[quote=khacduy25]
Chào bạn liemluat_hue,
Tôi cũng có lần say rượu và lái xe máy về từ bữa tiệc đám cưới, lúc đó tôi say như không thể lái xe, nhưng tôi đã làm được điều đó, mặc dù có lúc sắp xuống bờ lề, nhưng về đến nhà tôi lăn ra giường ngủ, lúc này mới là lúc tôi thật sự không biết gì trong lúc mình ngủ, nhưng lúc tỉnh dậy rất mệt, nhưng quả thật là tôi vẫn nhớ những gì đã xảy ra. những điều ờ đây là hoàn toàn ngược lại với bạn rồi.
Bạn liemluat_hue "Không phải ngẫu nhiên mà pháp luật lại quy định người nghiện rượu(say rượu) thuộc đối tượng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự"
Vậy minh xin trích dẫn lại" Ðiều 23. Hạn chế năng lực hành vi dân sự
1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự."
Đọc điều này chắc bạn đã hiểu ra rồi chứ?
Thân!
[/quote
Tôi có ý kiến thế này:
Việc say hay tĩnh, nhớ hay không nhớ là việc của mỗi người và nó có thể đến sớm hay đến muộn. Có người say tại bàn nhậu nhưng vẫn về nhà được, có người về nhà bình thường nhưng tĩnh dậy mới say. Theo lời bạn kể thì có lẽ bạn chưa say! Thầy giáo tôi ngoài này có 1 lần nói với chúng tôi về khái niệm "say rượu".
Tôi không nhớ rõ nhưng cũng đại khái say rượu là lúc mình hoàn toàn không làm chủ được mình và nó cũng đúng trong thực tế khi mà Chí Phèo chỉ có rượu vào thì mới chửi, mới rạch mặt ăn vạ; Hộ thì chỉ say về mới chửi vợ chửi con, tuy rằng lúc tĩnh Hộ là một người chồng, người cha mẫu mực.
Nếu nói như trường hợp của bạn thì thật là tai hại, bởi đã không làm chủ được hành vi của mình bạn rất dế gây tai nạn cho mình và cho người khác. Trường hợp này bạn đã bị hạn chế năng lực hành vi rồi đấy.
Bạn đã trích dẫn điều 23 để khẳng định lập luận của mình và tất nhiên có thể là bạn đã đúng. Nhưng bạn đã có một sự nhầm lẫn nhỏ.
Tôi hỏi bạn nha: Nếu mà trước khi bị tòa tuyên bố là hạn chế năng lực hành vi dân sự do nghiện rượu thì điều kiện đầu tiên và mang tính chất tiên quyết là phải nghiện rượu - tức phải uống rượu - phải say rươu? Nghĩa là các nhà làm luật đã nhận thức được tác hại của chất kích thích.
Về mặt thực tế thì điều 23 cũng mang tính tương đồng với điều 133, chỉ có khác ở chỗ là điều 23 chỉ áp dụng cho đối tượng đã bị tòa tuyên án là mất năng lực hành vi dân sự, còn điều 133 thì tòa chưa tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng vẫn bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu khi thực hiện giao dịch lúc không làm chủ được hành vi.
Quy định này chỉ mang tính đề phòng lỡ khi người có quyền lợi ích liên quan không hiểu luật hoặc là thương tình không làm đơn yêu cầu tòa tuyên bố người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Nếu mà chưa đủ thuyết phục chắc phải đi nhờ thầy cô hoặc luật sư trong 4rum giải quyết giúp thôi. Chúng ta cũng chỉ mới là sinh viên luật thôi mà. Đúng không?
Cập nhật bởi liemluat_hue ngày 03/01/2011 08:08:00 PM
Cái gì không mua được bằng tiền sẽ mua được bằng rất nhiều tiền!
mail: nguyenliemluat@gmail.com
phone: 0935605790
Faculty of Law - Hue University