Tư Vấn Của Luật Sư: Công ty luật TNHH Vilob Nam Long - Ls.NguyenHuyLong

18 Trang «<12131415161718>
  • Xem thêm     

    04/08/2014, 05:32:55 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Bảo hiểm tự nguyện là bảo hiểm  thuộc khu vực phi chính thức, không có hợp đồng lao động vì vậy theo luật lao động năm 2006 có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2007, chế độ bảo hiểm tự nguyện có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2008 thì việc bảo hiểm tự nguyện chỉ quy định áp dụng đối với chế độ tử tuất và hưu trí nên việc vợ bạn đóng bảo hiểm tự nguyện sẽ không được hưởng với chế độ thai sản.

    Thân ái !

  • Xem thêm     

    01/08/2014, 02:59:54 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo Điều 4, Luật bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp) thì khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (có chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất), bảo hiểm xã hội tự nguyện (hưu trí , tử tuất), bảo hiểm thất nghiệp (Trợ cấp thất nghiệp;Hỗ trợ học nghề;Hỗ trợ tìm việc làm.) bạn sẽ được hưởng các chế độ tương ứng  khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

    Kể từ năm 2014, khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bạn phải đóng 8% trên mức tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, tham gia bảo hiểm thất nghiệp bạn phải đóng 1% trên mức tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động.

    trân trọng!

  • Xem thêm     

    01/08/2014, 02:35:03 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    -Điểm c khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội quy định sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội thì mới được nhận.

    Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội quy định mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.

    Sau 12 tháng ngừng đóng Bảo hiểm xã hội bạn mới có thể nhận trợ cấp Bảo hiểm xã hội 1 lần. Mức trợ cấp Bảo hiểm xã hội 1 lần = 1,5 tháng lương bình quân đóng Bảo hiểm xã hội cho mỗi năm tham gia Bảo hiểm xã hội. bạn đóng BHXH được 53 tháng=4 năm 5 tháng nên bạn được hưởng khoản trợ cấp = 4.5 x 1.5x mức  bình quân tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội (Khoản 5 Điều 28 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định khi tính mức lương hưu hằng tháng và trợ cấp một lần nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính, từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm, từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính tròn là một năm).

    - Về vấn đề bảo hiểm thất nghiệp:

    Theo Điều 21nghị định số 127/2008/NĐ-CP thì Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp quy định trong Nghị định này để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    Trường hợp này bạn số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của bạn được  bảo lưu.

    Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    25/07/2014, 02:58:35 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Câu hỏi của bạn Luật sư tư vấn như sau:

    Thư nhất: Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 BLLĐ 2012 thì HĐLĐ gồm các loại sau đây:

    a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

    b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

    Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

    c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

    HĐLĐ trong nội dung bạn đề cập là loại HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ( cụ thể là HĐLĐ theo mùa vụ có thời hạn 03 tháng).

    Thứ hai: Về nội dung của HĐLĐ thì HĐLĐ theo màu vụ có thời hạn 03 tháng là một trong 3 loại hình thức HĐLĐ mà pháp luật quy định. Do vậy nội dung của loại HĐLĐ này cũng phải đảm bảo đầy đủ các nội dung của 1 HĐLĐ. Cụ thể tại Điều 23 BLLĐ 2012 thì: Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

    a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

    b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

    c) Công việc và địa điểm làm việc;

    d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

    đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

    e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

    g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

    h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

    i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

    k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề

    +Nếu người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.

    +Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hoả hoạn, thời tiết.

    +Hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước thì nội dung của hợp đồng do Chính phủ quy định.

    Trên đây là những quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến câu hởi của bạn.

    Trân trọng!

     

     

     

  • Xem thêm     

    23/07/2014, 10:14:26 SA | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Về mức bảo hiểm xã hội của vợ bạn sẽ được tình bằng " Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản theo khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc." quy định tại Điều 16 Nghị định 152/2006/ NĐ-CP

    Ví dụ: vợ bạn đóng bảo hiểm xã hội được 6 tháng là tháng 1,2,3,4,5,6 thì bạn lấy số lương của 6 tháng đó cộng lại sau đó chia 6 thì được mức trung bình lương của vợ bạn được hưởng

    Theo quy định tại Điều 34, 35 luật bảo hiểm xã hội 2006 thì vợ bạn được hưởng

    bảo hiểm một lần bằng 2 tháng lương tối thiếu chung;

    #dbeef3; width: 213px;" valign="top">

    dụng từ ngày 1/1/2014

    #dbeef3; width: 213px;" valign="top">

      Mức lương tối thiểu vùng áp dụng hiện nay

    I

    2.700.000  đồng/tháng

    II

    2.400.000  đồng/tháng

    III

    2.100.000  đồng/tháng

    IV

    1.900.000  đồng/tháng

    Được hưởng mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

    Trân trọng !

