Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

344 Trang «<67686970717273>»
  • Xem thêm     

    15/11/2014, 12:24:41 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Các khoản thuế thu nhập cá nhân của bên chuyển nhượng là 2% giá trị hợp đồng; lệ phí trước bạ là 0.5% giá trị hợp đồng; ngoài ra còn phí công chứng hợp đồng, lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... tuy nhiên các khoản lệ phí này không đáng kể. Mức bạn phải nộp cụ thể phụ thuộc vào giá trị thửa đất trên.

  • Xem thêm     

    15/11/2014, 12:12:20 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực kể từ ngày 1.7.2013, tại điều 125 quy định: Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

    a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

     b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

    c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

    Việc tạm giữ tang vật, phương tiện phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.

    Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.

    Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

    Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ.

    Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

    Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.

    Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.

    Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.

    Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó.

    Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

    Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

    Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

    Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

    Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.

    Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Thông tin về thời hạn tạm giữ phương tiện, tang vật của lực lượng kiểm lâm không quá 7 ngày là không chính xác. Việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm được thực hiện theo các quy định tại Nghị định số: 115/2013/NĐ-CP, ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính Phủ.

  • Xem thêm     

    15/11/2014, 12:04:32 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Như vậy, việc sử dụng đất của gia đình bạn căn cứ vào hợp đồng ký kết với UBND xã. Cần xem lại tính pháp lý của hợp đồng đó, UBND xã có thẩm quyền giao đất, ký hợp đồng trong trường hợp này không ? Nếu hợp đồng có hiệu lực thì quyền và nghĩa vụ của gia đình bạn được thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng. Nếu hợp đồng không có hiệu lực thì việc sử dụng đất của gia đình bạn thuộc trường hợp giao đất trái thẩm quyền và sẽ được giải quyết theo các quy định pháp luật về giao đất trái thẩm quyền.

  • Xem thêm     

    15/11/2014, 11:45:45 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Theo quy định pháp luật thì bên vay tài sản có nghĩa vụ trả lại tài sản cho bên cho vay khi hết thời hạn vay. Nếu vợ bạn vay tài sản để sử dụng vào mục đích cá nhân thì đó là khoản nợ riêng của vợ bạn, chỉ mình vợ bạn có nghĩa vụ trả nợ.

    Nếu một mình vợ bạn đứng ra vay nợ nhưng số tiền đó bạn cũng sử dụng chung hoặc sử dụng vào mục đích thiết yếu, tối thiểu của gia đình thì bạn cũng liên đới chịu trách nhiệm với khoản nợ đó hoặc là khoản nợ riêng của vợ bạn nhưng bạn cam kết trả nợ thay hoặc cam kết cùng chịu trách nhiệm trả nợ thì bạn mới phải liên đới chịu trách nhiệm với khoản nợ đó.

  • Xem thêm     

    15/11/2014, 10:56:46 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Khoản 2, Điều 100 Luật đất đai năm 2013 quy định: 'Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.".

    Do vậy, nếu thửa đất của gia đình bạn đang sử dụng mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nay xin cấp giấy chứng nhận lần đầu mà có văn bản chuyển quyền sử dụng đất của hai bên thì có thể được cấp GCNQSD đất theo quy định tại khoản 2, Điều 100 Luật đất đai nêu trên.

    2. Nếu thửa đất mà gia đình bạn sử dụng đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên chủ đất cũ, nay muốn sang tên cho bạn thì phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế của người chủ cũ (đã chết), sau đó người thừa kế của người chủ đó ký lại hợp đồng có công chứng để chuyển quyền sử dụng đất cho bạn. Nếu những người thừa kế của người chủ cũ (đã chết) không hợp tác để thực hiện các thủ tục chuyển quyền sử dụng đất thì bạn không thể thực hiện được thủ tục đăng ký sang tên, khi đó bạn chỉ còn một cách là khởi kiện để tòa án buộc bên chuyển nhượng phải tiếp tục thực hiện hợp đồng.  

  • Xem thêm     

    15/11/2014, 09:32:17 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

               Trong trường hợp gia đình bạn được bồi thường về quyền sử dụng đất thì sẽ được bồi thường cả những tài sản gắn liền với đất (cây cối, công trình xây dựng...).

