Tư Vấn Của Luật Sư: Công ty luật TNHH Vilob Nam Long - Ls.NguyenHuyLong

18 Trang «<161718
  • Xem thêm     

    29/05/2014, 03:16:49 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Bạn sẽ được lãnh bảo hiểm thất nghiệp một lần nếu thuộc 1 trong hai trường hợp sau:
    Theo khoản 2 Điều 87. luật BHXH thì Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
     Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:
    -  Có việc làm;
    -  Thực hiện nghĩa vụ quân sự;
    sẽ được hưởng khoản trợ cấp một lần bằng giá trị còn lại của trợ cấp thất nghiệp quy định tại Điều 82 của Luật này.
     
    Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    28/05/2014, 03:52:28 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trường hợp này người lao động bị tai nạn lao động dẫn đến tử vong, tuy nhiên người lao động lại đang trong giai đoạn thử việc, chưa ký hợp đồng lao động và chưa tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định vì vậy người lao động chưa được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động từ cơ quan BHXH.

    Người lao động trong trường hợp này công ty bạn phải bồi thường cho người lao động theo quy định sau: ( Điều 144 BLLĐ và nghị định 44/2013)

    Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

    1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
     
    2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
     
    3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.
    Điều 145 BLLĐ :
    3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
     
    a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
     
    b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
     
    4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    28/05/2014, 03:30:12 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 97 Bộ Luật Lao động năm 2012 (BLLĐ) thì, người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
     
    Tại khoản 1, Điều 115 BLLĐ quy định người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
     
    - Tết Dương lịch 1 ngày (ngày 1/1 dương lịch);
     
    - Tết Âm lịch 5 ngày;
     
    - Ngày Chiến thắng 1 ngày (ngày 30/4 dương lịch);
     
    - Ngày Quốc tế lao động 1 ngày (ngày 1/5 dương lịch);
     
    - Ngày Quốc khánh 1 ngày (ngày 2/9 dương lịch);
     
    - Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày (ngày 10/3 âm lịch).
     
    Như vậy, căn cứ quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 97 BLLĐ, thì khi huy động người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, Công ty có trách nhiệm trả lương ít nhất bằng 300% (tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc), cộng với 100% tiền lương ngày của ngày nghỉ lễ, tết được hưởng nguyên lương theo quy định tại khoản 1 Điều 115 BLLĐ
    Trường hợp này công ty bạn không trả lương ngày 1/5 cho bạn là không đúng với quy định của pháp luật.
    Trân trọng!
  • Xem thêm     

    21/05/2014, 11:05:01 SA | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn nguyenthanhbinhk1!

    Thời hạn báo trước 45 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn là Bộ luật lao động quy định nghĩa vụ của người lao động. Vì thế nếu bạn muốn nghỉ việc đúng pháp luật thì bạn phải báo trước 45 ngày.

    Và vì bạn đã đã thông báo xin nghỉ việc nên công ty có thể giải quyết cho bạn nghỉ ngay mà không cần chờ hết thời hạn 45 ngày báo trước này.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    21/05/2014, 10:52:06 SA | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Điều 29 Bộ luật lao động năm 2012 quy định: "Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận."
     Trân trọng!
  • Xem thêm     

    15/05/2014, 04:02:38 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    giangact viết:

    Hỏi Luật Sư về chế độ thai sản.

    Xin Chào Luật Sư. 

    Hiện tôi có câu hỏi muốn hỏi như sau:

    Ở cơ quan tôi có 1 đồng nghiệp tham gia đóng bảo hiểm từ thaáng 1 năm 2008 đến tháng 04/2011 số tiền là 2.970.000đ. Sổ bảo hiểm chốt đến tháng 04/2011. Tháng 11/2011 cô này sinh con và từ tháng 5/2011 đến tháng 05/2013 cô này không đi làm ở đâu cũng như không tham gia đóng bảo hiểm trong thời gian đó.

    Tháng 06/2013 cô này xin vào làm  ở cơ quan tôi và được đóng bảo hiểm từ tháng 07-2013. Vậy tôi xin hỏi Luật Sư bây giờ cô này có được hưởng chế độ thai sản của thời gian trước không. Tức là có được hưởng chế độ thai sản của kỳ sinh tháng 11/2011 ?. 

