Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

69 Trang «<66676869>
  • Xem thêm     

    19/09/2011, 10:40:00 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Nếu bạn cần Luật sư để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho chú bạn thì có thể liên hệ với tôi theo số điện thoại 0977 999 896. Văn phòng sẽ cử Luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho chú bạn!
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    16/09/2011, 02:38:28 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời như sau:

    Điều 122 BLHS quy định về Tội vu khống như sau: “Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”.

              Như vậy, bạn chỉ phạm tội theo Điều 122 BLHS nếu cơ quan tố tụng chứng minh được là bạn biết rõ những thông tin mà bạn đã đưa ra là bịa đặt và mục đích của sự bịa đặt đó là nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Ngược lại nếu họ không chứng minh được là bạn có biết rõ hay không biết rõ về việc hiếp dâm và mục đích loan tin của bạn có nhằm xúc phạm hoặc gây thiệt hại cho gia đình nạn nhân hay không thì bạn không phạm tội.

              Dù bạn có phạm tội hay không thì theo ý kiến cá nhân tôi, bạn cũng không nên làm như vậy. Nếu bạn không phạm tội thì cũng có thể bị xử phạt hành chính về hành vi trên.

              Vì vậy, bạn nên thận trọng khi trình bày với cơ quan tố tụng về nhận thức và mục đích của mình trong sự việc trên. Nếu bị khởi tố vụ án thì tốt nhất bạn nên mời luật sư để bảo vệ quyền lợi cho mình.

    Chúc bạn may mắn!

  • Xem thêm     

    15/09/2011, 12:57:20 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Nếu nội dung đúng như bạn trình bày (chú bạn mua của vợ chồng chú Dũng bằng giấy viết tay, đã thanh toán tiền rồi bán lại xe đó cho người khác) thì chú em không phạm tội gì cả.
            Em nói là công an "hỏi cung" vậy vụ việc có bị khởi tố không? hay công an chỉ gọi đến để trình bày sự việc?
            Pháp luật quy định việc chuyển nhượng, mua bán tài sản có đăng ký quyền sở hữu như nhà đất xe máy, oto... thì hợp đồng mua bán phải có công chứng và phải được đăng ký, sang tên mới hợp pháp. Sự việc của chú bạn mua xe của vợ chồng chú dũng có văn bản và bán xe cho người khác cũng có văn bản. Việc Hợp đồng không công chứng và chưa sang tên có thể làm cho hợp đồng mua bán vô hiệu theo quy định của luật dân sự chứ không phải vì thế mà cấu thành tội phạm hình sự.
            Vì vậy. chú bạn cứ yên tâm, không có dấu hiệu của bất kỳ tội phạm nào trong chuyện này đâu (nếu nội dung bạn trình bày là đúng). Nếu cần tư vấn thêm, bạn hãy liên lạc với tôi.
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    15/09/2011, 12:23:48 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Theo thông tin bạn đưa ra thì vụ việc trên là giao dịch dân sự, không có dấu hiệu hình sự.
    Do vậy nếu Công an khởi tố vụ án để giải quyết là không đúng pháp luật!
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    13/09/2011, 01:02:38 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào em!
    Đối với vấn đề bồi thường thiệt hại thì em có thể tham khảo các quy định pháp luật sau đây tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP về bồi thường thiệt hại để kiểm tra xem Tòa xơ thẩm xử đúng chưa? Nếu chưa đúng thì em nên kháng cáo về phần này. Quy định như sau:
    "Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

    1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

    1.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

    a) Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:

    - Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm phạm sức khoẻ nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khoẻ bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

    - Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 609 BLDS.

    b) Xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được thực hiện như sau:

    Bước một: Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị có hay không. Nếu có thì tổng số thu nhập là bao nhiêu.

    Bước hai: Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 1.2 này. Nếu không có khoản thu nhập thực tế nào của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị mất; nếu thấp hơn thì khoản chênh lệch đó là thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút; nếu bằng thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không bị mất.