  • Xem thêm     

    23/07/2014, 08:52:09 SA | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Theo quy định luật bảo hiểm xã hội 2006

    Nghị định 152/2006/NĐ-CP

    thì người lao động trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được hưởng bảo hiểm thai sản khi đóng đủ 6 tháng trong vòng mười hai tháng trước khi sinh chứ không phải là 6 tháng trước sinh bạn nhé. 6 tháng là đúng nhưng phải là trong vòng 12 tháng bạn ạ.

    Trân trọng !

  • Xem thêm     

    22/07/2014, 10:14:59 SA | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Theo thông tin  bạn cung cấp cho thì bạn vào làm việc ký hợp đồng lao động có thời hạn là 1 năm thời gian làm việc của bạn đã hết nên theo quy định của pháp luật lao động thì khi hết hạn hợp đồng lao động công ty bạn có thể ký tiếp hợp đồng lao động với bạn hoặc không

    Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật lao động năm 2012 thì hợp đồng lao động của bạn là hợp đồng lao động xác định thời hạn mà sau khi kết thúc thời hạn thì sau 30 ngày nếu người lao động vẫn làm việc nhưng không tiếp tục ký hợp đồng thì hợp đồng đó được coi là hợp đồng không xác định thời hạn.  Nhưng trong trường hợp của bạn thì thời hạn làm việc đã hết sau 4 ngày người lao động gửi thư thông báo kết thúc làm việc là đúng với quy định của pháp  luật.

     Bạn được hưởng lương, chế độ bảo hiểm theo hợp đồng lao động của bạn tất các ngày làm việc của bạn kể cả những ngày hết hợp đồng nhưng bạn vân đi làm.

     Thân ái !

  • Xem thêm     

    21/07/2014, 11:38:21 SA | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn! 

    Sau khi đọc nội dung trình bày của bạn đã nêu. Công ty Luật Nam Long và Cộng sự xin phúc đáp như sau:

    Thứ nhất, chúng tôi xin đính chính lại một phần nội dung mà bạn đã hiểu chưa đúng trong phần bạn đã nêu đó là: bạn có viết "Theo Bộ luật lao động 2012,điều 22, mục 1, câu c thì HĐLĐ dưới 12 tháng là HĐ thời vụ". Nhưng chúng tôi xin giải thích rằng điểm c khoản 1 Điều 22 có ghi:" Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng"  thì đây là 1 trong 3 loại HĐLĐ được quy định tại Điều 22 của Bộ luạt Lao động 2012. Như vậy HĐLĐ dưới 12 tháng không phải  là HĐLĐ theo mùa vụ.

    Nhân viên của công ty bạn được tuyển vào làm kế toán viên, thay thế nhân sự nghỉ thai sản 6 tháng và công ty bạn ký HĐLĐ có thời hạn 2 tháng/1 lần ký với nhân viên này. Điều này là phù hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Bộ luật Lao động 2012.

    Hơn nữa, người lao động trong trường hợp này có trình độ Trung cấp trở lên, do vậy đối chiếu với quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động thì thời gian thử việc sẽ là không quá 30 ngày. Trong tình huống bạn nêu thì công ty bạn yêu cầu thời gian thử việc là 30 ngày và chỉ ký HĐLĐ có thời hạn 2 tháng ( dưới 12 tháng) đối với người lao động. Yêu cầu này không trái với quy định của pháp luật, tuy nhiên để linh động hơn cho người lao động(NLĐ) thì NLĐ trong trường hợp này nên thỏa thuận lại với công ty để có thể ký HĐLĐ 6 tháng luôn cho đến khi người nghỉ thai sản kia đi làm trở lại. ( NLĐ Vẫn phải thử việc 1 tháng).

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    21/07/2014, 11:09:55 SA | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo Điều 112, BLLĐ 2012 : “Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày”.

    Như vậy, nếu làm việc từ tháng 6/2009 thì kể từ ngày 6/2014, người lao động sẽ được nghỉ thêm một ngày cộng thêm vào số ngày nghỉ hàng năm theo quy định. 

