Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    14/04/2013, 10:03:47 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    1. Việc gia đình bạn không kê khai theo thỉ thị 299/TTg là một thực tế, bạn chỉ còn cách trình bày như vậy. Bạn có chứng cứ gì về việc Cậu bạn cho người đó mượn đất không?

    2. Theo quy định pháp luật thì người nào trực tiếp sử dụng đất thì có nghĩa vụ đóng thuế. Nếu đất vô chủ, đất khai hoang... thì người đóng thuế mới có thể được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 4, Điều 50 Luật đất đai.

    3. Việc cậu bạn cho anh bạn như vậy cũng không hợp pháp và chính quyền không thể cấp GCN QSD đất cho anh bạn, trừ trường hợp có sự thỏa thuận giữa anh bạn với người đang trực tiếp sử dụng đất (nếu không, sẽ có tranh chấp).

    4. Gia đình bạn chỉ thắng kiện nếu chứng minh được thửa đất đó chưa bị Nhà nước quản lý trong thời kỳ cải tạo đất đai, nhà cửa trước đây.

  • Xem thêm     

    14/04/2013, 09:52:24 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!


                  Như vậy, em bạn sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 3, Điều 138 Bộ luật hình sự, cụ thể hình phạt được quy định như sau:

                   "Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

    Điều 45. Căn cứ quyết định hình phạt

    Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.".

  • Xem thêm     

    14/04/2013, 09:40:07 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

               Nếu bện nhận đặt cọc vi phạm thỏa thuận thì bị phạt cọc. Mức phạt cọc do hai bên thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận thì mức phạt cọc theo quy định pháp luật là: trả lại tài sản đặt cọc và phải trả thêm một khoản tiền bằng với khoản tiền đặt cọc đó.

                  Ngược lại: Nếu bên đặt cọc vi phạm thỏa thuận đặt cọc thì mất khoản tiền đặt cọc đó.

  • Xem thêm     

    13/04/2013, 10:25:19 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

               Với ngày hẹn trả là ngày "01/4" thì nguy cơ "xù nợ" là rất cao. Nếu người đó gian dối hoặc bỏ trốn thì sẽ phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bạn có thể trình báo sự việc trên với công an để được xem xét, giải quyết.            

              Nếu không có căn cứ xác định người mua hàng của nhà bạn bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì bạn có thể khởi kiện dân sự để đòi tiền.

  • Xem thêm     

    13/04/2013, 09:35:17 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
           Tất cả các giao dịch trên đều không tuân thủ quy định của pháp luật (đặc biệt giao dịch giữa C-D và D-E vô hiệu cả về hình thức và chủ thể). Do vậy, nếu có tranh chấp thì nhiều khả năng Tòa án sẽ tuyên bổ tất cả các giao dịch đó đều vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu theo quy định pháp luật. 

            Có một số trường hợp, khi giao kết hợp đồng, hợp đồng đó không tuân thủ quy định pháp luật nhưng ý chí tham gia giao dịch là có thực và thực tế đã thực hiện giao dịch.... khi có tranh chấp, Tòa án vẫn có thể công nhận hợp đồng. Bạn có thể tham khảo thêm quy định tại mục 2.3 Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán, TAND tối cao.

  • Xem thêm     

    13/04/2013, 09:10:03 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bộ luật dân sự quy định:

    "Điều 124. Hình thức giao dịch dân sự

    1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

    Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.

    2. Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

    Ðiều 492. Hình thức hợp đồng thuê nhà ở 

    Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

    Điều 134. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

    Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.

    Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

    1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

    2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.".

              Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì Hợp đồng thuê nhà của bạn là hợp đồng vô hiệu về hình thức (chưa xét tới nội dung, chủ thể, đối tượng của hợp đồng có hiệu lực pháp luật hay không?). Nếu có tranh chấp Tòa án sẽ áp dụng quy định tại Điều 137 BLDS để giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu: Các bên hoàn trả cho nhau những thứ đã nhận, bên nào có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu thì phải bồi thường... Những cam kết của hai bên trong hợp đồng thuê nhà trên không có giá trị pháp lý và bạn không thể yêu cầu phạt hợp đồng được.

             Nếu hợp đồng chỉ vô hiệu về hình thức thì Tòa án cũng có thể dành một khoảng thời gian để hai bên khắc phục về hình thức. Nếu khắc phục được thì bắt buộc các bên phải thực hiện các thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu các bên không khắc phục quy định về hình thức hợp đồng thì tòa án sẽ tuyên bố hợp đồng vô hiệu và giải quyết hậu quả theo quy định tại Điều 137 BLDS nêu trên.

             Nếu còn nội dung nào chưa rõ thì bạn có thể liên hệ với luật sư Lan để được tư vấn thêm.

  • Xem thêm     

    13/04/2013, 08:53:44 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo thông tin bạn nêu thì anh chị em bạn đã làm thủ tục khai nhận thừa kế và cấp GCN QSD đất đối với các phần diện tích đất được chia. Riêng phần đất mà bạn được hưởng và phần diện tích đất của em bạn được hưởng vẫn chung nhau trong một GCN QSD đất, điều đó chứng tỏ trong văn bản phân chia thừa kế không có phần của bạn mà chỉ có phần của em bạn... Phải có ý kiến bằng văn bản của bạn và các anh, chị em khác thì em bạn mới được đứng tên cả phần diện tích mà gia đình bạn đang sử dụng.

    Vì vậy, muốn tách được thửa đất đó thì phải có sự nhất trí của em trai bạn. Nếu em bạn không đồng ý tách sổ thì bạn phải có căn cứ để chứng minh việc cấp GCN QSD đất của em bạn là không hợp pháp thì bạn mới có cơ hội được công nhận đối với phần đất mà gia đình bạn đang sử dụng.

  • Xem thêm     

    13/04/2013, 08:12:23 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Theo quy định của pháp luật hiện hành thì: Thửa đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới được thực hiện thủ tục chuyển nhượng.. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải lập hợp đồng, có công chứng, chứng thực và phải được đăng ký sang tên thì mới hợp pháp.  Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của luật đất đai (Điều 692 BLDS)...

    Nếu không tuân thủ về hình thức và thủ tục chuyển nhượng nêu trên thì việc chuyển nhượng sẽ không hợp pháp và không được pháp luật bảo vệ.

    Bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Thạch Thảo để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    13/04/2013, 06:48:45 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu hợp đồng đặt cọc của bạn có hiệu lực pháp luật (các bên có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự,  nội dung thỏa thuận đặt cọc đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội..) thì bên nhận đặt cọc phải chịu phạt cọc.

    Nếu thỏa thuận đặt cọc đó vô hiệu thì bạn được nhận lại tiền cọc và có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

  • Xem thêm     

    13/04/2013, 06:41:34 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Nếu bên chuyển nhượng cho gia đình bạn đã có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1, Điều 50 Luật đất đai và việc chuyển nhượng (viết tay) thực hiện trước ngày 01/7/2004 (ngày có hiệu lực của Luật đất đai năm 2003) thì gia đình bạn mới có thể căn cứ vào quy định tại khoản 2, Điều 50 Luật đất đai để làm thủ tục xin cấp GCN QSD đất lần đầu.

             Trường hợp của bạn chuyển nhượng viết tay sau thời điểm có hiệu lực của Luật đất đai năm 2003 nên phải thực hiện thủ tục xin cấp GCN QSD đất cho chủ đất cũ, sau khi chủ cũ được cấp GCN QSD đất thì bạn mới có thể thực hiện lại thủ tục chuyển nhượng, công chứng và sang tên cho bạn.

  • Xem thêm     

    13/04/2013, 03:40:55 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Việc xây dựng sai giấy phép có thể bị xử lý theo quy định tại Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị, cụ thể như sau:

    "Điều 5. Công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị

    Công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải bị xử lý theo quy định của Nghị định này bao gồm:

    1. Công trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có Giấy phép xây dựng mà không có Giấy phép xây dựng.

    2. Công trình xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp.

    3. Công trình xây dựng sai thiết kế được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng).

    4. Công trình xây dựng có tác động đến chất lượng công trình lân cận; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư.

     

    Điều 13. Xử lý công trình xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng

    Công trình xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị xử lý như sau:

    1. Lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu tự phá dỡ phần công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng.

    2. Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng, công trình phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc chủ đầu tư tự phá dỡ phần công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng; đồng thời, áp dụng biện pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định này.

    3. Trường hợp chủ đầu tư không tự phá dỡ phần công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng được cấp phải bị cưỡng chế phá dỡ. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ. Tùy mức độ vi phạm, chủ đầu tư còn phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra."

  • Xem thêm     

    12/04/2013, 10:59:43 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư trả lời bạn như sau:

    1. Theo thông tin bạn nêu thì bà bạn qua đời không để lại di chúc nên phần di sản của bà sẽ thuộc về hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS. Bố bạn và các cô, các bác có quyền hưởng ngang nhau đối với các di sản đó. Bố bạn chỉ được hưởng phần hơn nếu có công sức duy trì, tôn tạo tài sản,.

    2. Nếu nhà đất đó là tài sản chung của ông bạn và bà bạn, phần di sản của ông bạn đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế thì bố bạn mới được "phần hơn", được quyền quản lý phần di sản đã hết thời hiệu khởi kiện của ông bạn.

  • Xem thêm     

    12/04/2013, 09:43:35 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư trả lời bạn như sau:

    Luật hôn nhân và gia đình quy định: "Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.".

                  Như vậy, nếu bạn ly hôn lúc này thì bạn sẽ được quyền nuôi con (vi con bạn chưa đủ 36 tháng tuổi). Nếu đến thời điểm xét xử (mở phiên tòa) mà con bạn đã đủ 36 tháng tuổi thì bạn ít có cơ hội đượ nuôi con sau khi ly hôn.  Để được giành quyền nuôi con bạn phải chứng minh được việc con bạn sẽ phát triển tốt cả về vật chất và tinh thần nếu được sống cùng với bạn...

