Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

52 Trang «<16171819202122>»
  • Xem thêm     

    18/10/2013, 07:37:30 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu ngôi nhà bạn đang ở là tài sản chung vợ chồng chưa chia và vợ chồng bạn không bạn không thống nhất được việc phân chia tài sản chung vợ chồng thì bạn có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án chia theo pháp luật. Tòa án sẽ áp dụng các quy định sau đây của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng bạn:

    "

    Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

    1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết

    Điều 96. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn

    1. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

    2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia.

    Điều 98. Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng

    Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để sử dụng thì khi ly hôn được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này; nếu không thể chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng.".

  • Xem thêm     

    16/10/2013, 08:51:00 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào cháu!

    Theo bản án có hiệu lực pháp luật thì mẹ cháu là người trực tiếp nuôi dưỡng cháu. Vì vậy, cháu có quyền sống cùng mẹ cháu. Nếu việc nuôi dạy, chăm sóc của cha cháu không khoa học ảnh hưởng đến sự phát triển của cháu thì cháu có thể báo với mẹ cháu để mẹ cháu đón về nuôi. Nếu có tranh chấp thì cháu và mẹ cháu có thể gửi đơn tới cơ quan thi hành án để được can thiệp kịp thời.

  • Xem thêm     

    02/10/2013, 10:26:07 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo quy định tại Nghị quyết số 35 và Thông tư 01 hướng dẫn luật hôn nhân và gia đình thì quan hệ giữa bà D và ông B là hôn nhân thực tế. Bất động sản trên có trước thời kỳ hôn nhân nên có thể xác định là tài sản riêng của ông B. Bà D chỉ có phần công sức đóng góp trong việc duy trì, phát triển khối tài sản đó.

    Nếu ông B qua đời không để lại di chúc thì di sản của ông B sẽ chia đều cho các thừa kế, trong đó bà D vừa được hưởng thừa kế vừa được trích một phần công sức.

  • Xem thêm     

    02/10/2013, 09:11:24 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu đăng ký (cà vẹt) xe đứng tên mẹ bạn thì về mặt pháp lý, chiếc xe đó là của mẹ bạn. Nếu vợ bạn có bán xe thì giao dịch đó cũng không hợp pháp...

  • Xem thêm     

    02/10/2013, 08:55:57 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Bạn tham khảo nội dung tư vấn trên.

  • Xem thêm     

    28/09/2013, 09:47:38 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Tại mục 3, Nghị quyết số 35/2000/NQ- QH10 của Quốc hội ngày 09/6/2000 về việc thi hành luật hôn nhân và gia đình quy định:

    "Việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này được thực hiện như sau:

    a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Toà án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;

     

    b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

     

    Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;

     

    c) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.".

    Do vậy, nếu quan hệ hôn nhân của bố mẹ bạn được xác lập trước ngày 03/01/1987 thì mới được công nhận là quan hệ vợ chồng và tài sản mới được chia theo luật hôn nhân và gia đình: Nguyên tắc suy luận là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung, nếu một bên cho rằng đó là tài sản riêng thì phải có nghĩa vụ chứng minh.

    Nếu quan hệ hôn nhân của cha mẹ bạn không được pháp luật thừa nhận là hôn nhân thực tế thì tài sản đứng tên ai thuộc về người đó. Người nào cho rằng mình có phần trong tài sản đứng tên người khác thì người đó phải chứng minh. Người không đứng tên tài sản thì chỉ được trích phần công sức của mình trong khối tài sản của người khác.

     

     

  • Xem thêm     

    28/09/2013, 07:29:15 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Bạn tham khảo nội dung tư vấn trên.

  • Xem thêm     

    28/09/2013, 07:27:48 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Bạn đó đã ly hôn rồi nên không thể làm thủ tục ly hôn lần 2 với cùng một người chồng đó. Chỉ cần liên hệ với Tòa án HQ để xin bản án, quyết định cho ly hôn đó để mang về thi hành tại VN.

  • Xem thêm     

    27/09/2013, 10:45:01 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu bản án dân sự đó đã được chuyển về VN để thi hành thì mới thực hiện được thủ tục ở VN. Nếu bản án đó chưa thực hiện thủ tục cho thi hành bản án của Tòa án nước ngoài tại VN thì bạn đó chỉ còn cách là liên hệ với Luật sư Việt Nam tại HQ để được trợ giúp pháp lý.