    Rất mong Luật Sư trả lời sớm cho tôi vấn đề trên. Xin chân thành cảm ơn.

     

    Chào bạn!

    Điều 117, Luật bảo hiểm xã hội quy định chỉ có quy định thời hạn Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản  của cơ quan BHXH là  mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, chứ không có quy định thời  người  lao động phải làm thủ tục hưởng chế độ thai sản.

    Vì thế nếu đồng nghiệp của bạn tham gia đóng BHXH từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 04/2011 và đến tháng 11/2011 người đó sinh con thì trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con đã có đủ 6 tháng đóng BHXH là từ tháng 11/2010 đến tháng 4/2011. Như vậy người này đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội.

    Như vậy, đồng nghiệp của bạn cần đến cơ quan BHXH huyện nơi tham gia BHXH làm thủ tục hưởng chế độ thai sản để được hửng chế độ này.

    Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận con nuôi của người lao động không còn quan hệ lao động gồm có:

    - Sổ bảo hiểm xã hội;
     
    -  Bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh của con 
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    12/05/2014, 04:18:51 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
     
    - Điểm a khoản 1 Điều 92 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định: Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH như sau: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại mục 1 và mục 2 chương III của Luật BHXH và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội.
     
    - Điều 117 Luật BHXH quy định về giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản: 1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ người lao động quy định tại Điều 112 và Điều 113 của Luật BHXH, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động; 2. Hằng quý, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ của những người lao động đã được giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho tổ chức bảo hiểm xã hội theo quy định tại các điều 112, 113 và 116 của Luật BHXH; 3. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm quyết toán trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợp không quyết toán thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
     
    Căn cứ quy định trên, công ty có trách nhiệm giải quyết chế độ thai sản cho bạn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan. Sau đó công ty có trách nhiệm nộp hồ sơ của những người lao động đã được giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho tổ chức bảo hiểm xã hội để được quyết toán. Nếu bạn vẫn chưa nhận chế độ thai sản thì bạn có thể yêu cầu công ty để được giải quyết chế độ theo quy định.
    Nếu công ty cố tình tiếp tục không giaiar quyết Bạn cần có khiếu nại gửi cơ quan Thanh tra Lao động thuộc Sở LĐ_TBXH để yêu cầu can thiệp
     Thân ái!

     

  • Xem thêm     

    09/05/2014, 05:39:08 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn hungc1!

    Như tôi đã tư vấn ở trên thì nếu xảy ra kiện tụng về thời hạn báo trước xin thôi việc để xác định loại hợp đồng  này cần phải căn cứ vào thỏa thuận tại hợp đồng thử việc để biết trường hợp sau khi thử việc đạt yêu cầu thì hai bên sẽ ký HĐLĐ loại gì, dùng làm cơ sở xác định trách nhiệm thực hiện HĐLĐ đã được xác lập đương nhiên sau thời gian thử việc.

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    29/04/2014, 04:09:52 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn ngochuong.ntn

    Theo quy định tại Điều 35 Luật bảo hiểm xã hội thì : "mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc."

    Như vậy, Số tiền BHXH trả cho bạn là mức bình quân tiền lương 6 tháng liền kề trước ngày 10/4/2014 theo cách hiểu của bạn là đúng.

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    21/04/2014, 11:35:06 SA | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

     Chào bạn tramyshmily !
    Luật sư HoNguyenTruong70  đã hướng dẫn thủ tục cụ thể cho bạn, tôi chỉ xin bổ sung 1 số ý sau:
    Trước hết, tôi xin được chia sẻ cùng bạn, chúc con bạn bình an!
     
    Hiện tại trên thực tế có rất nhiều trường hợp công ty trù dập, làm khó người lao động để họ phải tự động thôi việc.
     
    Trường hợp của bạn cũng vậy, tuy nhiên theo quy định của BLLĐ năm 2012 thì Trong thời gian mang thai, ..lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động. Nên trường hợp này công ty không thể xử lý kỷ luật bạn được.
     
    Việc công ty chấm dứt hợp đồng lao động với bạn mà không có lý do theo quy định của BLLĐ là trái quy định của pháp luật.
     
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    14/04/2014, 03:41:11 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    liemhoa0912 viết:

    Luật Sư cho em hỏi là.vợ em làm ở công ty I&Y được 3 năm rồi công ty này hàng năm đều trả tiền thưởng tết cho người lao động.vợ em có bầu nghỉ thai sản vào cuối năm( nghỉ ngày 23/11/2013) mà công ty này không trả tiền thưởng tết cho vợ em.theo luật sư như vậy có đúng không ?vợ em làm việc cũng gần hết năm rồi

    liemhoa0912 viết:
     
    Luật Sư cho em hỏi là.vợ em làm ở công ty I&Y được 3 năm rồi công ty này hàng năm đều trả tiền thưởng tết cho người lao động.vợ em có bầu nghỉ thai sản vào cuối năm( nghỉ ngày 23/11/2013) mà công ty này không trả tiền thưởng tết cho vợ em.theo luật sư như vậy có đúng không ?vợ em làm việc cũng gần hết năm rồi
     
     
    Chào bạn!
     
    Căn cứ theo điều 102 Bộ luật Lao động, các chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng lương và các chế độ khuyến khích khác đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể hoặc theo quy định trong quy chế của người sử dụng lao động.
     
    Điều 103 Bộ luật Lao động quy định: Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
     
    Từ các quy định trên cho thấy, việc thưởng lương tháng 13, thưởng Tết… phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty và quy chế của công ty, quy định pháp luật không bắt buộc công ty phải trả tháng lương 13, thưởng Tết.
     
    Như vậy, việc công ty không trả lương tháng 13, thưởng Tết cho người lao động không phải là việc làm trái pháp luật, trừ trường hợp trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể của công ty có quy định về việc trả lương tháng 13, thưởng Tết… thì công ty phải có nghĩa vụ thực hiện.
     
    Như vậy,  việc công ty bạn  không chi trả cho bạn tiền thưởng tết cho vợ bạn khi vợ bạn nghỉ thai sản có đúng hay không còn phụ thuộc vàohợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao  động tập thể của công ty.
    Thân!
     
  • Xem thêm     

    14/04/2014, 02:35:41 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    hungc1 viết:

    thưa luật sư, xin cho tôi hỏi 1 vấn đề như sau. Tại công ty tôi hiện nay, người lao động vào làm việc sẽ qua thời gian thử việc từ 1 đến 3 tháng, không ký hợp đồng thử việc. Hết thời gian thử việc phía công ty cũng không thông báo gì cho người lao động và vẫn tiếp tục sử dụng lao động. công ty có sử dụng lao động ở các trình độ khác nhau (đại học, cao đẳng, trung cấp, nghề, lao động phổ thông..). Vậy cho tôi những người làm đã việc cho công ty đc 6 tháng, 1 năm, 2 năm, 4 năm thì theo pháp lý đang có hợp đồng loại gì với công ty? Xin cám ơn

    Chào bạn!

    Về vấn đề này Bộ luật lao động năm 2012 chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, tuy nhiên theo hướng dẫn trước đây thì hết thời gian thử việc, NSDLĐ thông báo kết quả làm thử cho NLĐ. Nếu đạt yêu cầu hai bên phải tiến hành ký kết HĐLĐ hoặc NLĐ không được thông báo mà vẫn tiếp tục làm việc thì người đó đương nhiên được làm việc chính thức.

    Và theo  Điều 27, BLLĐ 2012 thì: "Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

    1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
    2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ."
     
    Như vậy, khi hết thời gian thử việc mà Công ty không ký kết HĐLĐ cho NLĐ, NLĐ không được thông báo kết quả thử việc mà vẫn tiếp tục làm việc thì người đó đương nhiên được làm việc chính thức.
     
    Tuy nhiên pháp luật không có quy định cụ thể trường hợp đương nhiên được làm việc chính thức sẽ tương ứng với loại HĐLĐ có xác định thời hạn bao lâu, do đó cần phải căn cứ vào thỏa thuận tại hợp đồng thử việc để biết trường hợp sau khi thử việc đạt yêu cầu thì hai bên sẽ ký HĐLĐ loại gì, dùng làm cơ sở xác định trách nhiệm thực hiện HĐLĐ đã được xác lập đương nhiên sau thời gian thử việc.
    Hi vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn!
     
    Thân!
  • Xem thêm     

    13/02/2014, 09:56:27 SA | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu muốn thực hiện mong muốn của bạn một cách êm thấm nhất thì phải có sự thỏa thuận với người lao động nhưng theo tôi khả năng đạt được sự thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ không xác định thời hạn và chuyển sang hợp đồng lao động xác định thời hạn là rất khó.

    Nếu không đạt được thỏa thuận đó, bạn có thể áp dụng các biện pháp quy định tại Điều 44, BLLĐ như sau: "

    Điều 44. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

    1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

    Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

    2. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.

    Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

    3. Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh."

    Ngoài ra, vẫn còn một vài giải pháp khác, bạn có thể liên hệ để chúng tôi hỗ trợ trực tiếp vì các giải pháp này khá tế nhị.

    Trân trọng.

  • Xem thêm     

    06/09/2013, 03:39:06 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn, Luật Sư Huy Long đến từ công ty luật Minh Long xin được tư vấn cho bạn như sau:

    Vụ việc trên của công ty bạn bắt đầu từ ngày 20/8 và công ty bạn muốn chấm dứt hợp đồng lao động với người đó vào ngày 2/9/2013. Như vậy, cho dù bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hay muốn sa thải người đó thì phải áp dụng bộ luật lao động mới năm 2012. Cụ thể, nếu bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải áp dụng Điều 38 Bộ luật Lao Động 2012, còn nếu bạn muốn sa thải người đó thì bạn cần phải áp dụng Điều 126 bộ luật Lao Động năm 2012 ( Theo Luật Lao Động cũ được quy định tại Điều 85 ).

    ·                     Trong  trường hợp, công ty bạn muốn cho người đó thôi việc bằng cách sử dụng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của NSDLĐ.

    Theo quy định tại Điều 38 Bộ Luật Lao Động 2012 :

    “ Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

    1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

    b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

    ...

    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

    a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

    c,...”

    Công ty bạn có thể áp dụng khoản a Điều 38 BLLĐ 2012 như đã trích dẫn ở trên để làm dẫn chứng về nguyên nhân mà công ty bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng. Đồng thời, Công ty bạn đã kí hợp đồng 1 năm đối với nhân viên này, tức là hợp đồng lao động đó là hợp đồng lao động xác định thời hạn, nên khi quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người này, công ty bạn cần thông báo trước ít nhất 30 ngày cho người đó ( hoặc gia đình).

    ·                     Trường hợp công ty bạn muốn cho người đó thôi việc bằng cách áp dụng hình thức kỉ luật sa thải:

    Theo quy định tại Điều 126 BLLĐ 2012:

    “ Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

    Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

    1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

    2...;

    3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

    Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”

    Ở trường hợp này, công ty bạn có thể áp dụng khoản 3 Điều 126  như đã trích ở trên làm dẫn chứng về nguyên nhân công ty ra quyết định kỉ luật sa thải đối với người đó.  Về trình tự, thủ tục tiến hành kỉ luật sa thải đối với người lao động thì như sau:

    Ø  Về thời hiệu xử lý kỉ luật: ( điều 124 BLLĐ 2012) :

    Thời hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra vi phạm, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 12 tháng.

    Ø  Về nguyên tắc xử lý kỉ luật lao động ( Theo Điều 123 BLLĐ 2012):

    a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

    b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

    c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

    d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

    2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

    ...

    Ø  Về Quy trình xử lý:

    a) Hồ sơ xử lý kỷ luật lao động bao gồm:

    - Bản tường trình của người lao động được nộp cho người sử dụng lao động tối đa 05 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày người sử dụng lao động yêu cầu (Mẫu số 6 kèm theo Thông tư này).

    - Các tài liệu có liên quan như:

    +Hợp đồng lao động, Biên bản sự việc xảy ra.

    + Đơn tố cáo, chứng từ hóa đơn và các tài liệu khác (nếu có).

    - Hồ sơ được bổ sung thêm trong các trường hợp sau:

    + Trường hợp bị tạm giam, tạm giữ văn bản của cơ quan có thẩm quyền bắt tạm giam, tạm giữ; văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền khi hết thời hạn tạm giam, tạm giữ.

