Nhà ở có được cầm cố không?

Chủ đề   RSS   
  • #270215 19/06/2013

    doan.nguyen

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/06/2013
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    Nhà ở có được cầm cố không?

    Chào luật sư,

    Theo như Luật nhà ở 2005 sửa đổi 2009 thì các hình thức giao dịch nhà ở được qui định như sau:

     

    Điều 90. Các hình thức giao dịch về nhà ở

    Giao dịch về nhà ở gồm các hình thức mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ và uỷ quyền quản lý nhà ở.

     

    và theo Bộ luật dân sự 2005 thì các hình thức giao dịch tài sản bao gồm cả cầm cố.

     

    Vậy cho tôi hỏi, nhà có được cầm cố theo qui định của Luật nhà ở 2005 không?

     

    Chân thành cảm ơn.

     
    54592 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123>
Thảo luận
  • #271371   24/06/2013

    Việc cầm cố nhà ở trước đây vẫn được thực hiện ở các tổ chức hành nghề công chứng còn bây giờ chuyển lại cho cơ quan là Thừa phát lại thực hiện.

    Công chứng k còn khái niệm  cầm cố nữa

    thanh

     
    Báo quản trị |  
  • #271438   24/06/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    bigdaddy77 viết:

    Việc cầm cố nhà ở trước đây vẫn được thực hiện ở các tổ chức hành nghề công chứng còn bây giờ chuyển lại cho cơ quan là Thừa phát lại thực hiện.

    Công chứng k còn khái niệm  cầm cố nữa

    Cám ơn bạn đã cung cấp thông tin mới. Bạn có thể cho biết quy định trên ghi cụ thể ở đâu không ? Vì theo tôi nghĩ là Thừa phát lại không có chức năng này. 

    Trân trọng !

     
    Báo quản trị |  
  • #271462   24/06/2013

    Về khái niệm:

    Căn cứ theo Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/07/2009 về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại TP. HCM có quy định tại Điều 2 như sau:

    1. Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.

    2. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

    3. Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật. (tương tự như thi hành án - bên thi hành án gọi người này là chấp hành viên)

    Vế chức năng:

    Điều 3 của Nghị định 61 có quy định về Công việc Thừa phát lại được làm

    1. Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

    2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

    3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.

    4. Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

    Vậy thừa phát lại là 1 chức danh giống như bên ngành công chứng gọi là công chứng viên.

    Trường hợp nhà đất giao lại cho 1 ai đó và nhận lại 1 khoản tiền gọi là "cố nhà". Thì hai bên sẽ mời thừa phát lại lập "vi bằng" để làm chứng cho việc đó. 

    Để tìm hiểu rõ ràng hơn việc hoạt động của mảng thừa phát lại bạn có thể liên hệ với tôi qua điện thoại hoặc gặp mặt chứ nói trên này k hết ý. Vì còn rất nhiều giao dịch dân sự mà nghĩ là k làm được nhưng thừa phát lại lại làm được.

    Thân ái !!! cellphone: 0963.949 919 Quang Thành (Chuyên viên - Văn phòng Công chứng quận 10, TP.HCM)

    thanh

     
    Báo quản trị |  
  • #271492   25/06/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào bạn bigdaddy77 !

    Cám ơn bạn !

    Tôi đã hiểu vì sao bạn và bạn sonluat nói nhà đất được phép cầm cố rồi .

    trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
  • #271514   25/06/2013

    doan.nguyen
    doan.nguyen

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/06/2013
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    Vậy tóm lại là nhà có được thực hiện giao dịch cầm cố không?

     

    Đọc các tranh luật của các bạn mình không biết đáp án chính xác!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn doan.nguyen vì bài viết hữu ích
    lthuhang (27/06/2013)
  • #271535   25/06/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


     

    doan.nguyen viết:

     

    Vậy tóm lại là nhà có được thực hiện giao dịch cầm cố không?

    Đọc các tranh luật của các bạn mình không biết đáp án chính xác!

     

     

    Tất nhiên là không dám chính xác rồi, vì luật có nói toạch móng heo ra đâu? Sau đây là quan điểm của mình:

    - Nếu là nhà ở kiên cố, gắn liền với đất: Không được cầm cố?; bởi luật nhà ở không công nhận hình thức giao dịch này, cách hiểu trên cơ sở Luật nhà ở đã "liệt kê" một số giao dịch khác, trừ cầm cố.

