Vi phạm luật về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #445797 01/02/2017

    Vi phạm luật về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    Vào ngày 20/6/2016 bị cáo đã dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản là 1 chiếc xe sirus trị giá 18tr rồi bỏ trố (tài sản vẫn chưa đc thu hồi) Đến ngày 11/7/2016 người nhà của bị cáo đã gặp bị hại và bồi thường 1 chiếc xe mới cùng loại, bị hại đã chấp nhận bồi thường, viết giấy bãi nại và ko yêu cầu thêm bồi thường gì khác 15/8/2016 cơ quan CSDT tp quyết định khởi tố vụ án trên...23/8/2016 viện kiểm soát nhân dân tp quyết định khởi tố bị cáo về hành vi " lừa đảo chiếm đoạt tài sản 12/10/2016 lập bản kết luận điều tra: tội phạm và hình phạt đc quy định tại khoản 1 điều 139 bộ luật hình sự Căn cứ điều 162, 163 bộ luật tố tụng hình sự. Cơ quan CSDT tp chuyển hồ sơ đến VKSND tp để truy tố bị cáo *Bị can hiện đang tại ngoại điều tra 26/12/2016 công an đến nhà mời bị cáo lên cơ quan làm việc và bị cáo bị giam giữ lại tại tòa với mức xử phạt 9 tháng tù - Với sự việc em nêu trên em xin giải đáp giúp em vài thắc mắc: 1. Tại sao bên bị cáo đã bồi thường thiệt hại cho bên bị hại, và bị hại đã viết đơn bãi nại và chấp nhận ko truy cứu nữa...tháng 10 cũng lập biên bản và kết thúc vụ án...nhưng 1 thời gian sau bị cáo lại bị xử với mức án 9 tháng tù 2. Bên bị cáo muốn đc xin tòa xét xử lại, và có sự giúp đỡ của bên bị hại...vậy sau phiên tòa xử lần 1 khoảng bao nhiêu ngày gia đình bị cáo có thể làm đơn xin tòa xét xử lại cho bị cáo, bên bị hại có cần phải ghi đơn bãi nại gửi tòa ko? 3. Trong phiên tòa lần 2...cần phải có những giấy tờ gì ko? Có cần phải thuê luật sư ko? Có cần bị hại ra tòa giải quyết ko? Làm thế nào để có cơ hội được hưởng án treo hoặc giảm án? 4. Theo tất cả thời gian diễn ra trong vụ án và đúng với mức phạt tù là 9 tháng...thời gian bị cáo thi hành hình phạt đc tính như thế nào? Ngày bắt đầu thi hành mức án từ khi nào? Và kết thúc mức án vào tháng mấy (nếu có cụ thể chính xác ngày) Em xin trân thành cảm ơn tất cả những người đã bỏ thời gian góp ý kiến và tư vấn cho em...

     
    12259 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #445801   01/02/2017

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Trường hợp của bạn, chúng tôi tạm tư vấn từng vấn đề cụ thể bạn hỏi như sau:
    1. Trường hợp đã được bồi thường thiệt hại và có đơn bãi nại của người bị hại thì bị cáo sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự là “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”. Toà án sẽ căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt.
    Căn cứ Khoản 1 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:” Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
    Bên cạnh đó, luật cũng cho phép người bị hại được quyền rút đơn yêu cầu khởi tố, cụ thể Khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015 quy định “Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án”. Bị cáo bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 139 Bộ luật hình sự. Tội này phù hợp với quy định trên là rút yêu cầu khởi tố của người bị hại nêu trên và không giới hạn thời điểm rút đơn yêu cầu khởi tố của kể cả tại phiên tòa xét xử phúc thẩm.
    2. Căn cứ Khoản 1 Điều 333Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thời hạn kháng cáo: “Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.”Như vậy, bị cáo phải làm Đơn kháng cáo bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án và nộp đơn rút yêu cầu khởi tố vụ án cùng các tài liệu chứng cứ khác.
    Căn cứ Điều 346 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm như sau:
    1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
    2. Trong thời hạn 45 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, 75 ngày đối với vụ án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
    a) Đình chỉ xét xử phúc thẩm;
    b) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
    3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm.
    4. Chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
    Như vậy thời hạn đã được viện dẫn tại điều luật nêu trên.
    3. Vụ việc của bạn nêu, bị cáo bị giam giữ lại tại tòa với mức xử phạt 9 tháng tù, như vậy Tòa án đã xử tại phiên Tòa sơ thẩm và có thể bị cáo đã kháng cáo để Tòa Phúc thẩm tiếp tục giải quyết(phiên tòa lần 2). Khi có sự ảnh hưởng liên quan trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân thì bị cáo có thể liên hệ với luật sư để được tư vấn, định hướng và tham gia vào vụ việc để bảo vệ bào chữa tại Tòa án nhân dân là cách nhanh nhất để đảm bảo cho việc giải quyết vấn đề của đương sự, người có liên quan luôn tuân thủ quy định của pháp luật.
    Việc đầu tiên là bị cáo phải liên hệ trực tiếp với luật sư mà bản thân người liên hệ có dự định mời và hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn. Sau khi thống nhất tất cả những yêu cầu, chúng tôi sẽ nhanh chóng hoàn tất thủ tục để tham gia vào giải quyết vụ án. Người mời phải viết đơn yêu cầu luật sư bảo vệ tham gia bào chữa cho mình.
    4. Bị cáo bị tuyên phạt 9 tháng tù là tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định. Hình phạt tù có thời hạn là một loại hình phạt nghiêm khắc, vì người bị kết án bị tước tự do, bị cách ly với xã hội, họ phải lao động cải tạo trong trại giam dưới sự quản lý và giám sát của lực lượng cảnh sát tư pháp. Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, nhưng không quy định Tòa án trừ ngay khi quyết định hình phạt hay cơ quan công an trừ trong quá trình thi hành hình phạt trong trại giam?
    Nếu đến ngày tuyên án, người bị kết án không bị tạm giam, thì Tòa án phải tuyên trong bản án thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án. Nếu giao cho cơ quan công an quản lý tại giam trừ, thì hồ sơ thi hành án phải phản ánh đầy đủ thời gian tạm giam, tạm giữ đối với người bị kết án và việc này phải được quy định trong Bộ luật hình sự hoặc Luật thi hành án
    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng rằng sự tư vấn của tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
    Ls. Vũ Văn Toàn
    Mobile: 0978 994 377
     

