Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

65 Trang «<3456789>»
  • Xem thêm     

    15/10/2016, 04:51:32 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu xe mô tô của em bạn chở bạn chạy đúng phần đường dành cho xe mô tô, chiếc xe container không làm chủ tốc độ đã đâm vào xe máy khiến hậu quả nghiêm trọng như bạn nói thì người lái xe container phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 202 BLHS và phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bạn theo quy định tại Điều 609, Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2005.

    Trong vụ việc trên thì có dấu hiệu sai phạm của lái xe container là không làm chủ tốc độ và thiếu chú ý quan sát nên đã gây tai nạn (đâm vào đuôi xe máy). Vì vậy, nếu để tòa án giải quyết thì bên chủ xe và lái xe phải bồi thường toàn bộ chi phí cứu chữa, chi phí cho người chăm sóc, thu nhập bị mất, bị giảm sút của nạn nhân và tổn hại về tinh thần theo quy định pháp luật., 

  • Xem thêm     

    13/10/2016, 08:21:37 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo quy định pháp luật hiện hành thì vay tiền là quan hệ dân sự. Nếu cho vay tiền mà không nhận tài sản thế chấp (chỉ là tín chấp) thì người cho vay chịu rủi ro. Nếu đến hạn trả nợ mà bên vay tiền không trả được nợ, cũng không bỏ trốn, không sử dụng tiền vay đó vào mục đích bất hợp pháp, không có hành vi nào gian dối thì vụ việc chỉ là quan hệ dân sự, bên cho vay có thể kiện tới tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

    Nếu người vay tài sản của gia đình bạn gian dối, bỏ trốn hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng trả nợ thì người đó mới có thể bị xử lý hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS.

    Theo thông tin bạn nêu ở trên thì chưa thấy có dấu hiệu hình sự trong quan hệ vay tài sản. Việc đầu thú chỉ được pháp luật thừa nhận nếu người đó đã bỏ trốn khỏi địa phương nhằm trốn tránh trách nhiệm trả nợ, sau đó bị khởi tố hình sự, bị truy nã. Trong trường hợp này thì người bị truy nã đến cơ quan công an trình diện mới được coi là "đầu thú". Còn nếu vụ việc chỉ là vay nợ, không bỏ trốn, không bị truy nã mà người nợ tiền đến cơ quan công an trình báo thì vụ việc vẫn chỉ là quan hệ dân sự, không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan công an.

  • Xem thêm     

    12/10/2016, 02:10:20 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo quy định của luật đất đai, luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành thì người có hành vi xây dựng trái phép sẽ bị xử lý theo pháp luật, trong đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, bị buộc tháo dỡ công trình vi phạm.

    Đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới đời sống nhân dân thì người dân có quyền có đơn thư trình báo gửi tới UBND các cấp để yêu cầu xử lý.

    Bạn có thể tham khảo quy định của Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường, cụ thể như sau:

    Điều 4. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

    1. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:

    Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

    a) Cảnh cáo;

    b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

    2. Hình thức xử phạt bổ sung:

    a) Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường; Giấy phép quản lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu; Giấy xác nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; Giấy chứng nhận túi ni lon (hoặc ni lông) thân thiện với môi trường; Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam; Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; Giấy phép khai thác loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy phép nuôi, trồng các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; Giấy phép nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai; Giấy phép tiếp cận nguồn gen; Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; Giấy phép nhập khẩu sinh vật biến đổi gen; Giấy chứng nhận an toàn sinh học; Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng, cho, thuê loài thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phm; Giấy xác nhận sinh vật biến đi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi (sau đây gọi chung là Giấy phép môi trường) hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy đnh tại Khoản 2 Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử pht vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

    b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính).

    3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

    a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc trng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;

    b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dng không đúng quy định về bảo vệ môi trường; buộc tháo dỡ công trình, trại chăn nuôi, khu nuôi trồng thủy sản, nhà ở, lán trại xây dựng trái phép trong khu bảo tồn;

    c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục nh trạng ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học;

    d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện nhập khẩu, đưa vào trong nước không đúng quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện có chứa loài ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen;

    đ) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện nhập khẩu đưa vào trong nước không đúng quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây hại cho sức khỏe congười, vật nuôi và môi trường; buộc tiêu hủy loài sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen chưa có Giấy chứng nhận an toàn sinh học;

    e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ;

    g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm thân thiện môi trường;

    h) Buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo quy định; buộc thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;

    i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;

    k) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung, quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; buộc lập, thực hiện đề án cải tạo, phục hồi môi trường; buộc ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, thực hiện các yêu cầu có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường;

    l) Buộc xây lắp công trình xử lý môi trường theo quy định; buộc vận hành đúng quy trình đi với công trình xử lý môi trường theo quy định;

    m) Buộc di dời ra khỏi khu vực cấm; thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về bảo vệ môi trường đối với khu dân cư;

    n) Truy thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp theo quy định; buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả cht thải vượt quy chun kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành.

    Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt

    1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 1, Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.

    2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 50 đến Điều 53 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.

  • Xem thêm     

    11/10/2016, 04:47:47 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Vụ việc này thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND xã và cơ quan chuyên môn của UBND cấp huyện như thanh tra xây dựng, phòng tài nguyên và môi trường. Vì vậy, các hộ dân có thể làm đơn trình bày tới UBND huyện để được xem xét giải quyết theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    11/10/2016, 03:52:48 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Hộ chiếu, thẻ cư trú có thể thay thế CMND, trong một số trường hợp để biết thông tin nhân thân thì có thể dùng sổ hộ khẩu hoặc bằng cấp, chứng chỉ...

  • Xem thêm     

    07/10/2016, 08:31:32 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trong một vụ việc tai nạn giao thông có thể đặt ra trách nhiệm hình sự với người vi phạm và trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cụ thể như sau:

    1. Trách nhiệm hình sự: Trong trường hợp người lái xe có lỗi, gây thiệt hại tính mạng của chồng bạn và thiệt hại nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn thì người lái xe đó phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự về tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

    2. Trách nhiệm bồi thường: Về nguyên tắc thì chủ xe cơ giới phải bồi thường cho nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông, trừ trường hợp lỗi hoàn toàn thuộc về nạn nhân.

    Nếu chủ xe đã giao xe cho người khác quản lý, sử dụng, hưởng lợi từ việc sử dụng xe đó thì người này phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

    3. Mức bồi thường được quy định tại Điều 609, 610 Bộ luật dân sự năm 2005 bao gồm các khoản như sau:

    - Chi phí cứu chữa;

    - Chi phí mai táng cho người chết;

    - Chi cho người phí chăm sóc, phục hồi chức năng cho nạn nhân;

    - Thu nhập bị mất, bị giảm sút của nạn nhân thương tích;

    - Bồi thường tổn thất về tinh thần;

    - Tiền cấp dưỡng cho người thân của người đã chết ...

    Nếu các bên không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định pháp luật.

     

  • Xem thêm     

    07/10/2016, 08:13:19 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 152 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 không quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:

    • Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;
    • Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.

    Và đặc biệt văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt không được quy định hiệu lực trở về trước.

    Trong pháp luật hình sự hiện hành, không quy định hiệu lực hồi tố đối với điều luật mới không có lợi cho người phạm tội. Riêng đối với điều luật mới có lợi cho người phạm tội thì áp dụng hiệu lực hồi tố. Cụ thể tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự quy định như sau:

    “Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

    Điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.”

    Như vậy, việc quy đinh và áp dụng hiệu lực hồi tố là nguyên tắc thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước ta

  • Xem thêm     

    06/09/2016, 08:42:00 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Vụ việc nêu trên thì cả hai bên đều có lỗi (lỗi hỗn hợp), hai người kia không làm chủ được tốc độ, còn bạn thì đi ngược chiều vì vậy thông thường thì các bên tự chịu thiệt hại của mình.

    Nếu vụ việc xảy ra ở góc cua, góc khuất, khó quan sát bạn đi vào đường ngược chiều làm cho hai thanh niên đó bị bất ngờ, họ đi đúng tốc độ, đúng phần đường thì bạn sai hoàn toàn và phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho hai người đó.

    Những thiệt hại bao gồm thiệt hại về tài sản, chiếc xe phải sửa chữa, khắc phục... thiệt hại do phải cứu chữa, thu nhập bị mất, bị giảm sút trong thời gian điều trị và bồi thường tổn thất về tinh thần theo các quy định của bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây nên (ĐIều 623 BLDS).

  • Xem thêm     

    01/09/2016, 02:52:03 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Để thi hành án được thì bên phải thi hành án phải có tài sản. Vì vậy, bên công ty bạn phải cung cấp thông tin về tài sản của bên phải thi hành án thì cơ quan thi hành án mới có căn cứ để thi hành. Nếu không có thông tin thì có thể yêu cầu cơ quan thi hành án xác minh điều kiện thi hành án theo quy định.