    Ví dụ 1: A làm nghề sửa xe máy tự do. Thu nhập thực tế của A trước khi sức khoẻ bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là một triệu đồng. Do sức khoẻ bị xâm phạm, A phải điều trị nên không có khoản thu nhập nào. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của A bị mất.

    Ví dụ 2: B làm công cho một công ty trách nhiệm hữu hạn. Thu nhập thực tế của B trước khi sức khoẻ bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là 600 ngàn đồng. Do sức khoẻ bị xâm phạm, B phải điều trị và trong thời gian điều trị công ty trả cho B 50% tiền lương là 300 ngàn đồng. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của B mỗi tháng bị giảm sút 300 ngàn đồng.

    Ví dụ 3: C là công chức có thu nhập hàng tháng ổn định 500 ngàn đồng. Do sức khoẻ bị xâm phạm, C phải điều trị và trong thời gian điều trị cơ quan vẫn trả đủ các khoản thu nhập cho C. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của C không bị mất.

    1.3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

    a) Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

    b) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau:

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

    - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm việc, có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.

    - Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường.

    1.4. Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

    a) Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.

    b) Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.

    1.5. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm.

                a) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại.

                b) Trong mọi trường hợp, khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân…

                c) Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.".
    Nếu cần thông tin thêm, hãy liên hệ với tôi để được tư vấn miễn phí!
  • Xem thêm     

    13/09/2011, 09:19:38 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Trước hết tôi chúc mừng bạn vì đã được hưởng án treo
    Còn việc bồi thường thì bạn nên kháng cáo đối với phần bồi thường để tòa án xem xét lại.
    Sau khi án có hiệu lực, nếu bạn không chấp hành việc bồi thường thì bên kia có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế. Nếu bạn không có tài sản thì thi hành án cũng không làm gì được bạn nhưng bạn chỉ được xóa án tích sau khi thi hành án xong cả phần bồi thường!
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    12/09/2011, 10:31:48 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời như sau:

    1. Tội vu khống được quy định tại Điều 122 BLHS, cụ thể như sau:

    “1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    c) Đối với nhiều người;

    d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

    đ) Đối với người thi hành công vụ;

    e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

    Như vậy, điều kiện đầu tiên để xác định anh ta có phạm tội hay không thì cơ quan tố tụng phải chứng minh được rằng anh ta “biết rõ” thông tin mình đưa ra là bịa đặt (lỗi cố ý trực tiếp) và mục đích của hành vi đó là nhằm “xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp” của người yêu bạn. Mức hình phạt có thể lên đến 2 năm tù giam nếu thuộc khoản 1 và 7 năm tù giam nếu thuộc khoản 2 Điều 122 BLHS nêu trên.

    Theo thông tin mà bạn đưa ra thì nhiều khả năng anh ta đã phạm Tội vu khống theo quy định tại Điều 122 BLHS nêu trên. Vậy người yêu của bạn có thể viết đơn tố giác tội phạm gửi đến công an cấp quận huyện nơi anh ta thực hiện hành vi vu khống, nội dung trình bày rõ sự việc và gửi kèm theo các chứng cứ để cơ quan điều tra xem xét khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với anh ta và xử lý nghiêm minh trước pháp luật.

    Nếu có bất cứ thông tin gì liên quan đến vụ việc trên, bạn có thể liên hệ trực tiếp với tôi để tư vấn miễn phí.

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    12/09/2011, 10:30:16 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời như sau:

    1.                      Trước hết về việc gửi giá: Theo bạn trình bày thì tôi hiểu là công ty A bán hàng và có cam kết với nhân viên kinh doanh là được phép "gửi giá", sau khi khách hành thanh toán tiền cho công ty A thì công ty A sẽ thanh toán cho nhân viên kinh doanh số tiền “chênh” theo giá ấn định của công ty. Nếu đúng là như vậy thì hành vi gửi giá của bạn bạn không phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 BLHS (vì bạn của bạn đã có sự thỏa thuận từ trước với Công ty. Đó là chỉ là một cơ chế kinh doanh).

    2.                      Đối với số tiền mà bạn bạn giữ của công ty và chưa hoàn lại cho công ty B (triết khấu %?): Hành vi này của bạn bạn có liên quan đến việc chấm dứt và thanh lý hợp đồng lao động giữa bạn bạn với công ty A chưa hoàn tất nên bạn bạn chỉ giữ tiền lại làm biện pháp đảm bảo do vậy khó có căn cứ cho rằng bạn của bạn phạm vào tội Lạm dụng tín nhiện theo Điều 140 BLHS. Cơ quan tố tụng phải chứng minh được là bạn của bạn có “thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản” thì bạn của bạn mới có khả năng phạm tội! Do vậy, bạn cần xem lại sự việc và chuẩn bị các chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho bạn mình.

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    12/09/2011, 10:07:05 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời như sau:

           1. Hành vi phạm tội của bạn bạn thuộc vào khoản 4, Điều 140 BLHS (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) và khung hình phạt là 12 năm đến 20 năm hoặc chung thân. Cụ thể khoản 4, Điều 140 BLHS quy định như sau: “4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”.

              2. Việc thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải của bạn bạn là tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm p, khoản 1, Điều 46 BLHS. Ngoài ra bạn của bạn còn được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 46 BLHS do tự nguyện khắc phục hậu quả.

    3. Tư các pháp nhân của công ty thể hiện ở đăng ký kinh doanh và quy định tại Điều 84 BLDS. Công ty không cần phải có tư cách pháp nhân cũng có quyền tố cáo hành vi phạm tội của bạn bạn. Nói cách khác việc công ty có tư cách pháp nhân hay không đều có quyền tố giác tội phạm.

    4. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hình sự hiện hành thì bị can bị cáo có quyền mời luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho mình từ khi có quyết định khởi tố bị can. Trường hợp bị bắt do phạm tội quả tang hoặc bị bắt theo lệnh truy lã thì Luật sư có quyền tham gia vụ án từ khi có lệnh bắt tạm giam. Vụ việc của bạn bạn là rất nghiêm trọng, hình phạt có thể đến tù chung thân và có nhiều tình tiết phức tạp do vậy gia đình nên mời luật sư càng sớm càng tốt để bào chữa cho bạn đó.!

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    12/09/2011, 09:57:52 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời như sau:

    1.                  Bạn cần xem lại giấy tờ thì mới xác định được là người kia có hành vi lừa đảo hay không. Cụ thể là: Nếu Bên ký hợp đồng với bạn là Công ty X, loại hợp đồng là “hợp đồng góp vốn” để được quyền ưu tiên mua căn hộ theo quy định tại Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ hướng dẫn luật nhà ở; Tại thời điểm bạn ký hợp đồng góp vốn, dự án đủ điều kiện để được huy động vốn theo quy định tại Nghị định 71 nêu trên (Chủ đầu tư cấp I được ký hợp đồng, văn bản góp vốn hoặc hợp đồng, văn bản hợp tác đầu tư sau khi đã có dự án phát triển nhà ở được phê duyệt, đã thực hiện khởi công xây dựng công trình nhà ở và đã thông báo cho Sở Xây dựng nơi có dự án phát triển nhà ở biết trước ít nhất 15 ngày, tính đến ngày ký hợp đồng huy động vốn. Đồng thời, chủ đầu tư được phân chia tối đa cho các hình thức huy động vốn không quá 20% số lượng nhà ở trong mỗi dự án (tính trên tổng số lượng nhà ở thương mại của dự án cấp I hoặc dự án phát triển nhà ở độc lập không phải là dự án cấp II) không phải thông qua sàn giao dịch bất động sản”; việc thu tiền của bạn có hóa đơn, chứng từ đúng quy định… thì không cấu thành tội phạm.

