Phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường có được bán cho bên thu gom phế liệu?

Chủ đề   RSS   
  • #608617 05/02/2024

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1957)
    Số điểm: 13033
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường có được bán cho bên thu gom phế liệu?

    Công ty trong quá trình sản xuất hàng hóa để bán ra thị trường thì có phát sinh chất thải, vậy công ty có thể bán chất thải này cho bên thu gom phế liệu (ve chai thu mua lưu động) hay không? Có quy định cụ thể nào về điều kiện để công ty tiến hành?
     
    Yêu cầu về quản lý chất thải trong quá trình hoạt động
     
    Liên quan nội dung này, tại Khoản 1 Điều 72 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có nêu yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông thường như sau:
     
    - Chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy;
     
    - Chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp để xử lý;
     
    - Chủ nguồn thải chất thải công nghiệp phải kiểm soát có trách nhiệm phân định chất thải là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường thông qua hoạt động lấy, phân tích mẫu do cơ sở có chức năng, đủ năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật. Chất thải công nghiệp sau khi phân định phải được quản lý theo quy định của pháp luật;
     
    - Chất thải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý như sản phẩm, hàng hóa và được phép sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất;
     
    - Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý có trách nhiệm vận chuyển chất thải đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân vận chuyển khác để vận chuyển đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp;
     
    - Việc quản lý chất thải phóng xạ được thực hiện theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.
     
    Xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
     
    Đối với vấn đề xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, tại Khoản 1 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có nêu trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chuyển giao cho các đối tượng sau đây:
     
    - Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật;
     
    - Cơ sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp;
     
    - Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp;
     
    - Cơ sở vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đã có hợp đồng chuyển giao với đối tượng được nêu ở trên.
     
    Theo đó, đơn vị muốn bán cho bên thu gom chất thải thì đơn vị thu gom đó phải thuộc một trong bốn trường hợp nêu trên. Việc đơn vị bán cho các bên thu gom thông thường (ve chai) thì không đủ điều kiện.
     
    Sau khi mua, tiếp nhận chất thải nêu trên, chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm sau đây:
     
    - Bảo đảm các hệ thống, phương tiện, thiết bị, lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định;
     
    - Trường hợp có phát sinh chất thải nguy hại từ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường thì phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định;
     
    - Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình phát sinh, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
     
    - Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý đối với mỗi lần nhận chuyển giao; lập nhật ký vận hành các hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường; sổ theo dõi số lượng các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải rắn công nghiệp thông thường (nếu có).
     
    93 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận