Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

26 Trang «<23242526>
  • Xem thêm     

    27/10/2011, 12:13:30 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn.
              Đối với các hợp đồng thương mại thì việc phạt hợp đồng chỉ được quy định tới 8% phần giá trị vi phạm theo quy định của luật thương mại. Còn các thiệt hạn thì bạn có thể yêu cầu họ bồi thường thiệt hại (ngoài khoản tiền phạt 8%). Trong Hợp đồng phải quy định rõ mức phạt và quy định trách nhiệm bồi thường khi vi phạm hợp đồng thì mới có căn cứ xử lý và tránh rủi ro có thể xảy ra.
  • Xem thêm     

    26/10/2011, 03:12:16 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu một bên là thương nhân, một bên không phải là thương nhân thì thương nhân bắt buộc phải lựa chọn luật thương mại, còn chủ thể kia mới có quyền lựa chọn LTM hay LDS
  • Xem thêm     

    26/10/2011, 11:36:17 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Vâng, chào bạn!
            Người Việt ta quen dùng tình cảm để để "làm việc" mà không hiểu hoặc không tuân thủ các quy định pháp luật. Do vậy khi có tranh chấp xảy ra thì thường bị thiệt thòi.
            Do vậy, thông qua diễn đàn này, các Luật sư muốn nâng cao nhận thức pháp luật cho các thành viên, phòng tránh những rủi ro pháp lý và giúp mọi người tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, hi vọng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, công bằng hơn.
     
  • Xem thêm     

    26/10/2011, 06:39:30 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau:
           1. Đối tác đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của hợp đồng (nghĩa vụ thanh toán) do vậy, nếu các bên không thương lượng được thì chỉ còn cách là "mời" nhau ra Tòa án để giải quyết.
           2. Trong vụ việc này bên bạn có một chứng cứ bất lợi là đã xuất hóa đơn cho bên mua. Bên công ty bạn phải có nghĩa vụ chứng minh là hóa đơn đó chỉ là hợp thức hóa cho thủ tục hành chính còn việc thanh toán thực tế chưa diễn ra. Nếu công ty bạn không chứng minh được điều đó thì công ty bạn sẽ thua kiện và không thể đòi được khoản tiền đó. Để chuẩn bị cho một vụ kiện, bên bạn phải chuẩn bị trước chứng cứ chứng minh là công ty đó vẫn chưa thanh toán hợp đồng mua máy móc trên (giấy nhận nợ, bản xác nhận đối chiếu công nợ hoặc băng đĩa ghi âm, ghi hình...).

  • Xem thêm     

    25/10/2011, 10:59:18 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Luật sư nhất trí với ý kiến của bạn: Việc xác định loại hợp đồng phụ thuộc vào các bên tham gia ký kết hợp đồng (có phải là chủ thể có đăng ký kinh doanh hay không, có vì mục đích lợi nhuận hay không)
  • Xem thêm     

    24/10/2011, 12:39:36 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Luật sư nhất trí với ý kiến của bạn duchoaiemail.
    Thực tiễn thì Tòa án thường xác định điều khoản phạt HĐ như vậy là vô hiệu một phần (đối với phần vượt quá 8%) nên chỉ chấp nhận mức phạt hợp đồng là 8% giá trị bị vi phạm.
  • Xem thêm     

    21/10/2011, 08:45:35 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Theo Điều 300, 301, Luật Thương mại thì trong hợp đồng các bên có quyền thỏa thuận về việc phạt vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, “Mức phạt đối với một vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% phần trăm giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm”.
              Như vậy, theo quy định của Luật thương mại thì mức phạt hợp đồng thương mại là không quá 8% giá trị phần vi phạm của Hợp đồng. Nếu bạn thỏa thận phạt 8%/ngày hoặc một tháng hoặc quy định mức phạt vi phạm trên 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm thì thỏa thuận đó sẽ vô hiệu.
  • Xem thêm     

    13/10/2011, 09:53:26 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

             Phạt vi phạm và phạt cọc đều là PHẠT HỢP ĐỒNG. Điều 422, Bộ luật dân sự quy định phạt hợp đồng do hai bên thỏa thuận, không hạn chế mức phạt nên thỏa thuận như của bạn vẫn không trái luật.
    Chào bạn.
  • Xem thêm     

    13/10/2011, 06:57:22 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    1. Về mặt hình sự:
    Nếu bạn sử dụng tiền sai mục đích vay dẫn đến không còn khả năng trả nợ thì bạn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS.
    2. Về mặt dân sự:
    Nếu chủ nợ khởi kiện một vụ án dân sự thì Tòa án buộc bạn phải trả khoản nợ gốc và lãi theo quy định pháp luật. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, nếu bạn không chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành án. Cơ quan thi hành án sẽ kê biên, phát mại những tài sản mà bạn có để thu hồi nợ. Nếu chủ nợ đồng ý thì bạn mới có thể được trả nợ dần.  Ngoài ra, việc vay nợ và đòi nợ ở nước ta hiện nay rất phức tạp. Những trường hợp vay lãi suất cao thường liên quan đến "xã hội đen" và những thủ đoạn đòi nợ bất chấp pháp luật. Do vậy bạn thỏa thuận với chủ nợ để giải quyết vụ việc tránh những sự việc không hay có thể xảy ra.
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    11/10/2011, 08:58:25 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
     Nếu bạn đã ngoài số tiền phạt cọc, phạt thêm 12 tháng tiền thuê nhà nếu một bên vi phạm hợp đồng. Do vậy tiền phạt hợp đồng mà hai bên thỏa thuận là tiền cọc + tiền thuê nhà 12 tháng. Nếu thỏa thuận phạt hợp đồng có hiệu lực pl mà bạn vi phạm thì bạn phải trả cả hai khoản tiền đó. Tuy nhiên bạn cũng cần xem lại giá thuê vì nếu thỏa thuận giá cả thanh toán bằng USD là vi phạm pháp lệnh ngoại hối, hợp đồng sẽ vô hiệu.
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    08/10/2011, 06:15:13 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

     Chào bạn!

    Tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    1. Khoản 1, Điều 498 BLDS quy định bên cho thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:

    -                      Bên thuê không trả tiền thuê nhà trong 3 tháng liên tục mà không có lý do chính đáng;

    -                      Sử dụng nhà không đúng mục đích thuê;

    -                      Cố ý làm hư hỏng nhà nghiêm trọng;

    -                      Sửa chữa hoặc đổi nhà cho người khác thuê lại mà không được sự đồng ý bằng văn bản của bên cho thuê;

    -                      Làm mất trật tự công cộng nhiều lần và ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của những người xung quanh;

    -                      Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường.

    Như vậy, bên thuê nhà chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà trong các trường hợp trên. Nếu bên cho thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng ngoài trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 498 BLDS là vi phạm pháp luật, nếu gây thiệt hại cho Bên cho thuê thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra.

    2. Khoản 4, Điều 496 BLDS quy định như sau: Bên thuê nhà “ được tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận với bên cho thuê, trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu nhà”.

    Như vậy, nếu thay đổi chủ sở hữu nhà thì bên thuê nhà vẫn tiếp tục được thực hiện hợp đồng thuê nhà như đã thỏa thuận. Ngoài ra pháp luật còn quy định: Việc chuyển quyền sở hữu nhà đối với nhà đang cho thuê thì chủ nhà phải có trách nhiệm thông báo và dành quyền ưu tiên mua nhà cho người đang thuê. Nếu người thuê không mua thì mới được bán cho người khác. Người mua nhà có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện hợp đồng với người thuê nhà đã ký kết với chủ cũ.

    Tóm lại, việc thay đổi chủ sở hữu nhà ở trong thời gian thuê nhà không phải là căn cứ cho bên cho thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà. Trong trường hợp căn nhà trên thay đổi chủ sở hữu thì cơ quan bạn vẫn được quyền thuê tiếp theo thỏa thuận tại hợp đồng. Do vậy, bạn cứ yên tâm!

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    26/09/2011, 04:40:08 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

     

    Chào bạn!
    Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
                1. Điều 424 BLDS quy định có 6 trường hợp chấm dứt hợp đồng lao dân sự là: Công việc hoàn thành; Theo thỏa thuận; chủ thể chết hoặc pháp nhân chấm dứt hoạt động; hợp đồng bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt; Đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được; các trường hợp khác do pháp luật quy định.

                2. Theo bạn trình bày thì Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cho các cháu bạn là “hợp đồng giả” do vậy hợp đồng giữa bạn với hai cháu chưa có hiệu lực pháp luật do vậy cháu của bạn vẫn có quyền đơn phương chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 424 BLDS nêu trên.

                3. Nếu bạn đồng ý chấm dứt hợp đồng thì căn cứ vào giá thị trường để xác định thanh toán tiền chênh lệch giữa hai bên (theo tôi, nếu giá đất tăng thì bạn trả thêm khoảng 60% giá trị chênh lệch cho hai cháu là có tình, có lý).

                4. Nếu tranh chấp xảy ra mà một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì nhiều khả năng Tòa án sẽ tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng giữa bạn và hai cháu bạn là hợp đồng vô hiệu do bạn đã định đoạt vượt quá phần giá trị tài sản của bạn (lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu phần nhiều thuộc về bạn). Hậu quả của hợp đồng vô hiệu sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 146 LBDS 1995, theo đó: Bạn trả lại số tiền đã nhận cho cháu bạn, cháu bạn trả lại nhà đất cho bạn. Tòa án sẽ xác định giá trị chênh lệnh của thửa đất thời điểm chuyển nhượng và thời điểm xét xử sơ thẩm. Bên nào có lỗi sẽ phải thanh toán cho bên kia số tiền chênh lệch đó. Nếu hai bên cùng có lỗi thì phải chịu trách nhiệm trong phạm vi lỗi của mình. Theo kinh nghiệm của tôi thì trong trường hợp này bên bạn có lỗi nhiều hơn và phải chịu trách nhiệm khoảng 60 hoặc 70% thiệt hại của bên nhận chuyển nhượng.

                 5. Về tính chất vụ việc, bạn cần biết một số nội dung sau: Điều 671 BLDS (1995) quy định: Di chúc chung vợ chồng có hiệu lực đối với từng phần nếu vợ chồng chết không cùng nhau. Nếu vợ chồng thỏa thuận người sau cùng chết di chúc mới có hiệu lực thì mới theo thỏa thuận đó (quy định khác với BLDS 2005).
         Như vậy, nếu di chúc của mà hợp pháp thì phần di sản của mẹ bạn có hiệu lực từ năm 2002 (phần của bố bạn chưa có hiệu lực do bố bạn vẫn còn sống). Đúng thủ tục thì gia đình bạn phải tiến hành thủ tục khai nhận và phân chia di sản, sau đó mới được chuyển quyền sử dụng đất cho các cháu đối với phần di sản của mẹ bạn (1/2 nhà đất). Nhưng anh em bạn đã chuyển nhượng 2/3 thửa đất đó là vượt quá quyền hạn của mình nên trái pháp luật. Nếu để Tòa án phán xét thì giao dịch đó bị hủy bỏ. Do vậy, để giữ tình cảm gia đinh, bạn nên thỏa thuận giải quyết với các cháu sao cho thỏa đáng thì hơn.

    Chúc bạn thành công!

       

  • Xem thêm     

    22/09/2011, 05:03:56 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Không "vẽ" thì "Hươu" cũng đã "chạy" rồi. Tôi VẼ để HƯƠU chạy cho đúng đường!
    !
  • Xem thêm     

    21/09/2011, 03:21:39 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Không có gì! Nếu có gì cần trao đổi thêm, hãy liên hệ với tôi,
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    21/09/2011, 11:44:48 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    1. Lãi suất thỏa thuận của bạn là vượt quá mức lãi suất mà nhà nước quy định (không quá 150% lãi suất cơ bản);

    2. Nếu bạn chỉ có chứng cứ về việc trả nợ mà không còn chứng cứ của việc cho vay thì việc bạn kiện đòi nốt số tiền còn thiếu sẽ khó khăn đấy;

    3. Việc bên vay sẽ bao biện thế nào để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ của bạn thì tôi không thể biết trước được. Tuy nhiên, nếu ra đến Tòa, bạn có thể chứng minh là có hai khoản nợ khác nhau và việc thanh toán khoản nợ 500trđ không liên quan gì đến khoản nợ 300trđ.

              Nói chung trong vụ việc này, do gia đình nhà bạn chủ quan và không am hiểu pháp luật nhiều nên nếu đưa vụ việc này ra Tòa để khởi kiện thì sẽ rất khó khăn vì chứng cứ sẽ yếu (tài liệu photo không có giá trị làm chứng cứ). Do vậy, bạn cần thu thập thêm chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của gia đình mình. Bạn nên tìm cách khác để đòi nợ chứ không nhất thiết phải khởi kiện một vụ án dân sự.

