Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

26 Trang «<11121314151617>»
  • Xem thêm     

    12/05/2013, 09:59:26 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu bố bạn có thông báo bằng văn bản gửi tới phòng Công chứng, Phòng TN&MT và người nhận ủy quyền biết là bố bạn đã đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền đó theo quy định tại Điều 426 Bộ luật dân sự thì hợp đồng ủy quyền đó không còn giá trị và người nhận ủy quyền không thể định đoạt được nhà đất đó.

    Nếu bố bạn không kịp gửi văn bản thông báo chấm dứt ủy quyền đó, nhà đất đó đã được sang tên cho người khác theo văn bản ủy quyền thì bố bạn có thể khởi kiện yêu cầu hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng mà người nhận ủy quyền đã nhân danh bố bạn thực hiện...

  • Xem thêm     

    10/05/2013, 10:48:54 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
               Nếu giấy vay nợ đã ghi rõ thông tin, địa chỉ của người vay thì bạn có thể khởi kiện tới Tòa án nơi người vay đang cư trú để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Với khoản vay không có giấy tờ thì tòa án chỉ chấp nhận yêu cầu của bạn nếu bạn có chứng cứ chứng minh là có việc vay mượn và chưa trả nợ. Chứng cứ ghi âm, tin nhắn là chứng cứ gián tiếp chứng minh việc vay nợ đó.

  • Xem thêm     

    05/05/2013, 08:57:55 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Theo quy định pháp luật thì nếu một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa cụ của hợp đồng làm cho hợp đồng không thể thực hiện được thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại.

              Do vậy, nếu khách hàng không thanh toán tiền dịch vụ cho công ty bạn theo đung thời hạn đã thỏa thuận thì công ty bạn có quyền thông báo, nhắc nhở... yêu cầu họ phải thực hiện đúng các thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu đối tác vẫn cố tình không thực hiện thì bên công ty bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đó và dừng việc cung cấp dịch vụ.

  • Xem thêm     

    05/05/2013, 04:50:52 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

     Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký thì mới có hiệu lực pháp luật. Nếu hợp dồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập trước ngày 01/7/2004 (ngày có hiệu lực của Luật đất đai năm 2003) và hai bên đã thực tế thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng chuyển nhượng, nếu có tranh chấp thì Tòa án có thể áp dụng quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 để công nhận hợp đồng...

    Theo thông tin bạn nêu thì Hợp đồng chuyển nhượng lập sau ngày có hiệu lực của Luật đất đai và chưa đăng ký sang tên nên chưa có hiệu lực pháp luật. Việc thế chấp căn cứ vào giấy tờ chuyển nhượng nêu trên là chưa đúng thủ tục theo quy định pháp luật.

    Nếu vụ việc trên có tranh chấp và Tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng trên chưa có hiệu lực pháp luật thì Hợp đồng thế chấp giữa ông B với Ngân hàng vô hiệu và rủi ro thuộc về Ngân hàng.

  • Xem thêm     

    01/05/2013, 10:26:25 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
               Nếu bạn biết được nơi cư trú của người vay thì gửi đơn khởi kiện tới Tòa án nơi người đó cư trú để kiện. Nếu người đó đã trốn khỏi địa phương không biết ở đâu thì bạn có thể báo công an để xử lý theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    27/04/2013, 02:23:02 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    - Vụ việc bạn nêu có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS nên thẩm quyền giải quyết thuộc về công an nơi bạn giao hàng cho họ.

    - Để đòi lại số tiền đó và xử lý người nợ tiền theo quy định pháp luật thì bạn có thể gửi đơn tố giác tới công an để được giải quyết. Sau khi nhận được đơn thư của bạn thì công an sẽ thụ lý và tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin... nếu có căn cứ xử lý hình sự thì công an sẽ khởi tố, điều tra theo quy định pháp luật. Thời gian giải quyết đơn thư của bạn không quá 2 tháng (Điều 103 BLTTHS).

     

  • Xem thêm     

    23/04/2013, 09:47:37 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                 Bạn không phải chịu trách nhiệm đối với hợp đồng vay tiền của anh bạn đó. Với hợp đồng tín chấp như vậy thì Ngân hàng phải chịu rủi ro nêu người vay tiền không còn khả năng trả nợ.