    - Nếu nhà ở có thể tháo rời vẫn giữ nguyên giá trị (nhà gỗ, nhà thép...) có thể cầm cố? Trường hợp này không phải là cầm cố nhà ở, mà là cầm cố tài sản hình thành nhà ở, giá trị dựa trên giá trị của tài sản này chứ không phải giá trị nhà ở.

    ==>> Túm lại, quan điểm của riêng tui là Nhà ở không được cầm cố 

    Mong các bạn trao đổi thêm.

     

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #271780   26/06/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    nguyenkhanhchinh viết:

     

    doan.nguyen viết:

     

    Vậy tóm lại là nhà có được thực hiện giao dịch cầm cố không?

    Đọc các tranh luật của các bạn mình không biết đáp án chính xác!

     

     

    Tất nhiên là không dám chính xác rồi, vì luật có nói toạch móng heo ra đâu? Sau đây là quan điểm của mình:

    - Nếu là nhà ở kiên cố, gắn liền với đất: Không được cầm cố?; bởi luật nhà ở không công nhận hình thức giao dịch này, cách hiểu trên cơ sở Luật nhà ở đã "liệt kê" một số giao dịch khác, trừ cầm cố.

    - Nếu nhà ở có thể tháo rời vẫn giữ nguyên giá trị (nhà gỗ, nhà thép...) có thể cầm cố? Trường hợp này không phải là cầm cố nhà ở, mà là cầm cố tài sản hình thành nhà ở, giá trị dựa trên giá trị của tài sản này chứ không phải giá trị nhà ở.

    ==>> Túm lại, quan điểm của riêng tui là Nhà ở không được cầm cố 

    Mong các bạn trao đổi thêm.

     

    Rất có lý vì hiện nay giấy chứng nhận cấp cho nhà riêng, đất riêng nên chỉ cầm cố nhà riêng (cấp giấy chứng nhận nhà hoặc công trình mà không cấp giấy chứng nhận đất vì đất là đất thuê) thì có thể được được.

    Tuy niên, chỉ được khi chủ sở hửu nhà và đất là 2 người khác nhau và họ đã có thõa thuận đồng ý cho sử dụng trên đất của chủ đất khi làm giấy chứng nhận.Nếu không họ chỉ cho bạn sử dụng nhà mà không cho vào đất của họ thì không thể thực hiện được !

    Trân trọng !

     
    Báo quản trị |  
  • #272172   27/06/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


     

    ngocloan1990 viết:

     

    Rất có lý vì hiện nay giấy chứng nhận cấp cho nhà riêng, đất riêng nên chỉ cầm cố nhà riêng (cấp giấy chứng nhận nhà hoặc công trình mà không cấp giấy chứng nhận đất vì đất là đất thuê) thì có thể được được.

    Tuy niên, chỉ được khi chủ sở hửu nhà và đất là 2 người khác nhau và họ đã có thõa thuận đồng ý cho sử dụng trên đất của chủ đất khi làm giấy chứng nhận.Nếu không họ chỉ cho bạn sử dụng nhà mà không cho vào đất của họ thì không thể thực hiện được !

    Trân trọng !

     

     

    Hình như bạn chưa rõ cách lập luận của tôi? Giữa nhà ở là bât động sản và tài sản là động sản trên đất nó khác nhau.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #271779   26/06/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    doan.nguyen viết:

    Vậy tóm lại là nhà có được thực hiện giao dịch cầm cố không?

     

    Đọc các tranh luật của các bạn mình không biết đáp án chính xác!

    Chào bạn !

    Tôi xin có một số ý kiến cá nhân trao đổi với bạn vì việc quyết định ý nào là đúng, sai là ở sự phân tích của bạn, không ai có thể kết luận giùm bạn và như vậy là không tế nhị với các thành viên khác cùng góp ý :

    Về nội dung trao đổi trên diễn đàn :

    Tôi và bạn khacduy cho là không được cầm cố vì :

    -luật pháp không quy định người sử dụng nhà, sử dụng đất có quyền cầm cố mà chỉ có quyền :mua bán, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, sử dụng để góp vốn.

    -không có thủ tục hướng dẫn cầm cố, phòng công chứng  và UBND sẽ không ký xác nhận.

    Các bạn khác thì cho là được cầm cố  vì :

    -Luật dân sự không cấm và nhà là tài sản nên được cầm cố

    -Về thủ tục :

    >Các bên ký cầm cố nhà, khi tranh chấp thì có nhiều tòa án sẽ hủy vì hợp đồng vô hiệu (không có giá trị pháp lý).

    >Công chứng và UBND không ký thì nhờ Thừa Phát Lại lập "vi bằng" (tuy nhiên pháp luật lại quy định các giao dịch về nhà đất phải được công chứng hoặc chứng thực; không chấp nhận "vi bằng" thay thế được)

    Trân trọng !

     

     
    Báo quản trị |  
  • #271949   26/06/2013

    Thân gửi bạn ngocloan1990 !!!!

    Bạn dựa trên cơ sở nào mà nói là Thừa phát lại lập vi bằng là k được chấp nhận và sai luật !!

    Chức năng của thừa phát lại đã được quy định rất cụ thể trong quy  định mà tôi đã trích dẫn ở trên. Như vậy việc thừa phát lại lập vi bằng cho 1 giao dịch dân sự như cầm cố nhà là k sai luật

    Bạn có biết được toàn bộ thủ tục hồ sơ lập vi bằng như thế nào không??? Mà dám khẳng định như vậy. 

    xin trích dẫn lại: 2. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

    Cập nhật bởi bigdaddy77 ngày 26/06/2013 03:53:39 CH

    thanh

     
    Báo quản trị |  
  • #272009   26/06/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    bigdaddy77 viết:

    Thân gửi bạn ngocloan1990 !!!!

    Bạn dựa trên cơ sở nào mà nói là Thừa phát lại lập vi bằng là k được chấp nhận và sai luật !!

    Chức năng của thừa phát lại đã được quy định rất cụ thể trong quy  định mà tôi đã trích dẫn ở trên. Như vậy việc thừa phát lại lập vi bằng cho 1 giao dịch dân sự như cầm cố nhà là k sai luật?

    Chào bạn!

    Bạn vui lòng trích dẫn căn cứ pháp lý cụ thể?, vui lòng không viện dẫn căn cứ chung chung như những bài viết trên.

    Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    ngocloan1990 (26/06/2013)
  • #272026   26/06/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    bigdaddy77 viết:

    Thân gửi bạn ngocloan1990 !!!!

    Bạn dựa trên cơ sở nào mà nói là Thừa phát lại lập vi bằng là k được chấp nhận và sai luật !!

    Chức năng của thừa phát lại đã được quy định rất cụ thể trong quy  định mà tôi đã trích dẫn ở trên. Như vậy việc thừa phát lại lập vi bằng cho 1 giao dịch dân sự như cầm cố nhà là k sai luật

    Bạn có biết được toàn bộ thủ tục hồ sơ lập vi bằng như thế nào không??? Mà dám khẳng định như vậy. 

    xin trích dẫn lại: 2. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

    "Bạn dựa trên cơ sở nào mà nói là Thừa phát lại lập vi bằng là k được chấp nhận và sai luật !!"

    Luật đất đai năm2003

    Điều 127. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

    1. Việc nộp hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định như sau:

    b) Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.

    Luật nhà ở năm 2005

    Điều 93. Trình tự, thủ tục trong giao dịch về nhà ở

    3. Hợp đồng về nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với nhà ở tại đô thị, chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã đối với nhà ở tại nông thôn, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Cá nhân cho thuê nhà ở dưới sáu tháng;

    b) Bên bán, bên cho thuê nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở;

    c) Thuê mua nhà ở xã hội;

    d) Bên tặng cho nhà ở là tổ chức.

    "xin trích dẫn lại: 2. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác."

    Các quan hệ pháp lý khác thì phải có quy định cụ thể trong văn bản pháp luật với điều, khoản rỏ ràng; Không phải như bạn nghĩ là các quan hệ pháp lý khác là quan hệ pháp luật nào cũng được.

    Thử giả thuyết, một đôi nam nữ đến nhờ lập vi bằng là họ đồng ý kết hôn thì họ sẽ thở thành vợ chồng hay sao ?

