 557

    yahoo: cobebanrong555

     
    Báo quản trị |  
  • #95690   17/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Vì cô gái này chưa đủ 18 tuổi, do vậy cô gái đó vẫn chưa có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Trong trường hợp của bạn, không đề cập đến tranh chấp về tài sản nên yêu cầu ly hôn sẽ được giải quyết theo thủ tục giải quyết các việc dân sự. Trong BLTTDS 2004 thì không quy định về đương sự trong việc dân sự, tuy nhiên từ những quy định về đương sự trong vụ án dân sự có thể suy ra được những quy định về đương sự trong việc dân sự.

    -Cụ thể, theo khoản 6, ĐIều 57, BLTTDS 2004 có quy định, đương sự (vụ án dân sự) là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đuợc tự mình tham gia tố tụng. Do đó, cô gái đó có thể tự mình đứng ra yêu cầu Tòa giải quyết cho ly hôn.

    "Điều 57. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự
    6. Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó. Trong trường hợp này, Toà án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng. Đối với những việc khác, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện."

    -Còn trường hợp, cô gái muốn người đại diện theo pháp luật đứng ra thay mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự thì hoàn toàn có thể. Theo quy định tại khoản 1, ĐIều 74, BLTTDS 2004 thì
     "Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự mà mình là đại diện."

    -Luật quy định, đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Nên hiểu trong trường hợp này, đương sự là người đã đủ 18 tuổi (đã có đầy đủ năng lực hành vi dân sự).

    -Người đại diện theo pháp luật trong trường hợp này có thể hiểu đơn giản là cha mẹ của cô gái đó.
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 17/04/2011 12:49:59 PM

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (17/04/2011)
  • #95697   17/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Im_lawyerx0 viết:


    -Còn trường hợp, cô gái muốn người đại diện theo pháp luật đứng ra thay mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự thì hoàn toàn có thể. Theo quy định tại khoản 1, ĐIều 74, BLTTDS 2004 thì
     "Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự mà mình là đại diện."

    -Luật quy định, đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Nên hiểu trong trường hợp này, #ffff00;">đương sự là người đã đủ 18 tuổi #ffff00;">(đã có đầy đủ năng lực hành vi dân sự).
    #ffff00;" />
    -Người đại diện theo pháp luật trong trường hợp này có thể hiểu đơn giản là cha mẹ của cô gái đó.


     Thân chào Mạnh Cường!

      Thuật ngữ pháp lý thì phải dùng cho chính xác chứ không sẽ dẫn đến sự tùy tiện.
     Theo quy định của pháp luật TTDS năm 2004, thì người chưa thành niên có thể tự mình yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, khi chưa đủ 18 tuổi, người chưa đủ mười tám tuổi vẫn có thể có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự hoặc ngược lại người từ đủ mười tám tuổi trở lên vần có thể không có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.
     Điều này được quy định rõ trong pháp luật rồi.
     Trân trọng!
    Cập nhật bởi khacduy25 ngày 17/04/2011 01:10:11 CH

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #95691   17/04/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


     

    Chào cả nhà!

    QQ xin đóng góp ý kiến!

    Vấn đề này được quy định cụ thể tại Nghị Quyết01/2005-HDTP. />  

    1. Về quy định tại khoản 3 Điều 57 của BLTTDS

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 57 của BLTTDS thì "Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác". Như vậy, ngoài việc trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, nếu trong trường hợp pháp luật có quy định khác, thì người chưa đủ mười tám tuổi vẫn có thể có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự hoặc ngược lại người từ đủ mười tám tuổi trở lên vần có thể không có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Đo đó, để xác định đúng năng lực hành vi tố tụng dân sự của một người cụ thể, ngoài quy định của BLTTDS Toà án phải xem xét có văn bản quy phạm pháp luật nàn quy định khác về năng lực hành vi tố tụng dân sự hay không-

    Ví dụ 1 : Về trường hợp người chưa đủ mười tám tuổi nhưng có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Điều 9 của Luật hôn nhân và gia đình quy định nữ từ mười tám tuổi hờ lên được kết hôn và theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2000 ngày 23-12-2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 (điểm a mục I ) thì nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn; do đó, khi có yêu cầu Toà án giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình thì họ có quyền tự mình tham gia tố tụng dân sự.