  • Xem thêm     

    27/09/2013, 10:02:12 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Bạn gái đó cần liên hệ với cơ quan đã thực hiện thủ tục ly hôn để xin giấy tờ ly hôn làm căn cứ để kết hôn lần 2.

  • Xem thêm     

    23/09/2013, 04:03:26 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    - Theo quy định pháp luật thì tài sản "chung vợ chồng" là tài sản chung của vợ + của chồng. Nếu ly hôn thì những tài sản được xác định là "tài sản chung" theo quy định tại Điều 27  Luật hôn nhân và gia đình thì được "chia đôi" cho vợ và cho chồng. Nếu tài sản "chung của hộ gia đình" thì mới chia cho các thành viên trong hộ.

    - Nếu nhà đất vẫn đứng tên ông bà nội bạn thì nhà đất đó là tài sản hợp pháp của ông bà nội. Khi bán, chuyển nhượng không cần có chữ ký của bố, mẹ bạn;

    - Đối với nghĩa vụ cấp dưỡng: Nếu bố bạn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì mẹ bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành bản án đó để buộc bố bạn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng...

  • Xem thêm     

    21/09/2013, 11:27:46 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu vợ bạn giữ giấy tờ thì bạn có thể xin các nhận thông tin về chứng minh nhân dân, hộ khẩu và đăng ký kết hôn tại địa phương để làm căn cứ nộp đơn xin ly hôn. Bạn có thể nộp kèm theo văn bản trình bày và cam kết về thông tin sự việc đó để tòa án thụ lý, giải quyết theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    21/09/2013, 10:30:16 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo thông tin bạn nêu thì ngôi nhà trên là tài sản chung của bố mẹ bạn. Nếu bố mẹ bạn ly hôn mà mẹ bạn khai số tiền trả cho nhà nước khi được giao đất là tiền của bà ngoại bạn thì tòa án sẽ triệu tập bà ngoại bạn tham gia vụ án với tư cách là người liên quan và hỏi bà bạn xem có yêu cầu gì không? Nếu bà bạn không thể tham gia hoặc không có yêu cầu gì thì ngôi nhà đó sẽ được chia đôi và mẹ bạn sẽ được hưởng phần lớn hơn bố bạn. Nguồn gốc tài sản do mẹ bạn tạo ra và có công duy trì, phát triển khối tài sản đó nên mẹ bạn được hưởng phần hơn...

    Nếu bố bạn giữ giấy tờ gốc thì mẹ bạn có thể xin cấp bản sao các giấy tờ đó để làm căn cứ giải quyết vụ án ly hôn. Nếu bố mẹ bạn không thể thỏa thuận được việc chia tài sản thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    18/09/2013, 11:07:59 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Trước tiên phải xem lại nội dung và hình thức của di chúc đó xem có phù hợp với quy định pháp luật hay không. Nếu di chúc phù hợp với quy định pháp luật - hợp pháp thì di sản được định đoạt theo nội dung di chúc đó..

    2. Để chuyển dịch quyền sở hữu tài sản từ người chết sang người thừa kế còn sống thì cần thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định pháp luật;

    3. Sau khi khai nhận di sản thừa kế theo di chúc hoặc phân chia thừa kế theo pháp luật thì người có quyền thừa kế có quyền quyết định phần di sản của mình sau khi thực hiện thủ tục khai nhận, phân chia thừa kế đó. Nếu một trong các thừa kế nhường phần quyền thừa kế của mình cho thừa kế khác thì trong văn bản thỏa thuận phân chia thừa kế thể hiện nội dung nhường quyền thừa kế đó thì nhà nước sẽ công nhận việc nhường quyền thừa kế đó từ nội dung thỏa thuận tại Văn bản phân chia di sản thừa kế. Nếu có thừa kế ở nước ngoài không thể về nước được thì phải ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế.

  • Xem thêm     

    15/09/2013, 05:17:14 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn phải xem lại diện tích, kích thước thửa đất của gia đình bạn trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất so với hiện trạng sử dụng đất. Về mặt pháp lý thì gia đình bạn được sử dụng đất trong giới hạn diện tích đất trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất.

