Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

69 Trang «<58596061626364>»
  • Xem thêm     

    16/02/2012, 11:31:19 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                 Điều 120 và Điều 121 Bộ luật tố tụng Hình sự quy định thời hạn tạm giam để điều tra theo từng trường hợp như sau:
    1. Thời hạn tạm giam bị can bị giam để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
    2. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết hạn tạm giam, cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị VKS gia hạn tạm giam.

                Việc gia hạn tạm giam được qui định như sau:
    a. Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá một tháng.
    b. Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá hai tháng và lần thứ hai không quá một tháng.
    c. Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng.
    d. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.
    3. Trong trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 165 của Bộ luật này thì thời hạn điều tra tiếp không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.
    Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết hạn điều tra, CQĐT phải có văn bản đề nghị VKS gia hạn điều tra. Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
    a. Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng.
    b. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được gia hạn điều tra một lần không quá ba tháng.
    4. Trong trương hợp vụ án do VKS trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá hai tháng. nếu do Toà án trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá một tháng. VKS hoặc Toà án chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung không quá hai lần. Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày CQĐT nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra.
    5. Trong trường hợp vụ án được trả lại để điều tra thì thời hạn điều tra và gia hạn điều tra theo thủ tục chung quy định tại Điều 119 của Bộ luật này. Thời hạn điều tra được tính từ khi CQĐT nhận hồ sơ và yêu cầu điều tra lại.
    6. Khi phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại, CQĐT có quyền áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật này.
    Trong trường hợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật này cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra, để điều tra bổ sung không được quá thời hạn phục hồi điều tra, điều tra nêu trên.
    Thời hạn tạm giam và gia hạn tạm giam trong trường hợp vụ án được điều tra lại theo thủ tục chung quy định tại Điều 120 của Bộ luật này.

                 Như vậy, cơ quan điều tra ra lệnh tạm giam 01 tháng là không trái quy định của pháp luật. Bị hại có thể gửi đơn đề nghị gia hạn tạm giam để điều tra. Tuy nhiên, các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ quyết định có gia hạn tạm giam hay không dựa trên tính chất phức tạp của vụ án chứ không dựa vào yêu cầu của bị hại. Nếu em bạn chậm có mặt tại cơ quan điều tra để làm lý do, căn cứ gia hạn thời gian tạm giam thì sẽ không khả quan.
  • Xem thêm     

    14/02/2012, 08:52:21 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:
                 Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 42/2010/TT- BCA hướng dẫn quy định chi tiết thi hành một số điều của Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính (Thông tư số 42) quy định như sau:
                 “1. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ, kể từ thời điểm bắt giữ người vi phạm. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng cũng không được quá 24 giờ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Quy chế về tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

    Đối với trường hợp vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài hơn nhưng cũng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.

    Thời hạn tạm giữ phải được ghi cụ thể trong quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính: tạm giữ trong thời gian bao nhiêu giờ; bắt đầu từ giờ nào đến giờ nào của ngày, tháng, năm ra quyết định tạm giữ.

    Trong mọi trường hợp, việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính đều phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền. Nghiêm cấm việc tùy tiện tạm giữ người mà không có quyết định bằng văn bản”.

                   Bạn có thể tham khảo Nghị định số 19/2009/NĐ-CP ngày 19/02/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính ban hành kèm theo Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 07/ 9/ 2004 của Chính phủ để biết thêm quy định về tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
                 Nếu công an xã và công an huyện tạm giữ em bạn không đúng pháp luật thì sẽ bị kỷ luật, nghiêm trọng có thể bị quy cứu trách nhiệm hình sự về tội giam giữ người trái phép. Ngoài ra họ phải bồi thường cho gia đình bạn theo Luật bồi thường Nhà nước.

                 Trường hợp nếu có đủ căn cứ chứng minh rằng việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với con bạn là trái quy định của pháp luật bạn có thể làm đơn đề nghị gửi trực tiếp Cơ quan công an huyện để họ có biện pháp xử lý đối với cán bộ đã có hành vi tạm giữ con bạn trái pháp luật.