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    20/09/2011, 12:58:34 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    1. Về thời hiệu khởi kiện: Điều 159 Bộ luật dân sự quy định thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Điều 160 quy định Thời hiệu khởi kiện quy định trong BLDS cũng áp dụng trong tố tụng dân sự. Theo đó Điều 427 BLDS cũng quy định: thời hiệu để khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
            Vấn đề ở chỗ: Ngày nào là ngày mà quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm để làm dấu mốc tính thời hạn 2 năm cho đến khi khởi kiện? Chương XV BLDS quy định chủ sở hữu tài sản có quyền tự bảo  vệ quyền sở hữu tài sản của mình, có quyền tự mình đòi tài sản hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước can thiệp để đòi tài sản... Do vậy, chỉ khi nào họ thấy mình không thể tự đòi được thì lúc đó mới có thể tính thời hiệu để khởi kiện được. Nếu ai hiểu là từ khi đến hạn thanh toán nợ mà 2 năm sau vẫn chưa đòi là hết thời hiệu khởi kiện là hiểu máy móc. Nếu như vậy, người đi vay cứ tìm cách "hoãn binh" để hết 2 năm xù nợ thì quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu tài sản sẽ không được pháp luật bảo vệ!
            Ví dụ trong hợp đồng vay tài sản có thỏa thuận thời hạn trả tài sản là năm 2000. Tuy nhiên, đến năm 2003 bên cho vay mới khởi kiện và trình bày lý do khởi kiện "muộn" là đến hạn, bên vay nhiều lần hứa trả nhưng không trả, đến nay tôi mới thấy quyền lợi bị xâm phạm nên khởi kiện... thì Tòa án vẫn thụ lý bình thường mà không tính đến yếu tố thời hiệu. Thực tiễn tranh tụng thì tôi đã tham gia nhiều vụ án kiểu như vậy và Tòa án không mấy khi bắt bẻ về thời hiệu.
    2. Nếu đưa ra pháp luật, vấn đề chứng cứ rất quan trọng. Nếu bên vay đã cầm hết giấy tờ về việc vay mượn, nếu họ hủy đi thì còn căn cứ đâu để bạn khởi kiện? Do vậy nếu bạn muốn đưa ra pháp luật giải quyết thì bạn phải chuẩn bị trước chứng cứ cho mình (có thể là ghi âm, ghi hình, tìm người làm chứng.. về sự việc).
    Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    19/09/2011, 04:01:04 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu trong cuốn sổ đó có chữ ký của bên vay, xác nhận là còn nợ tiền thì bạn hoàn tòa có căn cứ để đòi lại khoản tiền đó. Theo quy định của pháp luật thì lãi suất cho vay quy định như bạn nói. Tuy nhiên, việc vay mượn là giao dịch dân sự, lãi suất do hai bên thỏa thuận. Tại thời điểm vay, bên vay có nhu cầu nên mới thỏa thuận và chấp nhận khoản vay như vậy. Do vậy bạn hoàn toàn có quyền đòi nợ cả lãi và gốc. Nếu bên vay còn khả năng trả thì bạn có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau để yêu cầu họ phải trả nợ chứ không nhất thiết phải khởi kiện dân sự. Thực tế cho thấy nếu bạn có nhiều khoản nợ mà một con nợ của bạn trốn được thì các con nợ khác cũng sẽ trốn nợ bạn do vậy bạn đòi được một khoản là điều kiện để đòi các khoản tiếp theo. Nguyên tắc là có vay có trả, tuy nhiên, bạn đừng quá nôn nóng mà hỏng việc, không cẩn thận lại vi phạm pháp luật hình sự  (về các tộicưỡng đoạt tài sản, bắt cóc chiếm đoạt tài sản, cố ý gây thương tích…). Bạn đã đòi được số tiền như vậy, số còn lại tôi tin bạn sẽ đòi được! Nếu người vay nợ của mẹ bạn đã vào bước đường cùng, không có khả năng trả nợ thì bạn cũng cần phải “lương tay” cho có tình, có lý.

    Chúc bạn thành công!

  • Xem thêm     

    19/09/2011, 10:36:09 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời như sau:
    1. Điều 401 BLDS quy định hợp đồng dân sự có thể được giao kết thông qua các hình thức sau đây: Văn bản, lời nói, hành vi. Theo đó, Hợp đồng vay tiền không bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản nên việc bạn giao kết hợp đồng vay tiền bằng lời nói hoặc hành vi (chỉ cần đưa tiền, không cần nói gì) thì cũng là hợp đồng hợp pháp theo quy định pháp luật.
    2. Hợp đồng giao kết bằng lời nói hoặc hành vi sẽ gây khó khăn cho bên cho vay trong việc chứng minh có khoản cho vay đó khi có tranh chấp xảy ra (nghĩa vụ cung cấp chứng cứ trong vụ án dân sự thuộc về các bên đương sự). Tuy nhiên trong trường hợp của bạn có giấy hẹn thanh toán thì cũng là chứng cứ xác đáng chứng minh có việc vay nợ. Giấy hẹn đó có giá trị pháp lý để bạn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
    Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    16/09/2011, 03:28:15 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời như sau:

