Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

65 Trang «<26272829303132>»
  • Xem thêm     

    02/05/2013, 08:43:02 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

                Nếu cơ quan điều tra xác định những máy móc của bạn là vật chứng trong vụ án thì sẽ xử lý theo quy định tại Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự.

              Nếu không xác định là vật chứng của vụ án thì chỉ có thể bị xung công quỹ nếu bạn bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền hoặc tịch thu tài sản.... Nếu công an phường thu giữ không đúng quy định thì bạn có thể khiếu nại để đòi lại tài sản đó. Bạn tham khảo quy định sau đây của Bộ luật tố tụng hình sự:

    "Điều 74. Vật chứng

    Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.

    Điều 75. Thu thập và bảo quản vật chứng

    1. Vật chứng cần được thu thập kịp thời, đầy đủ, được mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.

    Trong trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh và có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản.

    2. Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn và hư hỏng. Việc niêm phong, bảo quản vật chứng được thực hiện như sau:

    a) Đối với vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong phải được tiến hành theo quy định của pháp luật và phải lập biên bản để đưa vào hồ sơ vụ án;

    b) Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại ngân hàng hoặc các cơ quan chuyên trách khác;

    c) Đối với vật chứng không thể đưa về cơ quan tiến hành tố tụng để bảo quản thì cơ quan tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản;

    d) Đối với vật chứng là hàng hoá mau hỏng hoặc khó bảo quản nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 76 của Bộ luật này thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại kho bạc nhà nước để quản lý;

    đ) Đối với vật chứng đưa về cơ quan tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ quan Công an có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hành án có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án.

    3. Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá huỷ niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại vật chứng của vụ án, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 310 của Bộ luật hình sự; trong trường hợp thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 300 của Bộ luật hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    Điều 76. Xử lý vật chứng

    1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

    2. Vật chứng được xử lý như sau:

    a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;

    b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;

    c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;

    d) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;

    đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.

    3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.

    4. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự."

  • Xem thêm     

    01/05/2013, 12:06:38 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu bạn của bạn dùng vũ khí tấn công người khác để lấy tài sản thì sẽ phạm tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự và hình phạt được quy định như sau:

    "Điều 133. Tội cướp tài sản

     

    1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm"

  • Xem thêm     

    30/04/2013, 11:48:28 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Theo quy định tại Điều 104 BLHS thì dù thương tích có chưa đến 11% nhưng thuộc cũng có thể xử lý hình sự theo Điều này nếu tính chất, mức độ của hành vi đó nguy hiểm cho xã hội...

            Nếu không đến mức phải xử lý hình sự thì công an có thể áp dụng quy định tại Điều 7 của Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 để xử lý hành chính, cụ thể như sau:

    "Điều 7. Hành vi vi phạm trật tự công cộng

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

    b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu bóng, nhà văn hoá, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, xí nghiệp, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên các phương tiện giao thông, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    c) Thả rông trâu, bò, ngựa, chó hoặc động vật khác trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

    2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào tàu, thuyền, xe lửa hoặc các phương tiện giao thông khác, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;

    đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    e) Để gia súc hoặc các động vật khác gây thương tích, thiệt hại tài sản cho người khác;

    g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời” trong thành phố, thị xã hoặc ở khu vực đông dân cư, khu công nghiệp, các khu vực kho, bãi, sân bay, cảng...

    3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm danh dự hoặc chống lại người thi hành công vụ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    b) Xúi giục người khác không chấp hành các yêu cầu của người thi hành công vụ;

    c) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ: dao, lê, mã tấu, dây xích, côn, gậy… hoặc công cụ hỗ trợ;

    d) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    đ) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;

    e) Tụ tập để cổ vũ, kích động đua ca nô, xuồng máy, tàu thuyền trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    g) Gây rối trật tự tại phiên toà, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    h) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    i) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

    k) Trực tiếp xâm hại hoặc thuê người xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của người khác;

    l) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;

    m) Tập trung đông người trái pháp luật tại khu vực tại các địa điểm, khu vực cấm;

    n) Thực hiện không đúng quy định của pháp luật về việc tập trung đông người ở nơi công cộng;

    o) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự (trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp);

    p) Viết, tán phát, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    q) Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.

    4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

    b) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán "đèn trời".

    5. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi quy định tại điểm đ, h khoản 2; điểm c, p, q khoản 3 và khoản 4 Điều này.

    6. Người vi phạm tại điểm e khoản 2 Điều này còn phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do gia súc hoặc các động vật khác gây ra."

               Nếu không đồng ý với việc xử lý theo thủ tục hành chính thì người bị hại có thể khiếu nại tới thủ trưởng cơ quan điều tra để được xem xét, giải quyết theo quy định tại Luật tố cáo và chương XXXV của Bộ luật tố tụng hình sự.

  • Xem thêm     

    30/04/2013, 11:48:19 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Theo quy định tại Điều 104 BLHS thì dù thương tích có chưa đến 11% nhưng thuộc cũng có thể xử lý hình sự theo Điều này nếu tính chất, mức độ của hành vi đó nguy hiểm cho xã hội...

            Nếu không đến mức phải xử lý hình sự thì công an có thể áp dụng quy định tại Điều 7 của Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 để xử lý hành chính, cụ thể như sau:

    "Điều 7. Hành vi vi phạm trật tự công cộng

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

    b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu bóng, nhà văn hoá, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, xí nghiệp, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên các phương tiện giao thông, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    c) Thả rông trâu, bò, ngựa, chó hoặc động vật khác trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

    2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào tàu, thuyền, xe lửa hoặc các phương tiện giao thông khác, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;

    đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    e) Để gia súc hoặc các động vật khác gây thương tích, thiệt hại tài sản cho người khác;

    g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời” trong thành phố, thị xã hoặc ở khu vực đông dân cư, khu công nghiệp, các khu vực kho, bãi, sân bay, cảng...

    3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm danh dự hoặc chống lại người thi hành công vụ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    b) Xúi giục người khác không chấp hành các yêu cầu của người thi hành công vụ;

    c) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ: dao, lê, mã tấu, dây xích, côn, gậy… hoặc công cụ hỗ trợ;

    d) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    đ) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;

    e) Tụ tập để cổ vũ, kích động đua ca nô, xuồng máy, tàu thuyền trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    g) Gây rối trật tự tại phiên toà, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    h) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    i) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

    k) Trực tiếp xâm hại hoặc thuê người xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của người khác;

    l) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;

    m) Tập trung đông người trái pháp luật tại khu vực tại các địa điểm, khu vực cấm;

    n) Thực hiện không đúng quy định của pháp luật về việc tập trung đông người ở nơi công cộng;

    o) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự (trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp);

    p) Viết, tán phát, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    q) Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.

    4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

    b) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán "đèn trời".

    5. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi quy định tại điểm đ, h khoản 2; điểm c, p, q khoản 3 và khoản 4 Điều này.

    6. Người vi phạm tại điểm e khoản 2 Điều này còn phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do gia súc hoặc các động vật khác gây ra."

               Nếu không đồng ý với việc xử lý theo thủ tục hành chính thì người bị hại có thể khiếu nại tới thủ trưởng cơ quan điều tra để được xem xét, giải quyết theo quy định tại Luật tố cáo và chương XXXV của Bộ luật tố tụng hình sự.

  • Xem thêm     

    25/04/2013, 09:56:37 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

            1. Nếu những người đó bị nhóm của bạn dùng hung khí gây thương tích thì các bạn có thể bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự. Nếu có kết luận giám định về tỷ lệ thương tật và có đơn yêu cầu của người bị hại thì Công an sẽ khởi tố vụ án theo Điều 104 BLHS.

             2. Ngoài ra, hành vi đánh nhau trên có thể bị xử lý về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 245 Bộ luật hình sự. Trong vụ việc trên, tốt nhất là hai bên thương lượng để giải quyết dân sự.

  • Xem thêm     

    24/04/2013, 07:48:44 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

               Gia đình bạn có thể tiếp tục có đơn thư trình báo, kiến nghị với công an. Em bạn thì có thể được miễn trách nhiệm, còn người lấy trộm vàng của em bạn sẽ bị xử lý về tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự.

  • Xem thêm     

    24/04/2013, 07:31:14 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

              Nếu vụ việc đó muốn giải quyết nội bộ thì có thể gửi tới Phòng giáo dục. Nếu muốn xác định Hiệu trưởng có trách nhiệm hình sự hay không thì giáo viên đó có thể gửi đơn tới Công an huyện. Nếu người giáo viên đó chỉ yêu cầu bồi thường thiệt hại thì có thể khởi kiện một vụ án dân sự tại Tòa án huyện.

  • Xem thêm     

    24/04/2013, 07:23:27 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Theo thông tin bạn nêu thì hành vi của chị Thu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự. Gia đình bạn có thể gửi đơn tố giác tới Công an huyện để được giải quyết. Với những chứng cứ bạn có là đủ để buộc tội chị ta. Bạn có thể tham khảo thêm một số quy định của bộ luật hình sự để biết thêm về hình phạt đối với tội danh này:

    "Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân :

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

  • Xem thêm     

    24/04/2013, 07:16:12 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    1. Hành vi chửi bới, xúc phạm, đe dọa danh dự, nhân phẩm của người khác thuộc thẩm quyền giải quyết của công an. Nếu người đó vẫn tiếp tục xúc phạm vợ chồng bạn thì bạn có thể gửi đơn trình báo tới công an để được giải quyết. Người đó sẽ bĩ xử lý hành chính, nếu xúc phạm nghiêm trọng thì bị xử lý hình sự.
    2. Việc vay mượn tiền là quan hệ dân sự. Nếu chồng bạn không đòi được nợ thì có thể khởi kiện tới Tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

    Luật sư Hằng sẽ trả lời cụ thể cho bạn/.

  • Xem thêm     

    23/04/2013, 09:38:19 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

               Với lãi suất như vậy là quá cao, trái quy định của pháp luật. Nếu hai bên không thể giải quyết được với nhau thì bạn có thể đưa vụ việc ra pháp luật để được can thiệp kịp thời.

              Nếu vụ việc đó được chuyển tới Tòa án để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự thì bạn chỉ phải trả tiền nợ gốc và lãi suất không quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố.

  • Xem thêm     

    20/04/2013, 08:50:38 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                Nếu ẩu đả không dùng hung khí và thương tích chưa đến 11 % thì chỉ bị xử phạt hành chính. Ai là người đánh người khác hoặc có lỗi chính trong chuyện đánh nhau thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định 73/2010/NĐ-CP ngày 01/9/2010 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.

  • Xem thêm     

    20/04/2013, 08:00:06 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

               Đó cũng là một lập luận, biện minh cho hành động của Hiệu trưởng. Thông thường những vụ việc như vậy thì công an và viện kiểm sát sẽ không muốn khởi tố (dù giá trị tài sản thiệt hại có trên 4 triệu đồng).

              Vụ việc trên chỉ khiển trách, nhắc nhở là có tình, có lý. Nếu hậu quả nghiêm trọng thì cùng lắm là kỷ luật đảng và xử phạt hành chính cũng đủ răn đe, phòng ngừa, giáo dục thày Hiệu trưởng, không nhất thiết phải đối mặt với án tù đày trong tình huống này...

  • Xem thêm     

    20/04/2013, 09:14:11 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

               Bạn có thể trình báo sự việc trên với công an để được giải quyết. Nếu công an xác định người nhận tiền của bạn có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của bạn và người đó đã bị xử lý hành chính về hành vi này thì có thể họ sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 139 Bộ luật hình sự.

               Nếu người đó chưa bị xử lý hành chính về hành vi đó nhưng có căn cứ xác định người đó lừa đảo (dưới 2 triệu đồng) thì họ sẽ bị xử lý hành chính và buộc phải trả lại tiền cho bạn.

