Ba vay tiền ngân hàng, mẹ con tôi có nghĩa vụ phải trả thay ba không?

Chủ đề   RSS   
  • #503054 25/09/2018

    Nahle

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ba vay tiền ngân hàng, mẹ con tôi có nghĩa vụ phải trả thay ba không?

    Chào luật sư, cho tôi hỏi ba tôi thiếu nơ bên ngoài nên năng nỉ mẹ tôi cùng vay thế chấp tài sản là căn nhà cho ngân hàng agribank là 500 triệu, để trả nợ, ngoài ra ba tôi vay bên ngân hàng VP Bank 50tr với lãi suất 35% ba tôi đóng được 1nam mấy , bây giờ ông ấy k đủ khả năng để trả vì lãi quá cao , 3 tháng k đóng nên đã bị nợ xấu nên đã kéo liên quan đến ngân hàng Aribank nên họ buộc mẹ tôi& tôi thanh toán cho bên ngân hàng VP Bank khoảng nợ đó! Nếu k thì Aribank sẽ xử lý tài sản là ngôi nhà của tôi! VP Bank là ba tôi mượn tín chấp , mẹ tôi & tôi k biết khoảng nợ đó & k có ký bên đó mượn nợ! Còn bên ngân hàng Ảibank tôi & mẹ trả đầy đủ lãi & vốn hàng tháng , hàng năm vì họ cầm giấy tờ nhà tôi, còn bên ngân hàng ba tôi thiếu thì nganhàng đó làm việc với ba tôi! Tôi cũng liên lạc với VP Bank đó và họ nói là 2 ngân hàng k liên quan với nhau và k có xu lý tài sản gì như Aribank nói! ! Vay 50tr trả trong vòng 3 nam vs lãi suất 35% , trả được 1 nam mấy , nay tôi hỏi ba tôi nợ bao nhiêu thì ngân hàng đó báo là tổng cộng lãi & gốc là 44tr690 . Năm trước vì b tôi chậm thanh toán cho VP Bank nên bên Ngân hàng Ảibank nó xuống nhà tôi bắt mẹ vs tôi ký biên bản nếu k viết biên bản & ký tên sẽ xử lý tài sản nhà tôi. Bắt phải trả liền 500 trieu hoặc phải trả cho bên Thịnh Vuong( VP Bank). Lúc đó vì k có 500trieu trả liền nên tôi & mẹ phải ngậm ngùi viết & ký, mà những nội dung này là do chị nhân viên Aribank đọc cho tôi viết : Nội dung "nếu k trả hết cho ngân hàng TV sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm từ ngân hàng ! Đáng lẽ biên bản này là nó đưa cho ba tôi ghi vì ba tôi nợ bên VP Bank vì ba tôi k chịu viết nên nó mới xuống nhà tôi & mẹ tôi ép để viết & ký biên bản đó! Giờ nó lấy cái cớ đó để kiện mình thì làm sao luật sư?? bay Gio nó cho trong vòng tháng 9 này phải giải quyết cho bên VP Bank k là nó kiện xu lý tài sản. Vậy luật sư tư vấn giúp tôi mẹ tôi có Nghĩa vụ trả tiền cho VP Bank hay không? Vì tháng nào cũng phải đóng lãi, gốc cho Agribank đã cực khổ lắm rồi! K đủ khả năng để thanh toán cho VP Bank. Còn bên ngân hàng Agribank có quyền xử lý tài sản nhà tôi chấm dứt hợp đồng hay không?

     
    3494 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #503288   27/09/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

     

    Với vướng mắc trên, Luật sư tư vấn cho bạn như sau:

    Trong trường hợp của bạn, mẹ bạn không phải là người vay tài sản của ngân hàng VP Bank nên hợp đồng bị vô hiệu do bị lừa dối theo Điêu 127 BLDS 2015. Cụ thể:

    “Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

    Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

    Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

    Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình”.

    Điều 27 Luật HN&GĐ 2014 quy định về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng như sau:

    “1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

    2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này”.

    Theo đó:

    Giao dịch hợp pháp ở đây được hiểu là hợp đồng vay tài sản (tiền, vàng, ngoại tệ…) hoặc giấy vay tiền không phân biệt viết tay hay đánh máy do người có đủ năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện. Nhu cầu thiết yếu của gia đình như: ăn, ở, mặc, chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình; việc học hành của bọn trẻ; tiền đám cưới, đám ma… 

    Để xác định mẹ bạn có trách nhiệm trả số tiền đó của bố bạn hay không, cần chứng minh:

    + Nếu chứng minh số tiền bố bạn vay để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình như: ăn, ở, mặc, chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình; việc học hành của bọn trẻ; tiền đám cưới, đám ma…thì mẹ bạn phải chịu trách nhiệm liên đới trả món nợ đó. Hoặc nếu trong lúc làm ăn có lãi, bố bạn có đem số tiền lãi về để tiêu dùng trong gia đình (mặc dù mẹ bạn không biết đó là số tiền do làm ăn riêng mà có) theo quy định tại Điều 30 Luật hôn nhân và gia đình 2014, mẹ bạn cũng sẽ chịu trách nhiệm liên đới đới với khoản nợ này. Theo đó, mẹ bạn có trách nhiệm trả tiền cho ngân hàng VP Bank và ngân hàng Aribank có quyền xử lý tài sản ngôi nhà.

    + Nếu chứng minh được bố bạn vay số tiền đó để sử dụng vào mục đích cá nhân, không dùng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình và gia đình bạn không biết về số tiền đó, thì mẹ bạn không phải chịu trách nhiệm liên đới cùng bố bạn trả món nợ đó. Hoặc nếu mẹ bạn không hề biết về việc bố bạn có vay tiền để làm ăn và việc vay tiền của bố bạn cũng không phải là quan hệ đại diện giữa vợ và chồng theo quy định tại Điều 24, 25, 26 Luật hôn nhân và gia đình 2014, đồng thời trong quá trình làm ăn có lãi bố bạn giữ riêng số tiền đó và không cho mẹ bạn biết thì tài sản chung của vợ chồng sẽ không được dùng để thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba theo quy định tại điều này và mẹ bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với khoản nợ riêng của chồng bạn. Vì vậy, mẹ bạn không phải trả tiền cho VP Bank và ngân hàng Agribank không có quyền xử lý ngôi nhà (nếu ngôi nhà là tài sản chung của bố mẹ bạn).

    Còn về phía ngân hàng Agribank, ngôi nhà là tài sản bảo đảm cho việc vay nợ của bố bạn, được mẹ bạn đồng ý, và đây là tài sản chung của bố mẹ bạn nên ngân hàng được Agribank được quyền sử lý tài sản bảo đảm khi gia đình bạn chưa trả hết lãi, gốc của khoản tiền đã vay.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;