xin hỏi luật sư về việc thừa kế có yếu tố con chung con riêng

Chủ đề   RSS   
  • #601939 20/04/2023

    noithatavano

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:19/04/2023
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    xin hỏi luật sư về việc thừa kế có yếu tố con chung con riêng

    chào luật sư

    Mình rất mong được các bạn luật sư tư vấn giúp mình việc thừa kế đất đai có yếu tố con chung con riêng. Cụ thể câu chuyện như sau:
     

    - Bà C có mua 1 mảnh đất năm 1987 có giấy tờ viết tay.
    - Đến năm 1990 thì bà C có lấy ông S. ông S trước đó đã có 1 đời vợ và có 3 người con riêng. Sau đó đến năm 1991 thì bà C và ông S có 1 người con chung là K.

    - Năm 1997 nhà nước đã cấp GCN QSDĐ cho bà C. trong giấy đó không có ghi tên ông S. chỉ ghi duy nhất người sử hữu là bà C.

    Trời gian trôi qua, bà C mất năm 2006 không để lại di chúc gì, đến năm 2018 thì ông S cũng qua đời và không để lại di chúc gì. Quyển sổ đỏ mang tên bà C cũng bị thất lạc không tìm thấy.

    Hiện tại 3 người con riêng của ông S chưa từng sống tại mảnh đất bà C mua, người con chung của 2 ông bà C và S sinh ra và lớn lên ở đó. Làm tròn các nghĩa vụ với làng xã, nộp thuế và được hàng xóm xác nhận. Đến nay người con chung của 2 ông bà muốn làm lại sổ đỏ về tên mình, nhưng bị những người con riêng của ông S tranh chấp, cho rằng ngày xưa ông S có lấy tiền của bà vợ cả mang về mảnh đất của bà C để xây nhà, tuy nhiên không có bất kỳ bằng chứng nào chứng minh việc đó.  Cái nhà mà ông S và bà C góp công xây dựng trên mảnh đất đó hiện tại cũng đổ nát không còn giá trị sử dụng.

    Giờ 3 người con riêng của ông S tranh chấp với anh K là con chung của 2 ông bà S và C.  Hiện tại người con riêng đang thờ cúng 2 ông bà C và S và cũng chưa đứng tên mảnh đất nào, còn 3 người con riêng đều ở xa và đã có nhà cửa đàng hoàng.

    Xin hỏi luật sư tư vấn hộ, nếu trong trường hợp này, kiện ra tòa thì tài sản sẽ được phân chia như thế nào, trách nhiệm và nghĩa vụ của từng bên ra sao. 

    Rất mong được mọi người tư vấn và giải đáp thắc mắc. Người con chung của 2 ông bà lên sử lý như nào để giữ lại được mảnh đất mà mẹ mình đã mua. xin cám ơn

     
    617 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn noithatavano vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/04/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #604281   26/07/2023

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Theo thông tin bạn cung cấp thì chúng tôi xác định mảnh đất là tài sản riêng của của bà C có được trước khi kết hôn. Tuy nhiên, ngôi nhà và các tài sản khác có được sau khi bà C kết hôn tài sản chung của vợ chồng bà C với ông S.

    Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì:

    “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”

    Vợ chồng bà C và ông S vẫn đang trong thời kỳ hôn nhân và nếu không có thỏa thuận về vấn đề chia tài sản chung thì ngôi nhà và các tài sản gắn liền với đất sẽ được xác định là tài sản chung của hai người. Theo nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng được ghi nhận tại khoản 1 Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình 2014 ( Luật HNGĐ) thì “Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.” Do đó, chồng bà C là ông S cũng hoàn toàn có quyền định đoạt đối với khối tài sản này.

    Dù đó được xác định là tài sản riêng của bà C hay tài sản chung của chồng bà C thì khi ông chồng bà C mất những người con chung và riêng vẫn được thừa kế một phần di sản là ngôi nhà và các tài sản gắn liền với đất (nếu không có di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật).

    Tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

    Như vậy, người con riêng của ông S là con đẻ của người chết sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Những người này thuộc diện người thừa kế theo pháp luật. Cá nhân có quyền sở hữu với tài sản của mình, sau khi chết, số tài sản còn lại được chia đều cho những người thừa kế. Mọi người bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế của người chết, thực hiện nghĩa vụ mà người chết chưa thực hiện trong phạm vi di sản nhận.

    Trong trường hợp này, những người con trong gia đình ông S có thể thỏa thuận về việc phân chia lại di sản.

    Nếu những người ở hàng thừa kế thứ nhất (những người con của ông S) không thỏa thuận về việc phân chia di sản thì những người con của ông S có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án chia thừa kế, lúc đó Tòa án sẽ áp dụng các quy định về tài sản chung và riêng như trên để giải quyết.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/07/2023)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.