Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

69 Trang «<51525354555657>»
  • Xem thêm     

    13/05/2012, 04:57:48 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
               Những người đánh anh A có thể phạm tội cố ý gây thương tích và tội gây rối trật tự công cộng. Cụ thể hình phạt thế nào còn tùy thuộc vào thương tích của anh bạn. thương tích của những người khác và hành vi của từng đối tượng.
  • Xem thêm     

    13/05/2012, 08:16:18 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Theo quy định của BLHS sửa đổi năm 2009 thì hành vi chiếm đoạt tài sản từ 2 triệu đồng trở lên mới bị xử lý hình sự (trừ trường hợp trước đó đã bị xử lý hành chính...). Tuy nhiên, bạn vẫn nên trả tiền nợ gốc cho người cho vay để mọi việc bớt căng thẳng hơn.
  • Xem thêm     

    13/05/2012, 08:05:05 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:
                Hành vi của anh bạn có thể cấu thành tội giết người theo quy định tại Điều 93 BLHS hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 104 BLHS (tùy thuộc vào vị trí vết thương và lời khai của anh bạn tại cơ quan điều tra - Mục đích của những phát súng đó) và tội tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng trái phép theo quy định tại Điều 230 BLHS. Những đối tượng khác cũng sẽ bị xử lý về các tội này và tội gây rối trật tự công cộng.
                 Theo quy định pháp luật, thời hạn tạm giam để điều tra là 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng đối với từng loại tội phạm (Điều 120 và Điều 121 Bộ luật tố tụng Hình sự) ngoài ra còn thời gian gia hạn tạm giam, tạm giam trong giai đoạn truy tố, tạm giam trong giai đoạt xét xử và gia hạn tạm giam trong các giai đoạn trên:
              - Tổng thời hạn để điều tra một vụ án về tội rất nghiêm trọng là 12 tháng và tổng thời hạn tạm giam điều tra một vụ án về tội rất nghiêm trọng là 9 tháng.
              - Tổng thời hạn để điều tra một vụ án về tội đặc biệt nghiêm trọng là 16 tháng và tổng thời hạn tạm giam để điều tra một vụ án về tội đặc biệt nghiêm trọng cũng là 16 tháng.
              Với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của anh bạn thì sẽ bị tạm giam liên tục cho đến thi án có hiệu lực (không có cơ hội tại ngoại). Bạn tham khảo một số quy định sau đây của Bộ luật hình sự:

    Điều 93. Tội giết người

    1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Giết nhiều người;

    b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

    c) Giết trẻ em;

    d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

    đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

    g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

    h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

    i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

    k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

    l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

    m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

    n) Có tính chất côn đồ;

    o) Có tổ chức;

    p) Tái phạm nguy hiểm;

    q) Vì động cơ đê hèn.

    2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

    Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1.                  Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

    Điều 230. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

    1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

    c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

    d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;

    đ) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:

    a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

                Gia đình bạn có thể mời luật sư tham gia vụ án trên để đảm bảo quyền lợi tốt nhất của của anh bạn theo quy định pháp luật.
  • Xem thêm     

    13/05/2012, 07:43:20 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Theo thông tin bạn nêu thì sự việc của bạn chỉ là quan hệ dân sự (hoặc thương mại) chứ chưa có dấu hiệu tội phạm. Nếu vị khách đó không trả tiền thì Công ty bạn có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án dân sự giải quyết theo quy định pháp luật.
  • Xem thêm     

    12/05/2012, 10:32:25 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Vụ việc bạn nêu là việc nhạy cảm, đang được công luận quan tâm theo dõi. Trong vấn đề bạn nêu, cần làm rõ việc hành nghề, tác nghiệp của các Nhà báo đó có phải là thực hiện "công vụ" hay không. Nếu hai bên đều là người thi hành công vụ thì phải thực hiện công việc theo đúng quy định pháp luật. Nếu bên nào thực hiện không đúng, gây cản trở đến việc thực hiện công vụ của bên kia hoặc chống lại bên kia thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi thực hiện không đúng công vụ đó. Thậm chí còn có thể bị xử lý về hành vi cố ý làm trái các quy định về quản lý Nhà nước.
  • Xem thêm     

