Luật sư và đời sống!

Chủ đề   RSS   
  • #9437 06/05/2009

    ducbao
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/04/2008
    Tổng số bài viết (169)
    Số điểm: 5855
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Luật sư và đời sống!

       Luật sư già phải kiểm tra sức khỏe? Ngộ!
    Vừa qua Báo Pháp luật Tp.HCM có loạt bài đăng nhiều ý kiến của các luật sư, chuyên gia về việc kiểm tra sức khỏe của các luật sư “già”, sau khi có thông tin
    Sở Tư pháp tỉnh Bến Tre đã có công văn chỉ đạo Đoàn luật sư tỉnh này giám định lại sức khỏe đối với các luật sư trong đoàn sinh từ năm 1950 trở về trước (từ 58 tuổi trở lên). Nếu qua giám định mà luật sư nào không còn đủ sức khỏe thì ban chủ nhiệm đoàn đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, thu hồi chứng chỉ hành nghề. Quý vị và các bạn có theo dõi không nhỉ? Nếu ai chưa xem thì tham khảo tại đây:

    http://www.phapluattp.vn/news/toa-an/view.aspx?news_id=220556
       
        Cá nhân
    tôi không hiểu sự tình vì lý do gì (có lẽ một vị cán bộ sở nào đó chứng kiến cảnh Ls "già" trong quá trình hành nghề gặp khó khăn hay sao í nên động lòng?) khiến phải ban hành một văn bản để rồi vấp phải sự phản ứng dữ dội của giới chuyên môn. Hay là trước khi ra văn bản chưa thăm dò thử phía Ban chủ nhiệm Đoàn Ls Bến Tre thế nào. Thật sơ suất, sơ suất, chắc phải “rút lại” ngay thôi!
        Quý vị và các bạn có ý kiến gì về vấn đề này không nhỉ?
    Cập nhật bởi daonhan ngày 21/04/2010 06:23:09 PM Cập nhật bởi LawSoft01 ngày 09/03/2010 06:46:09 PM
     
    69460 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

9 Trang <1234567>»
Thảo luận
  • #12884   26/05/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Uy lực là như thế này

    Đây là bài viết của tôi trên diễn đàn http://sinhvienluat.vn Uy lực theo tôi nghĩa là như thế này.
    Các bạn sinh viên Luật thân mến, người xưa có câu “kẻ thức thời mới là tuấn kiệt”. Tôi cho rằng sinh viên luật đều là những người tuấn kiệt nhưng chưa thể “thức thời” vì chế độ, tư duy và các quy định, nên những người học luật chúng ta chưa có chỗ đứng xứng đáng trong xã hội. Số đông sau khi tốt nghiệp đều phải làm những công việc “làng nhàng” mà lại thường phải nghe câu “thằng này tốt nghiệp trường luật nhưng biết cái chó gì”, không tiền tài, không danh vọng. Thi thoảng có được một vài người cũng vươn lên được bằng tài năng và sức lực để có một phút huy hoàng (nhưng rất ít). Còn hầu như đều le lói. Những chỗ "ngon" đều thuộc về những người: cậu này tốt nghiệp trường Kinh tế, cô kia tốt nghiệp Ngoại Thương, anh nọ tốt nghiệp Bách khoa, Y, Dược… còn góc kia giành cho anh tốt nghiệp… Luật.

    Tại sao ư? Theo ý của tôi - một kẻ ngu muội đang ở một góc rất tối của xã hội này thì có lẽ người ta nghĩ: nếu tôi ốm nặng thì chỉ có bác sĩ mới cứu nổi tính mạng tôi, những điều Luật không làm tôi khỏi bệnh. Còn anh ngân hàng thì tôi cần những người biết phép tính các con số (+, -, x, : ) Con họ cần đưa nó đến trường để các thầy cô dạy. Anh nhà nông: tôi cần các giống cây trồng tốt để mùa vụ bội thu, vậy chẳng ai cần anh nhà luật chúng ta cả? Có đấy: thằng trộm, thằng cướp, tham ô , hối lộ => những người thuộc phần tử xấu trong xã hội cần chúng ta.

    Còn những người khác không cần bởi chúng ta không thể chữa bệnh cho họ? không thể giáo dục con họ? không thể giúp họ kiếm tiền, không thể cho họ giống cây trồng tốt? Không - tôi nghĩ chúng ta - những người học luật làm được tất cả điều đó và còn nhiều hơn thế. Chúng ta đều biết đất nước Cu Ba được Lãnh đạo bởi một Lãnh tụ thiên tài Fidel Castro - một người học luật - và tôi chắc chắn rằng Fidel chưa bao giờ cầm dao mổ để mổ ruột thừa cho một người dân nào đó. Nhưng dưới sự lãnh đạo của ông, đất nước Cu Ba có dịch vụ y tế phát triển nhất thế giới, mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.  Chủ tịch Fiden Castro

    Tổng thống nga Putin (cũng học luật) tiếp nhận nước Nga trong khủng hoảng, nhưng dưới sự lãnh đạo của ông nước Nga hồi sinh, kinh tế phát triển mạnh mẽ và lấy lại vị thế to lớn vốn có trên trường quốc tế - tôi cá rằng Putin chưa bao giờ cầm cuốc để làm ra một hạt thóc. Rồi nữa Cựu thủ tướng Anh Tony Blair, tổng thống Pháp - ông Nicolas Sarkozy, Cựu tổng thống Mỹ B.Clinton  và tổng thống Mỹ hiện tại G.Bush và nhiều nhà lãnh đạo khác nữa là môn sinh ngành luật - họ đều lãnh đạo các cường quốc hàng đầu thế giới và rất thành công. Mỗi khi họ lên diễn đàn luôn là tâm điểm, thu hút được hàng triệu người trên thế giới quan tâm, say mê những điều họ nói. Họ trị vì đất nước bằng trí tuệ siêu phàm, tầm nhìn rộng lớn, ngôn ngữ điêu luyện, hoạt bát, phong cách năng động, tư duy sáng tạo, quyết đoán (một đặc điểm chung của những người xuất phát từ ngành luât). Nếu Ông Bush chỉ cần nói đánh Iran, thì cả nước Mỹ sẽ tung hô "Cho Iran thành mây khói". Nhưng Tổng thống Iran - ông Mahmoud Ahmadinejad - cũng là một tay luật cừ khôi và là một nhà hùng biện hàng đầu thế giới. Nên chỉ cần một lần lên diễn đàn là ông có thể trấn an dân chúng Iran và cả thế giới tin rằng “đối với họ, Mỹ chẳng là cái thá gì”. hình ảnh tổng thống IRan