  • Xem thêm     

    23/04/2013, 04:57:34 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Về mặt lý luận thì có thể có những quan điểm pháp lý khác nhau về hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba. Tuy nhiên,  về mặt thực tiễn xã hội, hiện nay có hàng ngàn tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại đang được Tòa án giải quyết có liên quan đến Hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba. 

    Hầu hết những người có tài sản thế chấp (bên thứ ba) là những người dân nghèo, không thể tiếp cận được với vốn vay của Ngân hàng nên muốn được vay tiền Ngân hàng thì phải thông qua một doanh nghiệp (họ vay 1 thì doanh nghiệp vay 10 và dùng chính tài sản của người dân để thế chấp cho khoản vay này). Phần còn lại là cho mượn "sổ đỏ" để người quen "làm ăn" và "cắm sổ" vào ngân hàng để lấy tiền cho vay lãi ngày...

    Bây giờ doanh nghiệp phá sản hoặc chủ doanh nghiệp bị xử lý hình sự còn người dân thì bị Ngân hàng  khởi kiện để yêu cầu xử lý tài sản thế chấp (phát mại nhà đất), hàng triệu người có nguy cơ "đứng đường".

    Thực tiễn cho thấy, hầu hết những người dân có tài sản thế chấp (làm bên thứ ba) đều không nghĩ đến "có ngày hôm nay" và không hiểu biết trách nhiệm pháp lý của việc ký kết hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba. Nhiều người đơn giản chỉ là "cho mượn sổ đỏ" không ngờ mất nhà... Có lẽ tòa án phải mất nhiều năm thì mới giải quyết xong hệ lụy của loại hợp đồng này và xã hội sẽ còn nhiều người dân phải gánh chịu hậu quả của loại hợp đồng không có tên trong quy định của Bộ luật dân sự này.

    Nếu hợp đồng này có tên là hợp đồng bảo lãnh và người dân hiểu rõ trách nhiệm pháp lý khi tham gia ký kết hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba thì có lẽ không gây hệ lụy cho xã hội như ngày hôm nay...

     

  • Xem thêm     

    19/04/2013, 07:07:22 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

              Vụ việc bạn nêu chỉ là quan hệ dân sự, không có dấu hiệu tội phạm nên thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. Với lãi suất thỏa thuận như vậy là cao hơn mức lãi suất pháp luật quy định nhưng vẫn chưa đủ điều kiện để cấu thành tội cho vay năng lãi nên bạn không sợ bị truy tố.

              Bạn có thể khởi kiện người vay tới Tòa án để được giải quyết tranh chấp hợp đồng vay nợ. Với giấy tờ như vậy là bạn có thể thắng kiện rồi. Còn đối với người bạn đang nợ tiền thì bạn cũng cần thỏa thuận lại để khoanh nợ và chỉ tính nợ gốc thôi...

  • Xem thêm     

    19/04/2013, 06:42:38 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    "Bảo lãnh" và "Thế chấp" là một trong các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự quy định tại Điều 318 BLDS. Trong đó thế chấp là bên có nghĩ vụ dùng tài sản của mình để đảm bảo cho khả năng thực hiện nghĩa vụ (trả nợ). Còn bảo lãnh là dùng tài sản của bên thứ ba để bảo đảm cho nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ (người vay) nếu người vay không trả nợ hoặc không còn khả năng trả nợ thì xử lý tài của người bảo lãnh để trừ nợ.Trong số 7 biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành thì không có biện phám nào là "thế chấp tài sản của bên thứ ba". Theo quy định của pháp luật thì thế chấp chỉ có "hai bên" còn bảo lãnh mới có "bên thứ ba - Bên thế chấp".

    Vậy tại sao thời gian vừa qua, Ngân hàng không sử dụng hợp đồng bảo lãnh mà cứ "đẻ" ra hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba (loại giao dịch mà pháp luật không có quy định để thay thế cho một loại giao dịch đã được quy định cụ thể - Bảo lãnh)? Hậu quả của việc mập mờ, không minh bạch trong giao dịch (có thể nói là cố ý làm trái "lừa" của Công chứng viên + cán bộ Ngân hàng và Bên vay tiền) của một thời kỳ khiến ngày nay nhiều người dân phải "ra đường" vì "bút sa, gà chết", không hiểu mình đã ký gì, không hiểu hậu quả pháp lý đến đâu!...

    Theo "luật" thì công chứng viên có nghĩa vụ xác thực giá trị pháp lý của hợp đồng và phải giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, hậu quả pháp lý của giao dịch. Nhưng thực tế nhiều công chứng viên không những không giải thích hậu quả pháp lý cho chủ sở hữu tài sản mà thường dồn, ép người dân phải ký hợp đồng với câu cửa miệng "cứ ký đi, đây chỉ là thủ tục thôi, công ty vay tiền và công ty trả chứ mình có phải trả tiền đâu mà sợ..."

    "Hợp đồng thế chấp tài sản của Bên thứ ba" là sản phẩm của một thời kỳ mà Ngân hàng + Công chứng + Công ty môi giới bất động sản "hoành hành" và hậu quả là hàng nghìn hộ dân mất nhà ở. Nếu cán bộ ngân hàng và Công chứng viên giải thích rõ cho người "thứ ba" mang tài sản của mình để thế chấp cho người vay tiền và sự khác nhau giữa hợp đồng thế chấp và hợp đồng bảo lãnh thì ít ai giám ký hợp đồng để thế chấp (= bảo lãnh) cho người khác vay tiền (thường là công ty bất động sản)...

    Sự khác nhau cơ bản giữa bảo lành và thế chấp không chỉ ở chỗ người đứng tên đối với tài sản đảm bảo mà còn khác nhau về cách giải quyết hậu quả sau khi ngân hàng thu hồi nợ: Nếu ở hợp đồng thế chấp thì sau khi ngân xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ là mọi việc chấm dứt, các giao dịch, các mối quan hệ được giải quyết xong. Tuy nhiên, nếu là hợp đồng bảo lãnh thì sau khi tài sản đảm bảo của bên bảo lãnh bị xử lý thì bên bảo lãnh có quyền yêu cầu (hoặc khởi kiện) bên có nghĩa vụ phải bồi hoàn lại giá trị mà bên bảo lãnh đã bỏ ra để thực hiện thay cho bên vay tiền.

    Do vậy, nếu ai đó dám mang tài sản của mình ra (thường là ô tô hoặc nhà đất) để "đặt cược"(bảo đảm) cho khả năng trả nợ của một tổ chức hoặc cá nhân khác với Ngân hàng thì phải hiểu rõ hậu quả pháp lý của sự bảo đảm đó và hợp đồng nhất thiết phải là hợp đồng bảo lãnh.

    Bạn tham khảo quy định sau đây của Bộ luật dân sự hiện hành:

     

    "Ðiều 318. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

    1. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm:

    a) Cầm cố tài sản;

    b) Thế chấp tài sản;

    c) Ðặt cọc;

    d) Ký cược;

    đ) Ký quỹ;

    e) Bảo lãnh;

    g) Tín chấp.

    2. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về biện pháp bảo đảm thì người có nghĩa vụ phải thực hiện biện pháp bảo đảm đó.

     Ðiều 342. Thế chấp tài sản

    1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

    Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

    Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.

    2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

    3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Ðiều 715 đến Ðiều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

     

    Ðiều 361. Bảo lãnh

    Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

    Ðiều 367. Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh

    Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác.".

  • Xem thêm     

    16/04/2013, 08:07:46 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

             Đã gọi là "đơn phương" thì không cần phải có sự đồng ý của bên kia. Đơn phương lại càng không thể có "biên bản thanh lý". Công ty bạn chỉ cần có thông báo về việc bên thuê cửa hàng vi phạm hợp đồng và tuyên bố áp dụng điều, khoản... đã thỏa thuận trong hợp đồng để tuyên bố đơn phương chấm dứt hợp đồng là được.

            Tuy nhiên, nếu bên thuê cửa hàng không đồng ý bàn giao lại cửa hàng thì bên bạn phải khởi kiện để tranh chấp hợp đồng đó. Sau khi có phán quyết của Tòa án thì cơ quan thi hành án mới có quyền trục xuất vị khách đó ra khỏi cửa hàng để trả lại mặt bằng cho công ty bạn (nếu công ty bạn không có cách nào đó hay hơn để lấy lại cửa hàng).

  • Xem thêm     

    14/04/2013, 04:51:48 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nội dung bạn hỏi được quy định tại Bộ luật dân sự, cụ thể như sau:

    "Ðiều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

    1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

    2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

    Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại."

