Nhà ở có được cầm cố không?

Chủ đề   RSS   
  • #270215 19/06/2013

    doan.nguyen

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/06/2013
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    Nhà ở có được cầm cố không?

    Chào luật sư,

    Theo như Luật nhà ở 2005 sửa đổi 2009 thì các hình thức giao dịch nhà ở được qui định như sau:

     

    Điều 90. Các hình thức giao dịch về nhà ở

    Giao dịch về nhà ở gồm các hình thức mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ và uỷ quyền quản lý nhà ở.

     

    và theo Bộ luật dân sự 2005 thì các hình thức giao dịch tài sản bao gồm cả cầm cố.

     

    Vậy cho tôi hỏi, nhà có được cầm cố theo qui định của Luật nhà ở 2005 không?

     

    Chân thành cảm ơn.

     
    54591 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #270297   19/06/2013

    sonluatk07
    sonluatk07
    Top 500
    Male
    Chồi

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2012
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 1548
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 96 lần


    Chào 

    Đối với nhà ở, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật Nhà ở, thì nhà ở vẫn bao gồm cầm cố (thế chấp). Theo quy định ở điều luật trên mà bạn dẫn chứng thì vẫn được cầm cố nhà ở "mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ và uỷ quyền quản lý nhà ở"

    Thân chào bạn!

    Sống là động nhưng lòng luôn bất động, tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

     
    Báo quản trị |  
  • #270307   19/06/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Thân chào các bạn!

    Theo quy định của pháp luật thì cầm cố và thế chấp là hai hình thức giao dịch khác nhau:

    Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005:

    Điều 326. Cầm cố tài sản

    Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. 

    Điều 342. Thế chấp tài sản

    1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

    Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

    Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

    Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.

    2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

    3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 715 đến Điều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Giống nhau ở điểm là hai hình thức cầm cố và thế chấp tài sản điều là biện pháp bảo bảo trong giao dịch dân sự.

    Còn khác nhau ở rất nhiều yếu tố đã thể hiện rõ trong hai điều luật trên.

    Nhà ở là bất động sản, vì vậy không thể cầm cố được, không thể giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia nắm giữ, mà nhà ở này do bên thế chấp giữ, bảo quản. . .

    Vì vậy, nhà ở không được cầm cố theo quy định của pháp luật. Căn cứ Luật nhà ở năm 2005, nhà ở được tham gia giao dịch với hình thức là thế chấp.

    Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    luongngocanh98@gmail.com (17/12/2017)
  • #270365   20/06/2013

    sonluatk07
    sonluatk07
    Top 500
    Male
    Chồi

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2012
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 1548
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 96 lần


    Bộ luật Dân sự 2005 tại Điều 326 BLDS thì: "Cầm cố là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự".

    Theo điểm b khoản 1 Điều 174 BLDS thì nhà ở là bất động sản.

    Như vậy, Bộ luật dân sự không có quy định nào cấm về việc cầm cố nhà ở.

    Theo điều 21 của Luật Nhà ở, thì không có quy định về quyền cầm cố nhà ở.

    Căn cứ các quy định trên thì pháp luật không cấm cầm cố nhà ở.Như vậy về nguyên tắc thì chủ sở hữu nhà ở được phép cầm cố nhà ở thuộc sở hữu của mình.

    Tuy nhiên,có nhiều quan điểm cho rằng Luật nhà ở trong phần giao dịch nhà ở không có quy định trong việc cầm cố nhà ở. Cho nên các trường hợp cầm cố nhà ở có hợp đồng thì các hợp đồng đó là vô hiệu.

     

    Sống là động nhưng lòng luôn bất động, tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

     
    Báo quản trị |  
  • #270610   21/06/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    sonluatk07 viết:

    Bộ luật Dân sự 2005 tại Điều 326 BLDS thì: "Cầm cố là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự".

    Theo điểm b khoản 1 Điều 174 BLDS thì nhà ở là bất động sản.

    Như vậy, Bộ luật dân sự không có quy định nào cấm về việc cầm cố nhà ở.

    Theo điều 21 của Luật Nhà ở, thì không có quy định về quyền cầm cố nhà ở.

    Căn cứ các quy định trên thì pháp luật không cấm cầm cố nhà ở.Như vậy về nguyên tắc thì chủ sở hữu nhà ở được phép cầm cố nhà ở thuộc sở hữu của mình.

    Tuy nhiên,có nhiều quan điểm cho rằng Luật nhà ở trong phần giao dịch nhà ở không có quy định trong việc cầm cố nhà ở. Cho nên các trường hợp cầm cố nhà ở có hợp đồng thì các hợp đồng đó là vô hiệu.

     

    Chào bạn !

    Bạn đã nói rất đúng các ý ở trên.

    Tuy nhiên tôi không đồng ý với bạn là nhà được quyền cầm cố.

    Thực tế thì không có hoạt động cầm cố nhà một cách hợp pháp xãy ra và cũng không có ban hành về thủ tục cầm cố nhà như đã ban hành thủ tục bảo lãnh, thế chấp nhà.

    Nhầm lẫn của bạn là do bạn quên yếu tố mà nhà gắn liền với nó : chính là đất.(và đây chính là giá trị lớn nhất của căn nhà)

    Đất là tài sản đặc biệt, Chỉ có quyền sử dụng chứ không được quyền sở hửu.

    Người sử dụng đất không có đủ mọi quyền như người chủ sở hửu. Quyền của người sử dụng đất được quy định trong luật đất đai :

    Điều 105. Quyền chung của người sử dụng đất

    Người sử dụng đất có các quyền chung sau đây:

    1. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

    2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;

    3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp;

    4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp;

    5. Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình;

    6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

    Điều 113. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê

    Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    1. Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật này;

    2. Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác; 

    3. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp chuyển nhượng có điều kiện theo quy định của Chính phủ;

    4. Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;

    5. Cá nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

    Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

    Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;

    6. Tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 của Luật này; tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này;

    7. Thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế hoặc cá nhân để vay vốn sản xuất, kinh doanh;

    8. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh.

    Không có quyền cầm cố.

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngocloan1990 vì bài viết hữu ích
    DeutscheBank (20/06/2021)
  • #270612   21/06/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Chào bạn Sonluatk07!

    Công nhận với bạn là pháp luật không cấm nhà ở có được cầm cố. Tuy nhiên việc cầm cố bạn phải mang tài sản thuộc quyền sở hữu của mình giao cho bên kia (bên nhận cầm cố) nắm giữ bảo quản.

    Như vậy, bạn có thể dịch chuyển ngôi nhà và đất trên nhà đến cho bên nhận cầm cố nắm giữ để đảm bảo thực hiện 1 nghĩa vụ dân sự chứ?

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #270617   21/06/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    KhacDuy25 viết:

    Chào bạn Sonluatk07!

    Công nhận với bạn là pháp luật không cấm nhà ở có được cầm cố. Tuy nhiên việc cầm cố bạn phải mang tài sản thuộc quyền sở hữu của mình giao cho bên kia (bên nhận cầm cố) nắm giữ bảo quản.

    Như vậy, bạn có thể dịch chuyển ngôi nhà và đất trên nhà đến cho bên nhận cầm cố nắm giữ để đảm bảo thực hiện 1 nghĩa vụ dân sự chứ?

    Trong thực tế, sau khi mua bán, người bán vẫn giao nhà cho người mua mà không cần "dịch chuyễn".

    Chào bạn .

     
    Báo quản trị |  
  • #270922   22/06/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    ngocloan1990 viết:

    Trong thực tế, sau khi mua bán, người bán vẫn giao nhà cho người mua mà không cần "dịch chuyễn".

    Chào bạn .

    Chào bạn!

    Ở đây, chúng ta đang nói đến việc thế chấp và cầm cố - là khái niệm khác hoàn toàn so với quan hệ mua bán. Việc cầm cố, thế chấp không chuyển giao quyền sở hữu, còn mua bán thì ngược lại.

    (Bạn chỉ hiểu đơn giản thế này:

    - Cầm cố là việc bạn mang tài sản chứ không phải là giấy tờ chứng minh quyền sở hữu) của mình đến giao cho bên nhận cầm cố nắm giữ, nhằm đảm bảo 1 nghĩa vụ nào đó, sau khi thực hiện xong nghĩa vụ theo thỏa thuận, bên nhận cầm cố trả lại tài sản do mình nắm giữ lại cho bên cầm cố. Ví dụ xe máy chẳng hạn. Thực tế trong trường hợp này người chủ sở hữu tài sản không được sử dụng tài sản cầm cố, nếu các bên không có thỏa thuận khác.

    - Thế chấp là việc bạn mang những giấy tờ chứng minh quyền sở hữu/quyền sử dụng của mình, hoặc được ủy quyền đem đi đăng ký thế chấp nhằm đảm bảo thực hiện 1 giao dịch. Không chuyển giao quyền sử dụng tài sản này cho bên nhận thế chấp, thực tế bên thế chấp vẫn sử dụng tài sản thế chấp này. Đặc thù ở đây là bất động sản, không dịch chuyển được)

    Để hiểu rõ hơn, các bạn tham khảo thêm các quy định của pháp luật, gắn với các khái niệm liên quan. Tránh trường hợp tranh luận không cần thiết.

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    DeutscheBank (20/06/2021)
  • #270697   21/06/2013

    sonluatk07
    sonluatk07
    Top 500
    Male
    Chồi

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2012
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 1548
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 96 lần


    Ở đây, Pháp luật không có những quy định nào là cấm cầm cố nhà ở, Tuy nhiên, việc cầm cố nhà ở nếu có tranh chấp thì có khả năng pháp luật không bảo hộ theo hợp đồng này.

    Quy định tại điểm a khoản 1 điều 318, điều 326,  điểm b khoản 1 Điều 174 Bộ luật dân sự năm 2005, thì tài sản đã bao gồm có bất động sản.

    Ở đây, tôi xin hỏi anh KhacDuy25 : Anh có thể cho tôi biết những quy định nào của pháp luật rằng: Bất động sản không được cầm cố hay không? vì như anh nói "bạn có thể dịch chuyển ngôi nhà và đất trên nhà đến cho bên nhận cầm cố nắm giữ để đảm bảo thực hiện 1 nghĩa vụ dân sự chứ?" vậy đất đai cũng là bất động sản không thể dịch chuyển được.

    Tuy nhiên, vấn đề nhà ở pháp luật không bảo hộ cầm cố. Còn đất đai như thế nào?

    Vấn đề cầm cố tài sản, thì việc chấm dứt, trả lại tài sản cầm cố theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 339 của Bộ luật Dân sự 2005 thì tài sản cầm cố, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, nếu không có thoả thuận khác.

    Cập nhật bởi sonluatk07 ngày 21/06/2013 10:15:12 SA

    Sống là động nhưng lòng luôn bất động, tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

     
    Báo quản trị |  
  • #270925   22/06/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    sonluatk07 viết:

    Ở đây, Pháp luật không có những quy định nào là cấm cầm cố nhà ở, Tuy nhiên, việc cầm cố nhà ở nếu có tranh chấp thì có khả năng pháp luật không bảo hộ theo hợp đồng này.

    Quy định tại điểm a khoản 1 điều 318, điều 326,  điểm b khoản 1 Điều 174 Bộ luật dân sự năm 2005, thì tài sản đã bao gồm có bất động sản.

    Ở đây, tôi xin hỏi anh KhacDuy25 : Anh có thể cho tôi biết những quy định nào của pháp luật rằng: Bất động sản không được cầm cố hay không? vì như anh nói "bạn có thể dịch chuyển ngôi nhà và đất trên nhà đến cho bên nhận cầm cố nắm giữ để đảm bảo thực hiện 1 nghĩa vụ dân sự chứ?" vậy đất đai cũng là bất động sản không thể dịch chuyển được.

    Tuy nhiên, vấn đề nhà ở pháp luật không bảo hộ cầm cố. Còn đất đai như thế nào?

    Vấn đề cầm cố tài sản, thì việc chấm dứt, trả lại tài sản cầm cố theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 339 của Bộ luật Dân sự 2005 thì tài sản cầm cố, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, nếu không có thoả thuận khác.

    Chào bạn!

    Xưa nay pháp luật không cấm bất động sản mang đi cầm cố. Tuy nhiên, bạn cần xem lại định nghĩa các quy định liên quan cần thiết để áp dụng trong trường hợp là động sản/bất động sản, thì biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như thế nào cho phù hợp và khi có tranh chấp xảy ra thì áp dụng pháp luật như thế nào để giải quyết nó cho phù hợp với pháp luật hiện hành.

    Chứ việc tranh luận như trên là không cần thiết.

    Trân trọng!

     

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #270955   22/06/2013

    sonluatk07
    sonluatk07
    Top 500
    Male
    Chồi

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2012
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 1548
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 96 lần


    Chào anh KhacDuy25 

    Khi có thời gian anh có thể tham khảo ý kiến của Luật sư Phạm Công Út - Công ty Luật TNHH MTV Phạm Nghiêm - TP. HCM. 

    Chào anh!

    Sống là động nhưng lòng luôn bất động, tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

     
    Báo quản trị |  
  • #271093   22/06/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Chào bạn sonluatk07!

    Quan điểm của Luật sư, hay 1 chuyên gia đầu ngành nào cũng vậy, chỉ mang tính chất tham khảo. Còn khi ta tranh luận 1 vấn đề gì, làm sáng tỏ 1 vấn đề gì, thì ta cần căn cứ vào các quy định của pháp luật liên quan để giải quyết vấn đề.

    Tuy nhiên, quan điểm mà bạn tham khảo từ Luật sư, tôi ghi nhận và tham khảo, chứ không hoàn toàn bác bỏ. Nhưng để áp dụng thì còn phải căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành.

    Rất vui được trao đổi cùng bạn, chúc bạn sức khỏe và thành công!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #271154   23/06/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào mọi người !

    Tôi nghĩ là không cầm cố được, vì thủ tục cầm cố nhà đất, tôi có hỏi thử nhưng không nhận được câu trã lời chính xác nào cả.

    trân trọng !

     
    Báo quản trị |  
  • #271194   23/06/2013

    sonluatk07
    sonluatk07
    Top 500
    Male
    Chồi

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2012
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 1548
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 96 lần


    Ở đây, việc cầm cố ngôi nhà là dùng giấy chứng nhận quyền sở hữu ngôi nhà để mang đi cầm cố đảm bảo cho việc giao dịch chứ không phải dùng ngôi nhà để mang đi cầm cố.

    Qua những bài viết đã nhắc đi nhắc lại trên và pháp luật thì không có quy định nào cấm trường hợp cầm cố nhà ở, vì vậy "trường hợp cầm cố nhà ở nếu có tranh chấp thì pháp luật không bảo hộ". Chứ không phải pháp luật cấm các hành vi cầm cố nhà ở.

    Sống là động nhưng lòng luôn bất động, tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

     
    Báo quản trị |  
  • #572448   20/06/2021

    sonluatk07 viết:

    Ở đây, việc cầm cố ngôi nhà là dùng giấy chứng nhận quyền sở hữu ngôi nhà để mang đi cầm cố đảm bảo cho việc giao dịch chứ không phải dùng ngôi nhà để mang đi cầm cố.

    Qua những bài viết đã nhắc đi nhắc lại trên và pháp luật thì không có quy định nào cấm trường hợp cầm cố nhà ở, vì vậy "trường hợp cầm cố nhà ở nếu có tranh chấp thì pháp luật không bảo hộ". Chứ không phải pháp luật cấm các hành vi cầm cố nhà ở.

     

    Theo tôi sâu xa của vấn đề là nhà nước bảo hộ quyền cho vay của tổ chức tín dụng (nên mới có cơ chế chi tiết quy định về thế chấp, cách xử lý tài sản) và không khuyến khích việc cá nhân cho vay và nhận cầm cố bất động sản (giá trị lớn) ---> Nhà nước ưu tiên cho ngân hàng hơn trong việc cho vay.

     
    Báo quản trị |  
  • #271197   23/06/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào bạn sonluatk07 !

    bạn viết :

    việc cầm cố ngôi nhà là dùng giấy chứng nhận quyền sở hữu ngôi nhà để mang đi cầm cố đảm bảo cho việc giao dịch chứ không phải dùng ngôi nhà để mang đi cầm cố.

    Giấy chứng nhận quyền sử dụng KHÔNG PHẢI LÀ VẬT CÓ GIÁ thì làm sao có thể dùng để cầm cố.

    Giấy CNQSH nhà đất trong quá trình bảo đảm vay nợ thông qua thế chấp, bảo lãnh chỉ dùng chứng minh quyền sở hửu nhà đất của ai. Còn tài sản thế chấp phải là nhà đất (không phải giấy chứng nhận).

    bạn viết :

    "trường hợp cầm cố nhà ở nếu có tranh chấp thì pháp luật không bảo hộ".

    nếu như vậy thì nhận cầm cố nhà làm gì nếu không được "bảo hộ" để thu hồi nợ ?

    Bạn càng nói thì càng có nhiều mâu thuẩn, bạn nên nghiên cứu lại trước khi trao đổi tiếp thì sẽ hiệu quả hơn !

    trân trọng !

    Cập nhật bởi ngocloan1990 ngày 23/06/2013 01:03:52 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngocloan1990 vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (23/06/2013)
  • #271199   23/06/2013

    sonluatk07
    sonluatk07
    Top 500
    Male
    Chồi

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2012
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 1548
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 96 lần


    Việc cầm cố nhà ở (giấy tờ sở hữu) là việc bảo đảm nhằm thực hiện nghĩa vụ dân sự,người được cầm cố được sử dụng căn nhà đến khi hết giao dịch. Trường hợp căn nhà không có gi��y chứng nhận sở hữu hoặc giấy chứng nhận đã thực hiện giao dịch khác thì căn nhà không được cầm cố.

    Bạn ngocloan1990  vui lòng xem và cho kết quả:

    http://phamnghiem.com.vn/vn/luat-su/tra-loi-phap-luat/luat-dat-dai-nha-o/WVNMGQ044700/

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/nha-o-co-duoc-phep-cam-co-khong-5047.aspx

    Cập nhật bởi sonluatk07 ngày 23/06/2013 03:54:37 CH

    Sống là động nhưng lòng luôn bất động, tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

     
    Báo quản trị |  
  • #271205   23/06/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Hình như Luật Nhà ở là luật chuyên ngành, còn BLDS là Bộ luật gốc? 

    Trong trường hợp Luật chuyên ngành khác luật gốc thì sao?

    Sự khác nhau giữa cầm cố, thế chấp về cơ bản BLDS đã quy định. 

    Một vấn đề nữa là trường hợp Nhà xây kiên cố và nhà gỗ trên đất?

    Càng ngày mình càng hồ đồ về luật pháp việt nam roài 

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #271218   23/06/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào bạn sonluatk07 !

    Đây là ý kiến kết luận rút ra từ đường link bạn dẫn :

    Tuy nhiên, trên thực tiễn thì vấn đề trên còn rất nhiều quan điểm khác nhau. Và có rất nhiều quan điểm cho rằng Luật nhà ở trong phần giao dịch nhà ở không có quy định về việc cầm cố nhà ở. Cho nên, các hợp đồng giao dịch về cầm cố nhà ở là vô hiệu. Hiện có nhiều Tòa án tuyên bố hợp đồng cầm cố nhà là vô hiệu.

    Biết là nhiều tòa án tuyên hđ cầm cố vô hiệu mà bạn vẫn tư vấn là được cầm cố thì nguy hiểm lắm.

    Sau khi nhờ bạn tư vấn, họ thực hiện cấm cố rồi bị tranh chấp và vô hiệu hợp đồng (chứng tỏ luật sư tư vấn sai) thì thân chủ sẽ buộc bạn bồi thường.

    trân trọng !

     
    Báo quản trị |  
  • #271221   23/06/2013

    sonluatk07
    sonluatk07
    Top 500
    Male
    Chồi

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2012
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 1548
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 96 lần


    Ở đây tôi nói được quyền cầm cố chứ không nói pháp luật cấm cầm cố, và tôi nhấn mạnh trong mỗi bài viết về hành vi cầm cố thì pháp luật không bảo hộ và tòa án tuyên bố vô hiệu. Thì đương nhiên, người được tư vấn sẽ hiểu rõ vấn đề chứ không suy nghĩ sâu xa như bạn ngocloan1990

    Những nội dung tranh luận không mang tính lợi ích nên vấn đề này tôi xin dừng tranh luận.

    Sống là động nhưng lòng luôn bất động, tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

     
    Báo quản trị |  
  • #271253   24/06/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    sonluatk07 viết:

    Ở đây tôi nói được quyền cầm cố chứ không nói pháp luật cấm cầm cố, và tôi nhấn mạnh trong mỗi bài viết về hành vi cầm cố thì pháp luật không bảo hộ và tòa án tuyên bố vô hiệu. Thì đương nhiên, người được tư vấn sẽ hiểu rõ vấn đề chứ không suy nghĩ sâu xa như bạn ngocloan1990

    Những nội dung tranh luận không mang tính lợi ích nên vấn đề này tôi xin dừng tranh luận.

    ý kiến của bạn tôi đã hiểu và tôi cũng đã đọc link mà bạn dẫn và yêu cầu tôi đọc.

    Tất cả đều thể hiện (cũng như bạn đã thừa nhận) : hợp đồng cầm cố nhà là hợp đồng vô hiệu (trái pháp luật).

    Vì vậy cần thống nhất ý kiến là không được cầm cố nhà. Nói ngược lại sẽ bị mâu thuẩn : đúng pháp luật nhưng sẽ bị hủy vì trái pháp luật.

    Trân trọng !

     

     

     
    Báo quản trị |