Luật sư và đời sống!

Chủ đề   RSS   
  • #9437 06/05/2009

    ducbao
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/04/2008
    Tổng số bài viết (169)
    Số điểm: 5855
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Luật sư và đời sống!

       Luật sư già phải kiểm tra sức khỏe? Ngộ!
    Vừa qua Báo Pháp luật Tp.HCM có loạt bài đăng nhiều ý kiến của các luật sư, chuyên gia về việc kiểm tra sức khỏe của các luật sư “già”, sau khi có thông tin
    Sở Tư pháp tỉnh Bến Tre đã có công văn chỉ đạo Đoàn luật sư tỉnh này giám định lại sức khỏe đối với các luật sư trong đoàn sinh từ năm 1950 trở về trước (từ 58 tuổi trở lên). Nếu qua giám định mà luật sư nào không còn đủ sức khỏe thì ban chủ nhiệm đoàn đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, thu hồi chứng chỉ hành nghề. Quý vị và các bạn có theo dõi không nhỉ? Nếu ai chưa xem thì tham khảo tại đây:

    http://www.phapluattp.vn/news/toa-an/view.aspx?news_id=220556
       
        Cá nhân
    tôi không hiểu sự tình vì lý do gì (có lẽ một vị cán bộ sở nào đó chứng kiến cảnh Ls "già" trong quá trình hành nghề gặp khó khăn hay sao í nên động lòng?) khiến phải ban hành một văn bản để rồi vấp phải sự phản ứng dữ dội của giới chuyên môn. Hay là trước khi ra văn bản chưa thăm dò thử phía Ban chủ nhiệm Đoàn Ls Bến Tre thế nào. Thật sơ suất, sơ suất, chắc phải “rút lại” ngay thôi!
        Quý vị và các bạn có ý kiến gì về vấn đề này không nhỉ?
    Cập nhật bởi daonhan ngày 21/04/2010 06:23:09 PM Cập nhật bởi LawSoft01 ngày 09/03/2010 06:46:09 PM
     
    69458 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

9 Trang «<456789>
Thảo luận
  • #9598   18/09/2008

    minh69
    minh69

    Sơ sinh

    Montreal, Canada
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    PhanAnhCuong viết:
    Các bác nói thế nào ấy chứ, tôi thấy tiếng nói của LS VN hiện nay đã nâng lên rất cao so với 5 hoặc 10 năm trước. Thu nhập của LS hiện nay cũng rất cao. Ông nào ông đó khoẻ re! Không tin cứ hỏi mấy ông LS ở diễn đàn này xem!


    Thu nhập của một số ít LS có thể là cao ... đúng vậy nhưng tôi nhận thấy các SV tốt nghiệp ngành luật khá là vất vả đấy . Tuy ở nước ngòai nhưng vài năm trước vẫn hay gặp gỡ anh em ngành luật , đây là các anh em trẻ , mấy vị LS thâm niên thì tôi quả là không biết họ làm ăn cách nào nhưng sự thực là anh em ngành luật lúc mới ra trường thì họ chỉ quanh quẩn làm cò, chạy giấy .... có người khá hơn thì làm 1 thời gian cũng chịu không nổi rồi xin thôi vì lương chỉ đủ đổ xăng và ăn sáng ( sống trong sạch ) . Có người may mắn hơn thì dạy học nhưng mà cũng chỉ để làm cảnh chứ cha mẹ phải lo .

    Công việc của họ không thể so sánh với các VS tốt nghiệp bên ngọai thương đã đành, tôi nghĩ còn thua kém cả các SV ngành tin học .

    Khi nào về, tôi có thể mời bạn Cường cùng tôi gặp gỡ các bạn trẻ ngành luật để thấm cái khó của họ nhé ...
     
    Báo quản trị |  
  • #9599   18/09/2008

    nguyenquan78
    nguyenquan78
    Top 500
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (142)
    Số điểm: 2879
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 13 lần


    nghiasoros viết:
    Ừm. Tớ cũng nghĩ giống vậy, trong tương lai nếu nền kinh tế của mình phát triển thì bất cứ nghề nào cũng phát triển theo, không chỉ riêng gì nghề luật sư. Còn về phần Cò, tôi chỉ thấy khi luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý thì giống giống Cò pháp lý thôi! Nếu bạn thấy khác thì có thể chỉ ra điểm khác biệt xem sao!  




    Không biết Bạn đã là Luật sư, hay đang tập sự Luật sư, hay còn đang đi học? nhưng Nếu thật sự yêu nghề Luật sư sống chết theo nghề thi Bạn cũng biết nó khác nhau chỗ nào rồi!

    Còn Bản chất nghề Luật sư mỗi người có quan niệm khác nhau  ở đây tôi không nói lý thuyết học trong trường mà thực tiễn công việc của Luật sư và vị thế của Luật sư trong xã hội và đặc biệt là đối với khách hàng.

    Bạn có muốn khách hàng đến với Văn phòng Luật sư/Công ty của Bạn là một nơi đáng tin cậy, Luật sư thông hiểu pháp luật, kinh nghiệm chinh chiến đầy mình hay là toàn Cò cứ có "Xiền" là "xong phim" hết? nói vui vậy thôi chứ cách hiểu, cách làm của mỗi người sao giống nhau được Bạn nhỉ!

     
    Báo quản trị |  
  • #9600   18/09/2008

    kienanls
    kienanls
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2008
    Tổng số bài viết (687)
    Số điểm: 4065
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 203 lần


    qua tao lao

    toan mot lu tao lao. Khong co luat thi se xa hoi nay la cai ?Khong co luat su thi ai dam bao cho phap luat duoc thuc thi theo dung nghia cua no. mot lu dot nat ve luat nhung lai co ban tan ve luat.Ban quan tri dau roi.

    Tại TP Hồ Chí Minh

    CÔNG TY LUẬT MINH MẪN

    02 Hoa Phượng - Phường 02 - Quận Phú Nhuận - Tp Hồ Chí Minh

    Tổng đài tư vấn: 1900585847 - DD: 0902078630

    Website: www.luatminhman.net Email: [email protected]

    ------------------------------------------------------------------------------------

    Tại Bạc Liêu

    CÔNG TY LUẬT KAO KIẾN

    87 Bà Triệu - Phường 03 -TP Bạc Liêu - Tỉnh Bạc Liêu

    Website: www.luatkaokien.com.vn Email: [email protected]

     
    Báo quản trị |  
  • #9601   18/09/2008

    haphong
    haphong
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2008
    Tổng số bài viết (164)
    Số điểm: 2565
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Bạn hãy bình tĩnh

    kienanls viết:
    toan mot lu tao lao. Khong co luat thi se xa hoi nay la cai ?Khong co luat su thi ai dam bao cho phap luat duoc thuc thi theo dung nghia cua no. mot lu dot nat ve luat nhung lai co ban tan ve luat.Ban quan tri dau roi.

    Chào bạn!
    Đây là nơi chúng ta trao đổi thảo luận trên khía cạnh cùng đóng góp suy nghĩ của mình. Ý kiến của mỗi người có thể đúng, có thể sai. Qua những trao đổi, chúng ta sẽ hiểu rõ, tiếp cận được vấn đề một cách xác thực hơn.
    Riêng BQT tôn trọng những suy nghĩ, nội dung, bài viết của thành viên nếu không vi phạm Thỏa ước sử dụng của LawSoft
    À, bạn nhớ lần sau gõ có dấu nhé.
    Thân.
     
    Báo quản trị |  
  • #9602   18/09/2008

    nguyenquan78
    nguyenquan78
    Top 500
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (142)
    Số điểm: 2879
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 13 lần


    Em sợ a kienanls quá

    kienanls viết:
    toan mot lu tao lao. Khong co luat thi se xa hoi nay la cai ?Khong co luat su thi ai dam bao cho phap luat duoc thuc thi theo dung nghia cua no. mot lu dot nat ve luat nhung lai co ban tan ve luat.Ban quan tri dau roi.

    Tôi không biết Ông kienanls Giỏi cỡ nào và hành nghề ở đâu nhưng cái cách Ông phát ngôn thi không phải là Luật sư. Ông không ngửi được chúng tôi nói gì thì mời Ông vào những tiêu đề cao siêu.
    Xin lôi Ban quản trị có vài lời với kienanls
     
    Báo quản trị |  
  • #9603   18/09/2008

    XuanHan
    XuanHan
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (200)
    Số điểm: 3672
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Sự cố chăng?

