Phân tích điểm mới về hiệu lực của Luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)

Chủ đề   RSS   
  • #550365 29/06/2020

    Phân tích điểm mới về hiệu lực của Luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)

    Mình đang có thắc mắc về những điểm mới về Hiệu lực của Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 so với bộ luật 1999

    - Hiệu lực theo không gian

    - hiệu lực theo thời gian

    - hiệu lực hồi tố

     
    2523 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Knightd vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/06/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #550976   01/07/2020

    - Hiệu lực về không gian của Bộ luật hình sự

    + Đối với hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam

    Nguyên tắc áp dụng Bộ luật hình sự đối với hành  vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Bộ luật hình sự như sau: “Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

    Như vậy, với quy định trên thì Bộ luật hình sự có hiệu lực tuyệt đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam dù người đó là công dân Việt Nam, người nước ngoài, hay người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.

    Tuy nhiên, đối với đối tượng là người nước ngoài được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao là trường hợp ngoại lệ được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Bộ luật hình sự: “Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao”.

    Như vậy, Bộ luật hình sự có các quy định ngoại lệ đối với các đối tượng được hưởng quyền miễn trừ tư pháp với hai nhóm như sau: Theo pháp luật Việt Nam, theo hiệp định Quốc tế mà Việt Nam tham gia thì những đối tượng được hưởng các đắc quyền ngoại giao là thành viên của đoàn ngoại giao trở lên; Theo thông lệ quốc tế thì vợ hoặc chồng hoặc con chưa thành niên của những người kể trên cũng được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.

    + Đối với hành vi phạm tội xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam

    Trước hết, đối với công dân Việt Nam, người không có quốc tịch thường trú tại Việt Nam. Đối với đối tượng này khi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam, nguyên tắc áp dụng Bộ luật hình sự tại khoản 6 quy định: “Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này”.

    Như vậy, nếu công dân Việt nam hoặc người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu tội đã thực hiện được quy định trong Bộ luật hình sự. Vì theo nguyên tắc quốc tịch thì công dân Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam ở bất cứ nơi nào, đồng thời phải tuân thủ pháp luật ở nước sở tại.

    Đối với người nước ngoài khi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam, nguyên tắc áp dụng Bộ luật hình sự được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Bộ luật hình sự: “Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia”.

    Đó là những tội được quy định tại Chương XXIV của Bộ luật hình sự – tội phá hoại hòa hình, chống loài người, tội phạm chiến tranh, các tội phạm các quyền và lợi ích cơ bản của công dân Việt Nam.

    - Hiệu lực theo thời gian là phạm vi áp dụng Bộ luật hình sự đối với hành vi phạm tội trong khoảng thời gian nhất định. Hiệu lực theo thời gian được quy định cụ thể tại Điều 7 Bộ luật hình sự.

    Như vậy, chúng ta xác định thời điểm thực hiện tội phạm qua 02 trường hợp:

    + Đối với tội phạm được thực hiện trong một khoảng thời gian thì tất cả quá trình thực hiện tội phạm là thời điểm thực hiện tội phạm.

    + Điều luật được áp dụng là điều luật đang có hiệu lực thi hành vào thời điểm cuối cùng của việc thực hiện tội phạm.

    - Hiệu lực hồi tố:

    Bộ luật hình sự chính thức có hiệu lực (được áp dụng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án) đối với người thực hiện hành vi phạm tội từ 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018.

    Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, Bộ luật hình sự vẫn có hiệu lực vào trước thời điểm trên, đây được gọi là “hiệu lực hồi tố” và được ghi nhận cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 41/2017/QH14.

     
    Báo quản trị |