    1.                        Bạn nên trình báo sự việc trên với công an để giải quyết theo thẩm quyền.

    -    Nếu bạn (hoặc cơ quan tố tụng) chứng minh được là người đó có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của bạn thì người đó phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS và tòa án vẫn buộc họ phải hoàn trả số tiền trên cho bạn.

    -    Nếu người đó vay tài sản của bạn rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì người đó phạm Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự.

         Sự việc cụ thể, có cấu thành tội phạm hay không để công an vào cuộc thì mới biết được. Bạn nên yêu cầu công an giải quyết trước khi sự việc trở lên phức tạp!

    2.                        Nếu không có dấu hiệu tội phạm thì bạn có thể thuê những người có chuyên môn về thu hồi nợ để họ thu hồi khoản nợ đó cho bạn hoặc khởi kiện vụ án dân sự để Tòa án giải quyết buộc bên vay phải trả tiền cho bạn.

    Chúc thành công!

  • Xem thêm     

    14/09/2011, 02:55:03 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    1. Việc ủy quyền được quy định tại chương VII BLDS, hợp đồng ủy quyền được quy định tại mục 12, chương XVIII Bộ luật dân sự. Còn Hợp đồng ủy thác được quy định tại Luật thương mại. Hai loại này có sự khác nhau về chủ thể, phạm vi, thủ tục và các trường hợp thực hiện.
    2. Việc hợp đồng có công chứng hay không không chỉ  phụ thuộc vào tư cách chủ thể mà còn phụ thuộc vào nội dung hợp đồng.
         Có một số trường hợp Hợp đồng bắt buộc phải có công chứng mới có giá trị pháp lý. Các trường hợp còn lại, nếu luật không quy định thì không cần công chứng vẫn có giá trị. Bạn có thể tham khảo các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng sau đây:
    - Hợp đồng mua bán nhà ở, trừ trường hợp bên bán nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở (theo quy định tại Ðiều 450 của Bộ luật Dân sự năm 2005 và điểm b, khoản 3, Ðiều 93 của Luật Nhà ở năm 2005).

    - Hợp đồng tặng cho nhà ở hoặc bất động sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, trừ bên tặng cho nhà ở là tổ chức (theo quy định tại khoản 1, Ðiều 467 của Bộ luật Dân sự năm 2005; điểm d, khoản 3, Ðiều 93 của Luật Nhà ở năm 2005).

    - Hợp đồng thuê nhà ở từ 6 tháng trở lên, trừ trường hợp thuê nhà công vụ, thuê mua nhà ở xã hội và bên cho thuê nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở (theo quy định tại Ðiều 492 của Bộ luật Dân sự năm 2005; điểm b và c, khoản 3, Ðiều 93 của Luật Nhà ở năm 2005; khoản 4, Ðiều 62, Nghị định số 90/2006/NÐ-CP ngày 06-9-2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở).

    - Hợp đồng đổi, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở; theo quy định tại khoản 3, Ðiều 93 của Luật Nhà ở năm 2005.

    - Hợp đồng thế chấp nhà ở (theo quy định tại khoản 3, Ðiều 93 của Luật Nhà ở năm 2005).

    - Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất (theo quy định tại khoản 1, Ðiều 689 của Bộ luật Dân sự năm 2005; điểm b, khoản 1, Ðiều 126; điểm b, khoản 1, Ðiều 127 của Luật Ðất đai năm 2003).

    - Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất (theo quy định tại điểm b, khoản 1, Ðiều 128 của Luật Ðất đai năm 2003).

    - Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (theo quy định tại điểm b, khoản 1, Ðiều 129 của Luật Ðất đai năm 2003).

    - Hợp đồng thế chấp (bảo lãnh) bằng quyền sử dụng đất (theo quy định tại điểm a, khoản 1, Ðiều 130 của Luật Ðất đai năm 2003).

    - Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất (theo quy định tại điểm a, khoản 1, Ðiều 131 của Luật Ðất đai năm 2003).
    Thân ái!
26 Trang «<23242526>