    Đất nước chúng ta hiện tại vô cùng tự hào và may mắn vì có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (cũng từng là sinh viên luật) - một người lãnh đạo tài ba, năng động và thao lước, một nhà cải cách kinh tế rất thành công. Ngoài ra còn có Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu cũng xuất phát từ trường luật (và tương lai sẽ còn nhiều hơn nữa). Chúng ta những kẻ hậu sinh - không thể sánh được với các vĩ nhân tiền bối - nhưng chúng ta phải tự hào là môn sinh của ngành luật, được kế thừa những gì tinh hoa nhất, sáng chói nhất của ngành luật, ngành luật luôn tạo ra những thiên tài lãnh đạo thế giới, khi nhắc đến họ người ta nghĩ ngay đến Luật và khi nói đến những người thành đạt xuất phát từ trường luật - họ là những tượng đài - từ đó có thể cho thấy Luật là “thầy của các bậc thầy”.

    Các bạn SV luật mến: chúng ta để ý cách xưng hô nhé! “anh công an” “anh bộ đội” “ nhà thiết kế” “ anh công nhân” “anh kỹ sư” …và “Ông Luật sư”. Các bạn luu ý các từ “anh” “nhà” và “ông”. “Ông luật sư” làm ta tưởng tượng ra một người thông minh, phong độ, mắt sáng tầm nhìn trên 10 km, với cắp kính trắng trí thức, trán rộng, mày ngài, mày râu nhẵn nhụi, com - le, Cà vạt, dày da bóng lộn,tay xách cặp da, trong dựng tài liệu các vụ án phức tạp và bài bào chữa sắc sảo, chặt chẽ, trước công đường họ biện hộ hùng hồn, đối đáp, biện luận chặt chẽ.


    LS Ngô Ngọc Thuỷ đang phát bểu tạ phiên toà. Ảnh D.L

    Giúp cho thân chủ từ tử hình xuống chung thân, từ chung thân xuống tù mấy năm, từ án treo xuống án ngồi, quên từ án ngồi được treo lên . Hoặc các luật sư tư vấn cho các doanh nghiệp lớn như Gạch Long An (tha hồ đóng gạch nhé, có luật sư bảo vệ rồi), Gỗ Hoàng Anh ( quả này tha hồ phá rừng rồi nhé) hoặc các tập đoàn bảo hiểm, ngân hàng hàng đầu. Oai chưa? Trong lĩnh vực dân sự cũng khá, VD: bạn có thể giúp Baby Chick kiện Người đưa tin vì dám lén đưa hình nhạy cảm của Chick lên diễn đàn sinhvienluathn.com, quả này chết chắc rồi he he )

    Bạn nghĩ thế nào về hình ảnh một chính trị gia là người học luật? Bạn có thể oang oang trước hàng triệu cử tri rằng nếu bầu cho bạn làm thủ tướng hoặc chủ tịch nước bạn có thể đưa đất nước phát triển kinh tế 15% hoặc 20-30% hàng năm; về giáo dục nâng tầm đại học của Việt Nam ngang bằng với mấy trường nổi tiếng hàng đầu thế giới (Harvard, Yale của Mỹ hay Oxford, Cambridge của Anh quốc); về y tế phát triển mạng lưới dịch vụ y tế xuống tận thôn bản chẳng hạn, cấp phát thuốc miễn phí cho người nghèo, bạn trẻ ai ai cũng có Bao Cao Su, (sướng); về quốc phòng đầu tư chế tạo ra các tên lửu tối tân bắn chặn từ xa chẳng hạn (tên lửa, máy bay của Mỹ chưa đến biên giới đã tan tành mây khói rồi), bảo vệ các quần đảo TS, HS khỏi sự xâm lẫn của người "hàng xóm thân yêu"… Hàng triệu người vỗ tay rần rần, cờ hoa phấp phới tung hô khẩu hiệu “muôn năm, muôn năm”…

    Các bạn Thân mến! Hiện nay vẫn còn khẩu hiệu “nhất Y, nhì dược..” còn luật ta đang ở tận tít cuối dấu chấm lửng vậy. Mà theo tôi chúng ta không đáng phải như vậy, chúng ta phải đứng ở bục cao hơn, hoặc nếu có xếp ở cùng hàng thì chúng ta phải đứng hàng đầu mới phải - Chúng ta chưa gặp thời - theo tiên đoán của tôi xã hội này sắp thuộc về chúng ta - sinh viên luật, đất nước này cần phải được lãnh đạo bởi những con người công minh chính đại, tầm nhìn sâu rộng, phong cách quyết đoán. Vì vậy chúng ta phải là những kẻ biết chờ đợi và nắm lấy thời cơ, thành công và thất bại mong manh như sợi chỉ đàn, nếu vồ vập, vội vã, sẽ làm đứt dây đàn, mà làm hỏng bữa tiệc vui. Chúng ta phải sử dụng cả khối óc và trái tim, niềm say mê, sáng tạo, sự điêu luyện để điều khiển dây đàn theo ý muốn của ta, tạo thành những âm thanh tuyệt trầm bổng, thành cung thành bậc theo ý muốn của ta!! Một viễn cảnh những nhà lãnh đạo từ TW -> Địa phương toàn là người trong ngành luật đang rất gần. Cố gắng lên các bạn! vì sự nghiệp ngành luật vĩ đại!!!


     

    Cập nhật bởi daonhan vào lúc 26/05/2009 10:13:06
     
    Báo quản trị |  
  • #12885   26/05/2009

    HaiVy88
    HaiVy88
    Top 500
    Female
    Mầm

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:13/05/2009
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 500
    Cảm ơn: 40
    Được cảm ơn 39 lần


    thuongluong306 viết:
    vậy chẳng ai cần anh nhà luật chúng ta cả? Có đấy: thằng trộm, thằng cướp, tham ô , hối lộ => những người thuộc phần tử xấu trong xã hội cần chúng ta.

    Không hẵn là như thế, tất cả ngành nghề theo mình, người sau cùng họ cần là một Luật Sư tài giỏi.
    thuongluong306 viết:
    ốm nặng thì chỉ có bác sĩ mới cứu nổi tính mạng

    Ví dụ:
    Nếu đến bác sĩ, thay gì mổ ruột dư, lại lấy ra trái thận. Bệnh nhân cần Luật Sư để kiện bồi thường.
    Anh làm trong Ngân Hàng tư vấn sai trong kinh doanh tiền tệ, bị kiện hai bên điều phải cần đến Luật Sư.

    Còn nhiều chuyện mà mọi ngành nghề từ Giám đốc đến người dân, nếu có kiện tụng điều cần đến Luật Sư. Như thế Luật Sư/ngành Luật có được gọi là có uy lực trong xã hội chưa?

    Và đây là bài báo viết về Việt Nam và Đức hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.
    http://danluat.thuvienphapluat.vn/forums/?ct=TVQD&id=16106
    Hy vọng qua đó ngành Luật ở nước mình trong tương lai có được uy lực như bạn thuongluong306 mong muốn.

    Cập nhật bởi HaiVy88 vào lúc 25/05/2009 15:16:04
    Cập nhật bởi lawyerhien vào lúc 26/05/2009 09:17:47

     
    Báo quản trị |  
  • #12886   25/05/2009

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


     

    Vì sao nghề luật sư ở Việt Nam "vì đâu nên nỗi"? Bỏ qua chuyện luật sư giỏi hay dở - đây là vấn đề của riêng cá nhân mỗi luật sư. Chúng ta không thiếu các luật gia giỏi đâu các bạn ạ. Cái gốc của vấn đề là ở chỗ khác.

     

    Về mặt chủ quan, chính cơ chế, luật lệ, chính sách công và cả tâm lý người dân là một nguyên nhân. Luật sư hành nghề trong lãnh vực tố tụng, khiếu nại hành chính vẫn còn gặp ít nhiều trở ngại, khó khăn - điều này thì ai cũng biết, báo chí đã phản ảnh. Nhà nước vẫn còn bao cấp chuyện hỗ trợ pháp lý miễn phí, như tôi đã nói lẽ ra đây là "nghề của chàng luật sư", cho doanh nghiệp, người dân. Thuế VAT mà khách hàng phải trả cho các dịch vụ của luật sư hiện nay là quá cao - theo tôi chỉ nên tính thuế này dưới 5% nhằm khuyến khích mọi người sử dụng các dịch vụ của luật sư để cho các cơ quan nhà nước "rảnh tay" lo việc nước, việc dân trọng đại hơn, để cho "thị trường" dịch vụ pháp lý phát triển, từ đó sẽ cải thiện được "tình hình dân ta mù luật ta" và tạo cho người dân, doanh nghiệp có thói quen nhờ luật sư trước khi "đổ bệnh".

     

    Về mặt khách quan, nguyên nhân chính là do hệ thống quy phạm pháp luật của nước ta còn quá sơ sài, thiếu chi tiết so với luật của các nước có nền luật pháp phát triển. Ở nước ta, mọi người có vẻ dị ứng và không quen với việc ban hành một đạo luật bị cho là quá dài chứa đến vài trăm điều khoản với lý do là "đổ thừa" cho dân trí. Do đó, ai cũng có thể "tự mua thuốc về chữa bệnh" - tức là bạn ra nhà sách mua vài cuốn văn bản luật về tự nghiên cưú để giải quyết cho tình huống pháp lý của mình đang gặp trục trặc. Còn luật của nước ngoài thì sao? Ví dụ như luật của Mỹ, chỉ nói riêng 2008 Farm Bill - nay đã chính thức trở thành đạo luật có tên là Food, Conservation and Energy Act of 2008 - dày tới 628 trang. Đến nước này thì người dân, doanh nghiệp không thể không nhờ đến dịch vụ pháp lý của luật sư!

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: [email protected]

     
    Báo quản trị |  
  • #12887   26/05/2009

    mostlaw2020
    mostlaw2020
    Top 150
    Male
    Lớp 1

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2009
    Tổng số bài viết (552)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Minh Triết, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách

    #ccc" align="center">
    Bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Minh Triết, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương tại Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất


    Thưa các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương,

    Thưa Đoàn Chủ tịch Đại hội,

    Thưa các đồng chí và các quý vị đại biểu,

    Hôm nay, tôi rất vui mừng tham dự Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất, Đại hội đánh dấu sự trưởng thành mang tính lịch sử của nghề luật sư ở nước ta. Tôi nhiệt liệt chúc mừng các vị đại biểu tham dự Đại hội. Nhân dịp này, tôi gửi đến toàn thể luật sư trong cả nước những lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc quý vị dồi dào sức khoẻ, thành công trong cuộc sống và nghề nghiệp, tiếp tục có nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xứng đáng với truyền thống đoàn kết yêu nước, phụng sự nhân dân rất đáng tự hào của các thế hệ luật sư Việt Nam.

    Thưa các quý vị đại biểu,

    Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc hôm nay khẳng định sự phát triển lớn mạnh không ngừng về tổ chức và hoạt động của luật sư Việt Nam sau 64 năm xây dựng và trưởng thành. Chúng ta tự hào vì ngay từ những ngày đầu Cách mạng tháng Tám, các luật sư tiền bối - những trí thức yêu nước nhiệt thành như luật sư Phan Anh, luật sư Vũ Trọng Khánh, luật sư Trần Công Tường, luật sư Nguyễn Văn Hưởng và nhiều luật sư khác đã đoàn kết, quy tụ dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguyện tận tuỵ phấn đấu vì công lý, công bằng cho mọi người dân trong một Nhà nước độc lập, tự do, dân chủ. Chính các luật sư đó đã tham gia đặt nền móng cho một nền tư pháp mới theo lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta cũng không thể quên những thế hệ luật sư với những tên tuổi tiêu biểu như luật sư Nguyễn Hữu Thọ, luật sư Trịnh Đình Thảo… đã sẵn sàng dấn thân vào con đường gian khổ, cứu dân, cứu nước, góp phần đưa cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta đến thắng lợi cuối cùng. Truyền thống vẻ vang đó lại được tiếp nối bởi lớp luật sư được đào tạo từ các giảng đường của chế độ xã hội chủ nghĩa hoặc trưởng thành từ phong trào sinh viên “Dậy mà đi - Hát cho đồng bào tôi nghe”, những người đang đồng hành cùng góp phần khẳng định vị trí và sứ mệnh cao cả của luật sư trong công cuộc kiến thiết nước nhà. Hôm nay, thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân, tôi muốn nói lời tri ân chân thành nhất với các thế hệ luật sư Việt Nam đi trước và nhiệt liệt biểu dương những đóng góp to lớn của giới luật sư Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

    Thưa các vị đại biểu,

    Sự phát triển của tổ chức và hoạt động luật sư với việc thành lập Liên đoàn luật sư Việt Nam hôm nay không chỉ là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, phụng sự nhân dân của luật sư mà cũng là sự khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới và chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nhà nước pháp quyền, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp.

    Sự tăng trưởng của nền kinh tế, sự phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực của đời sống xã hội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế cùng với nhận thức ngày càng cao của người dân, của các nhà doanh nghiệp về vai trò của luật sư đã làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý, mở rộng đáng kể phạm vi hoạt động hành nghề luật sư. Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Đảng đã xác định vị trí, vai trò quan trọng của luật sư trong việc mở rộng tranh tụng. Thực tiễn thực hiện cải cách tư pháp vừa qua đã chứng minh rằng, không thể có phiên toà xét xử theo tinh thần cải cách, nếu thiếu sự tham gia tranh tụng của các luật sư có năng lực, trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp. Suy rộng ra, cải cách tư pháp không thể thành công nếu không có sự đồng bộ, song hành giữa cải cách tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp (toà án, kiểm sát, điều tra) và sự đổi mới tổ chức, hoạt động của luật sư cùng với các hoạt động bổ trợ tư pháp khác như công chứng, giám định tư pháp. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã và đang hết sức quan tâm đến việc đổi mới về thể chế, tổ chức, hoạt động của luật sư. Luật Luật sư ban hành năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành tạo thành khuôn khổ pháp lý rõ ràng, thuận lợi cho hoạt động của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, phát huy vai trò tự quản của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư. Nhờ đó, luật sư Việt Nam đã có sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, góp phần tích cực bảo vệ công lý, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, doanh nghiệp và các tổ chức khác, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Và gần đây nhất, ngày 30/3/2009, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển tổ chức và hoạt động của luật sư, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 33-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư, một văn kiện có ý nghĩa quan trọng, đề cao vai trò, vị trí, cũng như trách nhiệm của luật sư và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư trong hệ thống chính trị của đất nước.

    Tuy nhiên, cùng với vận hội phát triển, nghề luật sư ở nước ta cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức không nhỏ. Tỷ lệ luật sư trên số dân ở nước ta vẫn vào hàng thấp trên thế giới; chất lượng hành nghề luật sư chưa đáp ứng được đòi hỏi của hoạt động tranh tụng theo yêu cầu cải cách tư pháp và yêu cầu dịch vụ tư vấn ở trong nước và quốc tế, ý thức rèn luyện về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của một bộ phận luật sư chưa cao, một số luật sư chưa gương mẫu chấp hành pháp luật về hành nghề luật sư, có biểu hiện lệch lạc về tư tưởng, nhận thức chính trị, thậm chí phạm tội, đã bị xét xử. Điều đó đã làm mờ đi hình ảnh của một nghề vốn là đáng trân trọng trong xã hội. Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến việc lãnh đạo củng cố, kiện toàn đoàn luật sư; công tác quản lý nhà nước về luật sư còn những bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

    Thưa các vị đại biểu,

    Đất nước ta đang đứng trước những thời cơ vận hội mới rất to lớn, nhưng đồng thời cũng gặp phải những khó khăn, thách thức không nhỏ. Trong bối cảnh đó, yêu cầu, đòi hỏi của đất nước, của nhân dân đối với đội ngũ luật sư ngày càng to lớn. Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về luật sư gần đây đã khẳng định, việc chăm lo kiện toàn tổ chức luật sư, phát triển số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động củat đội ngũ luật sư không chỉ là trách nhiệm của từng cá nhân luật sư và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, mà cũng chính là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị.

    Trước tiên, nói về trách nhiệm của luật sư. Hơn bao giờ hết, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và cải cách tư pháp, luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề. Luật sư có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước. Bên cạnh đó, uy tín và danh tiếng nghề nghiệp đòi hỏi luật sư phải tự giác, gương mẫu tuân thủ pháp luật đồng thời phải tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật và các hoạt động xã hội khác. Muốn vậy, bản thân mỗi luật sư cần có ý thức và hành động nỗ lực hết mình để không ngừng học hỏi, trau dồi đạo đức, bản lĩnh, lương tâm nghề nghiệp, hoàn thiện kiến thức, ngoại ngữ, kinh nghiệp thực tiễn và kỹ năng nghề nghiệp của mình.

    Tiếp theo, tôi muốn nhấn mạnh đến trách nhiệm của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư. Từ ngày hôm nay, giới luật sư nước ta đã có ngôi nhà chung của mình là Liên đoàn Luật sư Việt Nam - tổ chức xã hội - nghề nghiệp thống nhất của các đoàn luật sư và luật sư trong cả nước. Để Ngôi nhà chung của luật sư Việt Nam thật bền vững, khang trang, như Báo cáo chính trị tại Đại hội đã nêu, thì vai trò của Ban lãnh đạo Liên đoàn và vai trò của cá nhân các luật sư, các đoàn luật sư thành viên của Liên đoàn là một trong những yếu tố quyết định và cần được phát huy mạnh mẽ.

    Liên đoàn Luật sư Việt Nam có trách nhiệm góp phần hoàn chỉnh và củng cố hệ thống tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư từ trung ương đến địa phương; thực hiện tốt chức năng làm đầu mối thống nhất đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của luật sư, các đoàn luật sư; đóng góp vào những vấn đề chung của Đảng, Nhà nước; tăng cường và mở rộng giao lưu quốc tế của luật sư Việt Nam với luật sư các nước trong khu vực và trên thế giới.

    Trách nhiệm cơ bản, quan trọng và lâu dài nhất của Liên đoàn Luật sư là phối hợp cùng với cơ quan quản lý nhà nước về luật sư để phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, vững vàng về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ ngang tầm với các luật sư trong khu vực và trên thế giới. Do đó, Liên đoàn cần chú trọng công tác bồi dưỡng, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ nhất là kỹ năng tranh tụng và tư vấn pháp luật cho đội ngũ luật sư. Phấn đấu đến năm 2020, nước ta xây dựng được đội ngũ luật sư cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của xã hội công nghiệp hoá, theo hướng hiện đại và các đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

    Thưa các vị đại biểu,

    Thực tiễn đã chứng minh, ở nước ta, sự phát triển lớn mạnh của tổ chức và hoạt động luật sư không thể tách dời sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, hỗ trợ của Nhà nước và sự quan tâm của cả hệ thống chính trị. Vì vậy, sau Đại hội này, Liên đoàn luật sư Việt Nam cần phối hợp với các cơ quan có liên quan ở Trung ương, các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương tiếp tục triển khai Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; đồng thời tích cực triển khai Chỉ thị số 33-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư. Qua triển khai, tiếp tục nâng cao nhận thức và tăng cường trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trên địa bàn; kiện toàn tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, chú trọng những nơi chưa thành lập được đoàn luật sư hoặc còn qúa ít luật sư; định hướng và hỗ trợ phát triển đội ngũ luật sư về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của địa phương; xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về luật sư, chú trọng cơ chế đảm bảo, nâng cao hiệu quả tranh tụng của luật sư tại phiên toà và hoạt động tư vấn pháp luật phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế.

    Song song đó khẩn trương xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020, tầm nhìn xa hơn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các cơ quan nhà nước nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về luật sư, đồng thời phát huy vai trò của Liên đoàn luật sư Việt Nam và các đoàn luật sư, đảm bảo các hoạt động của luật sư thực hiện theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

    Thưa các vị đại biểu,

    Sự ra đời của Liên đoàn luật sư Việt Nam là mốc son trong sự phát triển về tổ chức và hoạt động luật sư của Việt Nam. Đây cũng chính là ý Đảng, lòng dân, nhu cầu của xã hội và tâm nguyện của giới luật sư cả nước. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng, với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự ủng hộ mạnh mẽ, tâm huyết và nhiệt thành của các luật sư, đặc biệt là nỗ lực, quyết tâm tinh thần trách nhiệm cao của các luật sư, các thành viên Hội đồng luật sư toàn quốc, Liên đoàn luật sư Việt Nam sẽ đoàn kết chặt chẽ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trên những bước đường phát triển của luật sư Việt Nam. Để thực hiện được điều này, thì việc bầu cử tại Đại hội là hết sức quan trọng. Tôi đề nghị các vị đại biểu với tinh thần trách nhiệm cao trước sứ mệnh được luật sư cả nước tin cậy, giao phó sáng suốt lựa chọn được những đại diện xứng đáng vào Hội đồng luật sư toàn quốc và các chức danh lãnh đạo của Liên đoàn luật sư Việt Nam - những người hội đủ những tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, trình độ và bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư pháp, có khả năng quy tụ đội ngũ luật sư trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, hết lòng vì sự phát triển của tổ chức và hoạt động của luật sư.

    Chúc Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất thành công tốt đẹp trên tinh thần đoàn kết, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

    Xin cảm ơn!
    Nguồn: luathoc.vn
     
    Báo quản trị |  
  • #12888   26/05/2009

    cerano
    cerano
    Top 200
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2008
    Tổng số bài viết (400)
    Số điểm: 500
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    Thưa các bậc đi trước, theo như thông tin mà mostlaw2020 đưa ra và có lần cerano nghe thấy tin thời sự thì Luật sư là một trong ba ngành đáng được tôn trọng. Vậy chẳng phải nghề luật đang dần tìm được chỗ đứng vững chãi trên xã hội hay sao?!
    Cái cần bây giờ là thời gian và làm cách nào thay đổi dần nhận thức của mọi người về vị trí của luật pháp trong xã hội. Mọi chuyện đều phải từ từ (từ từ cháo mới nhừ mà ), không thể cứ muốn là làm được ngay đâu ạ!(nhưng chẳng biết là chờ tới chừng nào, liệu 2020 có được như thủ tướng nói không nhỉ?). Hiện nay nhận thức của mọi người về Luật pháp chưa thật rõ ràng, có chăng chỉ là những cái đơn giản, gắn liền với cuộc sống, hoạt động hằng ngày của họ thì họ biết, họ cần. Cộng thêm người dân ta có thói quan mọi chuyện cứ dàn hoà, chừng nào không được thì đưa ra Uỷ ban hay đại loại thế...Hết chỗ bàn mới đưa ra tới toà, tới lúc ý mới cần tới luật sư hay những người thừa hành pháp luật.Cần thời gian để họ thay đổi quan niệm này.
    Cerano nghĩ dần dần thì những vị lãnh đạo cũng phải đi học Luật hết thui. Vì có học họ mới nắm bắt được cái khó khăn của luật và mới có thể đứa đất nước đi theo đúng Luật được! Như thuongluong306 có post một bài về các vị lãnh tụ từng học Luật đấy....nước mình rồi cũng sẽ có những vị như thế thôi

     
    Báo quản trị |  
  • #12889   26/05/2009

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


    Bài phát biểu, bài diễn văn nào cũng mang nội dung hoành tráng cả - hô hào, hô khẩu hiệu cho xôm tụ, nghe rất khí thế, rất hùng hồn, rất biện chứng. Nhưng, rốt cục, những bài ấy giải quyết được những vấn đề gì, tìm ra được những nguyên nhân gì, đề xuất được những biện pháp nào nhằm cải thiện tình trạng hiện hữu? Hầu như là không có. 

    Thay vì thế, hãy bắt tay vào làm và hành động đi để thay đổi tùy theo cương vị của mỗi người chúng ta.

    Cập nhật bởi tranquoclegal vào lúc 26/05/2009 16:39:32

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: [email protected]

     
    Báo quản trị |  
  • #12890   26/05/2009

    mostlaw2020
    mostlaw2020
    Top 150
    Male
    Lớp 1

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2009
    Tổng số bài viết (552)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Thảo luận

    Thiết nghĩ những lời của bác tranquoclegal  nói chúng ta cũng cần phải trăn trở và suy nghĩ về cách nào để nâng cao vị thế của chính những người học luật như chúng ta.

    Nhưng tôi thấy rằng một ngành nghề nào đó muốn phát triển thì phải có chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, hành động cụ thể của những người trong ngành nghề đó...

    Nói chung là sự tồn tại khách quan của ngành nghề này không ai có thể phủ nhận được và đồng hành với sự phát triển kinh tế xã hội là sự lên ngôi của ngành luật. Nếu ai đó, tổ chức nào đó phủ nhận sự tồn tại khách quan của nó thì kìm hãm sự phát triển của xã hội thôi.

    Xã hội phát triển gắn liền với nó là dân chủ được nâng cao (dân chủ ở đây là trong khuôn khổ của pháp luật). Vậy vì sao dân chủ lại gắn liền với sự phát triển của ngành luật nhỉ?

    Các bác đợi tôi nghĩ tiếp đã nhé.
    Cập nhật bởi mostlaw2020 vào lúc 26/05/2009 18:10:03
     
    Báo quản trị |  
  • #12891   29/05/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    #ccc" align="justify">Sư phụ tranquoclegal viết:
    "Bài phát biểu, bài diễn văn nào cũng mang nội dung hoành tráng cả - hô hào, hô khẩu hiệu cho xôm tụ, nghe rất khí thế, rất hùng hồn, rất biện chứng. Nhưng, rốt cục, những bài ấy giải quyết được những vấn đề gì, tìm ra được những nguyên nhân gì, đề xuất được những biện pháp nào nhằm cải thiện tình trạng hiện hữu? Hầu như là không có. Thay vì thế, hãy bắt tay vào làm và hành động đi để thay đổi tùy theo cương vị của mỗi người chúng ta."
    Lần này thì đệ tử hoàn toàn không đồng ý với ý kiến của của sư phụ rùi đó, nếu vậy thì trong từ điển đã không có 2 thuật ngữ: diễn văn và hùng biện.
     Theo đệ tử được biết, từ ngàn xưa con người (chủ yếu là những người đứng đầu tổ chức, đứng đầu quan đội) đã biết sử dụng sức mạnh của hùng biện để lấy lòng dân, yên lòng quân, tạo ra một khí thế hừng hực trong lao động và chiến đấu. "chiến thuật tâm công" có sức mạnh hơn 10 vạn quân mà.
       Ngày hôm nay, chúng ta cũng không thể phủ nhận sức mạnh và giá trị vô hình của các bài diễn văn hùng hồn của các nhà lãnh tụ, lãnh đạo, các nhà hoạt động xã hội...nó tạo cho nhân dân một niềm tin, lòng phấn khởi để ra sức học tập, lao động, chiến đấu và có lý tưởng sống.
        Nếu từ ngàn xưa, mỗi cá nhân riêng lẻ chỉ biết nai lưng ra lao động mà không có một sự gắn kết, không có một lý tưởng nhất định, để rồi tin và hi vọng  những giá trị lao động đó sẽ làm thế giới thay đổi theo lẽ tự nhiên, thì có lẽ thế giới giờ đây đang trong thời kỳ ...nguyên thuỷ.

    Cập nhật bởi lawyerhien vào lúc 29/05/2009 07:19:15
     
    Báo quản trị |  
  • #10018   01/09/2009

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    Ngành Luật có hệ đào tạo Trung Cấp - nên hay ko?

    Bộ tư pháp vừa chính thức ra Quyết định thành lập Trường Trung cấp Luật tại Buôn Ma Thuột theo QĐ số 1808/QĐ-BTP.

    Bản thân tôi có vài sự băn khoăn về sự việc này:
    1 là, có thể nào, với chương trình đào tạo Trung cấp, học viên tại trường có thể được trang bị một lượng kiến thức đầy đủ để hành nghề, hay đơn giản là để khác một người không học Luật hay ko?;

    2 là, có thể nào, đây sẽ trở thành một tiền đề để nghành Luật xuất hiện các hệ đào tạo khác như hệ Liên thông... Khi đó, nghành Luật sẽ như thế nào? Có bị lộn xộn như tình trạng các trường ngành tin học hay kế toán như hiện nay ko?