  • Xem thêm     

    15/11/2014, 08:55:52 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp trả lời bạn như sau:

    1. Vụ việc của bạn chỉ là quan hệ dân sự, chưa có dấu hiệu tội phạm. Nếu bạn không trả được nợ đúng hạn hoặc mất khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ khởi kiện bạn tới tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Tòa án sẽ tuyên bản án buộc bạn phải thanh toán khoản nợ đó. Nếu sau khi tòa án xét xử mà bạn vẫn không chấp hành bản án thì ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành. Nếu bạn không có tài sản riêng để thi hành thì khi nào bạn có tài sản, thì cơ quan thi hành án sẽ tiến hành kê biên, phong tòa tài sản... để thu hồi số tiền còn nợ theo bản án cho ngân hàng.

    2. Nếu bạn bỏ trốn hoặc sử dụng số tiền vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng hoàn trả khoản nợ đó thì bạn mới phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nếu bạn không có mục đích chiếm đoạt số tiền đó, mà chỉ khó khăn chưa trả được nợ thì vụ việc chỉ là quan hệ dân sự như đã nói ở trên. Tuy nhiên, về nguyên tắc thì có vay, có trả, bạn nợ ngân hàng thì cũng phải tìm phương án trả nợ và có những thỏa thuận hợp lý mà bên cho vay có thể chấp nhận được để tránh mâu thuẫn, tranh chấp căng thẳng có thể xảy ra...

  • Xem thêm     

    15/11/2014, 07:40:46 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Vụ kiện của dì bạn là kiện đòi tài sản. Tòa án sẽ ra bản án tuyên buộc gia đình bạn phải trả toàn bộ nợ lãi và gốc. Nếu sau đó gia đình bạn không tự nguyện chấp hành thì dì bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế để lấy tài sản của gia đình bạn phát mại trả cho dì bạn.

    Theo quy định pháp luật thì trong quá trình tòa án giải quyết và trong quá trình thi hành án, hai bên vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc trả khoản nợ đó. Việc trả dần và kéo dài thời gian trả nợ chỉ được thực hiện nếu dì bạn đồng ý.

  • Xem thêm     

    15/11/2014, 07:32:23 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo quy định pháp luật thì sau khi khiểm tra, xác minh, giám định tài sản là vật chứng vụ án thì cơ quan điều tra sẽ trả lại tài sản cho chủ sở hữu nhưng luật không quy định cụ thể thời điểm nào phải trả lại nên vấn đề này hay bị lạm quyền. Nếu mọi thủ tục đã được thực hiện, không còn gì tranh cãi với vật chứng đó mà cơ quan điều tra vẫn không trả lại tài sản cho bạn thì bạn có thẻ gửi đơn tới thủ trưởng cơ quan điều tra và viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp để được xem xét giải quyết.

  • Xem thêm     

    15/11/2014, 07:21:52 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau:

    Nội dung bạn hỏi là quan hệ về thừa kế. Nếu ông ngoại bạn qua đời không để lại di chúc thì quyền thừa kế tài sản thuộc về hàng thừa kế thứ nhất của ông ngoại bạn, trong đó các con của ông ngoại bạn có quyền ngang nhau đối với di sản do ông bạn để lại. Trong thời hạn 10 năm, kể từ ngày ông bạn qua đời, các thừa kế của ông bạn có thể thỏa thuận với nhau về việc phân chia di sản. Nếu không thỏa thuận được thì một trong các thừa kế có thể khởi kiện để tòa án giải quyết theo pháp luật.

    Theo quy định pháp luật thì văn bản ủy quyền hết hiệu lực khi một trong hai bên chết, vì vậy nếu khi còn sống ông bạn ủy quyền cho người khác quản lý, sử dụng nhà đất thì khi ông bạn chết, văn bản ủy quyền đó mất giá trị. Nếu ông bạn để lại di chúc hợp pháp để định đoạt di sản đó cho người khác thì người có tên trong di chúc mới được hưởng di sản do ông bạn để lại theo di chúc.

  • Xem thêm     

    14/11/2014, 10:50:52 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Hành vi đó có thể không đủ điều kiện xử lý về tội hủy hoại tài sản nhưng có thể khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng. Việc bị hại có đơn hay rút đơn trong vụ này không phải là căn cứ khởi tố hay đình chỉ giải quyết vụ án./

  • Xem thêm     

    14/11/2014, 06:20:20 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    Vụ việc của gia đình bạn cần xem lại tính pháp lý của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bố bạn. Thời điểm tặng cho, bà bạn có đủ căn cứ xác định là chủ sử dụng hợp pháp và duy nhất không ? Thủ tục tặng cho có đúng quy định pháp luật không và thủ tục cấp giấy chứng nhận có đúng không.