    + Trường hợp đương sự vắng mặt văn bản thông báo ba lần

    + Trường hợp nghỉ việc có lý do chính đáng: giấy tờ được coi là có lý do chính đáng;

    b) Khi tiến hành xử lý kỷ luật lao động phải lập thành biên bản

    c) Tổ chức phiên họp xử lý kỷ luật lao động:

    - Những người có mặt, bao gồm:

    + Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền là người chủ trì.

    + Người đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời trong đơn vị.

    + Đương sự (trừ trường hợp đang thi hành án tù giam).

    + Cha, mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp nếu đương sự là người dưới 15 tuổi.

    + Người làm chứng (nếu có).

    + Người bào chữa cho đương sự (nếu có).

    + Những người khác do người sử dụng lao động quyết định (nếu có).

    - Người chủ trì tuyên bố lý do và giới thiệu nhân sự.

    - Nội Dung phiên họp:

    + Đương sự trình bày bản tường trình diễn biến sự việc xảy ra. Trường hợp không có bản tường trình của người lao động thì người chủ trì trình bày biên bản xảy ra hoặc phát hiện sự việc (ghi rõ lý do không có bản tường trình).

    + Người chủ trì trình bày hồ sơ xử lý kỷ luật.

    + Người làm chứng trình bày (nếu có).

    + Người chủ trì chứng minh lỗi của người lao động và xác định hành vi vi phạm ứng với hình thức kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật được cụ thể hóa trong nội quy lao động.

    + Người đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời trong đơn vị, đương sự, người bào chữa cho đương sự (nếu có) nhận xét về nội dung mà người chủ trì chứng minh lỗi của người lao động và xác định hành vi vi phạm ứng với hình thức kỷ luật lao động đúng hay sai theo quy định của pháp luật, nội quy lao động.

    + Kết luận của người chủ trì về hành vi vi phạm kỷ luật ứng với hình thức kỷ luật lao động.

    + Thông qua và ký biên bản.

    + Người sử dụng lao động ký quyết định kỷ luật lao động này, nếu tạm đình chỉ công việc

    d) Hồ sơ được lưu tại đơn vị.

     

    Thân ái

     

     

     

  • Xem thêm     

    05/09/2013, 03:08:01 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Trong trường hợp của bạn thì theo quy định tại Điều 81, Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì: “Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
    1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp;
    2. Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;
    3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này. »
    Các tình tiết bạn đưa ra cho chúng tôi chưa đầy đủ để chúng tôi xác định bạn có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay không. Theo quy định của pháp luật, nếu bạn có hợp đồng lao động 12 tháng trở lên hoặc công ty bạn làm việc có từ 10 người lao động trở lên thì bạn sẽ thuộc trường hợp tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc. Tuy nhiên, công ty bạn có thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hay không lại là vấn đề khác. 
    Về thắc mắc của bạn đối với việc công ty không trả sổ bảo hiểm cho bạn, đây cũng là vấn đề nhiều người lao động gặp phải. Theo quy định của pháp luật, Điểm c, khoản 1, Điều 17 Nghị định 47/2010/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây: “c, Không trả lại sổ lao động cho người lao động trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động” Như vậy, trong vòng 7 ngày, Công ty phải trả sổ cho bạn. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi, bạn cần gửi đơn yêu cầu tới Thanh tra Sở lao động. 
    Cũng xin chia sẻ với bạn rằng quyết định sa thải bạn với lý do "tự ý nghỉ việc" nêu trên vẫn không đảm bảo các quy định của pháp luật. Bạn có thể giành lại được nhiều quyền lợi nếu như cung cấp cho chúng tôi các tài liệu như: Hợp đồng lao động, quyết định sa thải, biên bản họp xử lý kỷ luật lao động,... 
    Các ý kiến trên chỉ dựa trên những thông tin do bạn cung cấp, nếu như có phát sinh các tình tiết khác thì có thể những ý kiến tư vấn đó không còn phù hợp nữa. Bên cạnh đó, nếu bạn tự mình thực hiện các thủ tục, rất có thể sẽ có sơ hở và không đạt được mục đích. 
18 Trang «<161718