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    21/07/2014, 10:49:34 SA | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Sau khi tiếp nhận câu hỏi của bạn,  Công ty Luật Nam Long và Cộng sự xin được trả lời như sau:

    Thứ nhất, theo quy định tại điểm b khoản1 Điều 22 của Bộ luật Lao động 2012 thì:"Hợp đồng lao động(HĐLĐ) xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng". Cũng tại Điều 26 của Bộ luật lao động quy định  về thử việc thì :"....nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử  việc" và"trong hợp đồng thử việc này 2 bên sẽ thỏa thuận về thời hạn của hợp đồng thử việc". Do vậy có thể khẳng định rằng hợp đồng thử việc không thể được xem là hợp đồng lao động xác định thời hạn được mà đây là 2 loại hợp đồng khác nhau, được kí kết trong những trường hợp khác nhau.

    Việc bạn ký HĐ thử việc 2 tháng  thì đây chính là thời gian làm thử đã ghi trong HĐ thử việc. Khi kết thúc thời gian 2 tháng này mà việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động(NSDLĐ) phải giao kết HĐLĐ với người lao động(NLĐ). Như vây trong trường hợp của bạn thì việc ký HĐLĐ có thời hạn 1 năm sau khi đã làm việc thử 2 tháng thì đây mới là HĐLĐ đầu tiên được ký kết giữa NSDLĐ và bạn. khi hết thời hạn 1 năm của HĐLĐ này thì việc ký kết HĐLĐ mới phải tuân theo quy định tại khoản 2 Điều 22 của Bộ luật Lao động 2012. 

    Thứ hai về nội dung của HĐ thử việc:theo quy định của khoản 1 Điều 26 BLLĐ 2012 thì nội dung của HĐ thử việc gồm các nội dung sau đây: 

    -Tên và địa chỉ NSDLĐ hoặc của người đại diện hợp pháp;

    - Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số CMND hoặc giấy tờ hợp pháp khác của NLĐ

    - Công việc và địa điểm làm việc;u

    - Thời hạn của HĐLĐ;

    - Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương...

    - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

    - Trang bị bảo hộ lao động cho NLĐ.

    Tên của hợp đồng là Hợp Đồng thủ việc.

    Trân trọng!

     

     

     

  • Xem thêm     

    17/07/2014, 02:19:42 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Trường hợp này bạn không nêu rõ em trai bạn đã tham gia BHXh hay BHYT chưa? hoặc việc em bạn bị tai nạn là do lỗi của em bạn hay do khách quan, vì thế chũng tôi khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho bạn được. Tuy nhiên bạn có thể tham khác các quy định sau và đối chiếu với trường hợp của em bạn, nếu các khoản bổi thường của công ty C đã đúng với các quy định đó thì gia đình bạn không được yêu cầu bổi thường thêm nữa. 
    Công ty A không phải bồi thường cho em trai bạn vì công ty A chỉ môi giới việc làm, công ty C mới là công ty giao kết hợp đồng lao động với em bạn, mới là chủ sử dụng lao động nên công ty C có trách nhiệm bồi thường cho em bạn.
     
    Điều 144. Bộ luật lao động năm 2012, Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
     
    1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
     
    2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
     
    3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.
     
    Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
     
    1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
     
    2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
     
    Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
     
    3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
     
    a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
     
    b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
     
    4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.
     
    Điều 5 Nghị định 44/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động 
    Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 
     
    1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động trong hợp đồng lao động với người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động và tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động bị tai nạn lao động hoặc được xác định bị bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tình trạng sức khoẻ của người lao động cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết. 
     
    2. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động theo hợp đồng lao động với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động, người sử dụng lao động đó có trách nhiệm: 
     
    a) Thanh toán chi phí từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 của Bộ luật lao động; 
     
    b) Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị; 
     
    c) Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 Điều 145 của Bộ luật lao động; 
     
    d) Thông báo bằng văn bản cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết về tình trạng sức khoẻ của người lao động. 
     
    3. Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian điều trị, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật lao động. 
     
    Khi sức khoẻ của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết theo quy định của pháp luật.
    Trân trọng!
  • Xem thêm     

    16/07/2014, 05:16:46 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    chào bạn!

    Theo Điều 1,  Nghị định  100/2012/NĐ-CP :

    Người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

    1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

    Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc ít nhất 01 ngày trong tháng đó.

    2. Đã đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

    3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều này.”

    Khoản 3, Điều 16, nghị định số 127/2008/NĐ-CP:

    Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng phụ thuộc vào thời gian làm việc có đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và tổng thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật Bảo hiểm xã hội”.

    Vậy thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của bạn là  đủ điều kiện hưởng BHTN.

    Trân trọng!

     

     

     

  • Xem thêm     

    16/07/2014, 04:20:14 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    BLLĐ 2012, luật dạy nghề  năm 2006 có quy định về vấn đề học nghề. Trong hợp đồng học nghề thời hạn  học nghề là  nội dung bắt buộc. Song hiện nay vẫn chưa có văn bản nào quy định  khống chế về thời gian học nghề, tập nghề, đào tạo tối đa. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người học nghề phải theo quy định của pháp luật.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    16/07/2014, 02:20:06 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Công ty Luật Nam Long và cộng sự xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Căn cứ Điều 16 Nghị định 127/2008/NĐ-CP
     
    Điều 16. Trợ cấp thất nghiệp theo Điều 82 Luật Bảo hiểm xã hội 
     
    1. Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền hằng tháng được trả cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi bị thất nghiệp có đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 15 Nghị định này hoặc người được ủy quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định này. 
     
    2. Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. 
     
    3. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng phụ thuộc vào thời gian làm việc có đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và tổng thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật Bảo hiểm xã hội.
    Và khoản 2 Điều 82 Luât BHXH quy định như sau:
    2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
     
    a) Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
     
    b) Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
     
    c) Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
     
    d) Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.
    Như vậy khi tham gia công ty mới mà bạn tiếp tục tham gia BHTN thì thời gian tham gia BHTN trước đó của bạn sẽ được cộng dồn để hưởng chế độ BHTN sau này.
    Trân trọng!
  • Xem thêm     

    12/07/2014, 10:58:32 SA | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trường hợp này bạn cần xác minh xem công ty đã tham gia BHXH cho người lao động tại cơ quan BHXH hay chưa? Nhân viên công ty có sổ BH chưa?

    Nếu có sổ bảo hiểm và công ty tham gia BHXH cho nhân viên đầy đủ thì sau khi nghỉ việc nếu người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ nào đố của BHXH ví dụ: Bảo hiểm thất nghiệp, chế độ thai sản... Người lao động trực tiếp đến cơ quan BHXh để làm thủ tục hưởng chế độ của mình.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    09/07/2014, 11:10:16 SA | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    "Theo quy đinh Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động 

    5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động."

    Trường hợp của bạn, thời điểm bạn sinh con là ngày 16/10/2013 vì vậy đến ngày 16/10/2014 con bạn mới đủ 12 tháng tuổi. vì vậy kế toán công ty bạn trả lời như trên là sai quy định.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    07/07/2014, 04:44:31 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Bạn phải soạn đủ hồ sơ cơ quan BHXH mới giải quyết bạn nhé!

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    05/07/2014, 11:34:24 SA | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    1. Theo quy định tại Điều 21 Nghị định số127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 thì thời gian đóng BHTN để xét hưởng BHTN là tổng các khoảng thời gian đã đóng BHTN được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng BHTN cho đến khi người lao động bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    2. Bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp sau chấm dứt hợp đồng lao động với công ty thứ 3 khi có đủ các điều kiện sau:

    - Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

    - Đã đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

    - Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động theo quy định

    3. Thời gian tham gia BH thất nghiệp của bạn là: 36 tháng.

    4. Mức trợ cấp:

    - . Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

    - Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:

    a) Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;

    b) Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;

    c) Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;

    d) Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    05/07/2014, 10:48:50 SA | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
     
    - Bạn làm thủ tục nhận chế độ BHXH 1 lần tại nơi bạn cư trú (thường trú hoặc tạm trú).
     
     - Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần (Điều 56, Luật BHXh năm 2006)
     
     Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.
    Trân trọng!
  • Xem thêm     

    04/07/2014, 05:35:40 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Thời gian tính BHXH 1 lần của bạn là 8 năm.
     
    Hồ sơ gồm:
     
          1. Sổ bảo hiểm xã hội;
     
          2. Trường hợp chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội: Quyết định nghỉ việc (bản chính hoặc bản sao) hoặc Quyết định thôi việc (bản chính hoặc bản sao) hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng lao động hết hạn (bản chính hoặc bản sao);
     
          3. Trường hợp suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội: Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa;
     
          4. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần;                        
     
           * Đối với người chấp hành xong hình phạt tù trong trường hợp không được hưởng án treo thì có thêm Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù (bản sao).
     
          * Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện đi nước ngoài định cư:
     
        - Bản dịch tiếng Việt được công chứng của bản sao Bản thị thực nhập cảnh được lưu trú dài hạn hoặc Thẻ thường trú hoặc Giấy xác nhận lưu trú dài hạn do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp (bản chính).
    Trân trọng!
18 Trang «<12131415161718>