    Như vậy trong tình huống trên thì A hoàn toàn có quyền tự mình làm đơn để yêu cầu Tòa giải quyết ly hôn, A hoàn toàn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong quan hệ tố tụng này.

    thân!

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 25/10/2012 10:00:26 CH bỏ in đậm toàn bài
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (17/04/2011) KhacDuy25 (17/04/2011)
  • #95693   17/04/2011

    Cobebandao945
    Cobebandao945

    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2011
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 2925
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 6 lần


    Sao vấn đề lại phức tạp thế nhỉ?

    Chính bạn là người quyết định số phận của mình

    phone: 0909 555 557

    yahoo: cobebanrong555

     
    Báo quản trị |  
  • #95698   17/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Chào em!
     Câu trả lời chính xác sẽ sau sự trao đổi này, em có thể tham khảo bài viết trên nhé!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #95701   17/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    "Nên hiểu trong trường hợp này, đương sự là người đã đủ 18 tuổi (đã có đầy đủ năng lực hành vi dân sự)."

    Bạn nên xem xét câu này trong toàn bộ đoạn văn chứ nhỉ. 
    Mình đã nói rõ trong trường hợp này có nghĩa là trong trường hợp đương sự không được ủy quyền ly hôn, thì phải hiểu là đương sự đã đủ 18 tuổi. Và ngược lại, với đương sự chưa đủ 18 tuổi thì có quyền ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thay mình thực hiện việc tố tụng.

    Hay là câu này của mình khó hiểu đến vậy??

    Thật thú vị, khi bình thường được gọi bằng nickname, còn trong hoàn cảnh này được tôn trọng gọi bằng tên thật :))


    Nên hiểu trong trường hợp này, đương sự là người đã đủ 18 tuổi (đã có đầy đủ năng lực hành vi dân sự).

    Trích dẫn:
    Đủ 17 tuổi chưa được pháp luật cho phép kết hôn đối với nữ, chỉ 17 tuổi + 1 ngày mới được phép kết hôn.


    Chắc mình tùy tiện mất rồi !

    Vậy bạn có chắc khi sử dụng đơn vị "ngày" là chính xác hoàn toàn. Tại sao không sử dụng đơn vị "phút", "giờ", bởi theo kiến thức hạn hẹp của mình thì đó cũng là những đơn vị được công nhận trong BLDS 2005 để xác định thời điểm tính và kết thúc thời hạn !!
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 17/04/2011 01:41:39 PM

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #95745   17/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     

     Thân chào Mạnh Cường!
     "Nên hiểu trong trường hợp này, đương sự là người đã đủ 18 tuổi (đã có đầy đủ năng lực hành vi dân sự)."

    Bạn nên xem xét câu này trong toàn bộ đoạn văn chứ nhỉ.  Mình đã nói rõ trong trường hợp này có nghĩa là trong trường hợp đương sự không được ủy quyền ly hôn, thì phải hiểu là đương sự đã đủ 18 tuổi. Và ngược lại, với đương sự chưa đủ 18 tuổi thì có quyền ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thay mình thực hiện việc tố tụng. 
    Im_lawyerx0


     Theo quy định của BLTTDS năm 2004:
     

    Điều 57. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự

    1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    2. Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.

    3. Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.


    Bạn có thể đọc lại Nghị Quyết01/2005-HDTP.

    III. NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG

    1. Về quy định tại khoản 3 Điều 57 của BLTTDS

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 57 của BLTTDS thì "Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác". Như vậy, ngoài việc trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, nếu trong trường hợp pháp luật có quy định khác, thì người chưa đủ mười tám tuổi vẫn có thể có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự hoặc ngược lại người từ đủ mười tám tuổi trở lên vần có thể không có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Đá đó, để xác định đúng năng lực hành vi tố tụng dân sự của một người cụ thể, ngoài quy định của BLTTDS Toà án phải xem xét có văn bản quy phạm pháp luật nàn quy định khác về năng lực hành vi tố tụng dân sự hay không-