    2.                  Vụ việc có thể cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS (mức hình phạt có thể là 12 năm đến 20 năm hoặc chung thân nếu tài sản trên 500 trđ) nếu là loại hợp đồng mua bán nhà (kể cả viết tay) mà bên ký bán không (chưa) có quyền bán nhà theo quy định của pháp luật, mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản của bạn… Nội dung bạn trình bày chưa rõ ràng (bạn mua của người góp vốn hay mua của công ty X, loại HĐ của bạn là HĐ mua bán nhà hay HĐ góp vốn, nội dung HĐ thỏa thuận như thế nào?....) nên Luật sư chưa thể trả lời cho bạn là vụ việc đã có dấu hiệu tội phạm hay chưa, nếu có thì tội gì. Tuy nhiên, việc bạn trình bày cũng có nhiều dấu hiện có khả năng cấu thành tội phạm không chỉ với người giao dịch với bạn mà với cả lãnh đạo công ty X. Để có câu trả lời xác đáng và giúp bạn thực hiện thủ tục pháp lý bạn nên photo toàn bộ văn bản của vụ việc xuất trình cho luật sư để luật sư có thể đưa ra giải pháp tốt nhất cho bạn.

    1.                  Nơi hợp đồng được ký kết là nơi công an có thẩm quyền giải quyết vụ việc nếu có dấu hiệu tội phạm (nếu công ty ký HĐ với bạn thì công an nơi công ty có trụ sở chính là nơi giải quyết). Tuy nhiên, trước khi công an vào cuộc thì bạn có thể nhờ những người chuyên nghiệp về thu hồi nợ để sớm thu hồi khoản tiền trên của bạn.

    2.                  Nếu bạn đưa đơn ra công an, bạn cần làm đơn tố giác tội phạm để trình bày rõ nội dung sự việc, đồng thời cung cấp các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn tố giác, cơ quan công an có nghĩa vụ kiểm tra, xác minh nguồn tin theo quy định tại điều 103 BLTTDS. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra có trách nhiệm khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam bị can, ra lệnh kê biên tài sản của bị can để đảm bảo thi hành án và thực hiện các nghiệp vụ điều tra theo quy định của pháp luật. Sau khi kết thúc điều tra, thì cơ quan điều tra ra kết luận điều tra để xác định rõ hành vi phạm tội của bị can rồi chuyển hồ sơ cho VKS để truy tố trước pháp luật (ra bản cáo trạng). Sau đó vụ việc được chuyển sang Tòa án để xét xử theo quy định pháp luật. Trong vụ án như thế này, tòa án sẽ giải quyết cả trách nhiệm hình sự (hình phạt) và trách nhiệm dân sự (bồi thường, khắc phục hậu quả) đối với bị cáo. Nếu hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 trđ trở lên thì mức hình phạt cao nhất có thể là tù chung thân (trước đây theo BLHS năm 1999 là tử hình).

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    12/09/2011, 09:47:19 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Câu hỏi của bạn tôi, xin trả lời như sau:

    Trước hết trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân thuộc về Công ty của anh bạn. Sau đó công ty sẽ yêu cầu anh bạn hoàn lại số tiền đó tùy theo mức độ lỗi của anh bạn (quy định tại Điều 622 BLDS năm 2005).

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    12/09/2011, 09:46:04 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Vụ việc của bạn có dấu hiệu của tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS (hình phạt có thể lên tới 3 năm tù). Có thể cả hai anh em người kia đều phạm tội. Nếu không thỏa thuận được về việc hoàn trả số tiền trên thì bạn có thể yêu cầu công an nơi sự việc xảy ra giải quyết.

  • Xem thêm     

    12/09/2011, 09:38:26 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời như sau:

    1.                  Nếu người kia có hành vi gian dối (hành vi xuất hiện trước khi nhận tiền của bạn) nhằm chiếm đoạt tài sản của bạn thì người đó phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS. Với số tiền trên sẽ thuộc khoản 1 và khung hình phạt có thể lên tới 3 năm tù giam.

    2.                  Người đó cũng có thể phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc các tội danh khác theo quy định của pháp luật (nếu họ là cán bộ, công chức).

    3.                  Bạn cần gặp người đó và cố thuyết phục để người đó trả lại tiền cho bạn, nếu không có kết quả thì phải nhờ người có “chuyên môn” về thu hồi nợ để đòi tiền cho bạn hoặc báo công an và gửi các chứng cứ kèm theo để xử lý người đó trước pháp luật.

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    12/09/2011, 09:36:03 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào em!

    Câu hỏi của em, tôi xin trả lời như sau:

    1. Khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

    b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng”.

    Tại thời điểm sự việc xảy ra em không có bằng lái nên hành vi phạm tội thuộc khoản 2 Điều 202 BLHS và khung hình phạt từ 3 năm tới 10 năm.

    Trong khi đó “Án treo” được quy định tại Điều 60 BLHS, cụ thể như sau:

    “1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm….”

    Như vậy, nếu em bị Tòa án xử mức hình phạt ở mức thấp nhất của khung hình phạt là 3 năm thì em mới có cơ hội được hưởng án treo. Còn nếu hành vi của em có nhiều tình tiết tăng nặng, ít tình tiết giảm nhẹ thì nhiều khả năng mức án của em sẽ trên 3 năm hoặc nếu dưới 3 năm cũng khó có thể được hưởng án treo. Các tình tiết tặng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 46 và Điều 48 BLHS cụ thể như sau: “Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

    1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

    b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

    c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

    d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

    đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;

    e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

    g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

    h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

    i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

    k) Phạm tội do lạc hậu;

    l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

    m) Người phạm tội là người già;

    n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

    o) Người phạm tội tự thú;

    p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

    q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

    r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

    s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

    2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

    3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

    Điều 48. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

    1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

    a) Phạm tội có tổ chức;

    b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

    d) Phạm tội có tính chất côn đồ;

    đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;

    e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

    g) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;

    h) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;

    i) Xâm phạm tài sản của Nhà nước;

    k) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

    l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

    m) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

    n) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội;

    o) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.

    2. Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.”.

    Như vậy, căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định ở trên để tìm ra  và tạo ra các tình tiết giảm nhẹ của mình, tránh các tình tiết tăng nặng để bảo vệ mình tại phiên tòa để mức hình phạt dưới hoặc bằng 3 năm tù.

    Mặc dù trường hợp phạm tội của em thuộc khoản 2 Điều 202 BLHS nhưng nếu em có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở nên thì em có thể được chuyển khung hình phạt xuống khoản 1 Điều 202 và mức hình phạt có thể dưới 3 năm và có thể được áp dụng Điều 60 để cho hưởng án treo. Quy định đó được thể hiện ở Điều 47 BLHS, cụ thể như sau:

    “Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật

    Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.”.

    Em cũng cần lưu ý là Khoản 1, Điều 46 BLHS được Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP của HĐTP TANDTC hướng dẫn như sau:

    1. Về tình tiết "người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả" quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 của BLHS

    1.1. Cũng được áp dụng tình tiết "người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả" nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Bị cáo là người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 15 tuổi khi phạm tội và cha, mẹ của họ đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;

    b) Bị cáo là người từ đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi khi phạm tội và cha, mẹ của họ đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nếu bị cáo không có tài sản;

    c) Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận, nếu số tiền, tài sản đó đã được giao cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác quản lý để thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;

    d) Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên xuất trình được chứng cứ chứng minh là họ đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận và họ đã đem số tiền, tài sản đó về nhà cất giữ để sẵn sàng thực hiện việc bồi thường khi có yêu cầu;

    đ) Bị cáo không có tài sản để bồi thường nhưng đã tích cực tác động, đề nghị cha, mẹ hoặc người khác (vợ, chồng, con, anh, chị, em, bạn bè...) sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả và những người này đã thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra;

    e) Bị cáo không có trách nhiệm sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra (ví dụ việc bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ) nhưng đã tự nguyện dùng tiền, tài sản của mình để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả hoặc đã tích cực tác động, đề nghị cha, mẹ hoặc người khác sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả (nếu bị cáo không có tài sản để bồi thường) và những người này đã thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra.