    Bạn kienanls thân mến!
    Đây là diễn đàn mở dành cho tất cả mọi người, không phân biệt đối tượng cũng như chuyên môn, miễn là họ quan tâm đến pháp luật và đã đăng ký thành viên. Chuyện ở đời, gặp một vấn đề có người hiểu có người chưa hiểu, người hiểu thì nên dùng kiến thức, bằng lập luận, lời lẽ của mình mà giải thích cho người chưa hiểu bằng sự tôn trọng theo lễ mà làm, để cùng nhau rõ tường, thế mới thật sự là người hạnh thông, đằng này bạn lại nặng lời với mọi người thật không nên. Hơn nữa, chỉ vài dòng mà thành viên gõ ở trên chưa hẳn đã chuyển tải hết ý nghĩ của họ, biết đâu họ nói ít nhưng họ biết nhiều, họ biết nhiều nhưng cố ý “động vào chỗ ngứa” của người khác thì sao, hoặc nếu đó là điều họ đang nghĩ thật và nói thật thì suy cho cùng họ cũng đã chỉ cho những ai đang và sẽ là luật sư thấy, dưới con mắt của một số người, nghề luật sư là thế đấy. Điều đó giúp "người trong cuộc" nhìn nhận lại mình cần phải như thế nào, cần phải làm gì đây, v.v… và v.v…. và nếu bạn không muốn nói chuyện, giải thích và tranh luận được với họ thì cũng nên thầm mà cảm ơn họ mới phải chứ.
     
    Báo quản trị |  
  • #9604   28/10/2008

    doannguyenminhthy
    doannguyenminhthy

    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật sư cũng cần phải sống đấu tranh cho công lý . đừng thấy luật sư có thu nhập cao thì cạnh tranh , các nghề khác đôi khi nhìn bên ngoải đạo mạo khiêm tốn nhưng bên trong khi đổ vỡ ra tiền tham ô , hối lộ tiên trăm tỷ , họ làm như ta đây lo cho dân cho nước nhưng thật sự họ bòn rút của chung làm của cá nhân mình ( vì dụ : Bác sĩ áo trắng trái tim đen , hoặc họ công tác trong ngành kiểm tra , tuyên truyền mọi người nên làm điều tốt nhưng bản thân họ thì chuyên làm việc xấu )