    Ví dụ 1 : Về trường hợp người chưa đủ mười tám tuổi nhưng có đầy đủ năng Iực hành vi tố tụng dân sự. Điều 9 của Luật hôn nhân và gia đình quy định nữ từ mười tám tuổi hờ lên được kết hôn và theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02r2000/nq-hon' ngày 23-12-2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 (điểm a mục I ) thì nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn; do đó, khi có yêu cầu Toà án giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình thì họ có quyền tự mình tham gia tố tụng dân sự

      Vậy ta có thể kết luận rằng, trong tình huống này, A hoàn toàn có thể tự mình yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

     
    Vậy bạn có chắc khi sử dụng đơn vị "ngày" là chính xác hoàn toàn. Tại sao không sử dụng đơn vị "phút", "giờ", bởi theo kiến thức hạn hẹp của mình thì đó cũng là những đơn vị được công nhận trong BLDS 2005 để xác định thời điểm tính và kết thúc thời hạn !!Im_lawyerx0
     
     
    Với những người học luật, thi hành luật thì ta cần căn cứ đến đơn vị "phút", "giờ"  trong những trường hợp cần thiết để xác định thời điểm kết thúc và thời hạn... Nhưng trong trường hợp này, khi giải thích cho chủ topic (người không học luật) dễ hiểu, có cần thiết phải đưa ra cả đơn vị "giây", "phút" không nhỉ??? Bạn đừng máy móc quá!

     Trân trọng!
     

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 25/10/2012 10:04:10 CH bỏ in đậm toàn bài

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #95753   17/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    1) Có lẽ bạn không hiểu ý định mình muốn diễn đạt ở đậy. Mình chỉ muốn nói rằng, đối với người  thành niên (từ đủ 18 tuổi) không được phép ủy quyền việc giải quyết ly hôn. CÒn đối với trường hợp, người  chưa thành niên nhưng đủ điều kiện kết hôn (từ 18 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi) thì ngoài việc tự mình đứng ra thực hiện việc tố tụng thì có thể ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của họ (bởi về mặt dân sự, họ là người chưa thành niên). Bạn có thể xét kỹ lại thì ngay trên đoạn này của mình, mình cũng đã phân tích việc cô gái trong trường hợp này hoàn toàn có thể tự mình thực hiện việc tố tụng .Bạn có vẻ đã đi lệch với ý mình muốn nói .

    2) Bạn nói vì giải thích cho chủ topic, bạn nói mình máy móc. CÒn bạn thì sao, mình tin chắc đến 99% người có một chút kiến thức luật đều hiểu khi nói đến "từ đủ 17 tuổi" thì ý nghĩa của nó cũng không khác gì "từ 18 tuổi" !
    Bạn có chắc nhận định:
    Trích dẫn:
    Đủ 17 tuổi chưa được pháp luật cho phép kết hôn đối với nữ, chỉ 17 tuổi + 1 ngày mới được phép kết hôn.

    chính xác tuyệt đối không ? vậy đối với nữ chỉ đủ 17 tuổi + (n) phút thì không được phép kết hôn  !!
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 17/04/2011 06:14:58 PM Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 17/04/2011 06:12:16 PM

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #95757   17/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Im_lawyerx0 viết:
    1) Có lẽ bạn không hiểu ý định mình muốn diễn đạt ở đậy. Mình chỉ muốn nói rằng, #ffff00;">đối với người  thành niên (từ đủ 18 tuổi) không được phép ủy quyền việc giải quyết ly hôn. CÒn đối với trường hợp, người  chưa thành niên nhưng đủ điều kiện kết hôn (từ 18 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi) thì ngoài việc tự mình đứng ra thực hiện việc tố tụng thì #ffff00;">có thể ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của họ (bởi về mặt dân sự, họ là người chưa thành niên)

    2) Bạn nói vì giải thích cho chủ topic, bạn nói mình máy móc. CÒn bạn thì sao, mình tin chắc đến 99% người có một chút kiến thức luật đều hiểu khi nói đến "từ đủ 17 tuổi" thì ý nghĩa của nó cũng không khác gì "từ 18 tuổi" !
    đối với nữ chỉ đủ 17 tuổi + (n) phút thì không được phép kết hôn  !!


     Vấn đề thứ nhất tôi chưa được biết đó là việc #ffff00;">ủy quyền trong quan hệ hôn nhân là như thế nào? một cá nhân làm sao có thể ủy quyền cho một cá nhân khác thực hiện thay mình chứ?( đặc biệt là trong yêu cầu Tòa án chấm dứt hôn nhân) Việc ủy quyền này có lập thành hợp đồng bằng văn bản không nhỉ?