    1.2. Đối với các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm đ và e tiểu mục 1.1 mục 1 này mà bị cáo không có việc tác động, đề nghị cha, mẹ hoặc người khác sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, nếu những người này đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra thì bị cáo chỉ được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 46 của BLHS.

    Như vậy, căn cứ vào các quy định pháp luật mà Luật sư vừa trích dẫn ở trên để em hoặc người nhà của em đối chiếu với trường hợp cụ thể của em để tự bảo vệ quyền lợi của mình trước cơ quan tố tụng. Nếu em có từ 2 tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại Điều 46 đồng thời không có hoặc chỉ có 1 tình tiết tăng nặng mà không được hưởng án treo thì em nên kháng cáo bản án sơ thẩm và mời luật sư tham gia vụ án để bảo vệ quyền lợi cho mình. Theo kinh nghiệm của tôi thì rất nhiều khả năng mức hình phạt của em là dưới 3 năm và được hưởng án treo nếu em thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và đã cố gắng hết sức để bồi thường, khắc phục hậu quả.

    Chúc em may mắn!

  • Xem thêm     

    07/09/2011, 04:44:00 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Câu hỏi của bạn tôi xin trả lời như sau:

    1. Theo khoản 2, Điều 202. Bộ luật hình sự quy định như sau phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

    b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    Nghị quyết 02/2003 ngày 17/4/2003 của HĐTP TANDTC quy định:

    Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là "gây hậu quả rất nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm đ khoản 2 Điều 202 Bộ luật Hình sự:

    a. Làm chết hai người;

    b. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.

    4.3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 202 Bộ luật Hình sự:

    a. Làm chết ba người trở lên;

    b. Làm chết hai người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    c. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.2 mục 4 này;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của những người này trên 200%;

    e. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản được hướng dẫn tại điểm e tiểu mục 4.2 mục 4 này;

    g. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên".
    Vậy bạn nên đối chiếu các quy định pháp luật trên xem trường hợp của bạn có thuộc khoản 2 không.
    2. Bạn chỉ được hưởng án treo nếu hình phạt từ 3 năm trở xuống và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
    Chúc bạn may mắn!

  • Xem thêm     

    07/09/2011, 01:28:32 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Tôi rất thông cảm và xin chia xẻ với hoàn cảnh của bạn! Tình huống của bạn tôi xin tư vấn như sau:
    1. Người vay tiền đã bị công an bắt do vậy bạn cần làm đơn tố giác gửi đến công an trình bày rõ sự việc và yêu cầu lấy lại số tiền trên. Trong vụ việc này vụ án sẽ bao gồm cả yếu tố hình sự và dân sự (đòi tiền).
    2. Bạn cần tìm hiểu các thông tin về tài sản của bị cáo và báo cho công an để phục vụ công tác điều tra. Bạn đề nghị Công an ra lệnh kê biên đối với cá tài sản đó để tránh tẩu tán tài sản. Các tài sản của bị cáo sẽ bị xử lý để trả lại số tiền cho bạn.
    3. Theo quy định của BLTTHS thì bạn có quyền được biết kết quả điều tra, được quyền tham gia phiên tòa, được quyền mời Luật sư để bảo vệ quyền lợi cho mình, quyền kháng cáo... Hi vọng là bạn sớm lấy lại được số tiền trên
     Chúc bạn may mắn!
    Luật sư Đặng Văn Cường
  • Xem thêm     

