Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh – thương mại

Chủ đề   RSS   
  • #491583 12/05/2018

    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 109 lần


    Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh – thương mại

    Việc xác định một hợp đồng là hợp đồng dân sự hay hợp đồng thương mai có ý nghĩa khá quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia vì luật điều chỉnh cho 2 loại hợp đồng này là khác nhau

    Những điểm giống nhau giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại:

     - Đều là những giao dịch có bản chất dân sự, thiết lập dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng và thỏa thuận của các bên;

     - Đều hướng tới lợi ích của mỗi bên và lợi ích chung của các bên tham gia giao kết hợp đồng;

     - Hai loại hợp đồng này có một số điều khoản tương tự như: Điều khoản về chủ thể; đối tượng của hợp đồng; giá cả; quyền và nghĩa vụ của các bên; phương thức thực hiện; phương thức thanh toán; giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có.

     - Về hình thức của hợp đồng:

     + Một số hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại có thể giao kết bằng miệng (thực hiện chủ yếu qua sự tín nhiệm, giao dịch được thực hiện ngay hoặc những giao dịch đơn giản, có tính phổ thông, đối tượng giao dịch có giá trị thấp);

     + Hoặc bằng văn bản (được thực hiện chủ yếu ở những giao dịch phức tạp, đối tượng của hợp đồng có giá trị lớn hoặc do pháp luật quy định phải thực hiện bằng văn bản như: Vay tiền tại tổ chức tín dụng, bảo hiểm... (nhưng không có mục đích lợi nhuận). Đối với hình thức hợp đồng này tùy từng hợp đồng cụ thể pháp luật quy định bắt buộc phải công chứng hoặc thị thực mới hợp lệ (như mua bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất...).

    Ngoài ra những Trường hợp pháp luật không quy định bắt buộc phải công chứng thì các bên vẫn có thể thỏa thuận công chứng hoặc có sự chứng kiến của người làm chứng nhằm làm cho hợp đồng có giá trị pháp lý cao. Các loại văn bản cũng được coi là hợp đồng nếu hai bên giao kết gián tiếp bằng các tài liệu giao dịch như: Công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng và được sự đồng ý của bên kia với nội dung phản ảnh đầy đủ các nội dung chủ yếu cần có và không trái pháp luật thì được coi là hợp lệ.

     + Hợp đồng cũng có thể được giao kết bằng hành vi cụ thể: Thông thường đây là một dạng quy ước đã hình thành trên cơ sở thông lệ mà các bên đã mặc nhiên chấp nhận.

    Khác nhau:

     

     

     

    Hợp đồng dân sự

    Hợp đồng kinh doanh – thương mại

    Luật áp dụng

    Bộ luật Dân sự 2015

    Bộ luật dân sự 2015

    Luật thương mại 2005

    Chủ thể giao kết hợp đồng

    Chủ thể là các cá nhân, tổ chức (có thể có hoặc không có tư cách pháp nhân)

    Chủ thể phải là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh (thương nhân). Như vậy, cần lưu ý về tư cách chủ thể khi thiết lập các giao dịch thương mại (tư cách thương nhân, tư cách pháp nhân, người đại diện hợp pháp…) nhằm tránh trường hợp hợp đồng thương mại vô hiệu do không hợp pháp về chủ thể.

    Mục đích của hợp đồng

    Mục đích tiêu dung, tặng, cho, làm từ thiện,….

    Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thương mại

    Một số điều khoản của hợp đồng

    Một số điều khoản của hợp đồng thương mại có nhưng hợp đồng dân sự không có như: Điều khoản vận chuyển hàng hóa; điều khoản bảo hiểm

    Hình thức giao kết hợp đồng

    Có thể được giao kết bằng miệng nhiều hơn thông qua sự tín nhiệm, giao dịch đơn giản, có tính phổ thông và giá trị thấp

    Các hợp đồng thương mại với tính chất giá trị lớn hơn, phức tạp hơn hay do pháp luật yêu cầu thường được giao kết bằng văn bản và được công chứng để tăng giá trị pháp lý và đảm bảo sự rõ ràng trong quyền và nghĩa vụ các bên.

    Nội dung hợp đồng

    Trong hợp đồng dân sự thường mang tính chất nhỏ, lẻ thì việc thỏa thuận về giá mang ý nghĩa rất lớn. Tuy nhiên thì việc không thỏa thuận về giá cũng không làm hợp đồng mất hiệu lực

     

    Do các bên thoả thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng, là sự phát triển tiếp tục những quy định của luật truyền thống về hợp đồng

    + Nêu cao nghĩa vụ đảm bảo sở hữu trí tuệ trong hợp đồng mua bán

    + Việc thỏa thuận về giá không là không là nội dung bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực.

     

    Cơ quan giải quyết khi phát sinh tranh chấp

    Cơ quan giải quyết tranh chấp là Tòa án

    Nếu các bên không tự giải quyết được thì có thể nhờ cơ quan tòa án hoặc trọng tài giải quyết theo sự lựa chọn của các bên

    Một số giao dịch phổ biến

    Hợp đồng thuê trụ sở; kho bãi; nhà xưởng; hợp đồng thuê tài sản; hợp đồng mua trang thiết bị sử dụng nội bộ DN; hợp đồng xây dựng, sửa chữa…

    Hợp đồng cung ứng dịch vụ; hợp đồng mua bán hàng hóa…

     

    Cập nhật bởi Kimhuyentr ngày 12/05/2018 02:38:34 CH Cập nhật bởi Kimhuyentr ngày 12/05/2018 02:37:29 CH Cập nhật bởi Kimhuyentr ngày 12/05/2018 02:36:54 CH
     
    53154 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Kimhuyentr vì bài viết hữu ích
    Nqnhat2001 (29/06/2020) nguyenanh1292 (12/05/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận