Luật sư và đời sống!

Chủ đề   RSS   
  • #9437 06/05/2009

    ducbao
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/04/2008
    Tổng số bài viết (169)
    Số điểm: 5855
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Luật sư và đời sống!

       Luật sư già phải kiểm tra sức khỏe? Ngộ!
    Vừa qua Báo Pháp luật Tp.HCM có loạt bài đăng nhiều ý kiến của các luật sư, chuyên gia về việc kiểm tra sức khỏe của các luật sư “già”, sau khi có thông tin
    Sở Tư pháp tỉnh Bến Tre đã có công văn chỉ đạo Đoàn luật sư tỉnh này giám định lại sức khỏe đối với các luật sư trong đoàn sinh từ năm 1950 trở về trước (từ 58 tuổi trở lên). Nếu qua giám định mà luật sư nào không còn đủ sức khỏe thì ban chủ nhiệm đoàn đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, thu hồi chứng chỉ hành nghề. Quý vị và các bạn có theo dõi không nhỉ? Nếu ai chưa xem thì tham khảo tại đây:

    http://www.phapluattp.vn/news/toa-an/view.aspx?news_id=220556
       
        Cá nhân
    tôi không hiểu sự tình vì lý do gì (có lẽ một vị cán bộ sở nào đó chứng kiến cảnh Ls "già" trong quá trình hành nghề gặp khó khăn hay sao í nên động lòng?) khiến phải ban hành một văn bản để rồi vấp phải sự phản ứng dữ dội của giới chuyên môn. Hay là trước khi ra văn bản chưa thăm dò thử phía Ban chủ nhiệm Đoàn Ls Bến Tre thế nào. Thật sơ suất, sơ suất, chắc phải “rút lại” ngay thôi!
        Quý vị và các bạn có ý kiến gì về vấn đề này không nhỉ?
    Cập nhật bởi daonhan ngày 21/04/2010 06:23:09 PM Cập nhật bởi LawSoft01 ngày 09/03/2010 06:46:09 PM
     
    69453 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

9 Trang 12345>»
Thảo luận
  • #9438   15/07/2008

    haphong
    haphong
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2008
    Tổng số bài viết (164)
    Số điểm: 2565
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Hợp lý và chưa hợp lý

    Mình thấy cũng có lý, nhưng vấn đề là chưa thăm dò, tham khảo ý kiến.

    1. Có lý là về vấn đề sức khỏe, có ai dám bảo đảm rằng sức khỏe của tất cả những người 58 tuổi vẫn còn minh mẫn như người 3x, 4x không? Bởi vì những người ra tòa, phải đảm bảo sức khỏe để chứng tỏ rằng những điều họ nói ra là hoàn toàn trong lúc sáng suốt, tỉnh táo và không chịu một ảnh hưởng khách quan nào từ bên ngoài. Tuổi 58 theo mình cũng nên về nghỉ hưu là vừa.

    2. Vấn đề không tham khảo ý kiến nên vấp phải dư luận thì không có gì phải bàn. Tuy nhiên mình thấy rút giấy phép hành nghề nó làm sao sao ấy.
     
    Báo quản trị |  
  • #9439   06/05/2009

    hang6212
    hang6212

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Sao lại thế?


    "Tuổi 58 theo mình cũng nên về nghỉ hưu là vừa. "

    Theo tôi nhận định này là không chính xác. Cái gì cũng có ngoại lệ. 58 tuổi mà đã cho về vườn thì tiêu rồi. Càng già càng giàu kinh nghiệm chứ, chỉ trừ trường hợp ai đó có vấn đề về sức khỏe và tâm thần thôi. Kinh nghiệm tích lũy bao nhiêu năm mới có bỗng chốc bị cấm sử dụng thì lãng phí quá. Nghề này càng cao tuổi càng có kinh nghiệm, tất nhiên trừ các trường hợp ...mất năng lực hành vi!
    Cập nhật bởi daonhan vào lúc 06/05/2009 13:53:26
     
    Báo quản trị |  
  • #9432   12/07/2008

    nganhhong
    nganhhong
    Top 500
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 12341
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Luật sư tập sự: Muốn có danh tiếng, phải dẫm "chông gai"

       Hơn 2.000 luật sư đang tập sự là những cử nhân trẻ mới bỡ ngõ vào nghề. Họ loay hoay và gặp rất nhiều trở ngại trên con đường đến với cái nghề được coi là danh tiếng này.
       Nhọc nhằn tập sự không lương
       Với quyết tâm theo đuổi nghề luật sư, tốt nghiệp khoa Luật của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội vào loại khá, Ngọc Tuyến (quê ở Hải Phòng) hăm hở ghi tên học tiếp khóa đào tạo nghề luật sư 6 tháng tại Học viện Tư pháp (một trong những điều kiện bắt buộc). Chi phí cho khóa học này cũng tốn đến 6 triệu đồng. Học xong, chờ thêm hai tháng nữa, Tuyến có chứng chỉ.
      
    Sau đó, Tuyến ra nhập đoàn Luật sư Hải Phòng với số phí phải nộp là 5 triệu đồng. Số tiền này Đoàn Luật sư thu 2 triệu, còn 3 triệu được trả cho Văn phòng Luật sư (VPLS) VM - nơi sẽ nhận Tuyến vào học việc trong thời gian 18 tháng.
       Một năm rưỡi đi làm không lương, qua một đợt sát hạch của Bộ Tư pháp, rồi phải làm đơn xin Đoàn Luật sư Hải phòng cấp thẻ hành nghề, Tuyến mới trở thành luật sư.
       Không may mắn đi được đến đích như Tuyến, Thanh Hiền, cử nhân K29, ĐH Luật Hà Nội, đành ngậm ngùi gác lại giấc mơ trở thành luật sư của mình vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. “Em học việc không lương ở một VPLS chuyên về bản quyền được 6 tháng. Để có tiền trang trải sinh hoạt, em phải đi làm gia sư buổi tối. Bố mẹ em lao đao lắm mới nuôi em học hết đại học, lại còn đứa em đang học lớp 12 nữa. Nếu phải học và làm việc không lương 3 năm nữa để trở thành luật sư thì không thực tế đối với em”, dù rất tiếc, nhưng Hiền đành bỏ dở việc tập sự và thi vào làm việc ở phòng pháp chế của một ngân hàng.
      