    12/05/2012, 09:32:11 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Nếu bạn gian đối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt số tiền 1,5 triệu đồng của người ta thì vẫn chưa đủ căn cứ để khởi tố bạn theo quy định tại Điều 140 BLHS vì số tiền chưa đủ 2 triệu đồng. Tuy nhiên, bạn có thể bị xử phạt hành chính và nếu có lần hai thì dù số tiền chưa tới 2 triệu đồng thì bạn vẫn có thể bị khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản. Do vậy, tốt nhất là bạn nên trả lại số tiền đó cho người vay để giữ lại tình cảm và uy tín của bạn.
  • Xem thêm     

    11/05/2012, 10:22:57 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Nếu bạn đó đã bị tạm giam trước khi xét xử thì thời gian tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt tù. Do vậy, thời gian chấp hành hình phạt tù của bạn đó làm căn cứ xin đặc xá được tính từ khi án có hiệu lực pháp luật đến ngày 02/9/2012 + thời gian tạm giam. Trong trường hợp bạn nêu thì đến thời điểm 02/9/2012 là đủ thời gian để đề nghị hưởng đặc xá, còn có được đặc xá hay không lại là chuyện khác.
  • Xem thêm     

    11/05/2012, 10:02:24 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
                Theo thông tin bạn nêu thì anh trai của A đã phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác theo quy định tại Điều 104 BLHS. Nhiều khả năng A cũng bị khởi tố về tội này với vai trò đồng phạm. Bạn tham khảo hình phạt như sau:

                Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1.                  Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

  • Xem thêm     

    10/05/2012, 02:19:18 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    #274e13;">Quyết định 1123/2011/QĐ-CTN, của Chủ tịch nước quy định về điều kiện được đề nghị đặc xá như sau:
    1. Người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành án phạt tù được đề nghị đặc xá phải có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Chấp hành tốt Nội quy của trại giam, trại tạm giam; tích cực học tập, lao động; trong quá trình chấp hành án phạt tù được xếp loại cải tạo từ loại khá trở lên; khi được đặc xá không làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
    b) #ff0000;">Đã chấp hành án phạt tù ít nhất là một phần ba thời gian đối với hình phạt tù có thời hạn, nếu trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù; đã chấp hành án phạt tù ít nhất là mười bốn năm đối với hình phạt tù chung thân, nếu sau khi đã được giảm xuống tù có thời hạn mà tiếp tục được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm sau đó không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù;
    c) Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác trừ những phạm nhân không bị kết án phạt tù về các tội phạm về tham nhũng đã 70 tuổi trở lên hoặc trên 60 tuổi nhưng thường xuyên ốm đau hoặc người đang mắc bệnh hiểm nghèo mà bản thân người đó và gia đình không còn khả năng thực hiện.
    2. Người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành án phạt tù có đủ điều kiện quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều này đã chấp hành án phạt tù ít nhất là một phần tư thời gian đối với hình phạt tù có thời hạn; ít nhất là mười hai năm đối với hình phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn, khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Đã lập công lớn trong thời gian chấp hành án phạt tù, có xác nhận của trại giam, trại tạm giam;
    b) Là thương binh; bệnh binh; người có thành tích trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội được tặng thưởng một trong các danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Nghệ sỹ nhân dân; được tặng thưởng Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sỹ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước; người có thân nhân là liệt sỹ; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con của Gia đình có công với nước;
    c) Khi phạm tội là người chưa thành niên;
    d) Là người từ 70 tuổi trở lên;
    đ) Là người đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc từ 60 tuổi trở lên mà thường xuyên ốm đau, có kết luận giám định y khoa hoặc xác nhận bằng văn bản của cơ quan y tế có thẩm quyền;
    e) Có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, bản thân là lao động duy nhất trong gia đình, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gia đình người đó cư trú;
    e) Nữ phạm nhân đang có thai hoặc có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi đang ở với mẹ trong trại giam, trại tạm giam.
    * Các trường hợp không đề nghị đặc xá:
    Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 3 của Quyết định này không được đề nghị đặc xá nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    1. Bản án hoặc quyết định của Tòa án đối với người đó đang có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;
    2. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác;
    3. Trước đó đã được đặc xá;
    4. Có từ hai tiền án trở lên;
    5. Phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia;
    6. Thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại trên sáu năm đối với người được quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 3; trên tám năm đối với người được quy định tại khoản 2, Điều 3 Quyết định này.
    7. Phạm các tội về ma túy bị phạt tù đến bảy năm mà thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại trên một năm; phạm các tội về ma túy bị phạt tù trên bảy năm đến mười lăm năm mà thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại trên hai năm; phạm các tội về ma túy bị phạt tù trên mười lăm năm, tù chung thân mà thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại trên ba năm;
    8. Có căn cứ khẳng định là đã sử dụng trái phép chất ma túy;
    9. Đồng thời phạm hai tội: giết người và cướp tài sản; giết người và hiếp dâm; giết người và hiếp dâm trẻ em; cướp tài sản và hiếp dâm; cướp tài sản và hiếp dâm trẻ em;
    10. Phạm tội giết người có tổ chức; cướp tài sản có tổ chức hoặc có sử dụng vũ khí; cướp giật tài sản có tính chất chuyên nghiệp; cướp giật tài sản có tổ chức hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
    11. Có một tiền án hoặc đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục mà bị kết án phạt tù về một trong các tội sau đây: về ma túy; giết người; hiếp dâm trẻ em; cướp tài sản; cướp giật tài sản; cưỡng đoạt tài sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; trộm cắp tài sản; bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; mua bán phụ nữ; mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em; cố ý gây thương tích có tính chất côn đồ hoặc băng, nhóm thanh toán lẫn nhau.
              Theo thông tin bạn nêu thì bạn của bạn chấp hành hình phạt tù chưa được 1/3 thời hạn (02/9/2012) nên chưa đủ điều kiện xem xét đặc xá.
  • Xem thêm     

    09/05/2012, 10:12:51 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
               1. Trách nhiệm hình sự: Điều 248 BLHS sửa đổi năm 2009 quy định:

    "Tội đánh bạc
    1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật #ff0000;">có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
    a) Có tính chất chuyên nghiệp;
    b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên;
    c) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng."
            

               Theo thông tin bạn nêu thì số tiền sử dụng vào mục đích đánh bạc chỉ có 700.000 đồng (chưa đủ 2.000.000 đồng) do vậy các đối tượng trên chưa phạm tội đánh bạc theo quy định tại Điều 248 BLHS nên chỉ có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại
    Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự.

                2. Mức độ xử lý hành chính:

              Theo quy định tại Điều 17 của Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi đánh bạc (nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự) được quy định như sau:

    - Phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng đối với hành vi mua các ô số lô, số đề.

    - Phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1,5 triệu đồng đối với một trong các hành vi đánh bạc sau đây: Đánh bạc bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật; đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; cá cược "cá độ" bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác; bán thơ đề, bán số lô, số đề.

    - Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác; làm bảo vệ trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác hoặc che giấu việc đánh bạc; làm thơ đề.

    - Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi tổ chức đánh bạc sau đây: Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc; dùng nhà của mình hoặc địa điểm khác để chứa bạc, gá bạc; đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép; tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền.

    - Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi tổ chức đánh đề sau đây: Làm chủ lô, đề; tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề; tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề; tổ chức các loại chơi cá cược "cá độ" trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

    Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có và tịch thu tang vật, phương tiện.

    Người không đánh bạc nhưng tổ chức sản xuất và phát hành bảng đề thì cũng bị xử lý vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
            3. Trách nhiệm của gia đình bạn: Nếu gia đình bạn chứa chấp việc đánh bạc, biết việc đánh bạc nhưng vẫn cho họ đánh bạc tại nhà đất của mình thì mới liên đới và bị xử lý hành chính. Còn nếu việc đánh bài đó gia đình bạn không biết thì không bị xử lý hành chính theo quy định nêu trên.

  • Xem thêm     

    09/05/2012, 09:52:07 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
               Luật đất đai 2003 và các Nghị định, thông tư hướng dẫn không có quy định cụ thể để hạn chế quyền chuyển nhượng của chủ sử dụng đất khi đất nằm trong quy hoạch. Theo đó, trước khi có quyết định thu hồi đất, chủ sử dụng đất vẫn có thể chuyển nhượng cho người khác.
               Tuy nhiên, ở một số địa phương, UBND cấp tỉnh có thể ban hành văn bản về việc hạn chế chuyển nhượng, tách thửa đất đối với những thửa đất nằm trong quy hoạch sắp triển khai. Do vậy, bạn cần tìm hiểu xem UBND cấp tỉnh nơi có đất của bạn đã có văn bản hạn chế việc chuyển nhượng đất trong khu quy hoạch đó chưa (thông thường chỉ hạn chế tách thửa, còn chuyển nhượng cả thửa thì ít khi bị hạn chế).
  • Xem thêm     