  • Xem thêm     

    08/04/2013, 10:29:09 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

              Trường hợp bạn hỏi là giao dịch bảo đảm được quy định tại Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính Phủ về đăng ký giao địch bảo đảm. Bạn phải đăng ký giao dịch bảo đảm tại phòng Tài nguyên và Môi trường thì biện pháp bảo đảm đó mới có mới có giá trị pháp lý.

             Khi giao dịch bảo đảm có hiệu lực pháp luật thì đến khi xử lý tài sản giao dịch có đăng ký bảo đảm sẽ được ưu tiên thanh toán trước.

    Bạn tham khảo quy định sau đây của Nghị định 83/2010/NĐ-CP:

    "Điều 3. Đối tượng đăng ký

    1. Các giao dịch bảo đảm sau đây phải đăng ký:

    a) Thế chấp quyền sử dụng đất;

    b) Thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng;

    c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;

    d) Thế chấp tàu biển;

    đ) Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.

    2. Các giao dịch bảo đảm bằng tài sản không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

    Điều 4. Nguyên tắc đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm

    1. Việc thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển được đăng ký trên cơ sở nội dung kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký, các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký và thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký.

    Giao dịch bảo đảm bằng tài sản khác được đăng ký trên cơ sở nội dung kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký. Nội dung kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký phải phù hợp với thỏa thuận của các bên tham gia giao dịch bảo đảm.

    2. Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện việc đăng ký theo đúng thứ tự nộp hồ sơ yêu cầu đăng ký.

    3. Thông tin lưu trữ trong Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm, Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm và Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm được công khai cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu tìm hiểu.

     

    Điều 28. Hồ sơ, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

    1. Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất gồm có:

    a) Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm;

    b) Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng bảo đảm có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

    c) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc các Giấy chứng nhận đã cấp qua các thời kỳ;

    d) Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có Văn bản ủy quyền.

    2. Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các việc sau:

    a) Ghi nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm vào Giấy chứng nhận quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; vào Sổ Địa chính, Sổ theo dõi biến động đất đai theo quy định của pháp luật;

    b) Chứng nhận việc đăng ký vào Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm;

    c) Trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này."

  • Xem thêm     

    08/04/2013, 09:03:13 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

                Luật sư Long đã tư vấn cho bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm quy định tại điểm c, mục 2.3 Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, cụ thể như sau:

                "Việc giải quyết hậu quả của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu.

    c.1. Khi xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu, thì tuỳ từng trường hợp Toà án áp dụng quy định của điều luật tương ứng từ Điều 136 đến Điều 138, từ Điều 140 đến Điều 145 và Điều 146 của Bộ luật Dân sự để xác định thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và xử lý hậu quả của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu.

    c.2. Xác định lỗi, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

    Việc xác định lỗi, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b tiểu mục 2.4 mục 2 Phần I của Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao "Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình"

    c.3. Xác định thiệt hại.

    - Khi tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì Toà án cần xác định thiệt hại gồm:

    Khoản tiền mà bên chuyển nhượng phải bỏ ra để khôi phục lại tình trạng ban đầu của diện tích đất do bên nhận chuyển nhượng đã làm huỷ hoại đất; khoản tiền mà bên nhận chuyển nhượng đã đầu tư để cải tạo làm tăng giá trị quyền sử dụng đất, giá trị công trình, tài sản, cây lâu năm... trên đất. Trong trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có thoả thuận khác về việc áp dụng biện pháp phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 379 Bộ luật Dân sự để bảo đảm thực hiện hợp đồng thì thiệt hại còn bao gồm khoản tiền chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất do các bên thoả thuận với giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc các thiệt hại khác, nếu có.

    - Để xác định đúng các thiệt hại nói trên, Toà án phải tiến hành định giá giá trị quyền sử dụng đất và xác định thiệt hại về đất như sau:

    Nếu các đương sự không thoả thuận được về giá trị quyền sử dụng đất và giá trị thiệt hại, thì Toà án yêu cầu cơ quan chuyên môn định giá hoặc ra quyết định thành lập hội đồng định giá. Giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá thị trường chuyển nhượng tại địa phương nơi đất đang tranh chấp đối với từng loại đất vào thời điểm xét xử sơ thẩm.

    Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quy định giá trị quyền sử dụng đất cụ thể phù hợp với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo giá thị trường tại địa phương hoặc các trung tâm giao dịch bất động sản hoạt động hợp pháp có niêm yết giá giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa phương vào thời điểm xét xử sơ thẩm, thì Toà án có thể căn cứ vào giá do Uỷ ban nhân dân quy định hoặc giá niêm yết của các trung tâm giao dịch để xác định giá trị quyền sử dụng đất, mà không nhất thiết phải thành lập hội đồng định giá. Trong trường hợp này cần phải có căn cứ xác định giá quyền sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân quy định hoặc giá quyền sử dụng đất do trung tâm giao dịch bất động sản niêm yết là hoàn toàn phù hợp với giá thị trường vào thời điểm xét xử sơ thẩm.

    - Trách nhiệm chịu chi phí cho việc định giá do các đương sự phải chịu chi phí tương ứng với phần nghĩa vụ của họ. Trường hợp đương sự có yêu cầu định giá lại, thì người có yêu cầu phải tạm ứng trước chi phí cho việc định giá lại và Toà án sẽ quyết định ai phải chịu chi phí định giá tuỳ thuộc vào kết quả xét xử."

  • Xem thêm     

    29/03/2013, 09:01:52 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

              Nếu việc góp vốn thành lập doanh nghiệp và đã thực hiện đúng thủ tục thành lập doanh nghiệp thì việc rút vốn, chuyển nhượng phần vốn góp... được thực hiện theo thủ tục quy định tại Luật doanh nghiệp. Còn việc của bạn không tuân theo quy định pháp luật trên nên chỉ là quan hệ dân sự. Do vậy, vụ việc của các bạn chỉ chịu tác động bởi hiệu lực của hợp đồng thuê nhà. Vụ việc đó tốt nhất là thương lượng. Nếu đưa ra pháp luật thì rất khó để có căn cứ giải quyết tranh chấp.

  • Xem thêm     

    24/03/2013, 04:15:57 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

             Việc trung tâm yêu cầu bạn phải nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) là không thỏa đáng trong trường hợp này vì bạn không phải là người mua xe của Trung tâm đó.

  • Xem thêm     

    24/03/2013, 04:13:03 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

              Như vậy là bạn đã vi phạm và sẽ buộc phải tháo dỡ biển hiệu khi có cơ quan chức năng tới kiểm tra. Nếu bạn muốn tiếp tục kinh doanh thì cần liên hệ với công ty để ký kết hợp đồng.

  • Xem thêm     

    24/03/2013, 08:57:54 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

             Việc mượn đất của bạn được quy định tại Bộ luật dân sự và Luật đất đai. Theo đó nếu các bên không thỏa thuận thời hạn lấy lại đất thì bên cho mượn đất có thể lấy lại đất bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.

            Trong vụ việc của bạn, nếu chủ đất muốn lấy lại đất thì phải chờ bạn thu hoạch hoa màu xong, nếu họ muốn lấy lại đất luôn thì phải thanh toán giá trị hoa màu cho gia đình bạn. Nếu họ cố tình đòi đất, phá hoại hoa màu thì bạn có thể khởi kiện tới Tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

  • Xem thêm     

    23/03/2013, 08:25:04 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

              Trường hợp của bạn là phức tạp và dễ phát sinh tranh chấp. Do vậy bạn cần lập hợp đồng thuê đất có công chứng nhà nước, trong hợp đồng thỏa thuận rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, đặc biệt là sau khi kết thúc hợp đồng (2 năm) bạn phải được sở hữu ngôi nhà đó và thanh toán giá trị ngôi nhà cho bên thuê hoặc bên thuê được sử dụng nhà và thanh toán giá trị qsd đất cho bạn (giống như chuyển nhượng).

  • Xem thêm     

    20/03/2013, 11:28:23 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trong trường hợp trên ông B sẽ có trách nhiệm với bạn. Bạn có thể tham khảo quy định sau đây của Bộ luật dân sự:

    "Ðiều 309. Chuyển giao quyền yêu cầu

    1. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ những trường hợp sau đây:

    a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

    b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận không được chuyển giao quyền yêu cầu;

    c) Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

    2. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu.

    Người chuyển giao quyền yêu cầu phải báo cho bên có nghĩa vụ biết bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

     

    Ðiều 310. Hình thức chuyển giao quyền yêu cầu

    1. Việc chuyển giao quyền yêu cầu được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói.

    2. Trong trường hợp pháp luật có quy định việc chuyển giao quyền yêu cầu phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, đăng ký hoặc phải xin phép thì phải tuân theo các quy định đó."

26 Trang «<11121314151617>»