    07/09/2011, 01:18:57 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Theo thông tin mà bạn đưa ra thì không ai có thể trả lời được chính xác mức hình phạt cho từng bị cáo (kể cả Hội đồng xét xử trước khi nghị án cũng không thể khẳng định trách nhiệm hình sự của các bị cáo đến đâu). Việc xét xử ở nước ta chủ yếu căn cứ vào hồ sơ vụ án (các bị cáo khai nhận thế nào? Cơ quan điều tra thu thập được những chứng cứ gì?...). Để có câu trả lời xác đáng, luật sư phải tham gia vụ án, được tiếp xúc với các bị cáo, tiếp xúc với hồ sơ vụ án thì mới có thể tư vấn cụ thể và bảo vệ được quyền lợi hợp pháp cho bị cáo. Tuy nhiên tôi cũng xin trích dẫn một số thông tin về quy định của pháp luật hình sự để bạn tham khảo.
    1. Thông tin bạn đưa ra chưa rõ (các bị cáo có làm bị hại tê liệt ý chí hay không? Có mang bị hai đến chỗ khác để giam giữ, bắt khải trả tiền không?,,,) Hành vi của các đối tượng trên có thể cấu thành tội Cướp tài sản theo quy định tại Điều133, tội Cưỡng đoạt tài sản theo Điều 135 hoặc tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản theo điều 134. Cụ thể như sa: "Điều 133. Tội cướp tài sản

    1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

    Điều 134. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    đ) Đối với trẻ em;

    e) Đối với nhiều người;

    g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

    h) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    i) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười tám năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

    Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản

    1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."

    Ngoài ra việc lượng hình còn căn cứ vào nhân thân của bị cáo, và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của các bị cáo theo quy định tại Điều 46  và Điều 48 Bộ luật hình sự, cụ thể như sau: Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự "

    1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

    b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

    c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

    d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

    đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;

    e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

    g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

    h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

    i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

    k) Phạm tội do lạc hậu;

    l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

    m) Người phạm tội là người già;

    n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

    o) Người phạm tội tự thú;

    p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

    q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

    r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

    s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

    2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

    3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

    Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật

    Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

    Điều 48. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

    1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

    a) Phạm tội có tổ chức;

    b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

    d) Phạm tội có tính chất côn đồ;

    đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;

    e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

    g) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;

    h) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;

    i) Xâm phạm tài sản của Nhà nước;

    k) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

    l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

    m) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

    n) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội;

    o) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.

    2. Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng". Ngoài ra còn một số Nghị quyết của TAND tối cao hướng dẫn thêm các Điều luật trên.
           Bạn có thể tham khảo các thông tin trên để hình dung trách nhiệm hình sự của các bị cáo. Còn để đảm bảo được quyền lợi hợp pháp cho các bị cáo thì nên mới luật sư để tham gia bào chữa tại phiên tòa.
    Thân ái!

  • Xem thêm     

    07/09/2011, 12:58:15 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    1. Theo thông tin mà bạn đưa ra thì hành vi của Vũ có dấu hiệu tội phạm nên phải bị xử lý về hình sự (tôi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tôi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản)!
    2. Nếu cơ quan công an phường không giải quyết thì bạn có thể yêu cầu công an Q1 xem xét để khởi tố (thẩm quyền thuộc cấp Quận). Nếu công an Q1 không khởi tố thì bạn có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện công an Q1 về hành chính về hành vi làm trái quy định của bộ luật tố tụng hình sự.
    Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    06/09/2011, 12:52:35 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Câu hỏi của bạn tôi xin trả lời như sau:
    1. Hành vi của nhóm người trên "có thể" phạm vào các tội: Cố ý gây thương tích; Gây rối trật tự công cộng; Hủy hoại tài sản. Tuy nhiên Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có khởi tố vụ án hay không thì tùy vào tính chất mức độ của vụ việc.
    - Chỉ có thể khởi tố về hành vi cố ý gây thương tích theo Điều 104 BLHS khi có các hành vi như sau: "
    Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người (dùng dao, kiếm, đao, búa, gạch, đá...);
    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân (làm cho các bộ phận bị thương tích không trở lại bình thường);
    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
    e) Có tổ chức;
    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
    "

    Quy định này được TAND tối cao hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2003 như sau: "gây cố tật nhẹ cho nạn nhân" quy định tại điểm b khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự

    "Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân" là hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân để lại trạng thái bất thường, không thể chữa được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11% khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm giảm chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân.

