Mới đây, Viện kiểm sát nhân dân tối cao công bố Dự thảo về công tác quy họach cán bộ lãnh đạo, quản lý trong ngành Kiểm sát nhân dân với các nội dung chính sau đây:
Quy họach cán bộ lãnh đạo, quản lý phải dựa trên 3 nguyên tắc:
- Phải đánh giá đúng cán bộ trước trước khi đưa vào quy hoạch dựa trên các tiêu chí phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực thực tiễn; uy tín; sức khỏe; chiều hướng và triển vọng phát triển.
- Quy hoạch cán bộ phải bảo đảm phương châm “mở” và “động”
Số lượng nguồn đưa vào quy họach
* Đối với chức danh Vụ trưởng hoặc tương đương, Viện trưởng Viện KSND cấp cao, Viện trưởng Viện KSND cấp tỉnh: Mỗi chức danh không quá 3 người.
* Đối với chức danh Phó Vụ trưởng hoặc tương đương, Phó Viện trưởng Viện KSND cấp cao, Phó Viện trưởng Viện KSND cấp tỉnh: Mỗi đơn vị không quá 06 người. Riêng VKSND Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội mỗi đơn vị không quá 08 người.
* Đối với chức danh Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ hoặc tương đương thuộc Viện KSND cấp cao, Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng hoặc tương đương:
- Tại các đơn vị thuộc Viện KSND tối cao, Viện nghiệp vụ và tương đương thuộc Viện KSND cấp cao: Số lượng người đưa vào quy hoạch tại mỗi đơn vị không quá số lượng phòng của đơn vị (Ví dụ: Đơn vị có 4 phòng chỉ được quy hoạch tối đa 04 Trưởng phòng và 04 Phó Trưởng phòng, một Viện nghiệp vụ có 02 phòng chỉ được quy hoạch tối đa 02 Trưởng phòng và 02 Phó Trưởng phòng).
Riêng trường Đại học kiểm sát Hà Nội, Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh số lượng người đưa vào quy hoạch tại mỗi đơn vị không vượt quá 02 lần số lượng phòng và khoa của đơn vị.
- Tại Viện KSND cấp tỉnh: Số lượng người đưa vào quy hoạch Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng hoặc tương đương, Viện trưởng, Phó Viện trưởng cấp huyện là không vượt quá 02 lần số lượng đơn vị cấp phòng và số lượng đơn vị Viện KSND cấp huyện của đơn vị. Số lượng quy hoạch Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của đơn vị Viện KSND cấp huyện không vượt quá 02 lần số lượng đơn vị cấp phòng Viện KSND cấp huyện.
Quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý, tối thiểu phải quy hoạch 02 người vào một chức danh; không quy hoạch 01 người vào quá 02 chức danh.
Yêu cầu về trình độ, độ tuổi, cơ cấu cán bộ
- Yêu cầu về trình độ đào tạo: Trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên. Những đồng chí dưới 45 tuổi thuộc diện quy hoạch phải tốt nghiệp đại học hệ chính quy hoặc tốt nghiệp Cao đẳng kiểm sát hệ chính quy đã có bằng Cử nhân luật.
- Yêu cầu về độ tuổi: Xuất phát từ yêu cầu trẻ hóa đội ngũ cán bộ, cần đưa vào quy hoạch những đồng chí có triển vọng, nhưng phải trẻ tuổi, để có quỹ thời gian cho việc đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và kinh qua thực tiễn lãnh đạo, quản lý ở cấp dưới. Để đến khi bố trí cán bộ vào chức danh quy hoạch, phải bảo đảm những đồng chí lần đầu bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử các chức danh lãnh đạo, quản lý phải đủ tuổi công tác từ 02 nhiệm kỳ trở lên; trường hợp cần thiết ít nhất cũng đủ một nhiệm kỳ (05 năm).
- Yêu cầu về cơ cấu: Quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý phải đảm bảo cơ cấu 02 độ tuổi, giãn cách giữa các độ tuổi là 5 năm. Thời điểm tính tuổi cán bộ đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý là thời điểm năm thứ hai sau đại hội đảng bộ các cấp. Những đồng chí là cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ cần xem xét vận dụng một cách thích hợp với từng địa phương, đơn vị.
Yêu cầu về giữ ngạch
Các đơn vị nghiệp vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Cơ quan Điều tra Viện KSND tối cao:
- Chức danh Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng: Phải là Kiểm sát viên cao cấp, nếu là Kiểm sát viên trung cấp phải giữ ngạch được 05 năm hoặc đã giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
- Chức danh Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra: Phải là Điều tra viên cao cấp, nếu là Điều tra viên trung cấp phải giữ ngạch được 05 năm hoặc đã giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
- Chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng: Phải là Kiểm sát viên trung cấp, Điều tra viên trung cấp (đối với cơ quan điều tra) hoặc Kiểm tra viên chính trở lên.
Các đơn vị tham mưu, phục vụ tại cơ quan Viện KSND tối cao
- Chức danh Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng hoặc tương đương: Phải là Kiểm tra viên chính hoặc tương đương trở lên;
- Chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng hoặc tương đương: Phải là Kiểm tra viên hoặc tương đương trở lên.
Viện KSND cấp cao
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện KSND cấp cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ thuộc Viện KSND cấp cao: Phải là Kiểm sát viên cao cấp, nếu là Kiểm sát viên trung cấp phải giữ ngạch được 05 năm hoặc đã giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
- Chức danh Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng: Phải là Kiểm tra viên chính hoặc tương đương trở lên;
Chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng: Phải là Kiểm sát viên trung cấp hoặc Kiểm tra viên chính trở lên.
Viện KSND địa phương
- Chức danh Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện KSND cấp tỉnh: Phải là Kiểm sát viên trung cấp trở lên;
- Chức danh Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng:
+ Thuộc các phòng nghiệp vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp: Phải là Kiểm sát viên trung cấp, nếu là Kiểm sát viên sơ cấp phải giữ ngạch được 05 năm hoặc đã giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại Viện KSND cấp huyện;
+ Thuộc các đơn vị tham mưu, phục vụ: Phải là Kiểm tra viên hoặc tương đương trở lên;
- Chức danh Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện KSND cấp huyện, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Viện KSND cấp huyện (nếu có): Phải là Kiểm sát viên sơ cấp.
Xem thêm hướng dẫn quy họach tại file đính kèm.