  • Xem thêm     

    07/08/2016, 11:36:45 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
    Bạn kiểm tra lại thông tin trong hợp đồng tín dụng thế chấp xem có điều khoản nào quy định là ngân hàng được phép tiết lộ bí mật thông tin khách hàng không ?

    Nếu hợp đồng không quy định điều đó mà ngân hàng bạn vay thông báo tình trạng nợ xấu của bạn cho ngân hàng khác và ngân hàng khác không đồng ý cho bạn vay vốn thì bạn có thể kiện lại ngân hàng đó vì làm lộ bí mật thông tin cá nhân.

    Bạn có thể để con gái bạn trực tiếp thực hiện giao dịch hoặc liên hệ trực tiếp với ngân hàng X để biết chính xác thông tin.

  • Xem thêm     

    03/08/2016, 09:59:53 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
    Bạn phải có văn bản của chủ nhà đồng ý cho bạn cư trú tại địa chỉ đó thì bạn mới có thể đăng ký tạm trú theo quy định của luật cư trú.

  • Xem thêm     

    03/08/2016, 09:57:40 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Theo thông tin bạn nêu thì ông Nguyễn Văn Dương là người vay tiền của bạn nên ông Dương có nghĩa vụ trả tiền. Nếu ông Dương không trả tiền đúng hạn thì bạn có thể khởi kiện tới tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

  • Xem thêm     

    21/06/2016, 09:14:25 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng mua bán tài sản mà một bên gian dối hoặc tài sản không thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bán thì giao dịch dân sự đó vô hiệu. Giao dịch dân sự vô hiệu thì không phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên, về nguyên tắc thì các bên có trách nhiệm hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên nào có lỗi thì phải bồi thường cho bên bị thiệt hại.

    Nếu người bán xe cho bạn là người đã chiếm đoạt chiếc xe đó từ chủ sở hữu hợp pháp tài sản hoặc là người biết rõ là xe gian mà vẫn bán cho bạn thì người này sẽ bị xử lý hình sự về các tội danh tương ứng (tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có hoặc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản).

    Trong trường hợp bạn mua nhầm phải xe gian như thế này thì bạn không được phép đăng ký sang tên, không được phép sử dụng chiếc xe đó, bạn chỉ có cách là trình báo sự việc cho cơ quan công an để giao nộp chiếc xe đó và truy tìm kẻ gian, người đã bán xe cho bạn để đòi tiền. Nếu cơ quan công an tìm được kẻ gian và kẻ đã bán xe cho bạn thì mời đòi lại được tiền cho bạn.

  • Xem thêm     

    13/06/2016, 09:32:15 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu ban có lỗi, vi phạm luật giao thông thì mới bị xử phạt vi phạm hành chính. Để xử phạt thì cơ quan công an cần có biên bản vi phạm và quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Nếu không đồng ý với việc xử phạt đó thì bạn có thể khiếu nại hoặc khởi kiện cơ quan công an theo thủ tục tố tụng hành chính. 

    Pháp luật hiện hành không quy định là phải đóng phạt vi phạm hành chính mới có quyền khởi kiện tranh chấp về yêu cầu bồi thường thiệt hại dân sự trong vụ việc tai nạn giao thông...

  • Xem thêm     

    13/06/2016, 09:24:41 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trường hợp thuê xe rồi mang xe bỏ trốn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả tiền và trả xe thì hành vi này có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS. Vì vậy, bạn có thể làm đơn tố cáo gửi tới cơ quan công an để được xem xét giải quyết theo quy định pháp luật. Bạn tham khảo quy định sau đây của Bộ luật hình sự:

    "

    Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
      a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
      b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
      c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
      d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
      đ) Tái phạm nguy hiểm;
      e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm :
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
      b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
      b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

    "

  • Xem thêm     

    25/05/2016, 09:53:10 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu mẹ bạn bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản (trốn nợ) thì mới có thể bị xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Còn nếu mẹ bạn vỡ nợ, mất khả năng chi trả thì chỉ là quan hệ dân sự, người cho mẹ bạn vay tiền có quyền kiện mẹ bạn tới tòa án nơi mẹ bạn cư trú để đòi nợ theo thủ tục tố tụng dân sự. Lãi suất được tòa án chấp nhận là lãi suất thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do nhà nước công bố tại thời điểm vay.

    Sau khi có bản án, quyết định của tòa án mà mẹ bạn không thi hành thì cơ quan thi hành án có quyền cưỡng chế tài sản của mẹ bạn để thi hành quyết định, bản án đó...

