Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

65 Trang «<21222324252627>»
  • Xem thêm     

    11/10/2013, 08:36:08 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Theo thông tin bạn nêu thì cả hai bên đều có thương tích nhưng thương tích của bố bạn nặng hơn. Nếu một trong hai bên đưa đớn tới công an thì công an sẽ xác định lỗi của các bên để quy kết trách nhiệm. Ngoài ra, tỷ lệ thương tật cũng là căn cứ để xử lý trách nhiệm hình sự.

    - Nếu người phụ nữ đó giám định thương tật mà không có tỷ lệ, hoặc tỷ lệ thương tật thấp chỉ một vài % thì cha bạn sẽ không bị xử lý hình sự.

    - Nếu cha bạn có kết quả giám định (với thương tích như vậy thì thương tật sẽ trên 11%) thì rất nhiều khả năng những người hành hung cha bạn sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 104 BLHS.

  • Xem thêm     

    05/10/2013, 03:53:41 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư trả lời bạn như sau:

    1. Nếu bạn có chứng cứ chứng minh được sự thật như vậy thì bạn không phạm tội. Nếu không có chứng cứ chứng minh là bạn bị ép buộc ký kết các hợp đồng thuê xe, bán xe... thì bạn sẽ bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự hoặc Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự.

    2. Trong vụ việc trên, tốt nhất là gia đình bạn nên trả tiền cho người cho bạn vay tiền. Nếu công an không công tâm thì bạn vẫn phải trả tiền và vẫn bị xử lý hình sự.

  • Xem thêm     

    05/10/2013, 03:43:43 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              - Pháp luật VN nghiêm cấm chạy việc, xin việc... do vậy nếu nhận tiền để xin việc (sau đó không xin được việc và không trả lại tiền..) thì có thể bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự.

               - Nếu vay tiền nhưng lại viết là giấy xin việc, nhận tiền xin việc thì không bị xử lý theo tội danh trên.

              - Nếu vay tiền sau đó bỏ trốn nhằm chiếm đoạt số tiền vay đó (trốn nợ) thì mới bị xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự. Nếu vay tiền, sau đó đi khỏi nơi cư trú để: Làm ăn, du lịch, chữa bệnh, học tập, công tác, trốn để khỏi bị truy sát... thì không phạm tội này.

  • Xem thêm     

    04/10/2013, 10:51:07 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Vụ việc của bạn là tranh chấp hợp đồng vay tài sản. Nếu người vay tiền không trả đúng hạn thì bạn có thể khởi kiện tới Tòa án nơi người vay tiền cư trú, làm việc để được giải quyết. Nếu cần cung cấp dịch vụ pháp lý thì bạn có thể liên hệ với một trong các luật sư theo danh sách tại: http://danluat.thuvienphapluat.vn/luat-su-toan-quoc

  • Xem thêm     

    03/10/2013, 10:14:50 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Đây là câu hỏi bài tập, đề nghị chuyển sang mục cùng thảo luận để các bạn sv thảo luận vấn đề này...

  • Xem thêm     

    29/09/2013, 11:21:45 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    bạn tham khảo nội dung tư vấn trên.

  • Xem thêm     

    29/09/2013, 11:51:17 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Bạn tham khảo nội dung tư vấn trên.

  • Xem thêm     

    29/09/2013, 11:04:44 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trước tiên bạn của bạn phải gửi đơn trình báo công an để giải quyết đối với vụ việc trộm cắp tài sản.

    Đối với trách nhiệm dân sự: Nếu bạn của bạn không có hợp đồng, thỏa thuận gì với công ty về trách nhiệm đối với tài sản của người lao động thì rất khó có căn cứ để giải quyết. Nếu tài sản của người lao động do họ tự quản lý, công ty không có người trông giữ xe thì khó mà quy kết trách nhiệm của công ty... Trong những trường hợp như thế này thì người lao động chỉ có thể đề nghị công ty hỗ trợ một phần thiệt hại.

  • Xem thêm     

    29/09/2013, 10:57:53 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu hợp đồng đó thỏa thuận thời hạn vay và thời hạn xử lý tài sản cầm cố mà thời hạn đã hết và chị bạn đồng ý xử lý tài sản cầm cố đó thì bên cho vay không thể đòi thêm tiền lãi suất được. Chị bạn có thể gửi văn bản đến hiệu cầm đồ đó để trình bày rõ quan điểm. Nếu họ không đồng ý thì có quyền khởi kiện tới Tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

    Khi pháp luật giải quyết sẽ căn cứ vào nội dung thỏa thuận thực tế giữa các bên, mức lãi suất pháp luật cho phép không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do  Ngân hàng quy định tại thời điểm vay.

  • Xem thêm     

    28/09/2013, 09:51:46 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu hoàn cảnh gia đình bạn khó khăn thì luật sư có thể trợ giúp pháp lý miễn phí hoặc chỉ thu chi phí phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc mà không nhận thù lao... Do vậy, gia đình bạn có thể tìm đến luật sư tại địa phương để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể cho gia đình bạn...

  • Xem thêm     

    27/09/2013, 10:04:43 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu người đó vi phạm luật giao thông gây thiệt hại đến sức khỏe, tài sản của bạn thì người đó phải bồi thường thiệt hại. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự.

  • Xem thêm     

    25/09/2013, 11:32:54 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!


    - Pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ có quy định về "phá sản doanh nghiệp", khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản (mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn...) thì có quy trình, thủ tục để "báo tử" doanh nghiệp đó là thủ tục phá sản. Còn đối với cá nhân thì không có quy định về "vỡ nợ", "phá sản".

    - Các giao dịch mà bạn trình bày ở trên đều là quan hệ dân sự. Nếu bạn không có khả năng trả nợ thì có thể gửi thông báo cho các chủ nợ để xin khất nợ, giãn nợ, khoan nợ, miễn nợ...

    - Nếu họ không đồng ý với đề xuất của bạn thì họ sẽ tố cáo bạn tới công an hoặc khởi kiện bạn tới Tòa án để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu bạn vay tiền sau đó sử dụng vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng trả nợ hoặc bạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt số tiền vay thì bạn mới bị xử lý hình sự. Nếu không có dấu hiệu tội phạm thì đó là quan hệ dân sự và vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.

    - Với việc vay lãi suất cao của tín dụng đen thì pháp luật không bảo vệ người cho vay. Nếu việc vay mượn đó được đưa ra pháp luật thì bạn chỉ phải trả tiền gốc và lãi suất không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng công bố. Với số tiền lãi cao mà bạn đã trả sẽ được trừ vào tiền nợ gốc. Nếu người cho vay đánh đập, uy hiếp bạn để đòi tiền thì bạn có thể trình báo công an để xử lý theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    25/09/2013, 11:14:48 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    - Theo quy định pháp luật thì bạn đó có nghĩa vụ bồi thường cho bạn với số tiền tương đương với giá trị chiếc điện thoại đó. Nếu người đó không bồi thường cho bạn thì bạn có thể khởi kiện đến tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Tuy nhiên, số tiền không lớn và giao dịch đều bằng lời nói nên thực tế hiện nay tại VN Tòa án thường "không muốn thụ lý" giải quyết những vụ án như vậy. Bạn sẽ rất khó để Tòa án thụ lý vụ việc tranh chấp dân sự đó;

    - Nếu người mượn điện thoại của bạn không phải làm mất mà là gian dối để chiếm đoạt tài sản đó của bạn thì họ sẽ phạm tội lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Do vậy, nếu hai bên không thương lượng được thì bạn có thể gửi đơn trình báo tới công an để được giải quyết. Khi công an gọi người đó tới để làm việc thì cơ hội đòi tiền của bạn sẽ cao hơn...

  • Xem thêm     

    23/09/2013, 11:52:19 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Bạn tham khảo nội dung tư vấn trên.

  • Xem thêm     

    21/09/2013, 11:40:35 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Vụ việc của bạn là giao dịch dân sự nên việc không trả tiền đúng hạn chỉ là vi phạm hợp đồng dân sự. Nếu bạn sử dụng chiếc xe đó mà không chứng minh được việc nhờ bạn đứng tên thì bạn mới có thể bị xử lý hình sự.

  • Xem thêm     

    17/09/2013, 08:57:24 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Bạn có thể gửi đơn trình báo tới công an quận Cầu Giấy, Hà Nội (nếu bạn giao tiền cho công ty đó tại Cầu Giấy). Nếu đúng là lừa đảo như bạn nói nhưng chỉ có mình bạn bị lừa, số tiền dưới 2 trđ, kẻ lừa đảo chưa bị xử lý hành chính thì chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự. Nếu nhiều người cùng bị lừa mà số tiền của mỗi người bị lừa dưới 2 triệu đồng thì vẫn có thể bị xử lý hình sự.