    Tương tự như Hiền, Thu Trang (quê ở Thái Bình), cử nhân luật ĐH Quốc gia Hà Nội đang tập sự không lương tại Công ty luật D.C (Hà Nội), cho biết: "Em đã tập sự được hơn một năm rồi nên bỏ thì tiếc nên phải cố lấy ngắn nuôi dài bằng cách vừa học việc vừa nhận làm gia sư và đánh máy văn bản cho một công ty dịch thuật. Năng lực của mình được đánh giá là khá, cũng làm lụng từ sáng tới tối khuya trong khi tiền thì chẳng thấy đâu nên nhiều khi cũng tủi thân lắm chứ”, Trang tâm sự. 
       Không kham nổi chi phí sinh hoạt cho hai mẹ con trong khi lương của chồng cũng thấp, Ngọc Liên đành ôm con về quê ở Phủ Lý- Hà Nam để tập sự không lương cho một VPLS dù biết rằng ở đó ít việc nên cơ hội học hỏi của mình sẽ không cao.
       Hầu hết các VPLS hay công ty luật hiện nay không trả lương cho người xin vào học việc. Thậm chí ở một số VPLS… người học việc còn phải trả một khoản phí cho VPLS nơi mình học việc trong thời gian học 18 tháng.
      
    Tập sự 2 năm hay 10 năm cũng không khá được!
      
    Lê Nga, một luật sư trẻ đầy triển vọng đang làm việc tại một hãng luật uy tín ở Hà Nội nhớ lại “quá khứ” của mình một cách chua chát: Đến bây giờ tôi cũng không hiểu vì sao tôi có thể trải qua được chừng ấy năm khó khăn đến thế. Ra trường, loay hoay tập sự ở Hà Nội một năm, rồi về Thanh Hóa tập sự tiếp hai năm nữa tôi mới rút ra một điều rằng, tập sự 2 năm hay 10 năm cũng chỉ thế thôi, không khá hơn được. Bởi luật sư hướng dẫn còn phải lo việc của người ta, không có thời gian để cầm tay chỉ việc cho mình. "Không lương, không có việc để mà thực hành, mình đi làm mà giống như đi “ăn xin” thì làm sao tiến bộ được", Nga lý giải.
       Cùng hoàn cảnh, Lê Ngọc Dương (quê ở Ninh Bình), quyết định rời bỏ nơi tập sự để đi tìm một công việc khác. “Em rất ngưỡng mộ và từng quyết tâm trở thành luật sư nhưng mọi việc không hề đơn giản. Ở đây, em giống như một sinh viên thực tập hơn là học việc đề hành nghề. Cảm giác “bị bỏ rơi” khiến em cảm thấy mệt mỏi”, Dương nói.
       Thu Hòa, một luật sư trẻ của Đoàn Luật sư Hà Nội chia sẻ thêm: “Khi tôi tập sự tại một công ty luật, tôi chỉ được sai vặt những chuyện hành chính như dọn dẹp phòng làm việc, đánh máy văn bản, sắp xếp hồ sơ chứ ít khi được tham gia giải quyết các vụ việc cụ thể”.
      
    Lý giải về tình trạng trên, luật sư Nguyễn Huy Được, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, cũng có trường hợp người tập sự rất chăm chỉ và cầu thị, nhưng luật sư hướng dẫn bận “trăm công ngàn việc, đầu tắt mặt tối” thì cũng không thể có thời gian để hướng dẫn tập sự tốt được.
       Nên bắt đầu từ đâu?
      
    Trải qua những ngày “nằm gai nếm mật”, luật sư Lê Nga đưa ra lời khuyên “xương máu”: “Khôn ngoan hơn cả là đừng nộp đơn xin tập sự ở một VPLS nào cả, hãy nộp đơn xin việc ở những công ty luật có trả lương. Lương thấp hay cao không quan trọng bằng việc khi người ta phải trả tiền cho mình thì người ta mới biết xót và tìm cách để giao việc cho mình làm. Chỉ có thông qua làm việc thì mới học nghề được”.
      
    Luật sư Thu Hòa thì đưa ra một “chiêu” rất đáng học hỏi:  “Phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Thông thường, những người mới vào nghề phù hợp với việc chạy thủ tục như thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, thủ tục ký kết hợp đồng… Quá trình làm thủ tục sẽ khiến cho luật sư tìm hiểu kỹ luật nội dung và trở nên thạo việc”.
      
    Đối với luật sư trẻ muốn theo lĩnh vực tranh tụng thì ban đầu có thể chọn những vụ án có luật sư chỉ định, trợ giúp pháp lý để tham gia sẽ vừa sức và đỡ “choáng” hơn.
      
    Còn theo kinh nghiệm của luật sư Quốc Thanh (Đoàn Luật sư Hà Nội), thì người bắt đầu học nghề luật sư nên chọn những VPLS có quy mô vừa phải để tập sự vì ở đó có rất nhiều những việc lặt vặt mà những VPLS danh tiếng “không thèm làm”. Được giao nhiều việc chính là cách tốt nhất để rèn nghề này. 
       Điều quan trọng hơn cả, là người muốn trở thành luật sư, ngoài quyết tâm và nghị lực, phải là người nhanh nhạy, kiên trì và ham học hỏi để tự nâng cao trình độ của mình.

    (Theo VTC News ngày 04/7/2008-
     http://www.vtc.vn/xahoi/vieclam/184414/index.htm)
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nganhhong vì bài viết hữu ích
    vitmay (19/12/2012)
  • #9433   16/07/2008

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Tui đang chuẩn bị theo nghề Luật sư, mà nghe nói vậy.......huhuhu! Nhụt chí mất rùi

    Ui, nhìn kỹ lại thì chỉ toàn ở Hà Nọi thôi (miền Bắc). Chớ miền Nam thì sao ta? Ai đã từng theo nghiệp này thì chỉ đường cho anh em theo với. Dù sao cũng cần động viên tí xíu chứ!
     
    Báo quản trị |  
  • #9434   16/07/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Bạn lethigam_ms ơi, chớ có nản!

    Tôi không (hay chưa thì chính xác hơn) phải là LS nhưng có khá nhiều bạn bè là LS, trưởng VP LS. Theo tôi, bài báo trên có vẻ hơi ... cường điệu hoá vấn đề. Trong thực tế, không phải ai cũng như vậy.
    Tôi tâm đắc với đoạn viết trong cuối bài trên:
    "Điều quan trọng hơn cả, là người muốn trở thành luật sư, ngoài quyết tâm và nghị lực, phải là người nhanh nhạy, kiên trì và ham học hỏi để tự nâng cao trình độ của mình."

    Tôi nghĩ, nếu bạn ham học hỏi và chứng minh được khả năng của mình với sếp, cho sếp thấy rằng mình có thể làm tốt mọi công việc chuyên môn được giao thì chẳng có sếp nào lỡ bỏ qua cơ hội cho bạn thử sức.

    Nói thầm với bạn, nếu sau này không kiếm được nơi tập sự ưng ý thì phôn cho tui, tui giúp! Kể cả tập sự ở TP HCM hay là... mời về  Hải Phòng- TP Hoa Phượng quê tui!

     
    Báo quản trị |  
  • #9435   17/07/2008

    VietThuong
    VietThuong
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 46
    Được cảm ơn 60 lần


    Tôi cũng chưa là luật sư, nhưng có nghe phong phanh "anh em" cùng chí hướng nói là quá trình tập sự chỉ mang tính hình thức, thậm chí có nơi chỉ cần bỏ ra một số tiền nộp vào các đoàn luật sư,  lâu lâu lướt qua văn phòng một lần coi như là có mặt  thời gian còn lại thì  đi làm trong các công ty khác để trang trải cuộc sống... Vậy thì làm sao mà tích lũy được kinh nghiệm làm việc để trở thành một luật sư "thực thụ" nhỉ? có gì khác nhau giữa nam và Bắc không ta pà kon
     
    Báo quản trị |  
  • #9436   07/09/2008

    congaixinh
    congaixinh

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Luật sư tập sự :tập không xong thì đi sinh sự?

    những điều trên không hoàn toàn chính xác
    Trả lời: Cách đây 3 giây
    thứ nhất:việc bạn học xong khoá đào tạo 6 tháng không có nghĩa là bạn đã trở thành luật sư.Đó mới chỉ là chứng chỉ đào tạo nghề của bạn.
    thứ hai:việc bạn nộp5 triệu cho đoàn luật sư không có nghía là bạn đã gia nhập đoàn luật sư.Đó chỉ là lệ phí đăng ký tập sự của bạn.Kể từ khi đăng ký tập sự,luật sư tập sự sẽ tính đủ 18 tháng,sau đó mới làm hồ sơ nộp cho Judaca để xin thi sát hạch công nhận đạt kết quả tập sự.Sau khi thi qua kỳ thi quốc gia này,bạn mới được Ministrer of Justice công nhận là luật sư.Khi đó,bạn sẽ cầm chứng chỉ hành nghề này để gia nhập vào một đoàn luật sư do bạn chọn,và bạn sẽ phải đóng 10 triệu.
    thứ ba:trong Luật luật sư có qui định rõ "trong time tập sư,ls tập sự không được nhận vụ việc với khách hàng và chỉ được làm việc theo sự phân công hướng dẫn của Luật sư hướng dẫn"
    Như vậy chúng ta hiểu rằng LS tập sư không được trực tiếp thực hiện bât kỳ dịch vụ Justice nào
    thứ tư:Hiện nay chưa có bât kỳ công văn hay văn bản thông tư liên tịch nào giữa bộ tài chính và bộ tư pháp về vấn đề thù lao cuat luật sư tập sự nên luật sư tập sự không được trả lương tập sự trong thời gian tập sư là hoàn toàn hợp lý.
    thứ năm:tập sự hoàn toàn khác với học việc.Đó là sự nguỵ biện của người đánh tráo khái niệm.Học việc không bao hàm cả đặc thù riêng của nghề LS.Bởi vậy,dưới con mắt của các nhà lập pháp.nghề LS là một nghề kết hợp giữa dịch vụ pháp lý và phục vụ lợi ích xã hội.Do đó LS là một nghề cao quý,không thể đánh đồng với học việc như học may,học rèn...được.Còn việc thời gian tập sự nhiều hay ít,nắm bắt được cao hay nông là do sự nhận thức và khả năng của mỗi người,không thể đổ lỗi do cơ chế được,và cũng không có công thức nào cho bất kỳ ai theo nghề LS.
    thứ sáu:không phải ai học Cử nhân Luật ra cũng theo nghề LS.Đó chỉ là một trong các hướng mà bạn trẻ lựa chọn.Bởi vậy nếu nói phải "gác lại giấc mơ vì không có 6 triệu " là hoàn toàn phản khoa học và phi logic.Bạn trẻ đó có thể nâng cao nghiệp vụ bằng cách làm cho các doanh nghiệp tư nhân,hoặc thi tuyển vào viên chức nhà nước,lên các vùng sâu vùng xa để phục vụ Tổ quốc chứ không nhất thiết phải bạm trụ lại thủ đô để rồi đổ tội cho"cơ chế" .Đó là một sự nguỵ biện của kẻ ít học.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn congaixinh vì bài viết hữu ích
    vitmay (19/12/2012)
  • #10094   15/01/2010

    trancaophu
    trancaophu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2009
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Tại sao chức danh Thẩm phán không lấy nguồn từ Luật sư ?