      Vấn đề thứ hai:
      Bạn nhích mắt lên khoản 20 cm thì bạn sẽ thấy bài viết của bạn:
     Thực ra đâu cần phải phân biệt rõ ràng đến vậy ! Ranh giới giữa đủ 17 tuổi và 18 tuổi gần như không có,#ffff00;"> khoảng cách giữa chúng chỉ là 1s đồng hồ !!

     Như vậy mình lại mâu thuẩn với mình rồi phải không nhỉ?
     Vì vậy khi chỉ ta xác định như sau: đủ 17 tuổi bước sang một giây tiếp theo (ví dụ 00:00:01 sau khi đủ 17 tuổi) sẽ là bước sang tuổi 18.
     
    Xin được trao đổi
     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #95762   17/04/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    khacduy25 viết:

     Vấn đề thứ nhất tôi chưa được biết đó là việc #ffff00;">ủy quyền trong quan hệ hôn nhân là như thế nào? một cá nhân làm sao có thể ủy quyền cho một cá nhân khác thực hiện thay mình chứ?( đặc biệt là trong yêu cầu Tòa án chấm dứt hôn nhân) Việc ủy quyền này có lập thành hợp đồng bằng văn bản không nhỉ?

      Vấn đề thứ hai:
      Bạn nhích mắt lên khoản 20 cm thì bạn sẽ thấy bài viết của bạn:
     Thực ra đâu cần phải phân biệt rõ ràng đến vậy ! Ranh giới giữa đủ 17 tuổi và 18 tuổi gần như không có,#ffff00;"> khoảng cách giữa chúng chỉ là 1s đồng hồ !!

     Như vậy mình lại mâu thuẩn với mình rồi phải không nhỉ?
     Vì vậy khi chỉ ta xác định như sau: đủ 17 tuổi bước sang một giây tiếp theo (ví dụ 00:00:01 sau khi đủ 17 tuổi) sẽ là bước sang tuổi 18.
     
    Xin được trao đổi
     Trân trọng!


    Trời !!!! Chú khacduy25 ơi !

    Có cần phải cãi nhau về vấn đề giây phút này không chú?

    Nói thật là mình chưa từng thấy ai như bạn bạn ạ. Trong luật mình có thấy ai dùng khái niệm giây hay phút bao giờ đâu thậm chí là giờ. Theo mình được biết thì đại lượng bé nhất là ngày chứ đây là lần đầu tiên thấy bạn nhắc đến mấy cái giây phút này đấy

    Còn câu hỏi của chủ topic là  người con gái mà 17 tuổi kết hôn sau 1 tháng thì ly hôn liệu có được tự mình ly hôn hay dưới sự giám hộ của bố mẹ phải do chính bố mẹ làm đơn? Câu hỏi này đã được trả lời bên trên là có rồi có lẽ mình  nghĩ là chúng ta không cần phải làm phức tạp lên nữa.
     
    Báo quản trị |  
  • #95765   17/04/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    hanghell viết:


    Trời !!!! Chú khacduy25 ơi !

    Có cần phải cãi nhau về vấn đề giây phút này không chú?

    Nói thật là mình chưa từng thấy ai như bạn bạn ạ.#ff0000;"> Trong luật mình có thấy ai dùng khái niệm giây hay phút bao giờ đâu thậm chí là giờ. Theo mình được biết thì đại lượng bé nhất là ngày chứ đây là lần đầu tiên thấy bạn nhắc đến mấy cái giây phút này đấy

    Còn câu hỏi của chủ topic là  người con gái mà 17 tuổi kết hôn sau 1 tháng thì ly hôn liệu có được tự mình ly hôn hay dưới sự giám hộ của bố mẹ phải do chính bố mẹ làm đơn? Câu hỏi này đã được trả lời bên trên là có rồi có lẽ mình  nghĩ là chúng ta không cần phải làm phức tạp lên nữa.


    Tặng chị Hằng "hen" nhà mình điều luật sau nè:

    Điều 149. Thời hạn 

    1. Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.

    2. Thời hạn có thể được xác định bằng #ff0000;">phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.

    thân!
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    hanghell (17/04/2011)