    Nếu phần bờ đó không thuộc sự quản lý của gia đình bạn, không nằm trong phần đất ghi trong giấy tờ về quyền sử dụng đất của gia đình bạn thì gia đình bạn khó có thể ngăn cản người đó sử dụng đất và ngược lại.

  • Xem thêm     

    08/09/2013, 06:58:38 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo quy định của pháp luật thì cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên. Nếu cha mẹ không còn thì nghĩa vụ mới thuộc về những người thân thích, ruột thịt khác. Do vậy, việc con bạn sống với ai, sống ở đâu do vợ chồng bạn quyết định.

    Tuy nhiên, về tình cảm thì bạn nên thuyết phục, giải thích để bố mẹ chồng bạn hiểu lý do tại sao mà bạn để con bạn sống với ông bà ngoại. Thực ra ông bà nào cũng thương con, quý cháu. Bạn có thể chọn giải pháp nào đó để đảm bảo điều hòa lợi ích và mâu thuẫn của hai bên nội ngoại, đồng thời tránh cho con bạn thiếu thốn tình thương của ông bà, làm ảnh hưởng, xáo trộn tâm lý của trẻ nhỏ...

  • Xem thêm     

    08/09/2013, 06:26:42 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu muốn giành quyền nuôi con thì bạn cần chuẩn bị những chứng cứ chứng minh về việc làm ăn phi pháp và thiếu nhân cách của vợ bạn... và thiếu trách nhiệm với con cái như bạn trình bày ở trên.

    Con bạn trên 12 tháng tuổi là bạn có quyền ly hôn đơn phương. Tại thời điểm xét xử mà con bạn đủ 36 tháng tuổi và bạn hơn hẳn vợ bạn về đạo đức, tư cách, lối sống, thu nhập, chỗ ở, tình cảm và cách chăm sóc, nuôi dạy con cái... thì bạn được quyền nuôi con sau ly hôn

  • Xem thêm     

    07/09/2013, 11:25:21 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Theo quy định của pháp luật thì tài sản chung vợ chồng sẽ chia đôi. Vì vậy, bạn có thể thỏa thuận với chồng bạn xem những tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng bạn. Nếu bạn không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 27, 32 và Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình.

    Với số tiền bạn đưa cho mẹ chồng bạn để chi tiêu sinh hoạt thì không đòi chia được (không còn); Với số vàng bạn đưa cho mẹ chồng cất giữ nếu bạn có chứng cứ về việc đó thì có quyền đòi lại; Với tiền chồng bạn làm ra đưa cho bố mẹ chồng giữ nếu còn thì sẽ chia cho bạn một phần.... Nếu vụ việc đưa ra Tòa án thì bạn phải có chứng cứ chứng minh đó là tài sản chung thì Tòa án mới xem xét. Nếu bạn không có chứng cứ thì bạn sẽ mất tiền án phí.

  • Xem thêm     

    07/09/2013, 07:08:53 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Bạn tham khảo nội dung luật sư đã tư vấn.

  • Xem thêm     

    07/09/2013, 07:08:14 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu có tranh chấp về quyền nuôi con sau khi ly hôn, Tòa án sẽ căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ mà hai bên xuất trình và các chứng cứ mà Tòa án thu thập được để so sánh, xác định bên nào có điều kiện hơn về kinh tế, văn hóa, thời gian... đảm bảo cho con phát triển tốt hơn về thể chất, tinh thần, điều kiện học tập... thì Tòa án sẽ giao con cho người đó nuôi.

    Để giành quyền nuôi con thì bạn cần chuẩn bị tài liệu, chứng cứ về việc:

    - Thu nhập của bạn ổn định hơn vợ bạn;

    - Bạn có chỗ ở ổn định hơn vợ bạn;

    - Bạn có am hiểu về tâm lý của trẻ và biết cách chăm sóc trẻ;

    - Có sự hậu thuẫn, giúp đỡ của gia đình bạn trong việc nuôi dạy con;

    - Những tài liệu, chứng cứ khác chứng minh rằng nếu con sống với bạn thì cháu sẽ được phát triển bình thường về thể chất (chiều cao, cân nặng, sức khỏe) so với những đứa trẻ khác; được học hành đầy đủ; không bị ảnh hưởng, xáo trộn tâm lý...

52 Trang «<16171819202122>»