Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

69 Trang «<54555657585960>»
  • Xem thêm     

    28/03/2012, 09:23:45 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Bạn có yêu cầu thì chủ tiệm cầm đồ cũng không trả lại cho bạn. Vậy bạn chỉ còn cách là báo công an để giải quyết theo pháp luật. Công an sẽ khởi tố vụ án và tạm giữ chiếc xe đó để điều tra. Sau này bạn sẽ được lấy lại chiếc xe đó từ cơ quan điều tra.
  • Xem thêm     

    28/03/2012, 09:16:26 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng, chào bạn!
  • Xem thêm     

    28/03/2012, 02:05:50 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Mời bạn tham khảo nội dung tư vấn của bạn phuongyen25419!
  • Xem thêm     

    28/03/2012, 11:39:58 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
           Về mặt lý thuyết thì có thể xử lý anh A về hành vi vô ý làm chết người. Tuy nhiên, thực tế chưa ai bị khởi tố về hành vi như vậy. Trừ trường hợp anh A được giao trông giữ đứa trẻ đó.
  • Xem thêm     

    27/03/2012, 08:46:35 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
               "Chơi huê" mà bạn nói có phải là hình thức "hụi, họ, biêu, phường" không. Nếu là hụi, họ, biêu phường thì chỉ là giao dịch dân sự. Nếu có tranh chấp thì Tòa án dân sự sẽ có thẩm quyền giải quyết. Nếu không phải hình thức giao dịch dân sự trên, đồng thời "nhà cái" kia có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản thì mới có thể bị xử lý về tội lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bạn có thể nêu rõ hơn về luật chơi huê và những sự việc đã diễn ra để được tư vấn cụ thể.
  • Xem thêm     

    27/03/2012, 02:33:51 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Bạn có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nơi cư trú của người vay để yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật. Lưu ý: Bạn cần nêu câu hỏi bằng tiếng Việt, có dấu.
  • Xem thêm     

    26/03/2012, 09:35:48 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Phân biệt như vậy nhằm mục đích chính là xác định hành vi đó đã cấu thành tội phạm hay chưa và giai đoạn phạm tội. Với tội phạm cấu thành hình thức thì chỉ cẩn có hành vi là cấu thành tội phạm (không đòi hỏi phải có hậu quả, người phạm tội đã đạt mục đích hay chưa); Với tội phạm cấu thành vật chất thì bắt buộc phải có hậu quả, đạt được mục đích. Trong trường hợp tội phạm cấu thành vật chất và chỉ có hành vi nhưng chưa đạt được mục đích, chưa gây hậu quả thì chỉ có thể xử lý về tội phạm chưa đạt.
  • Xem thêm     

    26/03/2012, 08:46:36 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Mời các bạn cùng thảo luận!
  • Xem thêm     

    26/03/2012, 02:56:22 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    ?
  • Xem thêm     

    25/03/2012, 10:10:20 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Nếu các cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh được những tài sản đó là do phạm tội mà có thì mới tịch thu. Còn nếu cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được những tài sản đó là do phạm tội mà có, đồng thời lại đang đứng tên người khác thì không thể xử lý được.
  • Xem thêm     

    25/03/2012, 09:59:33 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng, chào bạn!
  • Xem thêm     

    25/03/2012, 05:13:52 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy năm 2008 (Sau đây gọi chung là Luật Phòng chống ma túy), hành vi sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi bị nghiêm cấm. Người nghiện ma túy có thể bị áp dụng một trong các hình thức cai nghiện ma túy theo quy định của Luật phòng chống ma túy.

    Theo Điều 26a, Điều 27- Luật Phòng chống ma túy thì các hình thức và biện pháp cai nghiện ma túy có thể áp dụng đối với người nghiện ma túy bao gồm:

    - Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình;

    - Cai nghiện ma túy tự nguyện tại cộng đồng;

    - Cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện;

    - Cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng: áp dụng theo quyết định của UBND cấp xã trong trường hợp người nghiện ma túy không tự nguyện cai nghiện;

    - Cai nghiện ma túy bắt buộc tại cơ sở cai nghiện: chỉ áp dụng trong những trường hợp nhất định, cụ thể như sau:

    Theo Luật Phòng chống ma túy, các đối tượng bị áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cơ sở cai nghiện bao gồm hai trường hợp sau:

    1. Đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên thì chế độ, thủ tục cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, cụ thể: 

    Theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định số 135/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh và Nghị định số 61/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 135/2004/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 135) thì Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh khi có đầy đủ các dấu hiệu sau:

    - Là công dân Việt Nam,

    - Là người nghiện ma túy: “người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này” (Khoản 11 điều 2 Luật Phòng chống ma túy),

    - Là người từ đủ 18 tuổi trở lên đến không quá 55 tuổi đối với nữ và không quá 60 tuổi đối với nam,

    - Có hành vi sử dụng ma túy và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về việc sử dụng trái phép chất ma túy;

    + Đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định;

    + Đã được cai nghiện ma túy tại gia đình hoặc cai nghiện ma túy tại cộng đồng.

    2. Đối với người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi thì chế độ, thủ tục cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện được thực hiện theo những quy định riêng tại Mục II, chương II - Nghị định 135.