  • Xem thêm     

    19/04/2013, 10:47:57 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

             Theo quy định pháp luật thì hợp đồng mua bán tài sản chỉ có hiệu lực pháp luật nếu: Bên bán có quyền bán, bên mua đủ điều kiện mua; Tài sản được phép tham gia giao dịch; Mục đích của việc mua bán là đúng pháp luật; Tuân thủ thủ tục về mua bán..

             Nếu xe gian thì việc mua bán đó không hợp pháp. Bạn có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố Hợp đồng vô hiệu để đòi lại số tiền đã trả cho người bán và trả lại họ chiếc xe đó (Điều 137 BLDS).

  • Xem thêm     

    18/04/2013, 10:43:10 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

               Bạn cần gửi đơn tới cơ quan thi hành án để được thi hành án theo pháp luật. Nếu người phải thi hành án có tài sản hoặc sau này có tài sản thì cơ quan thi hành án sẽ cưỡng chế thi hành bản án đó để trả tiền cho bạn. Bạn tham khảo quy định sau đây của luật thi hành án:

    "Điều 30. Thời hiệu yêu cầu thi hành án

    1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

    Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

    Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

    2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.

    3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.

     

    Điều 71. Biện pháp cưỡng chế thi hành án

    1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

    2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

    3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

    4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

    5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

    6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định."

  • Xem thêm     

    18/04/2013, 10:16:56 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

                Nếu chiếc điện thoại đó trị giá từ 4.000.000 đồng trở lên thì thày hiệu trưởng đó có thể bị xử lý về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Tuy nhiên, với những vụ việc như vậy thì ít bị xử lý hình sự vì hành vi đó được đánh giá là "chưa nguy hiểm cho xã hội - chưa đến mức phải xử lý hình sự". Nếu cô giáo kia báo công an thì thày hiệu trưởng sẽ bị xử lý hành chính và buộc phải bồi thường thiệt hại cho giáo viên.

  • Xem thêm     

    18/04/2013, 09:39:47 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Với cái "đơn" của bà B thì mẹ bạn có thể khởi kiện tới tòa án để yêu cầu bà B hoặc con bà B phải trả tiền cho mẹ bạn.

  • Xem thêm     

    13/04/2013, 10:25:19 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

               Với ngày hẹn trả là ngày "01/4" thì nguy cơ "xù nợ" là rất cao. Nếu người đó gian dối hoặc bỏ trốn thì sẽ phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bạn có thể trình báo sự việc trên với công an để được xem xét, giải quyết.            

              Nếu không có căn cứ xác định người mua hàng của nhà bạn bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì bạn có thể khởi kiện dân sự để đòi tiền.

  • Xem thêm     

    12/04/2013, 07:41:53 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                 Nếu bạn có lỗi trong vụ tai nạn giao thông đó thì bạn sẽ bị khởi tố theo quy định tại Điều 202 BLHS và hình phạt được quy định như sau:

    "Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

              1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

    Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự:

    a. Làm chết một người;

    b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tận từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

    e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.”.

              2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

    b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là "gây hậu quả rất nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm đ khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự:

    a. Làm chết hai người;

    b. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.

              3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 202 Bộ luật hình sự:

    a. Làm chết ba người trở lên;

    b. Làm chết hai người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    c. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.2 mục 4 này;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của những người này trên 200%.

    e. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản được hướng dẫn tại điểm e tiểu mục 4.2 mục 4 này;

    g. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên

              4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

              5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

  • Xem thêm     

    08/04/2013, 11:45:18 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

             Nếu vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì công an sẽ thụ lý giải quyết. Trong trường hợp người bị hại chết thì vụ việc vẫn không dừng lại.

              Trong vụ án dân sự, nếu bác bạn qua đời thì các con của bác bạn sẽ kế thừa nguyền và nghĩa vụ tố tụng để tiếp tục tham gia vụ án đó. Trong vụ án bạn nêu thì chứng cứ của bác bạn yếu và có nhiều bất lợi...

65 Trang «<26272829303132>»