    09/05/2012, 11:16:52 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
               Việc sửa ngày trong biên bản đó là sai. Bạn có quyền khiếu nại hành vi sửa ngày trong Biên bản vi phạm đó và khiếu nại Quyết định xử phạt vi phạm hành chính để được xem xét.
  • Xem thêm     

    09/05/2012, 06:44:32 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Nếu có tranh chấp dân sự thì Tòa án dân sự mới căn cứ và Bộ luật dân sự năm 2005 và Nghị định 114/2006/NĐ-CP để giải quyết về Hụi, họ, biêu, phường. Còn sự việc của bạn hiện nay công an phải căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự để trả lời bạn là sự việc có dấu hiệu tội phạm hay không chứa không thể viện dẫn các quy định trên được. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì công an sẽ khởi tố và xử lý theo pháp luật. Nếu không có dấu hiệu tội phạm thì phải ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự và thông báo cho bạn biết.
  • Xem thêm     

    09/05/2012, 06:32:11 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Bạn tham khảo quy định sau đây:

               Điều 248 BLHS sửa đổi năm 2009 quy định về Tội đánh bạc như sau:

    "1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì #ff0000;">bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
    a) Có tính chất chuyên nghiệp;
    b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên;
    c) Tái phạm nguy hiểm.
    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng
    "

             Nghị quyết số 150/2005/NĐ-CP của Chính Phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, người có hành vi đánh bạc như sau:

             Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi đánh bạc sau đây: Đánh bạc bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật, đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép, cá cược, cá độ bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác, bán thơ đề, bán số lô, số đề.

    Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tổ chức đánh bạc như: Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc, dùng nhà của mình hoặc địa điểm khác để chứa bạc, gạ bạc, đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép, tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền.

    Phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tổ chức đánh đề sau đây: Làm chủ lô, đề, tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề; tổ chức các loại chơi cá cược cá độ trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.
  • Xem thêm     

    07/05/2012, 11:54:05 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
               Bản chất giao dịch về hụi, họ, biêu, phường là quan hệ pháp luật dân sự. Trước đây Nghị định của chính phủ quy định cho phép thực hiện các giao dịch này. Sau này Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định cụ thể nên nghị định mà công an viện dẫn đã hết hiệu lực. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm (dấu hiệu tội phạm) thì thẩm quyền giải quyết của Công an (Công an xử lý về hình sự và có thể xử lý luôn cả vấn đề dân sự trong vụ án hình sụ). Nếu có dấu hiệu tội phạm mà công an vẫn ra quyết định không khởi tố vụ án thì nạn nhân có thể khiếu nại quyết định đó đến VKS cùng cấp để được giải quyết.
  • Xem thêm     

    06/05/2012, 10:38:18 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Tạm giam là một biện pháp ngăn chặn mà các cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án nếu xét thấy cần thiết. Việc các bị can khác có bị tạm giam hay không không ảnh hưởng nhiều đến quyết định tạm giam của anh trai bạn. Nhưng thông thường những người chủ mưu, cầm đầu, hung hãn, cản trở quá trình điều tra... thì sẽ bị tạm giam.
              Để đảm bảo công bằng, đúng pháp luật và tránh "mất tiền oan"... vào những chi phí không cần thiết thì gia đình bạn nên mời luật sư tham gia vụ việc để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của anh trai bạn trong vụ việc trên.
  • Xem thêm     

    04/05/2012, 02:10:43 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Nếu có chứng cứ về hành vi đồi bại đó của người "thày" với học sinh thì anh ta có thể phạm Tội hiếp dâm trẻ em theo quy định tại Điều 112 BLHS (phạm tội chưa đạt do em bé đó chống cự hoặc do nguyên nhân khách quan khác). Nếu không đủ căn cứ để xử lý về tội hiếp dâm trẻ em thì có thể xử lý về Tội dâm ô với trẻ em theo quy định tại Điều 116 BLHS.
              Gia đình em bé đó cần làm đơn trình báo cơ quan công an nơi sự việc xảy ra để được xem xét giải quyết. Bạn có thể tham khảo các quy định sau đây của Bộ luật hình sự:

    Điều 112. Tội hiếp dâm trẻ em

    1. Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    a) Có tính chất loạn luân;

    b) Làm nạn nhân có thai;

    c) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

    đ) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Có tổ chức;

    b) Nhiều người hiếp một người;

    c) Phạm tội nhiều lần;

    d) Đối với nhiều người;

    đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61%trở lên;

    e) Biết mình bị nhiễm HIVmà vẫn phạm tội;

    g) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

    4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

    5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

     

    Điều 116. Tội dâm ô đối với trẻ em

    1. Người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ô đối với trẻ em, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

    a) Phạm tội nhiều lần;

    b) Đối với nhiều trẻ em;

    c) Đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

    d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    đ) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

  • Xem thêm     

    04/05/2012, 01:58:06 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
           Bạn chưa mô tả rõ hành vi em bạn chiếm đoạt tài sản như thế nào nên chưa thể xác định chính xác được tội phạm của em bạn là tội gì. Có thể là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS hoặc tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 226b BLHS sửa đổi năm 2009, cụ thể quy định trách nhiệm pháp lý như sau:

    “Điều 226b. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện một trong những hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm:

    a) Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt hoặc làm giả thẻ ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hoá, dịch vụ;

    b) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;

    c) Lừa đảo trong thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn tín dụng, mua bán và thanh toán cổ phiếu qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

    d) Hành vi khác nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội nhiều lần;

    c) Có tính chất chuyên nghiệp;

    d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    đ) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    e) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

               Nếu luật sư tham gia vụ án, được tiếp xúc với bị can, đọc hồ sơ vụ án thì mới có thể xác định được cụ thể trách nhiệm pháp lý của em bạn trong vụ việc trên. Ngoài ra việc quyết định hình phạt, Tòa án còn căn cứ vào "tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự" (Điều 45 BLHS).
  • Xem thêm     

    03/05/2012, 10:03:28 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
               Nếu chưa hết lượt hốt hụi mà chủ hụi và những người đã hốt hụi không góp tiếp tiền để cho những người tiếp theo hốt hụi hoặc không trả lại tiền hụi cho nhau mà không do lý do khách quan thì có thể bị xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS. Cụ thể vụ việc có cấu thành tội phạm hay không còn phụ thuộc vào những thông tin mà cơ quan công an tiến hành xác minh, kiểm tra nguồn tin theo quy định pháp luật. Nếu sau khi công an xác minh là quyết định không khởi tố vụ án do chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì gia đình bạn vẫn có thể khởi kiện dân sự để yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
  • Xem thêm     

    03/05/2012, 09:56:09 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
                 Nếu công an chứng minh được người mua bò đó có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của bà chủ xe thì sẽ bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS.
                 Theo thông tin bạn cung cấp thì có một số tình tiết mà công an sẽ dựa vào đó để buộc tội bạn của bạn là: Nói là mua bò nhưng không có hợp đồng bằng văn bản, không có cam kết cụ thể thời hạn trả tiền(nếu khi bị tạm giữ người mua bò không thừa nhận việc mua bán, sau đó mới thừa nhận thì càng có căn cứ buộc tội lừa đảo...); Sau khi nhận được bò thì "bặt vô âm tín!", khi họ đến nhà tìm và công an đến nhà tìm đều không được...
                 Nếu anh bạn đó vẫn giữ liên lạc với người bán bò, có hứa hẹn thời hạn trả tiền, việc rời khỏi địa phương là có lý do chính đáng; từ khi làm việc với công an đến nay anh ta đều thừa nhận có việc mua bán bò, thừa nhận là chưa trả tiền và hẹn ngày trả tiền, việc chưa trả được tiền là nguyên nhân khách quan... thì khó có thể xử lý hình sự anh bạn đó được.
                Cụ thể vụ việc có bị xử lý về hình sự hay không còn phụ thuộc vào lời khai của các bên tại cơ quan điều tra và những chứng cứ khác mà cơ quan công an thu thập được trong quá trình kiểm tra, xác minh nguồn tin. Nếu bị khởi tố hoặc bị tạm giam, tạm giữ thì người mua bò đó có thể mời luật sư để bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu có luật sư tư vấn ngay từ đầu hoặc trực tiếp tham gia vụ việc thì việc buộc tội anh bạn đó không hề đơn giản.
69 Trang «<51525354555657>»