    Vụ việc cần thu thập hồ sơ về nguồn gốc đất và hồ sơ cấp gcn qsd đất của bố bạn tại UBND xã và phòng tnmt thì mới kết luận được.

  • Xem thêm     

    14/11/2014, 09:29:32 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Cướp tài sản: Với sự việc mẹ bạn bị cướp tài sản thì cần có đơn trình báo toàn bộ sự việc bị cướp đó tới công an để được xem xét giải quyết. Nếu có căn cứ xác định vụ việc mẹ bạn trình bày là đúng sự thật thì công an sẽ khởi tố vụ án và giải quyết theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự về tội cướp tài sản.

    2. Vay nợ: Theo quy định pháp luật thì việc vay mượn tiền là quan hệ dân sự, được điều chỉnh bởi các quy định của luật dân sự (Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành). Nếu có tranh chấp về hợp đồng vay tiền thì các bên có thể gửi đơn tới Tòa án nơi bị đơn cư trú để được xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

    Vay mượn tài sản là giao dịch tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy pháp luật quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh... Nếu bên vay tiền mất khả năng trả nợ thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản thế chấp, tài sản cầm cố ... hoặc yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay.

    Nếu bên vay và bên cho vay có tình cảm đặc biệt, có niềm tin đến mức không cần phải thế chấp thì bên cho vay phải chịu rủi ro trong trường hợp bên vay tiền mất khả năng thanh toán.

    Trong trường hợp bên vay tiền không có tài sản thế chấp mất khả năng thanh toán thì bên cho vay gần như không còn cơ hội lấy lại tài sản. Nếu bên cho vay khởi kiện tới tòa án để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự thì tòa án cũng chỉ tuyên một bản án dân sự là buộc bên vay tiền phải trả nợ đối với khoản vay theo thỏa thuận của các bên. Nếu bên vay tiền không tự nguyện chấp hành bản án đó thì bên cho vay tiền có quyền yêu  cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành án bằng cách kê biên tài sản của bên vay tiền để phát mại lấy tiền trả cho bên cho vay... nếu khi đó bên cho vay không còn tài sản nào có thể xử lý để thi hành án thì cơ quan thi hành án cũng "đành chịu" như vậy thì bên cho vay chịu rủi ro với khoản nợ đó.

    3. Hình sự: Việc vay nợ chỉ chuyển thành quan hệ hình sự - Người vay tiền bị "bỏ tù" nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    + Cơ quan công an có đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh là người vay tiền không phải là có ý định vay mượn thật mà chỉ là thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin, tài liệu không đúng sự thật, không có thật làm cho nạn nhân hiểu lầm mà giao tài sản, sau khi nhận được tài sản của nạn nhân thì không có ý định trả lại tài sản (chiếm đoạt); Trong trường hợp này người chiếm đoạt số tiền đó sẽ bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS;

    + Sau khi nhận được tiền vay bằng quan hệ dân sự (vay, mượn hợp, gửi giữ...) pháp thì dùng thông tin gian dối, thủ đoạn gian đối để chiếm đoạt tài sản, không có ý định trả lại tài sản thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 140 BLHS;

    + Sau khi nhận được tiền vay bằng quan hệ dân sự vay mượn hợp pháp thì bỏ trốn (công an khu vực, bố mẹ, chồng, vợ, anh chị em ruột...không ai biết ở đâu) nhằm chiếm đoạt tài sản, không có ý định trả lại tài sản thì sẽ bị khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự;

    + Sau khi nhận được tiền vay bằng quan hệ dân sự hợp pháp thì sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng trả lại tài sản thì sẽ bị khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự.

    Những trường hợp này sẽ bị xử lý theo thủ tục tố tụng dân sự: Khởi tố,  Điều tra - truy tố - Xét xử. 

    Trường hợp của mẹ bạn như đã nêu ở trên là quan hệ dân sự, chưa thấy có dấu hiệu tội phạm hình sự. Nếu mẹ bạn không gian dối, không bỏ trốn, không sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp thì bên cho vay tiền chỉ có thể khởi kiện mẹ bạn đến tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

  • Xem thêm     

    13/11/2014, 05:07:04 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo quy định pháp luật thì Hòa và Hiếu sẽ bị khởi tố về tội cướp giật tài sản theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 136 Bộ luật hình sự hình phạt từ 3 năm đến 10 năm tù. Với Hòa, tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội hòa chưa đủ 18 tuổi nên sẽ được áp dụng Điều 74 Bộ luật hình sự về hình phạt tù với người chưa thành niên phạm tội, hình phạt tù không quá 3/4 mức hình phạt nêu trên.