    Những người chưa thành niên nghiện ma túy sau đây bị cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội:

    a) Người đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng mà vẫn còn nghiện;

    b) Người đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện;

    c) Người không có nơi cư trú nhất định.”.

  • Xem thêm     

    25/03/2012, 03:46:38 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
               Với những tình huống giả định thì câu trả lời chỉ mang tính chất tương đối. Nếu mục đích chiếm đoạt có từ trước thì có thể phạm tội theo Điều 278 hoặc các Điều khác....của BLHS. Nếu mục đích chiếm đoạt tài sản xuất hiện sau khi nhận được tài sản thì phạm tội theo Điều 140 BLHS.

     Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn  triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc #c00000;">nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    ....

    Điều 278. Tội tham ô tài sản

    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản #c00000;">mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

    c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

    .......

              Trong tình huống bạn nêu thì áp dụng Điều 140 BLHS sẽ thích hợp hơn: Người đó nhận được tài sản cho HTX giao cho rồi dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản đó. Nếu Điều 278 thì người đó phải có chức vụ và phải đang quản lý tài sản đó (thủ trưởng, thủ quỹ..)


  • Xem thêm     

    25/03/2012, 03:35:13 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Theo Điều 136 BLHS chỉ cần có hành vi, chưa cần có hậu quả thì đã cấu thành tội rồi.
  • Xem thêm     

    25/03/2012, 03:33:50 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
           Theo bạn thế nào là cấu thành vật chất? Thế nào là cấu thành hình thức? (Nếu bạn chỉ ra được đặc điểm của nó thì bạn sẽ phân biệt được các loại tội phạm chứ không riêng gì tội cướp giật tài sản). Theo quy định tại Điều 136 BLHS thì chỉ cần có hành vi cướp giật là cấu thành tội rồi, không quy định là đã cướp được hay chưa, cũng không quy định giá trị tài sản là bao nhiêu thì mới có tội! (khác với Điều 137, 138, 139, 140... bởi tính chất nguy hiểm của hành vi)

    Điều 136. Tội cướp giật tài sản

    1. #c00000;">Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

    g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    h) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

  • Xem thêm     

    25/03/2012, 09:10:50 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng, chào bạn!
  • Xem thêm     

    25/03/2012, 09:10:19 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Như vậy thì người lấy laptop của bạn sẽ bị khởi tố và xử lý hình sự. Nếu thu giữ được tang vật thì Cơ quan điều tra sẽ trả lại cho bạn sau khi tiến hành các thủ tục cần thiết, muộn nhất là khi kết thúc điều tra, bạn sẽ được nhận tại tài sản. Nếu không thu giữ được tài sản đó thì Tòa án sẽ xét xử buộc kẻ gian phải bồi thường cho bạn số tiền bằng giá trị tài sản. Trong vụ án này bạn tham gia với tư cách là người bị hại. Bạn cần phối hợp với công an để giải quyết sớm vụ án đó.
  • Xem thêm     

    24/03/2012, 09:51:02 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Nếu ai đó bồi thường cho bạn thì bạn cứ nhận (dù chưa đủ số tiền bạn bị thiệt hại) sau đó bạn yêu cầu bồi thường tiếp.  Bị can, bị cáo nếu bồi thường  một phần thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự và bồi thường nốt phần còn thiếu. Nếu để Tòa án giải quyết thì bạn sẽ được bồi thường căn cứ vào loại xe và thời gian sử dụng xe. Nếu xe của bạn mới sử dụng được 3 tháng thì có thể được tính khoảng 90% giá trị xe mới. Tuy nhiên, chờ đến khi bạn yêu cầu cơ quan thi hành án lấy lại tài sản cho bạn theo bản án thì chi phí của bạn còn có thể lớn hơn số tiền bạn nhận được từ bản án. Tốt nhất bạn nên thương lượng, hòa giải về dân sự, nếu không được thì yêu cầu Tòa án nơi có sự việc xảy ra để giải quyết.
  • Xem thêm     

    24/03/2012, 09:34:43 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 194 BLHS,cụ thể như sau:
    "Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

    1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

     

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

     

    a) Có tổ chức;

     

    b) Phạm tội nhiều lần;

     

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

     

    d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

     

    đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

     

    e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em;

     

    g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;

     

    h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;

     

    i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;

     

    k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;

     

    l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;

     

    m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;

     

    n) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;

     

    o) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều này;

     

    p) Tái phạm nguy hiểm.

     

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

     

    a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;

     

    b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;

     

    c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;

     

    d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;

     

    đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;

     

    e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;

     

    g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;

     

    h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều này.

     

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

     

    a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;

     

    b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;

     

    c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;

     

    d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên;

     

    đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên;

     

    e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;

     

    g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;

     

    h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều này.

     

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

  • Xem thêm     

    22/03/2012, 10:10:31 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Đó là thỏa thuận dân sự nên không bắt buộc phải đến công an. Tuy nhiên, các bên có thể đến công an để nhờ làm chứng cho minh bạch.
69 Trang «<54555657585960>»