  • Xem thêm     

    16/09/2013, 02:18:20 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Theo nguyên tắc thì thiệt hại bao nhiêu, bồi thường chừng đó. Nếu bạn mượn xe của bạn và làm mất thì bạn phải bồi thường thiệt hại bằng giá trị chiếc xe tại thời điểm mất xe. Thông thường tính khấu hao của ô tô, xe gắn máy là khấu hao 5% giá trị xe/1năm.

  • Xem thêm     

    14/09/2013, 06:24:35 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Theo thông tin bạn nêu thì chủ hụi có dấu hiệu của tội lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nếu bạn đã trình báo tới công an xã nhưng không được giải quyết thì bạn có thể gửi đơn tới công an cấp huyện để yêu cầu xử lý. Trong thời hạn không quá 2 tháng, công an huyện sẽ có văn bản trả lời bạn về nội dung đơn tố cáo.

  • Xem thêm     

    12/09/2013, 02:53:01 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Trường hợp của bạn pháp luật không cấm. Do vậy, bạn có quyền nhận ủy quyền thay mặt bác của bạn (đương sự) tham gia tố tụng tại Tòa án để giải quyết vụ án tranh chấp thừa kế theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.

  • Xem thêm     

    12/09/2013, 07:39:48 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Em bạn có tội hay không, tội gì, trách nhiệm pháp lý đến đâu... là vấn đề mà cơ quan điều tra đang làm rõ. Nếu trong quá trình điều tra, thấy có căn cứ em bạn phạm tội khác thì có quyền khới tố thêm về tội đó. Nếu không có căn cứ về việc xử lý tội danh đã khởi tố thì sẽ đình chỉ điều tra với tội danh đó... Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định về thời hạn tạm giam, thời hạn điều tra vụ án hình sự. Nếu 8 tháng điều tra thì có thể chưa vi phạm tố tụng nhưng nếu lâu hơn thì có thể cơ quan điều tra đã vi phạm tố tụng hình sự.

    Thời hạn điều tra phụ thuộc vào từng loại tội danh và việc có gia hạn điều tra hay không. Bạn tham khảo quy định sau đây của Bộ luật tố tụng hình sự:

    "Điều 119. Thời hạn điều tra

    1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

    2. Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.

    Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:

    a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng;

    b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng;

    c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng;

    d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.

    3. Thẩm quyền gia hạn điều tra của Viện kiểm sát được quy định như sau:

    a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra;

    b) Đối với tội phạm nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;

    c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;

    d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương gia hạn điều tra lần thứ ba.

    4. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp trung ương thì việc gia hạn điều tra thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.

    5. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết, nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá bốn tháng.

    Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn tháng.

    6. Khi đã hết thời hạn gia hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra.

    Điều 120. Thời hạn tạm giam để điều tra

    1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    2. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

    Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:

    a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá một tháng;

    b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá hai tháng và lần thứ hai không quá một tháng;

    c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng;

    d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.

    3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát được quy định như sau:

    a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

    b) Trong trường hợp gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà vẫn chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    4. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp trung ương thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.

    5. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trong trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ hai quy định tại điểm b khoản 3 Điều này đã hết và vụ án có nhiều tình tiết rất phức tạp mà không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn tạm giam lần thứ ba.

    Trong trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn tháng.

    6. Trong khi tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát huỷ bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

    Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người ra lệnh tạm giam phải trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

    Điều 164. Đình chỉ điều tra

    1. Trong trường hợp đình chỉ điều tra, bản kết luận điều tra nêu rõ quá trình điều tra, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra.

    2. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra trong những trường hợp sau đây:

    a) Có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và Điều 107 của Bộ luật này hoặc tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự;

    b) Đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

    3. Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, trả lại đồ vật, tài liệu đã tạm giữ, nếu có và những vấn đề khác có liên quan.

    Nếu trong một vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả các bị can, thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can.

    4. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì huỷ bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì huỷ bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố. Thời hạn ra quyết định truy tố được thực hiện theo quy định tại Điều 166 của Bộ luật này."

65 Trang «<21222324252627>»