Theo thông tin bạn cung cấp thì Tài đã bịt mặt đến trang trại tìm ông Dũng đánh để trả thù, khi đi đến trang trại thấy một người nhà bạn đang ngồi bên giếng trời nhá nhem tối nên Tài lầm tưởng người nhà bạn là ông Dũng nên đã cầm giao đè vào cổ, dẫn đến thương tích ở cổ và tay cho người nhà. Trong lúc đó ông Dũng từ trong nhà đi ra, Tài đã cầm dao đuổi ông Dũng nhưng ông Dũng, cùng người nhà tôi bỏ chạy được. Không đuổi được ông Dũng và người nhà tôi, Tài đã quay lại lán ở trang trại ngồi, lục lọi trong nhà phát hiện thấy điện thoại của ông Dũng nên Tài nảy sinh ý định chiếm đoạt điện thoại rồi đi khỏi trang trại.
Một số tội danh trong Bộ luật hình sự rất dễ nhầm lẫn nếu chúng ta không có cái nhìn sâu xa về nó, đặc biệt là các tội liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu
Về tội Cướp tài sản theo Điều 133 Luật hình sự thì phải thỏa mãn hành vi mà người phạm tội đã thực hiện, dùng sức mạnh vật chất tác động vào cơ thể của nạn nhân là con người (như: đấm, đá, bóp cổ, trói, bắn, đâm, chém….) để chiếm đoạt tài sản. Hành vi này có thể khiến nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe hoặc tử vong, nhưng cũng có thể chưa gây ra thương tích đáng kể đe dọa người bị hại giao nộp tài sản. Nếu như tên Tài chiếm đoạt tài sản ngay lúc đó thì đủ cấu thành tội Cướp tài sản theo Điều 133 Luật hình sự.
Tuy nhiên, hành vi Tài quay lại lán ở trang trại ngồi, lục lọi trong nhà phát hiện thấy điện thoại của ông Dũng nên Tài nảy sinh ý định chiếm đoạt điện thoại rồi đi khỏi trang trại thì cấu thành tội Trộm cắp tài sản theo Điều 138 Bộ luật Hình sự.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự, thì người bị thương tích hoặc bị tổn hại đén sức khỏe phải có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên thì người phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Điều 100 Bộ luật Tố tụng hình sự, chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Một trong các biểu hiện của tội phạm trộm cắp là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác. “Chiếm đoạt” là việc cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình. “Lén lút” là hành vi cố ý giấu diếm, vụng trộm không để lộ ra nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác; việc che giấu có thể là che giấu toàn bộ (với tất cả mọi người) hoặc công khai trước sự chứng kiến của nhiều người nhưng vẫn che giấu hành vi phạm tội với chủ tài sản…
Trường hợp mà bạn nói đến thì người đó chỉ bị khởi tố khi có đủ căn cứ xác định có dấu hiệu của tội phạm. Và chỉ khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệc lực pháp luật thì người đó mới bị coi là phạm tội trộm cắp tài sản và phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật. Việc kết tội người đó sẽ do cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, quyết định dựa trên những chứng cứ thu thập được. Ngoài ra, còn phải căn cứ vào hồ sơ tài liệu, lời khai, các tình tiết khách quan của vụ án thì mới có thể làm rõ được các hành vi phạm tội cụ thể mà bạn đang hỏi ở trên.
Trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên hệ trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.