    Nếu Hòa và Hiếu đủ điều kiện theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự và hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP thì có thể được hưởng án treo. Bạn tham khảo quy định tại Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP :

    "Việc xem xét cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo

    1. Chỉ xem xét cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 8 của Bộ luật hình sự;

    b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều mà pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật.

    Trường hợp người phạm tội có án tích nhưng đã được xóa án tích, được đương nhiên xóa án tích thì coi là chưa bị kết án; đã bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật nhưng đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật thì được coi là chưa bị xử lý hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật, nhưng không phải là có nhân thân tốt. Việc cho hưởng án treo đối với những trường hợp này phải hết sức chặt chẽ. Chỉ có thể xem xét cho hưởng án treo khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    b1) Người bị kết án từ trên 3 năm tù đến 15 năm tù về tội do cố ý (kể cả trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều tội hoặc nhiều bản án) mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;

    b2) Người bị kết án đến 3 năm tù về tội do cố ý mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;

    b3) Người bị kết án về các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;

    b4) Người bị kết án về các tội do vô ý mà đã được xóa án tích;

    b5) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;

    b6) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc một lần và có nhiều lần bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;

    b7) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng;

    b8) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng;

    b9) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật về hành vi có cùng tính chất với hành vi phạm tội lần này mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;

    b10) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 6 tháng;

    b11) Người đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính;

    c) Có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng;

    d) Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự và có từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự; nếu có một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phải có từ ba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự.

    Những tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của Bộ luật hình sự là những tình tiết được hướng dẫn tại điểm c mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04-8-2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999”;

    đ) Có khả năng tự cải tạo và nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm về tham nhũng.

    2. Không cho hưởng án treo nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Người phạm tội thuộc đối tượng cần phải nghiêm trị quy định tại khoản 2 Điều 3 của Bộ luật hình sự bao gồm: người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng; phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;

    b) Bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội;

    c) Trong hồ sơ thể hiện là ngoài lần phạm tội và bị đưa ra xét xử, họ còn có hành vi phạm tội khác đã bị xét xử trong một vụ án khác hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố trong một vụ án khác;

    d) Bị cáo tại ngoại bỏ trốn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án đã đề nghị cơ quan điều tra truy nã.

    3. Khi xem xét, quyết định cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo, cần lưu ý:

    a) Đối với trường hợp người bị xử phạt tù đã bị tạm giữ, tạm giam thì chỉ cho hưởng án treo khi thời gian đã bị tạm giữ, tạm giam ngắn hơn thời hạn phạt tù;

    b) Những trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nếu có đủ điều kiện để áp dụng Điều 47 của Bộ luật hình sự thì cũng phải xử trong khung hình phạt liền kề là đã thể hiện chính sách khoan hồng đối với họ; không được xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với các tội phạm mà dư luận xã hội lên án, đặc biệt là các tội phạm về chức vụ, để phục vụ đắc lực cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tham nhũng nói riêng;

    c) Những trường hợp có tình tiết định khung tăng nặng, nếu Viện kiểm sát không truy tố cũng phải áp dụng để xét xử đúng quy định của pháp luật; nếu còn có các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật hình sự cũng phải được áp dụng đầy đủ; không được vì muốn cho hưởng án treo mà không áp dụng đầy đủ các tình tiết định khung tăng nặng và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48 của Bộ luật hình sự;

    d) Khi quyết định hình phạt phải tuân thủ nguyên tắc xử lý quy định tại Điều 3 của Bộ luật hình sự kết hợp với các căn cứ quyết định hình phạt quy định tại Điều 45 của Bộ luật hình sự; không được cho rằng án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù để tăng hình phạt lên cao hơn các trường hợp khác không có căn cứ và cho hưởng án treo; không được tùy tiện giảm mức hình phạt tù không có căn cứ để đủ điều kiện về mức hình phạt tù quy định tại Điều 60 của Bộ luật hình sự và cho hưởng án treo."