  • Xem thêm     

    25/04/2016, 02:52:44 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo quy định của Luật cư trú thì một trong các điều kiện để đăng ký thường trú tại thành phố thuộc trung ương là phải có chỗ ở hợp pháp. Điều 6, Nghị định số 31/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật cư trú, quy định về chỗ ở hợp pháp như sau:

    "Điều 6. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp

    1. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

    a) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

    - Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;

    - Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);

    - Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);

    - Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

    - Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;

    - Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã);

    - Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;

    - Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

    - Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;

    - Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó.

    b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã). Đối với nhà ở, nhà khác tại thành phố trực thuộc trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý băng văn bản;

    c) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo về việc công dân có chỗ ở thuộc trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều 26 của Luật Cư trú;

    d) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).

    2. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

    a) Một trong những giấy tờ, tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều này, trừ trường hợp giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân thì văn bản đó không cần công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã;

    b) Văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh chấp về quyền sử dụng nếu không có một trong các giấy tờ, tài liệu quy định tại Điểm a Khoản này.

    3. Trong trường hợp các văn bản pháp luật về nhà ở có thay đổi thì Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể các giấy tờ, tài liệu khác chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú, tạm trú phù hợp với văn bản pháp luật đó.".

    Như vậy, bạn có thể viện dẫn quy định trên để chứng minh điều kiện về nơi cư trú hợp pháp của bạn.

  • Xem thêm     

    24/04/2016, 03:02:20 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Theo thông tin bạn nêu thì cậu bạn đã bị xử lý về tội mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự, cụ thể hình phạt được quy định như sau:

    "

    Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy 

    1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Phạm tội nhiều lần;
      c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
      d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
      đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
      e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em;
      g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;
      h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;
      i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;
      k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;
      l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;
      m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;
      n) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;
      o) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều này;
      p) Tái phạm nguy hiểm.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
      a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;
      b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;
      c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;
      d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;
      đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;
      e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;
      g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;
      h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều này.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
      a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;
      b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;
      c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;
      d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên;
      đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên;
      e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;
      g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;
      h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều này.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    ".

    Cơ quan điều tra sẽ tiến hành giám định hàm lượng ma túy để làm căn cứ xử lý cậu bạn. Với ba gói nhỏ màu trắng đó mà xác định là chất ma túy thì có căn cứ để xử lý cậu bạn về tội mua bán hoặc tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự.

  • Xem thêm     

    24/04/2016, 02:19:35 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu công trình xây dựng lân cận không đảm bảo an toàn, gây ảnh hưởng tới công trình và đời sống của bà con hàng xóm thì bạn có quyền yêu cầu chính quyền địa phương đình chỉ thi công công trình đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Bạn có quyền yêu cầu chủ đầu tư công trình đó phải bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế đã gây ra cho gia đình bạn, mức bồi thường cụ thể do hai bên thỏa thuận, không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    19/04/2016, 10:55:28 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn! 

    Khoản 1 Điều 140 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về Căn cứ khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm quy định: Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

    Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã.

    Như vậy, khi có đủ các căn cứ theo quy định trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói chung và cơ quan công an nói riêng được phép khám xét chỗ ở của công dân.

    Việc khám xét phải tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thẩm quyền và trình tự, thủ tục khám xét.

    Về thẩm quyền ra lệnh khám xét

    Theo quy định tại Điều 141 Bộ Luật tố tụng hình sự 2003, những người sau đây có quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp:

    - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;

    - Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;

    - Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử;

    - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp.

     

    Lệnh khám xét phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

    Trong trường hợp không thể trì hoãn, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ra lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.

    Trình tự, thủ tục khám xét

    - Theo quy định tại Khoản 1 Điều 143 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003, việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được tiến hành theo quy định.

    Theo đó, khi bắt đầu khám chỗ ở, người khám xét phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ. Người tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám.

    - Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến.

    - Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

    - Khi tiến hành khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong.

    Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

    Theo quy định tại Điều 325 Bộ luật Tố tụng dân sự, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

    Khiếu nại liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam phải được Viện Kiểm sát xem xét, giải quyết ngay. Trong trường hợp cần phải có thời gian để xác minh thêm thì thời hạn giải quyết không được quá ba ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện Kiểm sát phải xem xét, giải quyết. Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng.

    Theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 326 Bộ luật Tố tụng hình sự, người khiếu nại có quyền được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

65 Trang «<3456789>»