  • Xem thêm     

    14/02/2012, 08:00:20 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Bạn tham khảo nội dung tư vấn của bạn Criminal_Police.
  • Xem thêm     

    14/02/2012, 07:58:08 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                   Hành vi xuất hóa đơn khống chính là hành vi mua bán hóa đơn rồi: "Để phân biệt giữa hành vi mua bán hóa đơn GTGT trường hợp nào thuộc Điều 181, trường hợp nào thuộc Điều 164a thì chỉ cần xác định xem hóa đơn GTGT mà người phạm tội mua bán đã ghi đầy đủ như đã mua bán hàng hóa hay chưa. #ff0000;">Nếu #ff0000;">đã ghi đầy đủ như đã mua bán hàng hóa thì thuộc Điều 181, còn #ff0000;">chưa ghi đầy đủ như đã mua bán hàng hóa thì thuộc Điều 164a. Nếu người mua hóa đơn GTGT rồi viết các nội dung vào đó để sử dụng vào các mục đích khác nhau thì tùy trường hợp mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về các tội phạm tương ứng. ..."
  • Xem thêm     

    14/02/2012, 01:48:28 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Việc Dì bạn phạm tội gì phụ thuộc vào nội dung ghi trong hóa đơn và mục đích sử dụng hóa đơn.
              Bạn có thể tham khảo nội dung bài viết sau đây của ông Đinh Văn Quế - Nguyên Chánh Tòa Hình sự TAND tối cao để có câu trả lời:
             "Phản ánh chuyện các cơ quan tố tụng thiếu thống nhất khi xử lý các hành vi phạm tội liên quan đến hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) hiện nay. Có nơi áp dụng Thông tư liên tịch số 21 ngày 23-11-2004 của Bộ Công an - TAND Tối cao - VKSND Tối cao - Bộ Tư pháp để định tội danh theo mục đích, động cơ phạm tội. Có nơi lại chỉ áp dụng Điều 264a BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2009 để định tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước bất kể mục đích, động cơ phạm tội là gì…

    Trước hết cần khẳng định Thông tư 21 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi mua, bán, sử dụng trái phép hóa đơn GTGT trong thời điểm BLHS năm 1999 chưa được sửa đổi, bổ sung. Về nguyên tắc, khi BLHS năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì các hướng dẫn đối với các điều khoản được sửa đổi, bổ sung sẽ không còn hiệu lực. Tuy nhiên, nội dung hướng dẫn của Thông tư 21 đối với tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả theo Điều 181 vẫn còn phù hợp nên các cơ quan tố tụng có thể vận dụng để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mua hóa đơn GTGT mà hóa đơn đó đã được ghi đầy đủ như đã mua bán hàng hóa. Riêng trường hợp mua bán hóa đơn GTGT chưa ghi đầy đủ như đã mua bán hàng hóa thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán tài liệu của cơ quan nhà nước theo Điều 268 như Thông tư 21 hướng dẫn nữa mà truy cứu về tội "... mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước" theo Điều 164a.

    Việc nhà làm luật quy định thêm Điều 164a là để xử lý các trường hợp tuy có hành vi mua bán hóa đơn GTGT nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 181. Trước đây, việc ban hành Thông tư 21 cũng xuất phát từ thực tiễn xét xử có nhiều vướng mắc khi áp dụng Điều 181. Nay BLHS sửa đổi, bổ sung đã có Điều 164a thì việc xử lý hành vi mua bán hóa đơn GTGT thiết nghĩ không còn vướng mắc.

    Để phân biệt giữa hành vi mua bán hóa đơn GTGT trường hợp nào thuộc Điều 181, trường hợp nào thuộc Điều 164a thì chỉ cần xác định xem hóa đơn GTGT mà người phạm tội mua bán đã ghi đầy đủ như đã mua bán hàng hóa hay chưa. Nếu đã ghi đầy đủ như đã mua bán hàng hóa thì thuộc Điều 181, còn chưa ghi đầy đủ như đã mua bán hàng hóa thì thuộc Điều 164a. Nếu người mua hóa đơn GTGT rồi viết các nội dung vào đó để sử dụng vào các mục đích khác nhau thì tùy trường hợp mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về các tội phạm tương ứng. Trong trường hợp này, người mua hóa đơn GTGT có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội: thứ nhất là tội "… mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước" theo Điều 164a, thứ hai là tội phạm tương ứng với mục đích sử dụng hóa đơn như tham ô, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, buôn lậu...

    Sau khi BLHS được sửa đổi, bổ sung năm 2009, TAND Tối cao đã tổ chức nhiều hội nghị tập huấn quán triệt tới các thẩm phán về dấu hiệu phân biệt giữa hành vi phạm tội quy định tại Điều 181 với hành vi phạm tội quy định tại Điều 164a. Tại các hội nghị tổng kết công tác xét xử hằng năm, TAND Tối cao cũng quán triệt tới từng đại biểu. Tạp chí TAND cũng đăng tải nhiều bài viết về hai điều luật này. Vì vậy, việc áp dụng thiếu thống nhất là do nhận thức của các thẩm phán giải quyết từng vụ việc.