    3 là, có thể nào, các Cán bộ, công chức đương nhiệm, với trình độ Luật gần bằng 0, có thể hợp thức hoá kiến thức của mình bằng việc thông qua lớp đào tạo của Trường trung cấp đó, để rồi cho những Người học Luật chính quy, hệ thống bậc Đại học phải ra lề đường.

    T là người ko thông minh, nghĩ sao nói vậy, ko bít các anh chị thấy băn khoăn của t có phải là quá cả nghĩ hay ko? Mong mọi người cho ý kiến chỉ bảo.

    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: [email protected] - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #10019   05/08/2009

    LawSoft01
    LawSoft01
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2009
    Tổng số bài viết (175)
    Số điểm: 519
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Đáp

    chào bạn
    Vấn đề bạn trình bày tôi cũng rất đồng cảm
    Theo tôi
    1. Với thời lượng chương trình học trong vòng 2 năm mà vừa học đại cương và chuyên ngành đối với ngành luật thì kiến thức chuyên ngành cung cấp được là quá ít so với tổng lượng kiến thức của mốt ngành luất hệ đại học.
    2. Cơ chế đào tạo liên thông là để tốt cho người học nhưng đối với riêng đặc thù của ngành luật thì tôi nghĩ không nên có hình thức liên thông, bởi ngành luật là ngành chuyên biệt không thể đào tạo đại trà, phổ thông như các ngành kế toán ...
    3. Đào tạo cho cán bộ công chức để cải thiên chất lượng làm việc của họ là điều tốt.
    Tôi không lo rằng họ sẽ giành mất chỗ của nhưng tân cử nhân đại học, bởi cho dù có hay không học trung cấp luật thì họ vẫn đang đương nhiệm.

     
    Báo quản trị |  
  • #10020   05/08/2009

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    Cảm ơn

    Rất cảm ơn bạn vì sự đồng cảm đó.

    Về vấn đề cải thiện trình độ cho cán bộ công chức đương nhiệm, mục đích này quả thực là tốt.

    Tuy nhiên, t vẫn có cảm giác, sự ra đời của hệ đào tạo Trung cấp Luật hiện nay nó giống như sự ra đời của hệ đào tạo Tại chức ở VN trước đây vậy, mặc dù 2 vấn đề này có thể hoàn toàn khác nhau.

    Ban đầu, hệ tại chức chỉ dành cho những cán bộ thời chiến ko có điều kiện học tập, sau chiến tranh lao vào công tác quản lý luôn nên cần thiết phải mở ra hệ đào tạo tại chức để "vừa học vừa làm". Nhưng đến thời điểm bây giờ, hệ tại chức vẫn tồn tại một cách ngang nhiên mà ko hề theo cái gốc mục đích ban đầu của nó. Và hệ tại chức bây giờ thì trở thành một cơ hội lý tưởng cho những ai muốn có một cái bằng Cử nhân mà ko cần nhiều sự đầu tư học tập (hoặc cho những người có học lực dưới mức TB)

    Ko bít mọi ng nghĩ thế nào?

    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: [email protected] - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #10021   07/08/2009

    tuyencsdt
    tuyencsdt

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/12/2008
    Tổng số bài viết (66)
    Số điểm: 405
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    luật pháp là mênh mông, tôi học đại học luật mà thấy kiến thức về pháp luạt của mình quá hạn hẹp, cần phải nghiên cứu , tự học rất nhiều mới có thể bết hết được, nhưng để vận dụng thực tế tốt thì phải kết hợp vào công việc nữa. theo tôi thì không nên đào tạo trung cấp luật mà đào tạo mở rộng đại học luật tại chức, nhưng nân cao chất lượng đào tạo để nhữngngười đang đi làm có thể theo học nâng cao trình độ về pháp luật, những người muốn đổi nghề theo nghề luật cũng có thể đi học được. như hiện nay, tại chức luật mở quá nhiều thì cần gì theo học lớp trung cáp phải không các bạn.
     
    Báo quản trị |  
  • #10022   21/08/2009

    tuanminh1985
    tuanminh1985

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2009
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ngành Luật có hệ đào tạo Trung Cấp - nên hay ko?

    Đúng vậy! hiện nay các trường Đại học luật điều có hệ tại chức như: ĐH Luật Đà Lạt, Đh Luật Đà nẵng, và có đào từ xa, không riêng gì dành cho các công chức, có thể các bạn vào thi cũng được chỉ cần cố gắng học 3 môn Văn, Sử, Địa,Mong bạn đừng nghĩ những cán bộ công chức họ vào học để có cái  bằng nhé, họ học đề nâng cao trinh độ nghiệp vụ của minh đấy. Nếu suy đi tính lại tất cả ai cũng học chính quy là 5 năm thời gian học là cả tuần, nếu ai cũng học hết thì lấy đâu ra công chức phục vụ lại cho quý vị.
    tôi nói vậy có đúng k?

     
    Báo quản trị |  
  • #10023   01/09/2009

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    Vấn đề ko phải là có nhiều nơi đào tạo rồi hay ko? Mà là ở chỗ chất lượng đào tạo có đảm bảo hay ko?

    Đặc biệt là đối với 1 nghề mang tính chuyên môn cao như nghề Luật.

    Mặt khác, các Cơ sở đào tạo Luật quá tràn lan sẽ dẫn đến tình trạng yêu cầu về Chất lượng đầu vào sẽ giảm xuống, và sau đó thì có thể là Học giả, Bằng thật.

    Việc mở trường Trung cấp bây giờ, thì tôi nghĩ sau này chắc chắn sẽ có hệ Đào tạo liên thông lên Cao đẳng, Đại học.

    Như thế thì cái Nghề Luật này sẽ trở thành đồ bát nháo mất.

    Và điều đó cũng có nghĩa là việc "hợp thức hoá bằng cấp Luật" cho các  Cán bộ công chức trở lên dễ dàng.Thiết nghĩ Nhà nước muốn nâng cao kiến thức cho họ thì ko cần phải mở trường mà Cấp Bằng làm gì cả, chỉ cần nhà nước thỉnh thoảng cho họ đi bồi dưỡng chuyên môn thôi.

    Nếu kiến thức của các cán bộ, công chức này mà đúng như cái bằng thì không nói làm gì. Nhưng chỉ sợ trường hợp bằng thật kiến thức giả thì tôi nghĩ rằng chỉ khổ cho dân thui, và trong khi đó người có tài có tâm thật sự thì không có chỗ mà dùng.


    Cập nhật bởi cerano vào lúc 01/09/2009 17:14:28

    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: [email protected] - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #9824   31/07/2009

    TN2008
    TN2008
    Top 500
    Female
    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2008
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 1 lần


    Đội ngũ luật sư trong thời hội nhập: Bao giờ nguôi nỗi lo ngoại ngữ?

    Theo lịch trình Việt Nam phải thực hiện các nghĩa vụ thành viên của WTO và các cam kết quốc tế, yêu cầu đối với đội ngũ luật sư (LS) ngày càng cao, cạnh tranh gay gắt. Trong khi đó, đội ngũ của Việt Nam vẫn hạn chế nhiều về số lượng và chất lượng, nhất là khả năng sử dụng ngoại ngữ để hoạt động chuyên môn trong các tranh chấp quốc tế.

    http://www.moj.gov.vn/p/tag.idempotent.render.userLayoutRootNode.target.n406.uP

    Các bạn nghĩ sao?

     
    Báo quản trị |  
  • #9825   06/03/2009

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Theo tôi được biết ở các thành phố lớn có điều kiện thì các Ls dễ dàng trau dồi ngoại ngữ và nâng cao trình độ chuyên môn chứ như chúng tôi ở xa, muốn học cũng chả có chỗ mà học.
    Tôi cũng đã từng đi thi học văn bằng 2 đại học ngoại ngữ của trường Đại học Huế, đã đóng học phí được một kì nhưng cũng chỉ học được một kì thấy kiến thức chẳng thêm được chút nào nên tôi lại bỏ học .
    Còn các đồng nghiệp khác thì sao nhỉ?

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
  • #9826   06/03/2009

    cerano
    cerano
    Top 200
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2008
    Tổng số bài viết (400)
    Số điểm: 500
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    bảnthân Cerano hiện nay đang là sinh viên mà chuyện học ngoại ngữ cũng không dễ dàng rồi. Nội việc mới học mấy từ thông dụng trong ngành bằng tiếng Anh thôi cũng than trời rồi đấy. Mà không học thì có nước khỏi đi làm. Chẵng biết các vị tiền bối đối phó với Tiếng Anh thế nào

     
    Báo quản trị |  
  • #9827   06/03/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Chị TN2008 biết rồi đó, tôi có 2 cô công chúa, thoạt đầu tôi định hướng 2 cháu sau này thành Luật sư, cũng đã lo xa chuyện mà chị đang lo ngại, nên tôi đã cho 2 cháu bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 3, tức từ 9 tuổi. Thôi thì ai có điều kiện đầu tư cho con, em mình thì cứ đầu tư với hy vọng sau này chúng bay cao, bay xa hơn mình, còn ở thế hệ U40, U50 hiện nay tôi nghĩ còn học hành gì nổi nữa, với lại riêng những tranh chấp "nội" thôi đã mệt nhoài, làm không xuể rồi, không muốn cũng phải nhường khoản tranh chấp "ngoại" lại cho thế hệ sau thôi, chị ạ. Mà thế hệ sau, như cerano tâm sự thì....... coi chừng phải nhường cho Luật sư ngoại tới nước mình tranh luận bằng Tiếng Việt ! Cerano ơi, tại sao thế ? Phải cố lên chứ, cố lên và cố lên !

     
    Báo quản trị |  
  • #9828   06/03/2009

    anh_tuan351
    anh_tuan351
    Top 500
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2008
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1403
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Theo em nghĩ thì không lâu nữa đâu các bác ạ. Cứ theo nguyên tắc cung cầu thì sẽ ôke thôi. Nền kinh tế có nhu cầu cao về các luật sư, cử nhân luật có trình độ tiếng Anh cao thì các trường đào tạo sẽ đáp ứng thôi. Hiện nay trường luật Hà Nội từ khóa 31 trở đi đã được đào tạo ngoại ngữ khá cơ bản và chuyên nghiệp (có đào thải những sinh viên kém về ngoại ngữ) và ngày càng phát triển chuyên sâu. Em tin rằng các sinh viên luật tương lai ra trường là những sinh viên chất lượng cao đấy và anh em mình không khéo bị các em ấy cho knock out hết. Hic hic, nghĩ lại thấy hẩm cho số của em, chỉ học tiếng Anh ở trường được 3 kì, không hết trình độ A.
     
    Báo quản trị |  
  • #9829   06/03/2009

    TN2008
    TN2008
    Top 500
    Female
    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2008
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 1 lần


    Tôi thấy VN cũng phải ráng có đội ngũ Luật Sư chuyên môn rành ngoại ngữ, như tôi có người quen, hiện đang ở Phú Quốc các bạn vào đây xem câu hỏi:

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/forums/default.aspx?ct=TVQD&id=11970

    Và cũng có nhiều người trong Forum Việt Đức cần LS tư vấn về thủ tục hôn nhân, vì cũng rất có nhiều Đức về cưới vợ ở Vietnam.
    Nói thật nha tôi cũng bập bẹ vài tiếng anh được thôi, học tiếng đức thôi cũng chưa chuẫn lắm (văn phạm khó ơi là khó), còn nói được tiếng việt cũng còn may, sau này về VN khỏi cần học nữa.

    Cerano ơi, như anh TVTT đã nói "tại sao thế ? Phải cố lên chứ, cố lên và cố lên !"

    @anh TVThienThu à, mình đâu còn là U50 nửa anh, đã đến U60 mất rồi...Anh ráng đầu tư cho 2 cô công chúa của anh đi, nếu không thành LS thì cũng là thông dịch viên thì nhất rồi.

     
    Báo quản trị |