    Tôi mong bạn bình tĩnh tìm hiểu lại !

    Trân trọng.

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #272161   27/06/2013

    Re: ngocloan1990

    Tôi k mất bình tĩnh, chúng ta đang tranh luận mà

    Chúng ta đang nói đến vấn đề "cầm cố" trong khi bạn lại trích dẫn quy định về chuyển nhượng, về thuê, về mua bán, rồi thì tặng cho....

    "cầm cố" nghĩa là ta giao tài sản cho 1 ai đó sử dụng và người giao lại cho ta 1 khoản tiền tương đương hoặc gần tương đương hoặc thấp hơn giá trị tài sản tùy theo nhu cầu và thỏa thuận giữa hai bên. Sau một thời gian ta hoàn số tiền đã cầm cố và nhận lại tài sản.

    Tôi nghĩ bạn nên xem lại. Vì tôi đã làm rất nhiều vi bằng dạng này rồi. Thân ái !! Vì thế tôi mới dám khẳng định như vậy.

    Re: KhacDuy25

    Bạn đọc nghị định này đi

    Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/07/2009

    Cập nhật bởi bigdaddy77 ngày 27/06/2013 04:13:31 CH

    thanh

     
    Báo quản trị |  
  • #272174   27/06/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    bigdaddy77 viết:

    Tôi nghĩ bạn nên xem lại. Vì tôi đã làm rất nhiều vi bằng dạng này rồi. Thân ái !! Vì thế tôi mới dám khẳng định như vậy.

    Thực sự tôi cũng không rõ lắm về vấn đề này, bạn lập nhiều vi bằng cầm cố? Việc được lập vi bằng có đồng nghĩa với quyền cầm cố nhà không bạn? Có quy định nào rõ ràng rằng nhà ở được cầm cố?

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #272180   27/06/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    bigdaddy77 viết:

    Re: ngocloan1990

    Tôi k mất bình tĩnh, chúng ta đang tranh luận mà

    Chúng ta đang nói đến vấn đề "cầm cố" trong khi bạn lại trích dẫn quy định về chuyển nhượng, về thuê, về mua bán, rồi thì tặng cho....

    "cầm cố" nghĩa là ta giao tài sản cho 1 ai đó sử dụng và người giao lại cho ta 1 khoản tiền tương đương hoặc gần tương đương hoặc thấp hơn giá trị tài sản tùy theo nhu cầu và thỏa thuận giữa hai bên. Sau một thời gian ta hoàn số tiền đã cầm cố và nhận lại tài sản.

    Tôi nghĩ bạn nên xem lại. Vì tôi đã làm rất nhiều vi bằng dạng này rồi. Thân ái !! Vì thế tôi mới dám khẳng định như vậy.

    Re: KhacDuy25

    Bạn đọc nghị định này đi

    Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/07/2009

    Chào bạn. Rất vui vì được tranh luận với bạn !

    Luật nhà ở năm 2005

    Điều 93. Trình tự, thủ tục trong giao dịch về nhà ở

    3. Hợp đồng về nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với nhà ở tại đô thị, chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã đối với nhà ở tại nông thôn, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Cá nhân cho thuê nhà ở dưới sáu tháng;

    b) Bên bán, bên cho thuê nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở;

    c) Thuê mua nhà ở xã hội;

    d) Bên tặng cho nhà ở là tổ chức.

    Theo tôi thì "cầm cố" là một dạng giao dịch về nhà ở đó bạn (cho thuê, cho mượn cũng là giao dịch và phải có công chứng, chứng thực) nên cũng phải công chứng và chứng thực thì mới có giá trị.

    Nếu bạn nhận cầm cố và người cầm cố không có tiền trả lại thì căn nhà đó làm sao bạn sang tên được ? Không lẽ bạn chỉ giữ lại để sử dụng.

    Tôi không hiểu khi bạn lập  nhiều "vi bằng" cầm cố thì làm sao bạn xác định nhà có bị tranh chấp hay không mà ký (phòng công chứng và UBND thì tất nhiên họ được thông báo biết rồi)?

    Trân trọng !

     
    Báo quản trị |  
  • #272194   27/06/2013

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào các bạn!