  • Xem thêm     

    12/04/2013, 08:05:29 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

               Nếu anh chồng không cấp dưỡng theo nội dung quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật thì người vợ có quyền gửi đơn tới cơ quan thi hành án để yêu cầu thi hành bản án , quyết định ly hôn đó. Thẩm quyền cưỡng chế thuộc về cơ quan thi hành án. Cơ quan nơi anh chồng công tác chỉ có quyền nhắc nhở chứ không thể bắt buộc anh ấy chấp hành bản án.

  • Xem thêm     

    12/04/2013, 07:41:53 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                 Nếu bạn có lỗi trong vụ tai nạn giao thông đó thì bạn sẽ bị khởi tố theo quy định tại Điều 202 BLHS và hình phạt được quy định như sau:

    "Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

              1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

    Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự:

    a. Làm chết một người;

    b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tận từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

    e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.”.

              2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

    b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là "gây hậu quả rất nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm đ khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự:

    a. Làm chết hai người;

    b. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.

              3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 202 Bộ luật hình sự:

    a. Làm chết ba người trở lên;

    b. Làm chết hai người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    c. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.2 mục 4 này;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của những người này trên 200%.

    e. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản được hướng dẫn tại điểm e tiểu mục 4.2 mục 4 này;

    g. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên

              4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

              5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

  • Xem thêm     

    12/04/2013, 07:33:26 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

              Bạn cần bổ sung thêm bản sao đăng ký kết hôn của bên chuyển nhượng thì mới sang tên được. Nếu không làm được điều đó thì chỉ còn cách là báo công an hoặc khởi kiện vụ án dân sự.

  • Xem thêm     

    11/04/2013, 10:59:59 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau:

              1. Pháp luật không quy định thời gian có hiệu lực của di chúc mà chỉ quy định thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế (là 10 năm kể từ ngày người có di sản chết). Nếu hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế nhưng vụ việc đủ điều kiện để giải quyết chia tài sản chung theo quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao thì di sản cũng vẫn được định đoạt theo nội dung di chúc đó (không phụ thuộc vào thời hiệu khởi kiện). Nếu hết thời hiệu khởi kiện, vụ việc cũng không đủ điều kiện để chia tài sản chung theo quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP nêu trên thì di chúc không còn giá trị.

             2. Vụ việc của gia đình bạn trước tiên phải xem lại giá trị pháp lý của di chúc. Nếu di chúc hợp pháp theo quy định tại Điều 652 BLDS thì mợ bạn và các em bạn có thể khởi kiện để yêu cầu chia thừa kế theo di chúc đó. Nếu di chúc không có hiệu lực pháp luật, di sản được chia thừa kế theo pháp luật thì mợ bạn không được quyền thừa kế mà chỉ có các em con của cậu bạn được thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 677 BLDS. Nếu đến năm 2014, hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế đối với di sản của bà bạn mà mợ bạn và các em bạn chưa khởi kiện thì sau này dù có tranh chấp về thừa kế thì Tòa án cũng không giải quyết. Ai đang quản lý, sử dụng được tiếp tục sử dụng theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    11/04/2013, 10:50:28 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

              Nếu tình huống đó xảy ra thì Tòa án sẽ công nhận thỏa thuận về việc thuận tình ly hôn để ghi vào bản án. Tòa án vẫn mở phiên tòa để xét xử để giải quyết tranh chấp về tài sản chung vợ chồng. Nếu hai bên thống nhất được với nhau về tất cả các vấn đề thì Toa án mới ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên tòa để xét xử.

  • Xem thêm     

    11/04/2013, 10:41:13 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

                   Điều 692 Bộ luật  dân sự năm 2005 quy định:

                  "Ðiều 692. Hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất 

    Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.".

                 Theo thông tin bạn nêu thì việc chuyển quyền sử dụng đất của gia đình bạn chỉ dừng lại ở việc đặt cọc mà chưa ký kết, công chứng hợp đồng chuyển nhượng, chưa đăng ký sang tên. Với giấy tờ mua bán, chuyển nhượng như vậy thì bên nhận chuyển nhượng không thể đăng ký, sang tên quyền sử dụng đất. Do vậy, gia đình bạn vẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Tình huống xấu nhất thì gia đình bạn phải chịu phạt cọc theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    11/04/2013, 09:59:14 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

              Theo thông tin bạn nêu thì bạn của bạn đã phạm tội giết người theo quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự. Người xúi giục, người giúp sức, người thực hành... đều bị xử lý về cùng một tội với vai trò là đồng phạm trong vụ án đó.

              Tuy nhiên, để xử lý người xúi giục hai người về cầm dao thì cần có căn cứ chứng minh những lời lẽ của người kia góp phần thúc đẩy hành vi phạm tội của bạn bạn. Bạn có thể tham khảo quy định pháp luật sau đây:

    "Điều 93. Tội giết người

    1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Giết nhiều người;

    b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

    c) Giết trẻ em;

    d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

    đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

    g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

    h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

    i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

    k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

    l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

    m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

    n) Có tính chất côn đồ;

    o) Có tổ chức;

    p) Tái phạm nguy hiểm;

    q) Vì động cơ đê hèn.

    2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

    Điều 20. Đồng phạm

    1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

    2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

    Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

    Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

    Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

    Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

    3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm."