Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

69 Trang «<39404142434445>»
  • Xem thêm     

    07/01/2013, 10:22:49 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

            Nếu vụ việc của anh bạn đã bị khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam thì cơ hội vô tội không nhiều. Quá trình điều tra, công an sẽ làm rõ trách nhiệm của anh trai bạn đối với việc quản lý kinh tế của địa phương...

           Gia đình bạn có thể làm đơn để xin bảo lĩnh cho anh bạn được tại ngoại và có thể nhờ luật sư tham gia vụ việc trên để bào chữa cho anh bạn.

    Bạn tham khảo quy định sau đây của bộ luật hình sự:

    "Điều 165. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
      a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;
      b) Có tổ chức;
      c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
      d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
    3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
    4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."
  • Xem thêm     

    07/01/2013, 06:28:30 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Thẩm quyền xác định đối tượng bỏ trốn để xử lý hình sự là công an. Do vậy bạn nên gửi đơn tới công an để được giải quyết.

  • Xem thêm     

    07/01/2013, 06:26:35 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Bạn có quyền được biết kết quả giám định. Nếu công an không thông báo kết quả giám định cho bạn biết thì bạn có thể gửi đơn trình báo, yêu cầu tới thủ trưởng cơ quan công an đó hoặc kiến nghị tới cơ quan cấp trên.

           Sau khi bạn có đơn thì công an sẽ có thông báo bằng văn bản kết quả giám định. Nếu không đồng ý với kết quả giám định thì bạn có thể yêu cầu giám định lại.

             Nếu là vụ án hình sự thì sau khi có kết luận điều tra thì Luật sư mới có quyền sao chụp hồ sơ vụ án.

  • Xem thêm     

    04/01/2013, 10:46:45 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu có căn cứ xác định người vay tiền bỏ trốn thì người đó có thể bị xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Người vay bị xử lý hình sự thì cơ hội lấy lại tiền sẽ nhanh hơn và cao hơn. Theo quy định pháp luật thì việc lấy lại tiền trong vụ án hình sự sẽ ít phải mất chi phí và nhanh hơn trong vụ án tranh chấp dân sự nhưng thực tế không phải khi nào cũng thế... Để lấy được tiền qua cửa "công an" không hề đơn giản.

  • Xem thêm     

    04/01/2013, 09:36:41 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu vụ việc được công an kết luận là bạn của bạn không liên quan đến vụ trộm đó thì bạn đó sẽ được công ty trả lại tiền lương. Nếu công ty không trả lương thì bạn đó có quyền khởi kiện tới Tòa án để được giải quyết theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    02/01/2013, 11:27:54 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Hành vi đó chưa cấu thành tội phạm, trừ khi bạn sử dụng tiền vào mục đích bất hợp pháp hoặc bỏ trốn.

  • Xem thêm     

    02/01/2013, 12:33:55 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    Vay tiền là giao dịch dân sự.. Nếu người vay sử dụng tiền vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng trả nợ hoặc bỏ trốn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì mới bị xử lý về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự.

    Nếu việc vay mượn tiền của bạn là công khai, ngay tình, bạn sử dụng tiền vay vào đúng mục đích (thỏa thuận miệng) hoặc dùng tiền vào việc kinh doanh đúng pháp luật nhưng do rủi ro, thua lỗ thì vụ việc của bạn chỉ là quan hệ dân sự, công an sẽ sớm kết luận vụ việc và chuyển sang tòa án để giải quyết vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự.

  • Xem thêm     

    02/01/2013, 12:20:12 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn! 
    Mục 1.4 Phần I Thông tư liên tịch số 17 ngày 24-12-2007 của Bộ Công an - VKSND Tối cao - TAND Tối cao - Bộ Tư pháp quy định: “Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma túy, tiền chất”

     

    Theo quy định hiện hành, người sản xuất, mua bán, vận chuyển trái phép heroin với số lượng 0,1 gam trở lên đã bị khởi tố. Trong khi đó, với ma túy tổng hợp thì phải 1gam trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Công an sẽ tiến hành thủ tục giám định tang vật, nếu đủ điều kiện xử lý hình sự thì cháu bạn sẽ bị xử lý theo Điều 194 Bộ luật hình sự. Nếu không đủ điều kiện khởi tố thì sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi đó/.

    Bạn tham khảo quy định của Bộ luật hình sự sau đây:

    "Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

    1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Phạm tội nhiều lần;
      c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
      d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
      đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
      e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em;
      g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;
      h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;
      i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;
      k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;
      l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;
      m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;
      n) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;
      o) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều này;
      p) Tái phạm nguy hiểm.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
      a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;
      b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;
      c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;
      d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;
      đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;
      e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;
      g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;
      h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều này.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
      a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;
      b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;
      c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;
      d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên;
      đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên;
      e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;
      g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;
      h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều này.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc 

    "

  • Xem thêm     

    30/12/2012, 08:26:33 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    Việc bạn của bạn có lấy cắp tiền của cửa hàng hay không thì bằng những biện pháp nghiệp vụ, công an sẽ sớm làm rõ. Nếu bạn của bạn không lấy số tiền đó thì cũng sẽ sớm được minh oan. 

    Nếu bạn của bạn chủ động lấy tấm bìa cartong che camera lại để lấy đồ trong rổ thì chứng tỏ phải có lý do? đoạn clip đó sẽ là chứng cứ gián tiếp để cơ quan công an xác định sự thật của vụ án. 

    Nếu có đủ căn cứ xác định bạn đó phạm tội thì bạn đó sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 1, Điều 138 Bộ luật hình sự và hình phạt là từ 6 tháng đến 3 năm tù.

  • Xem thêm     

    22/12/2012, 11:54:06 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào ban!

    Bạn có thể gửi đơn tới công an để trình báo toàn bộ nội dung sự việc để được xem xét, giải quyết theo pháp luật. Có thể thông tin về địa chỉ và tài khoản của người nhận tiền cùng là thông tin ảo. Tuy nhiên, khi công an vào cuộc thì từ những thông tin mà bạn cung cấp đó, người ta cũng có thể tìm ra người nhận tiền của bạn là ai...

  • Xem thêm     

    22/12/2012, 11:04:32 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu chỉ trò chuyện không quá 5 lần mà bạn đã vội vàng nhận tiền của người ta thì cũng cần xem lại... Nếu việc nhận tiền đó là trường hợp duy nhất do bạn "vô tư" thì đó chỉ là giao dịch dân sự -  "quà tặng"  và sẽ không có vấn đề gì đáng lo...

    Tuy nhiên, trong sự việc của bạn có nhiều điều đáng phải suy nghĩ: Nếu không đi làm, không có thu nhập thì mẹ con bạn sống bằng gì? Quà tặng cho con đâu phải lúc nào cũng phải dùng đến tiền mới có quà ? Tại sao bạn đang nuôi con nhỏ, không có việc làm để kiếm tiền mà lại có thời gian rảnh rỗi để làm quen với "rất nhiều chàng trai ở tất cả các nước...." như vậy? Việc làm quen đó có mang lại những lợi ích vật chất?

    Nếu khi người đó có đơn tới công an và công an làm rõ là bạn thường xuyên sử dụng mạng internet để làm quen với các chàng trai để yêu đương, hứa hẹn kết hôn để nhận tiền của người ta... thì bạn có thể bị xử lý hình sự về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS. Nếu sự việc chỉ xảy ra đối với một mình anh ta thì chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự... Bạn nên trả lại tài sản cho người ta để tránh rắc rối....

  • Xem thêm     

    20/12/2012, 09:03:23 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng, chào bạn!

  • Xem thêm     

    17/12/2012, 11:22:41 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Bạn cần làm đơn trình báo toàn bộ sự việc đó và cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan để công an giải quyết theo pháp luật. Sau khi kiểm tra, xem xét, công an xác định Luân là người gây ra vụ đó thì sẽ khởi tố và xử lý theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự. Bạn cần điều trị và yêu cầu giám định tỷ lệ thương tích để làm căn cứ xử lý...

  • Xem thêm     

    16/12/2012, 11:17:02 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Khoản 1, Điều 12 Bộ luật hình sự quy định: "Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm."  Do vậy, cháu bạn đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

    Theo thông tin bạn nêu thì cháu bạn đã vi phạm Điều 202 Bộ luật hình sự. Cháu bạn là người phạm tội chưa thành niên nên được áp dụng quy định tại chương X, Bộ luật hình sự.

    Việc "chạy án" là vi phạm pháp luật và người dân hay bị lừa, tiền mất, tật mang... Không có gì đảm bảo là cháu bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu "đi đêm" với số tiền như thế hoặc hơn thế...

    Bạn tham khảo các quy định sau đây của Bộ luật hình sự và Nghị quyết hướng dẫn của HĐTP TAND tối cao:

    "Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

              1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

    Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự:

    a. Làm chết một người;

    b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tận từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

    e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.”.

              2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

    b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là "gây hậu quả rất nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm đ khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự:

    a. Làm chết hai người;

    b. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.

              3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 202 Bộ luật hình sự:

    a. Làm chết ba người trở lên;

    b. Làm chết hai người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    c. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.2 mục 4 này;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của những người này trên 200%.

    e. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản được hướng dẫn tại điểm e tiểu mục 4.2 mục 4 này;

    g. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên

              4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

              5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

     

    Điều 74. Tù có thời hạn

    Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định sau đây:

    1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;

    2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.".

     

  • Xem thêm     

    15/12/2012, 09:26:13 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    1. Hành vi giam giữ người của ông thủ trưởng trên là trái pháp luật và có thể bị xử lý hành chính hoặc bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 123 BLHS tùy thuộc vào tính chất, mức độ và hành vi cụ thể.

    2. Nếu số tiền đánh bạc từ 2 triệu đồng trở lên thì những người đánh bạc đó sẽ bị xử lý hình sự về tội đánh bạc theo quy định tại Điều 248 Bộ luật hình sự;

    3. Nếu người yêu bạn bị xử lý hình sự với hình phạt tù giam thì sẽ bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc theo quy định tại Điều 13, Nghị định 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính Phủ về kỷ luật Viên chức.

    Bạn tham khảo các quy định của Bộ luật hình sự sau đây:

    "Điều 123. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

    1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    c) Đối với người thi hành công vụ;

    d) Phạm tội nhiều lần;

    đ) Đối với nhiều người.

    3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

    Điều 248 Tội đánh bạc

    1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tính chất chuyên nghiệp;

    b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên;

    c) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng".

    Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định:

    Điều 13. Buộc thôi việc

    Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

    1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;

    2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

    3. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập;

    4. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

    5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch;

    6. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức."

     

  • Xem thêm     

    14/12/2012, 08:18:10 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

            Nếu bạn xác định được nơi cư trú (đang ở) của người vay thì vụ việc đó sẽ chuyển đến Tòa án nơi người vay đang cư trú để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Trong trường hợp này bạn phải xuất trình giấy vay tiền thì Tòa án mới thụ lý.

            Nếu người vay tiền của bạn bỏ trốn khỏi địa phương mà không tìm thấy ở đâu thì người đó có thể phạm tội lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp này bạn gửi đơn trình báo sự việc tới Công an cấp huyện nơi bạn giao tiền để được giải quyết.

  • Xem thêm     

    13/12/2012, 09:47:25 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu bạn không tìm được chủ xe thì bạn phải có giấy tờ mua bán của chủ xe với bạn và bạn đăng tin tìm kiếm chủ xe nếu vẫn không thấy thì bạn có thể được công nhận là chủ sở hữu tài sản. Trước tiên bạn cần gửi đơn trình báo sự việc với công an để được xem xét giải quyết và xử lý hành vi chiếm đoạt tài sản của người kia.

  • Xem thêm     

    13/12/2012, 09:44:16 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Thực trạng xét xử của Tòa án tại Việt Nam hiện nay vẫn "trọng chứng hơn trọng cung"  - Án tại hồ sơ. Do vậy, việc Tòa án có xét xử khách quan, đúng pháp luật hay không thì phụ thuộc vào các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa (nếu diễn biến tại phiên tòa có những tình tiết chưa được làm rõ trong hồ sơ). Tòa án quyết định hình phạt căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 45 BLHS).

    Luật sư chưa đọc hồ sơ vụ án, không tham gia phiên tòa thì không dám khắng định với bạn là việc xét xử của Tòa án là đúng hay sai. Tuy nhiên, Luật sư có thể tư vấn cho bạn một số nội dung cơ bản về pháp lý như sau:

    - Theo thông tin bạn nêu thì hành vi dùng dao đâm người gây thương tích của cháu bạn là phạm tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự. Nếu có chứng cứ chứng minh là cháu bạn gây thương tích trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh thì có thể bị xử lý theo quy định tại Điều 105 Bộ luật hình sự;

    - Cháu bạn chưa thành niên nên được áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định tại Điều 74 và một số quy định khác tại Chương X, Bộ luật hình sự.

    - Nếu cháu bạn thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả... thì được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 46 Bộ luật hình sự.

  • Xem thêm     

    10/12/2012, 05:01:42 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

           Theo thông tin bạn nêu thì người đó đã có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của bạn và người thân của bạn nên có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự. Nếu bạn không biết về mục đích lừa đảo của người đó, không thỏa thuận với người đó về việc lừa tiền mua vé máy bay giá rẻ thì bạn không bị xử lý về hành vi lừa đảo...

          Mức hình phạt của anh đó phụ thuộc vào tổng số tiền mà anh đó đã chiếm đoạt và nhân thân của anh đó. Bạn tham khảo quy định của Bộ luật hình sự sau đây:

    "Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.".

  • Xem thêm     

    10/12/2012, 02:45:05 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

           Nếu người đó dùng số tiền của bạn vào mục đích phi pháp dẫn đến mất khả năng trả nợ hoặc gian dối, bỏ trốn nhằm chiếm đoạt số tiền của bạn thì họ mới phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS.

           Nếu người đó vay tiền, nhận tiền góp vốn làm ăn nhưng nay kinh doanh thua lỗ, chưa có tiền trả, không phủ nhận số tiền đó và vẫn cam kết sẽ trả nợ (khi nào có tiền) thì chỉ là quan hệ dân sự, bạn muốn đòi tiền thì có thể khởi kiện vụ án dân sự để tòa án giải quyết.

           Nay bạn có thể gặp người đó để yêu cầu viết giấy nhận nợ và hẹn ngày trả nợ. Nếu họ không viết giấy nhận nợ và cam kết thời hạn trả nợ thì bạn có thể gửi đơn trình báo sự việc với Công an để được xem xét, giải quyết... buộc họ phải nhận nợ và cam kết trả nợ, từ đó có căn cứ để khởi kiện tranh chấp dân sự.

69 Trang «<39404142434445>»