    Trước khi đi vào tranh luận tôi xin trích dẫn lại 02 Điều luật về cầm cố theo quy định của BLDS 1995 và 2005 để các bạn thấy được sự khác biệt sự thay đổi của pháp luật.

    BLDS1995 viết:

    Điều 329. Cầm cố tài sản

    1- Cầm cố tài sản là việc bên có nghĩa vụ giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình cho bên có quyền để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự; nếu tài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu, thì các bên có thể thoả thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hoặc giao cho người thứ ba giữ.

    Quyền tài sản được phép giao dịch cũng có thể được cầm cố.

    2- Một tài sản có đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, có thể được cầm cố để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác 

    BLDS2005 viết:

    Điều 326. Cầm cố tài sản

    Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

    Như vậy rõ ràng theo quy định tại Điều 329 BLDS 2005 thì Nhà ở sẽ không thể mang đi cầm cố. 

    Trong khi đó theo quy định tại Điều 326 BLDS 2005 thì không hề hạn chế tài sản được tham gia giao dịch cầm cố phải là động sản hay bất động sản, mà chỉ cần đó là tài sản thì được tham gia cầm cố.

    Tuy nhiên theo quy định tại Điều 90  Luật nhà ở thì những hình thức giao dịch về nhà ở không bao gồm hình thức cầm cố. Theo quy định tại Điều 3 Luật nhà ở thì: "Điều 3. Áp dụng pháp luật

    1. Trường hợp có sự khác nhau của Luật này với pháp luật có liên quan về sở hữu nhà ở, phát triển, quản lý việc sử dụng, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở thì áp dụng quy định của Luật này."

    Như vậy theo tôi trong trường hợp này việc cầm cố nhà ở là không thực hiện được vì luật nhà ở không có quy định về việc cầm cố vì thế không thể thực hiện các giao dịch này tại cơ quan công chứng, chứng thực.

    Về quan điểm của bạn bigdaddy thì tôi có ý kiến như sau:

    1. Việc lập vi bằng thì hiện nay theo quy định tại Điều 25 Nghị định 61/2009/NĐ-CP, chỉ lập ở địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

    2. Giữa việc được quyền lập vi bằng và giữa việc chứng minh một sự việc đó được thực hiện hay không là hai vấn đề khác sau, lập vi bằng chẳng qua là việc ghi nhận lại sự kiện, hành vi xảy ra và nó có giá trị chứng cứ để chứng minh sự việc đó xảy ra chứ không đồng nghĩa với việc là sự kiện đó xảy ra thì hoàn toàn đúng. Như đối với trường hợp cầm cố nhà thì các bên có quyền yêu cầu Thừa Phát Lại lập vi bằng và Thừa Phát Lại có quyền lập vi bằng để ghi nhận lại sự kiện đó nhưng nó không có nghĩa là việc cầm cố đó lúc nào cũng có hiệu lực pháp luật, vì vậy bạn không thể lấy điều này để chứng minh cho giá trị của giao dịch cầm cố nhà ở được.

    Trân trọng!

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    ngocloan1990 (27/06/2013) hungmaiusa (27/06/2013)
  • #272205   27/06/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào bạn QuyetQuyen !

    về bài viết của bạn tôi thấy có 2 điểm chưa rõ nhờ bạn cho ý kiến thêm :

    -Luật dân sự năm 1995 thì quy định rõ là cầm cố bất động sản, nhưng luật dân sự năm 2005 thì quy định chung chung, không xác định là cầm cố chỉ đối với bất động sản.

    -Thực tế thì bất đông sản là Tàu Thủy, Máy bay thì hoàn toàn có thể cầm cố được.

    Trân trọng .

     
    Báo quản trị |  
  • #272213   27/06/2013

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    ngocloan1990 viết:

    Chào bạn QuyetQuyen !

    về bài viết của bạn tôi thấy có 2 điểm chưa rõ nhờ bạn cho ý kiến thêm :

    -Luật dân sự năm 1995 thì quy định rõ là cầm cố bất động sản, nhưng luật dân sự năm 2005 thì quy định chung chung, không xác định là cầm cố chỉ đối với bất động sản.

    -Thực tế thì bất đông sản là Tàu Thủy, Máy bay thì hoàn toàn có thể cầm cố được.

    Trân trọng .

    Chào bạn!

    Ở trên tôi đã nói theo BLDS 1995 thì tài sản được cầm cố phải là động sản, còn theo luật mới thì không hạn chế điều này, việc hạn chế việc cầm cố tài sản là nhà ở chỉ bị hạn chế theo luật nhà ở, còn đối với tàu bay, tàu biển thì hoàn toàn có thể cầm cố.

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    ngocloan1990 (28/06/2013) hungmaiusa (27/06/2013)
  • #273402   04/07/2013

    lthuhang
    lthuhang
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1300
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 41 lần


    doan.nguyen viết:

    Chào luật sư,

    Theo như Luật nhà ở 2005 sửa đổi 2009 thì các hình thức giao dịch nhà ở được qui định như sau:

     

    Điều 90. Các hình thức giao dịch về nhà ở

    Giao dịch về nhà ở gồm các hình thức mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ và uỷ quyền quản lý nhà ở.

     

    và theo Bộ luật dân sự 2005 thì các hình thức giao dịch tài sản bao gồm cả cầm cố.

     

    Vậy cho tôi hỏi, nhà có được cầm cố theo qui định của Luật nhà ở 2005 không?

     

    Chân thành cảm ơn.

    Chào bạn!

    Nhà ở theo Luật Nhà ở 2005 thì không được cầm cố rồi. Việc nhà làm luật quy định như thế theo mình không có gì là mâu thuẫn hay Luật nhà ở trái PL Dân sự cả. Quy định của BLDS chỉ là những quy định mang tính chất khung, chung nhất cho tất cả các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng, sau đó luật chuyên ngành mới cụ thể hóa bằng các quy định cho từng đối tượng điều chỉnh cụ thể.

    Trong các giao dịch tài sản thì tùy từng loại tài sản mà pháp luật quy định cho nó được phép thực hiện những loại giao dịch nào. Nhà ở không được cầm cố bởi bản chất của cầm cố là phải có sự chuyển giao tài sản cầm cố từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố, tài sản phải chuyển dịch được, tức là bên nhận cầm cố sẽ trực tiếp quản lí tài sản cầm cố chứ không phải quản lí gián tiếp thông qua giấy tờ chứng nhận chủ quyền. Còn trong thế chấp thì không có sự chuyển giao tài sản thế chấp mà chỉ chuyển giao giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, bên nhận thế chấp chỉ quản lí tài sản thế chấp thông qua giấy tờ chứng nhận chủ quyền mà không trực tiếp nắm giữ tài sản thế chấp cho nên những tài sản thế chấp phải là những tài sản theo PL phải đăng kí quyền sở hữu. (cơ sở pháp lí thì bạn biết cả rồi nên mình không trích nữa nhé )

    Mặc dù là BLDS 2005 quy định những loại giao dịch về tài sản bao gồm rất nhiều hình thức nhưng sẽ căn cứ vào từng loại tài sản để tiến hành giao dịch. Mình chẳng hạn như đối với giấy tờ có giá vô danh (không ghi tên người thụ hưởng) thì bạn không thể mang đi thế chấp (xuất phát từ bản chất của tài sản thế chấp là những tài sản phải đăng kí quyền SH) mặc dù BLDS có quy định cả hình thức giao dịch thế chấp.

    Nhưng mà không hiểu sao hôm trước học Giao dịch nhà ở, trong HĐ mua bán nhà ở cô giáo giảng (cô Chế Mĩ Phương Đài đấy, chắc Dân luật biết quá đi) bên bán bao gồm cả "bên nhận thế chấp, bên nhận cầm cố nhà ở được xử lí nhà ở theo thỏa thuận trong HĐ" mà mình quên béng không hỏi cô chỗ này, giờ thì hết học và thi xong mất rồi :(.

    Chia sẻ thêm ạ!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #276332   18/07/2013

    tranthuonglaw
    tranthuonglaw

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Công dân được làm những gì pl không cấm.

    Như vậy các bạn thấy rằng PL k có quy định nào cấm việc cầm cố nhà, vì thế với tinh tinh thần trên các bạn có thể thấy rằng : nhà ở được cầm cố là k vi phạm pl.

     

    Cập nhật bởi tranthuonglaw ngày 18/07/2013 11:38:30 CH
     
    Báo quản trị |