    1.Theo khoa học pháp lý và nguyên tắc nghề Thẩm phán và Luật sư có chung một nguyên tắc : " suy đoán vô tội ". Đây là điểm cốt lõi trong suốt quá trình hành nghề của 02 chức danh này.
    2.Thẩm phán và Luật sư đều phải nắm rất vững các ngành luật chủ yếu như : Lao động ; Hành chính; dân sự ; hình sự và kinh tế - thương mại.
    Từ những đồng nhất chung kể trên, tại sao Nhà nước Việt Nam không dám tuyển Luật sư để bổ nhiệm chức danh Thẩm phán ?
    Trong khi các quốc gia phát triển, thì có quy định " Luật sư hành nghề ít nhất là 05 năm sẽ được thi tuyển vào chức danh Thẩm phán ".Không hiểu đây có phải là một trong những biện pháp hạn chế Thẩm phán tham nhũng hay không ? vì luật sư hành nghề sau 05 năm là khá vững vàng về kinh tế gia đình rôi ?, các bạn cho mình biết ý kiến nhé, cam on nhiều.
     
    Báo quản trị |  
  • #10095   04/12/2009

    xuanho
    xuanho

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2009
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ý tưởng mới nhưng...

    Thẩm phán nước ta hình thành bằng con đường bổ nhiệm chứ không phải thi tuyển. Việc này có thay đổi hay không thì thời gian sẽ có câu trả lời chính xác. Thiết nghĩ trước khi hỏi tại sao VN "không dám" thì bạn phải có câu trả lời cho vấn đề tại sao Thẩm phán lại được hình thành bằng con đường bổ nhiệm? Những ưu nhược của cơ chế bổ nhiệm?
    Tôi cho rằng việc bổ nhiệm thẩm phán nếu đúng như quy định của pháp luật hiện hành thì để trở thành thẩm phán không phải là điều đơn giản, và sẽ khó hơn việc trở thành một Luật sư.
    Trong một vấn đề pháp lý cụ thể, cách tiếp cận của Thẩm phán (trước đó là thư ký) và LS khác nhau bởi mục đích của hai bên là rất khác nhau, dù hai bên có thể giống nhau về kiến thức pháp luật và nguyên tắc nghề nghiệp như bạn đề cập.
    Việc thi tuyển Thẩm phán là một ý kiến hay, nhưng mỗi chế định, cơ chế đều được xây dựng trên một cơ sở nhất định mà dễ thấy nhất là mô hình tố tụng. Không phải người ta có gì thì mình có cái đó mới là hay, nếu có thể bạn hãy tìm hiểu sâu hơn nữa, cung cấp nhiều thông tin hơn nữa về việc thi tuyển Thẩm phán.
    Hiện nay, một LS cũng có thể trở thành Thẩm phán nếu như thi tuyển vào thư ký Tòa án, phấn đấu để được bổ nhiệm. Một Ls dù giỏi đến đâu, với hoàn cảnh hiện tại, nếu qua một kỳ thi thì trở thành Thẩm phán thì không thật khả thi.
     
    Báo quản trị |  
  • #10096   12/12/2009

    haivinhphuc88
    haivinhphuc88

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 350
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    - Em thật sự không hiểu căn cứ vào đâu, nhưng thực tế 100% Thẩm phán ở Việt Nam đều phải là Đảng viên, vậy nghĩa là phải có một qui định nội bộ nào đó về việc bổ nhiệm chức danh thẩm phán mà em ( và có thể cả các bác nữa ) không biết. Trong khi đó, Luật sư thì lại rất ít người là Đảng viên, do đó không thể thi tuyển chức danh Thẩm phán từ nguồn Luật sư.

    - Điều 4 Hiến pháp của Việt Nam qui định Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và Xã hội. Hiểu nôm na, toàn bộ chức danh lãnh đạo Nhà Nước và Xã hội ở Việt Nam đều là Đảng viên Đảng Cộng sản, do đó muốn xét xử những vụ việc có liên quan tới những vị này không thể do người ngoài Đảng thực hiện ! Đó là lý do thứ hai khiến không thể tuyển Thẩm phán từ nguồn Luật sư.

    Việt Nam khác với những nước mà bác trancaophu gọi là các nước phát triển. Một bên Đảng cộng sản là Đảng lãnh đạo duy nhất, còn một bên thì đa đảng. Do đó, việc cũng rất khác nhau : nếu ở các nước ấy phải làm Luật sư đủ thời hạn và phải giỏi ( không giỏi sao vượt qua được kỳ thi tuyển gồm nhiều anh tài hội tụ ? ) thì mới trở thành Thẩm phán thì ở Việt Nam, những Thẩm phán vì lý do gì đó không ở lại trong biên chế Nhà nước được thì lại ra làm......Luật sư, mà chắc chắn Luật sư này sẽ "giỏi", bởi nhờ vào các mối quan hệ lúc còn là Thẩm phán !

    Cập nhật bởi haivinhphuc88 vào lúc 12/12/2009 15:45:01
    Cập nhật bởi haivinhphuc88 vào lúc 12/12/2009 15:45:56
     
    Báo quản trị |  
  • #10097   25/12/2009

    trancaophu
    trancaophu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2009
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    trao doi voi ban xuanho

    Theo tôi nghĩ, nếu bạn nói " luật sư muốn trở thành Thẩm phán thì phải thi tuyển vào chức danh thư ký toà để phấn đấu được bổ nhiệm thẩm phán "
    - Thứ nhất : Tôi được biết Học viện tư pháp đào tạo các chức danh tư pháp như : Thẩm phán ; luật sư ; Kiểm sát viên ; chấp hành viên và tương lai sẽ có thể thêm chức danh điều tra viên.Thư ký toà án là những người chưa được học qua học viện hoặc đã học nhưng chưa đủ thời hạn công tác để bổ nhiệm thẩm phán.
     -Thứ hai : tôi được biết thẩm quyền bổ nhiệm các chức danh tư pháp trên như sau
    -Chánh án TAND Tối cao bổ nhiệm Thẩm phán.
    -Viện trưởng VKSND bổ nhiệm Kiểm sát viên.
    -Bộ trưởng bộ tư pháp bổ nhiệm luật sư ; chấp hành viên.
    -Bộ trưởng bộ công an bổ nhiệm điều tra viên
    Riêng chức danh thư ký thì chỉ công nhận chứ không phải các cơ quan cấp TW bổ nhiệm.
    -Thứ ba: khi luật sư đến TAND thì trao đổi với thẩm phán, đến VKSND trao đổi với kiểm sát viên và đến cơ quan điều tra thì trao đổi với điều tra viên.
    Như vậy, bạn có thấy chức danh Thẩm phán, Kiểm sát viên , luật sư và điều tra viên luôn phải cao hơn Thư ký toà án ( về cơ chế tổ chức bộ máy nhà nước ).
    Do đó, không bao giờ có quy trình ngược như bạn đề xuất cả ( quy trình bổ nhiệm các chức danh trên mang tính thông lệ quốc tế )
    Cám ơn bạn rất nhiều.
     
    Báo quản trị |  
  • #10098   15/01/2010

    trancaophu
    trancaophu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2009
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Bạn HaiVinhPhuc88

    Tôi cũng xin nói thật với bạn, nếu đang làm Thẩm phán thì không bao giờ vị Thẩm phán đó xin ra làm luật sư, vì ở Việt Nam hiện nay trên thực tế " chưa có sự bình đẳng thật sự giữa  luật sư với những người tiến hành tố tụng trong đó có Thẩm phán ". Lý thuyết thì luôn nói đến sự bình đẳng này.Do đó, sự kiện này không có thật trong xã hội Việt Nam hiện nay.
    Các Thẩm phán xin ra làm luật sư khi và chỉ khi :
    1.Đã nghỉ hưu.
     2.Trong nhiệm kỳ Thẩm phán bị ký luật hoặc không xét tái bổ nhiệm, thì ngay lập tức họ chỉ là chuyên viên trong TAND các cấp.

    Nhưng tôi phải nói thật, những người đã làm Thẩm phán chuyển sang làm luật sư thì họ khá vững về nghiệp vụ nên hội nhập vào giới luật sư rất nhanh. Nhưng còn một số mảng mà luật sư giỏi thường va chạm thì Thẩm phán rất yếu như : Tư vấn doanh nghiệp ; Tư vấn dự án; tư vấn đầu tư ; tư vấn luật thương mại quốc tế ; tư vấn quyền sở hữu công nghiệp.

    Còn về mối quan hệ, thì ai làm người đều phải có, nhưng quan hệ trong sáng thì chúng ta không bàn đến, quan hệ chạy án và móc ngoặc với nhau thì chắc chắn là có, nhưng theo tôi nghĩ trường hợp này chỉ chiếm có khoảng 50% mà thôi. Theo ban thì như thế nào ? 
    Cập nhật bởi trancaophu vào lúc 15/01/2010 13:30:09
     
    Báo quản trị |  
  • #10015   07/08/2009

    tienstplc
    tienstplc

    Male
    Sơ sinh

    Lai Châu, Việt Nam
    Tham gia:20/07/2009
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Luật sư

    Tôi biết nhiều luật sư lắm anh ạ kể cả Luật sư Hồng Hải vì tôi làm thư kí nghành Tòa án 12 năm mới chuyển ngành khác. Tôi cũng thấy rằng nhiều luật sư rất giỏi, có tư cách Luật sư nhưng cũng rất nhiều luật sư không đủ tư cách, không có kinh nghiệm bào chữa mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận là giỏi, Anh có thấy thế không?. tôi cũng là một luật gia mà.
     
    Báo quản trị |  
  • #10016   03/08/2009

    lshailong
    lshailong
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2009
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 1630
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 24 lần


    Trao đổi về đạo đức nghề nghiệp

    Tôi cũng thấy thế và đồng ý với anh, xin được bàn luận với  anh về đạo đức, trách nhiệm của Luật sư cùng anh một chút để anh em mình thêm hiểu nhau:

    1. Sự khác nhau giữa Luật sư và cán bộ ngành tư pháp

    Nếu làm việc ở TA, VKS, THA... thì dù sao cũng là công chức Nhà nước, chịu sự điều hành theo chế độ thủ trưởng và có nhiều quyền lợi khác như vào Đảng, được cử đi học, lên chức, phân đất, nhà... và nhiều chế độ đãi ngộ khác

    Riêng Luật sư lại hoạt động theo mô hình DNTN, họ chỉ có mỗi nghĩa vụ (thực sự cũng không có mấy) đối với Đoàn Luật sư tại địa phương, chưa nói những người mở chi nhánh  ở địa phươg khác hoặc hoạt động tự do. Họ sẽ phải tự thân vận động, tự khẳng định mình trước hết là với xã hội, sau đó là sự cạnh tranh (theo hướng tích cực) với chính những người cùng nghề

    Tôi biết một vị luật sư HN khá có tên tuổi, hiện nay đang là thành viên Ban chủ nhiệm Đoàn LS. Vậy mà anh biết không, cách đây hơn 1 năm vị này còn không biết Văn phòng đoàn Luật sư ở chỗ nào? Chính tôi cũng ngạc nhiên lắm nhưng suy cho cùng thì nhiều người cũng không biết.

    2. Về đạo đức của luật sư

    Nghề nào cũng vậy, có người thế nọ thế kia, thực tế có nhiều luật sư giỏi, làm việc bằng cái tâm là chính. Bên cạnh đó cũng có một số luật sư thiếu kinh nghiệm, động nói là tiền, chạy trọt…Tất nhiên, ngày nay khách hàng cũng đã hiểu biết về pháp luật khá tốt, họ cũng biết ngay là anh có làm được việc thực sự hay không, có thể giao phó sinh mệnh của mình cho anh hay không?

    Xã hội sẽ tiếp nhận, phân công và đào thải những thành phần không sử dụng đúng trình độ, năng lực, tâm huyết của mình.

    Tôi cũng là học trò của thầy Phạm Hồng Hải, trước đây văn phòng của tôi ở ngay bên cạnh văn phòng thầy. Với tôi, đó là người có trình độ, có tâm huyết với nghề Luật sư, mặc dù không phải lúc nào cũng suôn sẻ và được mọi người ghi nhận đúng với bản chất sự việc

     

    Hy vọng rằng mình sẽ luôn trau dồi kiến thức, đạo đức. Mình không phụ nghề thì nghề cũng sẽ không phụ mình đúng không anh?

     

    Lúc nào rảnh rỗi, anh em mình cứ trao đổi nhé

    Anh có thể gửi Email cho tôi: [email protected] biết đâu đó có ngày anh em mình lại gặp nhau ở Hà Nội hoặc Lai Châu

     

    Chào anh

     
    Cập nhật bởi daonhan ngày 25/03/2010 10:27:28 AM

    TRƯỞNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HẢI LONG

    Địa chỉ: 222 ngõ Quỳnh - Quỳnh Lôi - Hai Bà Trưng - Hà Nội

    Email: [email protected]

    Website: www.vplshailong.com

    Tel: 043 6254783

    Fax: 043 6254784

    Mobile: 0904 123516

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lshailong vì bài viết hữu ích
    halien92 (28/06/2014)
  • #10017   07/08/2009

    tuyencsdt
    tuyencsdt

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/12/2008
    Tổng số bài viết (66)
    Số điểm: 405
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    nghề luật sư

    theo tôi thì luật sư cũng có nhiều loại luật sư:
    - có những người cũng học luật, cũng lấy thẻ luật sư nhưng đâu có bảo vệ quyền lợi, bảo chữa cho thân chủ mà lại hợp tác với những người chuyên cho vay nặng lãi, làm những thủ tục như hợp đồng mua bán nhà để cho những người đang mắc kẹt về tài chính vay tiền nhưng không am hiểu về pháp luật. sau đó khi người ta không trả được tiền thì đưa ra pháp luật để lấy căn nhà, như vậy cũng quá là thất đức.
    - cũng có những luật sư thì chỉ chạy giấy tờ dịch vụ cho người khác, những công việc này thì đơn thuần là bỏ công chạy thủ tục để kiếm tiền chứ có gì đâu cần đến thẻ luật sư hả bạn.
    - cũng có những luật sư lợi dụng những người lâm vào vòng tù tội, thân nhân của họ kém hiểu biết về pháp luật, ký hợp đồng bào chữa cho họ nhưng thực sự không tư vấn, giải thích cho người ta biết rõ về tội trạng mà còn hù dọa nhằm lấy tiền của thân nhân họ chẳng hạn như là bảo đưa tiền để quan hệ mời ĐTV, KSV, TP đi ăn nhậu, ngoại giao... tội trạng như vậy sẽ rất nặng, nếu khong bỏ tiền ra lo lót chỗ này chỗ khác thì sẽ ngồi tù rát lâu... người thân nào mà không lo lắng, thế là luật sư hưởng lợi bỏ túi riêng chứ có giúp gì đâu. luật sư như vậy thì đạo đức quá kém.
    - những luật sư làm việc đặt chữ tâm và chữ tín lên hàng đầu thì mới đúng là tư cách cần có của nghề luật sư. luôn lấy uy tin cho công việc, sẵn sàng giúp đỡ những người lâm nạn nhưng vẫn theo đúng luật pháp.
    - cũng có những luật sư không lo bào chữa mà chỉ lo chạy án để thân chủ được nhẹ tội.

    về việc luật sư chạy án nói chung là không phổ biến, nhưng biết làm thế nào để ngăn chặn được trong khi đa phần tư tưởng của người đi thuê luật sư bào chữa đều nghĩ rằng thuê luật sư để tiếp cần người tiến hành tó tụng nhằm mục đích chạy án, nếu không thì thuê luật sư để làm gì. trong khi đó, luật của ta thì có những điểm quá nhập nhằng giữa những tội danh, có quá nhiều những văn bản hướng dẫn, đôi khi chồng chéo nhau khiến cho quân điểm của người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng cũng quá khác nhau, những điểm đó có khi thực sự là oan cho thân chủ nhưng luật sư có đưa ra lập luận thế nào cũng không được chấp nhận ... do vậy lại phát sinh việc chạy án. Luật sư khong muốn chạy án thì bị thân chủ từ chối, hủy hợp đồng ... nên cũng buộc phải chạy án.

    toi cũng có mục tiêu muốn làm luật sư để kiếm sống và giúp đỡ người lâm nạn nhưng không biết khi mình làm luật sư thì có giữ được những đạo đức tốt đẹp của nghề luật sư hay không, biết đâu cũng bị đưa đẩy như những luật sư khác thì sao.
     
    Báo quản trị |  
  • #12859   27/05/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Đến khi nào nghề luật mới có...uy lực

    Chào các bác, hôm nay em ngồi  một mình, ngẫm nghĩ về cái nghề luật của mình (công việc của em cũng liên quan đến luật đó) mà lòng em thấy buồn vui lẫn lộn. Em vui vì thấy trong diễn đàn Lawsoft có rất nhiều người theo nghề luật rất tài năng tham gia. Nhưng chính vì điều đó cũng làm em thấy buồn buồn, không biết có phải em lo nghĩ chuyện to tát và sâu xa quá hay không. Nhưng em nghĩ các bác cũng sẽ đồng tình quan điểm của em là những người theo nghề luật hiện nay bị lép vế trên chính trường, đọc báo chí thấy ở nước ngoài các nhà lãnh đạo tối cao toàn chủ yếu là những người học luật. Nên em có so sánh một chút mà thấy buồn buồn, tại sao ở VN mình ngành luật vẫn chưa có 'uy" các bác nhỉ? VN mình có cái khẩu hiệu " xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Mà sự "công bằng" thì những người học luật phải hiểu hơn cả chứ? và khi đã hiểu rõ sự công bằng thì ắt hẳn biết cách tạo ra sự công bằng cho xã hội hơn những người học ngành khác chứ các bác nhỉ. Nhưng tại sao VN tại sao toàn trao sứ mệnh xây dựng xã hội công bằng cho những người học ngành khác? phải chăng ngành luật chưa có những người đủ tài năng, uy tín, "chất lượng"  để thực hiện sứ mệnh đó?
     Còn ngay tại phiên toà, dù luật sư có giỏi đến mấy thì cũng phải ngồi thấp hơn một bậc anh kiểm sát viên cấp ...huyện đó các bác.
     Các bác thử bàn xem có cách nào để ngành luật ngày càng có uy lực không.
      Em thấp bé nhẹ cân, nên cũng chỉ dám nói suy nghĩ của mình lên diễn đàn thôi, chứ em mà ho ở đây thì em cũng không thể tự đem sự công bằng cho mình được đâu các bác ạ.

    Cập nhật bởi lawyerhien vào lúc 19/05/2009 16:00:29
     
    Báo quản trị |  
  • #12860   19/05/2009

    mostlaw2020
    mostlaw2020
    Top 150
    Male
    Lớp 1

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2009
    Tổng số bài viết (552)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    THẢO LUẬN CÙNG thuongluong306

    Ông bạn tôi cũng suy nghĩ nhiều ghê nhỉ?
    Có bài viết về Thuyết Pháp trị tớ tham khảo ở Việt Nam net để cùng trao đổi với ông:

    Khi Tần Thuỷ Hoàng sắp cất quân đánh Hàn, Hàn Phi được cử làm sứ giả sang nước Tần với nhiệm vụ cứu nước Hàn khỏi hoạ diệt vong. Nhưng ông sang Tần không phải để sống, mà là để chết.

    Lý Tư, một bạn học của Hàn Phi, cũng là một quân sư của Tần Thuỷ Hoàng, đã dùng mưu hãm hại Hàn Phi. Hàn Phi bị giam vào ngục, sau đó được vua Tần ra lệnh trả tự do vì phục tài ông, nhưng Lý Tư quyết tâm hại bạn đến cùng, bắt ông uống thuốc độc chết trong ngục để trừ khử “con người giỏi nhất về chính trị thời đại” lúc đó.

    Hàn Phi đón nhận cái chết thế nào cũng đến với kẻ sĩ biết đề cao pháp luật và thuật trị nước. Ông gửi tất cả tâm hồn và tinh lực vào tác phẩm Hàn Phi Tử mà ông tin là sẽ sống mãi với đời.

    Khi đọc tác phẩm này, Tần Thuỷ Hoàng thốt lên thán phục: “Ta được làm bạn với con người này thì có chết cũng không uổng!”.

    Thay “đức trị” bằng “pháp trị”

    Trong bối cảnh phức tạp nhiều biến động lúc bấy giờ, các học thuyết như Lão gia, Nho gia… đã không giúp được xã hội thoát khỏi tình trạng rối loạn và suy sụp vì tính không tưởng và không có khả năng đáp ứng yêu cầu thời cuộc. Đạo đức và tình thương không đủ sức mạnh để lập lại trật tự xã hội.

    Với tác phẩm Hàn Phi Tử, Hàn Phi đã chính thức khai sinh học thuyết pháp trị của phương Đông, đồng thời đưa ra lời giải cho bài toán lịch sử hóc búa. Hàn Phi đã kết hợp các yếu tố “thuật”, “thế”, “pháp” của Thân Bất Hại, Thận Đáo, Thương Ưởng, hoàn thiện tư tưởng pháp trị của các bậc tiền bối đã khai sinh ra nó là Quản Trọng và Tử Sản để xây dựng thành học thuyết chính trị độc lập.

    Nội dung cốt lõi của học thuyết pháp trị là đề cao pháp luật với tư cách là công cụ quan trọng nhất, hữu hiệu nhất trong việc bình ổn xã hội. “Cái làm cho trị an là pháp luật, cái gây ra loạn là sự riêng tư. Pháp luật đã thiết lập rồi thì không ai có thể làm điều riêng tư được nữa”.

    Hàn Phi khẳng định, việc trị nước, quản dân không thể dựa theo lễ nghi truyền thống mà phải được thực hiện trên cơ sở những đạo luật cụ thể và chặt chẽ. Bởi lẽ, “…pháp luật không hùa theo người sang… Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu…”.

    Pháp trị là học thuyết duy nhất có sự kế thừa, hàm chứa những những yếu tố của những học thuyết khác nhiều nhất, nhờ đó tạo ra một phương thức giải quyết vững chắc, toàn vẹn và thực tế nhất trong vấn đề trị quốc: Lễ nghĩa, danh phận của Nho gia được cụ thể hoá trong pháp luật; Vô vi của Lão gia được chuyển hoá thành quan hệ biện chứng vô vi- hữu vi; Kiêm ái của Mặc gia tuy là nội dung yếm thế nhất của học thuyết pháp trị, nhưng Hàn Phi vẫn coi đây là mục đích cuối cùng của pháp luật.

    Nhờ học thuyết pháp trị, Tần Thuỷ Hoàng đã chấm dứt cục diện bách gia phân tranh thời tiên Tần, thống nhất Trung Quốc và xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền đầu tiên tại Trung Quốc.

    Mặc dù vậy, cần phải thấy rằng, pháp luật mà Hàn Phi đề cao là thứ pháp luật hà khắc, tàn bạo, khác xa với pháp luật ngày nay; con người phải vì pháp luật, chứ pháp luật không vì con người; mặt khác, pháp luật dù ở vị trí thượng tôn, trên muôn dân, nhưng lại dưới một người (nhà vua). Đó là hạn chế của học thuyết Pháp trị.

    Bài học cho kẻ làm vua

    Xuyên suốt 40 quyển của bộ Hàn Phi Tử, bên cạnh việc chứng minh hiệu lực tối ưu của pháp luật trong việc trị nước bằng những câu chuyện sinh động, Hàn Phi còn đưa ra rất nhiều lời khuyên có giá trị cho bậc quân vương.

    Để giữ yên ngai vàng, Hàn Phi khuyên nhà vua phải biết giữ mình. “Nhà vua chớ để lộ cho người ta biết mình muốn gì, vì nếu nhà vua để lộ cho người ta biết mình muốn gì thì bọn bầy tôi thế nào cũng tô vẽ. Nhà vua chớ để lộ ý của mình, vì nếu nhà vua để lộ ý của mình thì bọn bầy tôi thế nào cũng biểu lộ cái khác với bản tính của họ”.

    Làm được như vậy thì: “Nhà vua không giỏi mà làm thầy những người giỏi, không khôn ngoan mà làm chuẩn mực cho sự khôn ngoan. Bầy tôi phải vất vả mà nhà vua hưởng sự thành công.”

    Để dựng nước và giữ nước, bậc làm vua phải biết sử dụng thứ công cụ “vạn năng” là pháp luật. “Phải dựa vào cái khiến cho những người nhát có thể chinh phục được con hổ và cái làm cho vị vua tầm thường có thể gìn giữ nước. Đó chính là pháp luật. Lo cái kế trung cho vị vua chúa, kế đức với thiên hạ thì cái lợi không gì lâu dài hơn pháp luật”.

    Nhà vua cũng phải biết cách dùng người, dụng nhân như dụng mộc, tập hợp quanh mình bầy tôi giỏi để có thể trị quốc an dân. “Kẻ làm vua chúa nếu có thể bỏ được cái điều mà người giỏi cũng không làm được để giữ lấy cái mà người vụng làm vạn điều không sai một thì sức người dùng được hết mà công danh được xác lập”.

    Một trong những bài học quan trọng nhất đối với bậc quân vương là phải hiểu được lòng dân. Hàn Phi chỉ rõ: “phàm việc nước thì điều phải lo trước tiên là thống nhất lòng dân, nếu không nước tắc loạn”. Hiểu rõ bản tính của dân, từ đó có cách cai trị thích hợp để nước thịnh dân an, đó là cái gốc của nghiệp vương vậy.

    (Theo VietNamNet)

     
    Báo quản trị |  
  • #12861   19/05/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Chào ông bạn mostlaw2020

    Điều đầu tiên tôi muốn nói với ông rằng, tôi rất tiếc khi những năm học cùng nhau tôi và ông ít khi ngồi " đàm đạo", không phải là bàn chuyện to tát, bởi lúc đó, hay ngay cả bây giờ tôi cũng chưa dám nghĩ mình có thể làm được những điều to tát đó, chỉ đơn giản thấy sao nói vậy. Điều mà tôi tiếc là tôi không nhận ra mình có một đồng môn khá thú vị và cũng đầy ý chí, nếu tôi không nhầm, tôi và ông bạn chưa cùng nhau "chạm chén" lần nào, bây giờ tình cờ qua diễn đàn, lại hội ngộ ở đây ông mới lộ mặt anh hùng.
          Bài THUYẾT PHÁP TRỊ mà ông vừa post lên  là một thuyết bất hủ của những anh hùng Trung Hoa ngày  xưa, nhưng có lẽ tôi chưa thể "thẩm thấu" được ngay. Nhưng tôi tin rằng ông đã trưởng thành thật sự khi nghiễn cứu đến những GIÁ TRỊ TO LỚN đó. Tôi tin ông là một người bạn có tài thật sự.
     Với riêng tôi, khi post chủ đề này lên, vì tôi nhìn thấy như vậy, còn tại sao, làm thế nào thì phải do các ĐẤNG TỐI CAO ngồi bàn giải quyết theo một quá trình nhất định, còn chúng ta chỉ "bàn" trên diễn đàn  thôi, có lẽ sẽ có nhiều ý kiến hay chăng.
     

    Cập nhật bởi thuongluong306 vào lúc 19/05/2009 13:52:50
     
    Báo quản trị |  
  • #12862   19/05/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Các bác ạ, không phải em bàn chuyện to tát đâu nhé, chỉ là thấy sao, nghĩ sao nói vậy. Ở VN ta Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, Chính phủ điều hành, nhân dân...làm chủ. Vì vậy những người công tác ở các cơ quan do Nhà nước quản lý là do ông chủ là  nhân dân ...cơ cấu "đẩy lên'' làm đầy tớ.
        Các cuộc bầu cử, nếu có bác nào cảm thấy mình có tài, có đức muốn cống hiến cho đất nước mà tự đứng ra ứng cử, vận động tranh cử thì em cá rằng, các bác dù là Giáo Sư, tiến sĩ nhưng các bác không nằm trong "bộ khung" dó "nhân dân cơ cấu' thì các bác cũng thua cuộc mà thôi. Có chăng các bác cũng chỉ như một gam màu tô vẽ cho cuộc bầu cử thêm màu sắc mà thôi.
      Vậy, phải chăng nhân dân mình chưa hoặc không ưa những ông học luật, liệu có phải bởi nhân dân nhận thấy trước mắt họ rõ ràng những ông học luật không trực tiếp tạo ra các sản phẩm hữu hình như giống thóc mới, cây trồng mới như các ông nông nghiệp, các sản phẩm xe máy, xe hơi như các ông công nghiệp?...
      To bác phananhcuong, nếu bác có ghé qua topic này mong bác cho ý kiến, bởi bác là nhà luật học, nhà báo, lại là báo Tuổi trẻ Thủ đô, đó là kênh thông tin quan trọng của tuổi trẻ, mong bác nói làm sao để các bạn trẻ khi đã bước vào trường luật thì phải cố gắng học hành tử tế, để thành tài, để ngành luật ngày càng có vị trí và đẳng cấp trong XH. Bác nói với em bác đã già rồi, em thì cũng sắp già rùi, nên chỉ "bàn cho có chuyện" thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #12863   19/05/2009

    haivinhphuc88
    haivinhphuc88

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 350
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    "Con vua thì lại làm vua - Con sãi ở chùa đi quét lá đa....." ai khiến con Sãi mà bày trò mèo ứng với chả cử. Riêng chuyện khi nào nghề Luật mới có uy lực ư ? Khi nào Toà án thật sự xét xử độc lập và chỉ tuân theo Pháp luật. Pháp luật đây là Pháp luật chính thống, chứ không phải Pháp luật bị vo tròn hay bóp méo đâu nhá. Mà đợi tới lúc đó, e rằng chính bản thân Luật sư cũng chả còn tròn đẹp như vốn có mà đã biến dạng méo mó để thích nghi với "cuộc sống" từ lâu rồi ! Mệt quá ông thuongluong306 ơiiiiiiiiiii

    Cập nhật bởi haivinhphuc88 vào lúc 19/05/2009 15:55:43
    Cập nhật bởi haivinhphuc88 vào lúc 19/05/2009 16:02:04
     
    Báo quản trị |