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    hoangtumua2706 (02/02/2017)
  • #445825   03/02/2017

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Vụ việc bạn nêu trên sẽ áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 để giải quyết. Hiện nay, Bộ luật hình sự năm 2015Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 vẫn chưa có hiệu lực pháp luật. Theo nghị quyết của Quốc hội và hướng dẫn của TAND tối cao thì những nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo theo quy định của BLHS và BLTTHS năm 2015 mới được áp dụng.

    Trong vụ án trên, nếu cơ quan tố tụng có tài liệu, chứng cứ chứng minh bị cáo đã thực hiện thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản trị giá 18 triệu đồng rồi bỏ trốn thì hành vi này sẽ bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS năm 1999, sửa đổi băm 2009 (nếu mục đích chiếm đoạt tài sản có trước thời điểm nhận được tài sản) hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS (nếu bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản) .

    Hành vi của bị cáo cấu thành tội phạm từ khi nhận được tài sản để thực hiện ý định chiếm đoạt. Vì vậy, sau khi bị tố giác bị cáo mới trả lại tài sản cho người bị hại thì hành vi này chỉ là tình tiết để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1, Điều 46 BLHS năm 1999 chứ không phải là căn cứ miễn trách nhiệm hình sự.

    Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải là tội danh được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Vì vậy, nếu trong quá trình điều tra, truy tố xét xử mà người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố (bãi nại) thì cũng không phải căn cứ để đình chỉ vụ án.

    Vì vậy, trong vụ án trên cần làm rõ hành vi, thủ đoạn gian dối và mục đích chiếm đoạt tài sản, thời điểm tội phạm hoàn thành. Nếu tội phạm đã hoàn thành thì việc rút đơn, bãi nại không phải là căn cứ đình chỉ, việc kết tội bị cáo là có căn cứ.

    Với tài sản bị chiếm đoạt trị giá 18 triệu đồng thì bị cáo sẽ bị truy tố ở khoản 1, Điều 139 Bộ luật hình sự với khung hình phạt từ 6 tháng đến 3 năm tù. Nếu phạm tội thuộc khoản 2, thì hình phạt sẽ từ 2 năm đến 7 năm tù, cụ thể như sau:

    "Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. "

    Như vậy, để kết tội bị cáo thì tòa án phải có đầy đủ căn cứ để chứng minh hành vi của bị cáo thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm, cụ thể như sau:

    Về hành vi.

     Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.

    -         Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết, bằng hành động … và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản
    -         Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.

    -           Thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa gia tài sản cho kẻ phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận.

    -           Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
    Về mặt ý chí

    Về mặt ý chí của người phạm tội lừa đảo bao giờ cũng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo, đây là điểm phân biệt cấu thành tội lạm dụng tín nhiếm chiếm đoạt tài sản. Vì trong một số trường hợp phạm tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì bao giờ ý định chiếm đoạt tài sản cũng phát sinh sau khi nhận tài sản thông qua một hình thức giao dịch nhất định
    Ý thức chiếm đoạt phải có trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội. Nếu sau khi có được tài sản hợp pháp mới phát sinh thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì không coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh tương ứng ( như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản)

    Như vậy, dấu hiệu cơ bản và bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là:              

    Người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự.
    Trường hợp hành vi gian dối, hay hành vi chiếm đoạt cấu thành vào một tội danh độc lập khác, thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chí bị truy cứu những tội danh tương ứng đó. Ví dụ, như hành vi gian dối làm tem giả, vé giả …( Điều 164 Bộ luật hình sự), hành vi gian dối trong cân đong đo đếm, tình gian, đánh tráo hàng ( Điều 162 Bộ luật hình sự), hành vi lừa đảo chiếm đoạt chất ma tuý (Điều 194 Bộ luật hình sự), hành vi buôn bán sản xuất hàng giả là lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); hành vi buôn bán sản xuất hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón thuốc thú y, bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi (Điều 158 Bộ luật hình sự) đều có dấu hiệu gian dối.

    Và dấu hiệu về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên.Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này .

     

    Để được hưởng án treo thì bị cáo phải đủ điều kiện quy định tại Điều 60 BLHS và hướng dẫn tại Điều 2, Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP, cụ thể như sau:

    Điều 2. Việc xem xét cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo

    1. Chỉ xem xét cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 8 của Bộ luật hình sự;

    b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều mà pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật.

    Trường hợp người phạm tội có án tích nhưng đã được xóa án tích, được đương nhiên xóa án tích thì coi là chưa bị kết án; đã bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật nhưng đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật thì được coi là chưa bị xử lý hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật, nhưng không phải là có nhân thân tốt. Việc cho hưởng án treo đối với những trường hợp này phải hết sức chặt chẽ. Chỉ có thể xem xét cho hưởng án treo khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    b1) Người bị kết án từ trên 3 năm tù đến 15 năm tù về tội do cố ý (kể cả trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều tội hoặc nhiều bản án) mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;

    b2) Người bị kết án đến 3 năm tù về tội do cố ý mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;

    b3) Người bị kết án về các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;

    b4) Người bị kết án về các tội do vô ý mà đã được xóa án tích;

    b5) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;

    b6) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc một lần và có nhiều lần bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;

    b7) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng;

    b8) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng;

    b9) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật về hành vi có cùng tính chất với hành vi phạm tội lần này mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;

    b10) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 6 tháng;

    b11) Người đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính;

    c) Có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng;

    d) Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự và có từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự; nếu có một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phải có từ ba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự.

    Những tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của Bộ luật hình sự là những tình tiết được hướng dẫn tại điểm c mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04-8-2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999”;

    đ) Có khả năng tự cải tạo và nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm về tham nhũng.

    2. Không cho hưởng án treo nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Người phạm tội thuộc đối tượng cần phải nghiêm trị quy định tại khoản 2 Điều 3 của Bộ luật hình sựbao gồm: người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng; phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;

    b) Bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội;

    c) Trong hồ sơ thể hiện là ngoài lần phạm tội và bị đưa ra xét xử, họ còn có hành vi phạm tội khác đã bị xét xử trong một vụ án khác hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố trong một vụ án khác;

    d) Bị cáo tại ngoại bỏ trốn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án đã đề nghị cơ quan điều tra truy nã.

    3. Khi xem xét, quyết định cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo, cần lưu ý:

    a) Đối với trường hợp người bị xử phạt tù đã bị tạm giữ, tạm giam thì chỉ cho hưởng án treo khi thời gian đã bị tạm giữ, tạm giam ngắn hơn thời hạn phạt tù;

    b) Những trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nếu có đủ điều kiện để áp dụng Điều 47 của Bộ luật hình sự thì cũng phải xử trong khung hình phạt liền kề là đã thể hiện chính sách khoan hồng đối với họ; không được xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với các tội phạm mà dư luận xã hội lên án, đặc biệt là các tội phạm về chức vụ, để phục vụ đắc lực cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tham nhũng nói riêng;

    c) Những trường hợp có tình tiết định khung tăng nặng, nếu Viện kiểm sát không truy tố cũng phải áp dụng để xét xử đúng quy định của pháp luật; nếu còn có các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật hình sự cũng phải được áp dụng đầy đủ; không được vì muốn cho hưởng án treo mà không áp dụng đầy đủ các tình tiết định khung tăng nặng và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48 của Bộ luật hình sự;

    d) Khi quyết định hình phạt phải tuân thủ nguyên tắc xử lý quy định tại Điều 3 của Bộ luật hình sự kết hợp với các căn cứ quyết định hình phạt quy định tại Điều 45 của Bộ luật hình sự; không được cho rằng án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù để tăng hình phạt lên cao hơn các trường hợp khác không có căn cứ và cho hưởng án treo; không được tùy tiện giảm mức hình phạt tù không có căn cứ để đủ điều kiện về mức hình phạt tù quy định tại Điều 60 của Bộ luật hình sự và cho hưởng án treo..

    Nếu thấy tòa án cấp sơ thẩm xử không đúng người, không đúng tội hoặc mức án quá nghiêm khắc thì bị cáo hoàn toàn có thể kháng cáo kêu oan hoặc xin giảm hình phạt, đồng thời có thể mời luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tại phiên tòa phúc thẩm, thời gian chuẩn bị xét xử phúc thẩm khoảng 3-4 tháng.

     

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Cuonglawyer vì bài viết hữu ích
    hoangtumua2706 (06/03/2017)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.