    Có thể lấy một số trường hợp sau đây trong Bản quy định tiêu chuẩn thương tật (ban hành kèm theo Thông tư số 12/TTLB ngày 26-7-1995 của Liên Bộ Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội "quy định về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn bệnh tật mới") để làm ví dụ:

    a. Về trường hợp làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân

    Ví dụ: gây thương tích làm mất đốt ngoài (đốt 2) của ngón tay cái hoặc làm mất hai đốt ngoài (2+3) của ngón tay trỏ có tỷ lệ thương tật từ 8% đến 10% (các điểm a và b mục 5, phần IV, Chương I);

    b. Về trường hợp làm mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân

    Ví dụ: gây thương tích làm cứng khớp các khớp liên đốt ngón tay giữa (III) ở tư thế bất lợi có tỷ lệ thương tật từ 7% đến 9% (điểm c mục 5, phần IV, Chương I);

    c. Về trường hợp làm giảm chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân

    Ví dụ: gây thương tích làm một mắt giảm thị lực từ 4/10 đến 5/10, mắt kia bình thường có tỷ lệ thương tật từ 8% đến 10% (mục 7, phần II, Chương VIII);

    d. Về trường hợp làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân

    Ví dụ: gây thương tích để lại sẹo to, xấu ở vùng trán, thái dương có tỷ lệ thương tật từ 6% đến 10% (điểm b, mục 1, phần I, Chương IV).

    2. Về khái niệm “vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự

    2.1. "Vũ khí" là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12-8-1996 của Chính phủ).

    2.2. "Phương tiện nguy hiểm" là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.

    a. Về công cụ, dụng cụ

    Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn...

    b. Về vật mà người phạm tội chế tạo ra

    Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ...

    c. Về vật có sẵn trong tự nhiên

    Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt...


    - Bị xử lý về tội
    hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 khi họ có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    - Tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 Bộ luật Hình sự, điểm 5.1 mục 5 phần II của Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về các tình tiết "gây hậu quả nghiêm trọng" và "gây cản trở giao thông nghiêm trọng" quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự, hành vi gây rối trật tự công cộng mà để hậu quả xảy ra thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là "gây hậu quả nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật Hình sự hướng dẫn như sau:

    a. Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;

    b. Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;

    c. Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên;

    d. Chết người;

    đ. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên;

    e. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên;

    g. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên;

    h. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.

    Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khoẻ và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội... Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không.

    Căn cứ vào các quy định pháp luật trên để bạn xem lại xem trường hợp của gia đình bạn có dấu hiệu tội phạm hay không nhé.
    Nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bạn làm đơn tố giác đến công an cấp huyện để giải quyết. Trước hết bạn cần giữ nguyên hiện trường và giám định thương tích.
    Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    25/08/2011, 04:51:21 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo thông tin mà bạn đưa ra thì em của bạn có thể phạm tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự. Điều luật này quy định như sau: “. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    A) Có tổ chức;

    B) Có tính chất chuyên nghiệp;

    C) Tái phạm nguy hiểm;

    D) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    Đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

    E) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    G) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    A) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    B) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    C) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    A) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

    B) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    C) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”.

                Bạn lưu ý tội cướp tài sản là tội có “cấu thành hình thức” nên chỉ cần có mục đích chiếm đoạt tài sản, có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc làm cho người khác không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản là cấu thành tội rồi chứ chưa cần phải lấy được tài sản của nạn nhân.

                Việc của em bạn có cấu thành tội cướp tài sản hay cưỡng đoạt tài sản… hay không còn phụ thuộc vào quá trình điều tra của cơ quan công an.

                Còn việc tạm giam 24 tiếng và tạm giữ 4 tháng để điều tra là đúng quy định của pháp luật. Bạn không phải là người chứng kiến sự việc nên không thể kết luận là công an làm đúng hay sai. Mọi việc phải căn cứ vào lời phai của em bạn và các chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án.

    Chúc bạn may mắn!

    Luật sư Đặng Văn Cường

    Văn phòng luật sư Chính Đại, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội

    Trụ sở: Số 33/162, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

    Điện thoại: 0977 999 896

    Email: Cuongluatsuchinhdai@gmail.com

69 Trang «<66676869>