  • Xem thêm     

    13/11/2014, 04:35:48 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào ban!
    Nếu quán net đó có người trông xe dù là miễn phí thì quán đó phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bạn. Nếu vụ việc không thể thương lượng được thì bạn có thể làm đơn trình báo sự việc mất trộm với công an đồng thởi khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu chủ quán net đó phải bồi thường thiệt hại...

  • Xem thêm     

    13/11/2014, 04:22:16 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu giấy phép của gia đình bạn không triển khai trong thời hạn theo quy định thì không còn giá trị pháp lý. Với diễn biến như vậy thì gia đình bạn có thể xin lại giấy phép xây dựng mới.

  • Xem thêm     

    13/11/2014, 03:08:16 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo quy định của pháp luật thì vật chứng vụ án không phải là công cụ, phương tiện phạm tội mà lại là tài sản hợp pháp của người khác thì cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm trả lại tài sản cho chủ sở hữu.

    Vì vậy, bạn có thể gửi đơn tới thủ trưởng cơ quan điều tra và viện kiểm sát cùng cấp để yêu cầu xử lý vật chứng theo quy định để trả lại tài sản cho bạn.

  • Xem thêm     

    13/11/2014, 02:51:12 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Nội dung bạn hỏi là về cấu thành tội phạm. Theo quy định tại Điều 279 Bộ luật hình sự quy định:

    "Điều 279. Tội nhận hối lộ 

    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
      a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
      b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
      c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
      c) Phạm tội nhiều lần;
      d) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
      đ) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;
      e) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
      g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
      a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;
      b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
      a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
      b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
    5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.".                    Như vậy, theo quy định của điều luật này thì thời điểm người có chức vụ quyền hạn đã "nhận" tiền hoặc "sẽ" nhận tiền trị giá từ 2 triệu đồng trở lên để thực hiện hành vi hoặc không thực hiện hành vi công vụ vì mục đích vụ lợi là cấu thành tội phạm theo tội danh này. Nếu nhận tài sản của người được yêu cầu rồi, sau đó trả lại tài sản thì vẫn bị xử lý về tội nhận hối lộ. ". Theo quy định tại khoản 6, Điều 289 Bộ luật hình sự thì chỉ có người đưa hối lộ sau đó chủ động khai báo khi chưa bị phát giác thì mới không bị xử lý hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự: "Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.". Theo quy định của pháp luật thì người nhận hối lộ phải là người có chức vụ quyền hạn. Những người môi giới hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi sẽ bị xử lý về các tội danh đó trong nhóm tội tham nhũng hoặc bị xử lý với vai trò đồng phạm giúp sức.
    6.  
  • Xem thêm     

    13/11/2014, 02:24:59 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
               Nội dung bản hỏi là biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn tiến hành tố tụng. Hiện nay cơ quan điều tra đang giải quyết do vậy thẩm quyền quyết định thuộc về cơ quan điều tra. Bạn hiện nay người nhà của bạn đang bị áp dụng biện pháp tạm giam để điều tra. Vì vậy, gia đình bạn có thể gửi đơn tới cơ quan điều tra để được xem xét giải quyết.

             Với mức án 18 năm thì tính chất của vụ án là đặc biệt nghiêm trọng do vậy cơ hội thay đổi biện pháp ngăn chặn là không cao trừ trường hợp vụ án đó bị hủy do dấu hiệu oan sai...

  • Xem thêm     

    13/11/2014, 11:56:43 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

     Nếu vụ việc trên được đưa tới công an giải quyết thì cơ quan điều tra sẽ xem xét theo hai hướng: 

    - Dấu hiệu của tội đưa, nhận hối lộ

    - Dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    + Nếu có có chứng cứ chứng minh trong vụ việc đó có người đưa tiền, có người có chức vụ nhận tiền để thực hiện hành vi vì mục đích vụ lợi thì sẽ khởi tố về tội đưa nhận hối lộ. Những người xúi giục, giúp sức, chỉ huy đều bị xử lý với vai trò đồng phạm;

    + Nếu chứng minh trong vụ việc đó những người nhận tiền đưa ra thông tin gian đối nhằm chiếm đoạt tài sản thì sẽ khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu người đưa tiền biết hành vi đó là đưa nhận hối lộ, hành vi phạm pháp mà vẫn thực hiện, các thông tin đều chân thực thì sẽ không khởi tố hình sự. Những người có liên quan có thể là người có quyền  lợi nghĩa vụ liên quan hoặc đồng phạm tùy thuộc vào hành vi và mục đích.

344 Trang «<67686970717273>»