    ĐINH VĂN QUẾ, nguyên Chánh Tòa Hình sự TAND Tối cao

     

    "
  • Xem thêm     

    13/02/2012, 10:05:46 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng, chào bạn!
  • Xem thêm     

    13/02/2012, 10:03:09 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Việc đối chất để làm rõ những tình tiết của vụ án. Nếu em bạn không thể vào đó được thì có thể trình bày bằng văn bản về những nội dung theo yêu cầu của Tòa án. Nếu Tòa án không thể đối chất được thì cũng có thể căn cứ vào lời khai của các bên để nhận định và giải quyết vụ án.
  • Xem thêm     

    13/02/2012, 12:40:00 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Trong trường hợp này CQĐT phải báo cáo với VKS cùng cấp về việc thay đổi biện pháp ngăn chặn. Bạn có thể tham khảo vai trò của VKS qua nội dung sau đây:
    "

    Xét phê chuẩn việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp:

    - Theo khoản 4 Điều 81 BLTTHS, trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, (thời hạn 12 giờ xét phê chuẩn được tính liên tục kể cả trong và ngoài giờ làm việc), Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt.

    - Ngay sau khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp, Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ án kiểm tra các tài liệu, chứng cứ chứng minh tính có căn cứ của việc bắt khẩn cấp đối với từng trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 81 BLTTHS.

    - Nếu qua nghiên cứu hồ sơ thấy có dấu hiệu của việc lạm dụng việc bắt khẩn cấp, tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ chưa thể hiện rõ căn cứ để bắt khẩn cấp hoặc người bị bắt không nhận tội, các chứng cứ trong hồ sơ có mâu thuẫn, người bị bắt là người nước ngoài, người có chức sắc trong tôn giáo, người có uy tín trong đồng bào dân tộc ít người hoặc trong trường hợp cần thiết khác thì Kiểm sát viên trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền xem xét, quyết định việc phê chuẩn.

    - Khi cần gặp, hỏi người bị bắt khẩn cấp, Kiểm sát viên thông báo trước với Cơ quan điều tra để phối hợp trong quá trình gặp, hỏi người bị bắt. Biên bản ghi lời khai của người bị bắt do Kiểm sát viên lập phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 95 và Điều 125 BLTTHS và được lưu vào hồ sơ vụ án và hồ sơ kiểm sát.

    - Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, Viện kiểm sát phải quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Thời hạn này được tính liên tục, kể cả trong và ngoài giờ làm việc.


    Kiểm sát việc tạm giữ:

    - Theo khoản 3 Điều 86 BLTTHS, trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

    - Khi nhận được quyết định tạm giữ, gia hạn tạm giữ của Cơ quan điều tra, Kiểm sát viên tiến hành kiểm tra ngay tính có căn cứ và hợp pháp của việc tạm giữ, gia hạn tạm giữ để báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền xử lý như sau:

    + Nếu thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ hoặc trực tiếp ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ và yêu cầu Cơ quan điều tra trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

    + Nếu xét thấy việc gia hạn tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì ra quyết định không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và yêu cầu người đã ra quyết định tạm giữ trả tự do ngay cho người bị tạm giữ theo quy định tại Điều 87 BLTTHS.

    + Nếu thấy việc gia hạn tạm giữ có căn cứ và cần thiết thì ra quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ.

    + Hàng tuần, Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Lãnh đạo đơn vị kiểm sát điều tra phối hợp với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra nắm số người bị bắt, bị tạm giữ, gia hạn tạm giữ; số người chuyển sang tạm giam; số người được trả tự do hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác; số người Viện kiểm sát không phê chuẩn việc bắt khẩn cấp, không phê chuẩn gia hạn tạm giữ; số người bị bắt không xử lý được bằng biện pháp hình sự; phát hiện và tổng hợp vi phạm của Cơ quan điều tra và báo cáo bằng văn bản lên Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.


    Phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam, quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam:

    - Theo các quy định tại Điều 80 và Điều 88 BLTTHS thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp có quyền ra lệnh bắt bị can để tạm giam và ra lệnh tạm giam nhưng phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

    - Trong thời hạn ba ngày, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam kèm theo tài liệu có liên quan của Cơ quan điều tra, Kiểm sát viên kiểm tra tài liệu, chứng cứ, đối chiếu với quy định tại Điều 80 và Điều 88 BLTTHS để làm rõ thẩm quyền, đối tượng, điều kiện tạm giam đối với từng trường hợp và báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền xem xét, quyết định việc phê chuẩn và hoàn trả hồ sơ ngay cho Cơ quan điều tra. Trường hợp chưa rõ căn cứ thì ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung tài liệu chứng cứ làm rõ căn cứ để xem xét, quyết định việc phê chuẩn.

    - Theo quy định tại khoản 2 Điều 88 BLTTHS, đối với bị can là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây: Bị can bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã; bị can được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố; bị can phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì họ sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

    Nếu thấy đủ căn cứ để tạm giam bị can theo quy định tại Điều 88 BLTTHS và cần thiết phải tạm giam bị can, nhưng Cơ quan điều tra không ra lệnh bắt bị can để tạm giam, thì Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ án báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra ra lệnh bắt bị can để tạm giam.

    - Sau khi phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam bị can, Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ án phải kiểm sát chặt chẽ việc thi hành lệnh bắt bị can và thời hạn tạm giam bị can để kịp thời báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền xem xét, xử lý như sau:

    + Nếu còn thời hạn tạm giam nhưng thấy biện pháp tạm giam đối với bị can không còn cần thiết thì đề nghị Cơ quan điều tra ra quyết định huỷ bỏ biện pháp tạm giam hoặc thay thế bằng một biện pháp ngăn chặn khác.

    + Nếu thời hạn tạm giam còn không quá 10 ngày mà Cơ quan điều tra chưa có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam bị can, thì Kiểm sát viên trao đổi với Điều tra viên để phối hợp xem xét vấn đề này.

    Trong thời hạn không quá 5 ngày trước khi hết hạn tạm giam, Kiểm sát viên thụ lý vụ án báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền để xem xét, quyết định một trong các phương án xử lý việc tạm giam bị can, như đề nghị Cơ quan điều tra huỷ bỏ, thay thế biện pháp tạm giam; gia hạn tạm giam đối với bị can hoặc Viện kiểm sát trực tiếp huỷ bỏ biện pháp tạm giam đối với bị can.


    Quyết định gia hạn tạm giam để điều tra:

    - Theo quy định tại khoản 2 Điều 120 BLTTHS, trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

    - Đối với các vụ án được thụ lý điều tra ở cấp tỉnh và thuộc trường hợp được quy định tại đoạn 1 khoản 5 Điều 120 BLTTHS, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao uỷ quyền cho Kiểm sát viên giữ chức vụ Vụ trưởng đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra xem xét, quyết định việc gia hạn tạm giam lần thứ ba.

    - Trong trường hợp vụ án được thụ lý điều tra ở cấp Trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao uỷ quyền cho Kiểm sát viên giữ chức vụ Vụ trưởng đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra xem xét, quyết định việc gia hạn thời hạn tạm giam lần thứ nhất và lần thứ hai; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao uỷ quyền xem xét, quyết định việc gia hạn tạm giam lần thứ ba.

    - Trong trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao uỷ quyền xem xét, quyết định gia hạn tạm giam thêm một lần nữa không quá bốn tháng.

    - Những trường hợp gia hạn tạm giam bị can thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp thì Viện kiểm sát cấp dưới phải có văn bản đề nghị gia hạn, trong đó báo cáo rõ các vấn đề như: Nội dung vụ án, hành vi phạm tội của bị can, lý do đề nghị gia hạn và chuyển hồ sơ vụ án lên Viện kiểm sát cấp trên.

    + Chậm nhất năm ngày làm việc trước khi hết hạn tạm giam, hồ sơ vụ án kèm theo văn bản đề nghị gia hạn phải có ở Viện kiểm sát cấp trên để xem xét, quyết định việc gia hạn.

    + Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát cấp trên phải ra quyết định gia hạn hoặc không gia hạn tạm giam; nếu không gia hạn tạm giam thì trong quyết định không gia hạn tạm giam phải nêu rõ lý do và được gửi ngay cho Viện kiểm sát cấp dưới.


    Kiểm sát việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn khác:

    Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ án phải kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn khác của Cơ quan điều tra, gồm: Cấm đi khỏi nơi cư trú (Điều 91 BLTTHS), bảo lĩnh (Điều 92 BLTTHS), đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm (Điều 93 BLTTHS), bảo đảm việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn này có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.

    "
  • Xem thêm     

    12/02/2012, 09:46:05 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Điều 164a là một tội mới được quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung bộ luật hình sự số 15/1999/QH10, (ban hành năm 2009). Nếu hành vi phạm tội của Dì bạn chỉ xảy ra sau thời gian có hiệu lực của luật sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999 (hành vi phạm tội xảy ra từ ngày 01/01/2010) thì sẽ áp dụng Điều 164a BLHS sửa đổi để giải quyết. Cụ thể Điều 164a quy định như sau:

    "Điều 164a. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước

    1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Hóa đơn, chứng từ có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

    đ) Thu lợi bất chính lớn;

    e) Tái phạm nguy hiểm;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

  • Xem thêm     

    11/02/2012, 02:42:30 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng, chào bạn. Bạn cần chuẩn bị chứng cứ trước khi khiếu kiện.
  • Xem thêm     

    11/02/2012, 12:21:20 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư trả lời bạn như sau:
             Nếu nội dung bạn trình bày là đúng sự thật thì bạn hoàn toàn có quyền tố cáo hành vi bất chấp pháp luật của mấy cán bộ công an đó. Tuy nhiên, bạn cần phải thu thập và xuất trình chứng cứ thì mới có thể được giải quyết một cách công bằng, đúng pháp luật.
  • Xem thêm     

    11/02/2012, 12:13:49 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Bạn có thể tham khảo quy định sau đây của BLHS:

    "Điều 181. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác

    1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

    3. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."

           Số tiền phạm pháp được căn cứ vào số tiền ghi trên hóa đơn.
  • Xem thêm     

    11/02/2012, 12:00:40 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Điều 94 BLTTHS quy định:
              " Huỷ bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn

    1. Khi vụ án bị đình chỉ thì mọi biện pháp ngăn chặn đã áp dụng đều phải được huỷ bỏ.

    2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng một biện pháp ngăn chặn khác.

    Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn thì việc huỷ bỏ hoặc thay thế phải do Viện kiểm sát quyết định."
              Như vậy, chỉ có những biện pháp ngăn chặn do VKS phê chuẩn thì khi hủy bỏ, thay thế mới phải do VKS quyết định.

  • Xem thêm     

    10/02/2012, 11:24:27 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:

               Theo thông tin mà bạn nêu trên thì dì bạn và một số đối tượng trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi mua bán hóa đơn VAT.
               Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT/BCA-TANDTC-VKSNDTC- BTP ngày 23/1/2004 quy định việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng như sau:

               Người có hành vi bán hóa đơn giá trị gia tăng cho người khác, mà biết rõ mục đích sử dụng hóa đơn của người mua, nếu người mua bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nào (một trong các tội “tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 139 Bộ luật hình sự; “tội tham ô tài sản” theo Điều 278; “tội buôn lậu” theo Điều 153; “tội trốn thuế” theo Điều 161; “tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả” theo Điều 181 hoặc “tội mua bán tài liệu của cơ quan nhà nước” theo Điều 268 thì người bán bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng đối với người mua với vai trò đồng phạm.

               Người có hành vi bán hóa đơn giá trị gia tăng cho người khác, mà không biết mục đích sử dụng hóa đơn của người mua hoặc khi bán có biết mục đích sử dụng hóa đơn của người mua, nhưng không xác định được người mua, việc truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

              Trường hợp chứng minh được khi bán hóa đơn giá trị gia tăng mà hóa đơn giá trị gia tăng đã được ghi đầy đủ như đã mua bán hàng hóa thì người bán bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả” theo Điều 181 BLHS.

              Trường hợp không chứng minh được hóa đơn giá trị gia tăng đã được ghi đầy đủ như đã mua hàng hóa (hóa đơn giá trị gia tăng còn nguyên như khi phát hành) thì người bán bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội mua bán tài liệu của cơ quan nhà nước” theo Điều 268. Quy định này áp dụng với số lượng hóa đơn giá trị gia tăng từ 50 số trở lên (thông thường mỗi số có 3 liên) hoặc dưới năm mươi số, nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

              Theo thông tin mà bạn đã nêu thì Dì bạn có thể phạm một trong các tội theo quy định của BLHS nêu trên cùng với người mua hóa đơn.       

  • Xem thêm     

    10/02/2012, 11:20:52 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:

               Theo thông tin mà bạn nêu trên thì dì bạn và một số đối tượng trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi mua bán hóa đơn VAT.
               Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT/BCA-TANDTC-VKSNDTC- BTP ngày 23/1/2004 quy định việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng như sau:

             -  Người có hành vi bán hóa đơn giá trị gia tăng cho người khác, mà biết rõ mục đích sử dụng hóa đơn của người mua, nếu người mua bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nào (một trong các tội “tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 139 Bộ luật hình sự; “tội tham ô tài sản” theo Điều 278; “tội buôn lậu” theo Điều 153; “tội trốn thuế” theo Điều 161; “tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả” theo Điều 181 hoặc “tội mua bán tài liệu của cơ quan nhà nước” theo Điều 268 thì người bán bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng đối với người mua với vai trò đồng phạm.

             -   Người có hành vi bán hóa đơn giá trị gia tăng cho người khác, mà không biết mục đích sử dụng hóa đơn của người mua hoặc khi bán có biết mục đích sử dụng hóa đơn của người mua, nhưng không xác định được người mua, việc truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

              Trường hợp chứng minh được khi bán hóa đơn giá trị gia tăng mà hóa đơn giá trị gia tăng đã được ghi đầy đủ như đã mua bán hàng hóa thì người bán bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả” theo Điều 181 BLHS.

              Trường hợp không chứng minh được hóa đơn giá trị gia tăng đã được ghi đầy đủ như đã mua hàng hóa (hóa đơn giá trị gia tăng còn nguyên như khi phát hành) thì người bán bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội mua bán tài liệu của cơ quan nhà nước” theo Điều 268. Quy định này áp dụng với số lượng hóa đơn giá trị gia tăng từ 50 số trở lên (thông thường mỗi số có 3 liên) hoặc dưới năm mươi số, nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

              Như vậy,  theo thông tin mà bạn nêu thì Dì bạn có thể phạm Tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả theo quy định tại Điều 181 BLHS.

  • Xem thêm     

    10/02/2012, 10:44:35 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:
    1. Theo thông tin mà bạn nêu trên thì bạn của bạn phạm tội đánh bạc theo quy định tại Điều 248 BLHS và hình phạt được quy định như sau:
    Điều 248 Bộ luật Hình sự quy định tội đánh bạc như sau:
    "Điều 248. Tội đánh bạc
    1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
    a) Có tính chất chuyên nghiệp;
    b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên;
    c) Tái phạm nguy hiểm.
    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng".
              Việc đánh bạc còn được quy định rõ tại Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán như sau: "Đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp. Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc bao gồm: Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc; tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc; tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc".
            2. Việc bảo lĩnh được quy định tại Điều 92, BLTTHS như sau:

             Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam và căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

    - Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình.

    - Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc.

    - Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

    - Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

             Như vậy, người nhà của bạn đó có thể làm giấy đề nghị được bảo lĩnh cho bạn đó. Đơn bảo lĩnh cần đến cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án để được xem xét, giải quyết. Nếu hồ sơ vụ án đang do cơ quan điều tra thụ lý và trường hợp bạn đó có đủ điều kiện cho bảo lĩnh, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra là người có thẩm quyền ký quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn, cho áp dụng biện pháp bảo lĩnh: thường là chuyển sang biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.

  • Xem thêm     

    10/02/2012, 08:17:29 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư trả lời bạn như sau;
    - Nếu bạn không biết mục đích sử dụng tiền của người đó là để đánh bạc (mục đích vay hợp pháp) thì bạn có thể báo với công an để xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS;
    - Nếu bạn biết mục đích vay tiền là để đánh bạc mà vẫn cho vay thì sẽ không có dấu hiệu của tội lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mà ngược lại bạn có thể là đồng phạm trong tội đánh bạc với vai trò là người giúp sức. Do vậy, bạn không nên đưa việc này ra công an để mong đòi nợ. Bạn hãy tìm cách khác nếu có thể...
  • Xem thêm     

    09/02/2012, 04:32:04 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng,  chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    08/02/2012, 07:55:21 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu không tìm được kẻ lừa đảo đó, bạn chỉ còn cách báo công an. Tuy nhiên, cơ hội để bạn lấy lại tiền là không nhiều...
  • Xem thêm     

    08/02/2012, 02:45:15 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Bạn tham khảo nội dung tư vấn của bạn Huankqa68 .
69 Trang «<58596061626364>»