     
    Báo quản trị |  
  • #9605   30/10/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Tôi xin kể vài mẩu chuyện :
    1/- Toà sơ thẩm tuyên bà B phải trả cho bà M 700m2 đất, nhưng Toà phúc thẩm lại bác toàn bộ yêu cầu đòi đất của bà M. Quá uất ức, bà M nháo nhào chạy tìm Luật sư, nay nghe người này giới thiệu, mai nghe người kia chỉ dẫn, cuối cùng bà M tìm đến 1 văn phòng Luật sư tại TPHCM. Vị Luật sư kiên nhẫn nghe bà M trình bày rồi xem, đọc thật kỷ lưỡng hồ sơ vụ án. Với giọng nói trầm ấm, lôi cuốn, vị Luật sư trình bày sơ qua những việc phải làm gấp một cách rõ ràng, khúc chiếc khiến bà M tin chắc mình đã gặp "quới nhân". Cái giá mà vị Luật sư đưa ra chiếm khoản 30% giá trị thửa đất tranh chấp, trong đó có chia ra từng đợt cụ thể, ví dụ ở công đoạn soạn đơn và nộp đơn xin kháng nghị Giám đốc thẩm là 15 triệu ! Chị M nhanh chóng OK, chừng nửa tháng sau khi giao 15 triệu, Bà M nhận được điện thoại từ Văn phòng Luật sư bảo lên nhận "Công văn của Toà tối cao và Viện tối cao". Bà M mừng rơi nước mắt khi nhận được giấy biên nhận nhận hồ sơ của TAND tối cao và Viện KSND tối cao, có "đóng triện" đỏ chót ! Chưa đầy 1 tuần sau, khi niềm vui sướng của cả nhà bà M còn lâng lâng thì lại có điện của Văn phòng Luật sư, sấp ngửa chạy lên thì bà M được yêu cầu "nộp" ngay 70 triệu để thực hiện "công đoạn 2". Chỉ ba ngày sau số tiền này được nộp đủ trong sự tin tưởng tuyệt đối, không cần cả giấy tờ ghi nhận.
          Thấy mấy tháng trôi qua mà Văn phòng Luật sư không hề gọi, bà M ngập ngừng gọi hỏi thăm thì được trả lời là Luật sư đi vắng ! Từ đó, bà M chỉ được nghe điệp khúc đi vắng, đi vắng và.....đi vắng, lúc thì Luật sư bận bào chửa cho Công ty A, lúc Luật sư đang ở Mỹ, ở Pháp, ở Nhật, Hàn.... để tìm hiểu, thu thập chứng cứ từ công ty B ! Sốt ruột, bà M bỏ công ăn việc làm lên "ngồi đồng" ở văn phòng Luật. Chiều đó bà M thấy Luật sư về văn phòng từ 1 chiếc Taxi của sân bay Tân Sơn Nhất, vẫn giọng trầm ấm, lôi cuốn và có sức thuyết phục rất cao, Luật sư bảo bà M cứ yên tâm về nhà, so với những chuyện tầm cở "quốc tế" mà ông ta đang "giúp" thì chuyện của bà M khác nào 1 giọt nước trong cả đại dương mênh mông ! Nếu không tin, Ông ta sẽ hoàn tiền lại ngay, không thiếu 1 xu ! Choáng ngộp, bà M ngoan ngoãn ra về, lòng còn tự trách mình hồ đồ, chưa chi đã nghĩ xấu cho Luật sư !
          Một tháng sau không thấy động tĩnh từ Văn phòng Luật sư, bà M lại khăn gói lên Thành phố ! Đất dưới chân bà như sụp đổ khi vẫn là căn nhà lầu cũ, nhưng bảng hiệu Văn phòng Luật sư không còn, thay vào đó là bảng hiệu của cửa tiệm cho thuê đồ cưới ! Người Saigon vốn không hay tò mò vào đời tư người khác, bởi vậy bà M lân la hỏi thăm Văn phòng Luật sư nọ dời đi đâu thì chỉ nhận được những cái lắc đầu vô cảm ! Bà M lếch thếch lê bước về nhà......
    2/- Ông A bị vợ là Bà B bỏ đi lấy chồng khác đã 12 năm không hề liên lạc, bản thân ông A cũng đã có vợ khác, có con hơn 6 tuổi. Cả hai đểu biết rõ nơi ăn chốn ở, gia cảnh của nhau nhưng chả ai thèm nói với ai một câu nào, mà có gì để nói khi giữa họ chưa có con chung ?
         Hôm nọ nghe người trong xóm nói muốn tránh rắc rối về sau thì Ông nên tìm vợ cũ về làm thủ tục ly hôn, sau đó đăng ký kết hôn với vợ hiện tại. Ông nghe theo, thế nhưng năm lần bảy lượt ông tới kêu mà bà vợ cũ vẫn không chịu về, thậm chí bà ta còn quát nạt bảo ông đừng tới quấy rầy nữa, đã là 'người dưng" hơn chục năm, ai có phận nấy cả rồi, còn bày đặt ly hôn. Nghe lời ai đó xúi quẩy, ông A tìm đến Luật sư kể lể mong được tư vấn. Vị Luật sư hỏi thật cặn kẻ về tài sản hiện tại của Ông A, ông cũng tình thiệt mà nói, bỏ qua những thứ lặt vặt như xe, ti vi, cái lớn là ông có hơn 2 mẫu ruộng lúa cao sản và chừng 18 công vườn đang thu hoa lợi ! Vị Luật sư hỏi tiếp tới giấy đăng ký kết hôn của Ông với vợ cũ, yêu cầu ông nội trong ngày mai phải nộp giấy này cùng địa chỉ của người vợ cũ. Luật sư hứa chắc như đinh đóng cột rằng sẽ giúp ông ly dị với vợ cũ một cách hợp pháp và nhanh nhất. Thù lao chỉ tượng trưng là........ 20 triệu !
          Mọi việc diễn ra đúng như lời vị Luật sư nọ, bà vợ cũ bổng dưng lù lù vác xác về ký đơn rồi cùng ra Toà, thế là Toà ra Quyết định thuận tình ly hôn cho hai người, trong đó có ghi câu hai bên thoả thuận chia tài sản sau, nếu cần thì khởi kiện thành một vụ án khác. Ông A cũng nhanh chóng làm thủ tục đăng ký kết hôn với người vợ đang chung sống, từ đó ông nghĩ sẽ được sống yên ổn, hạnh phúc........
            Vài tháng sau, Ông A nhận được giấy triệu tập của Toà mới té ngửa là bị vợ cũ khởi kiện đòi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của hai người ! Ông A quýnh quáng như gà mắc tóc nhưng không thể nào chứng minh được ruộng, vườn là tài sản riêng của mình, thế là Toà sơ thẩm tuyên buộc ông A phải chia cho vợ cũ 1/3 diện tích ruộng, vườn ! Cả hai đều kháng cáo. Toà Phúc thẩm tuyên buộc Ông A phải chia cho vợ cũ tới 1/2 diện tích ruộng, vườn ! Việc cưỡng chế thi hành án được thực hiện chóng vánh, bà vợ cũ cũng vội bán tháo ruộng, vườn vừa được cưỡng chế giao cho. Ông A uất ức quá, chừng như hoá dại, tối nọ ông mò tới định cho "con đàn bà kinh khủng" kia một nhát dao chí mạng rồi ra sao thì ra, núp ngoài cửa, ông nghe trong nhà bà vợ cũ có tiếng nói quen quen, thì ra bà ta và vị Luật sư tư vấn trước kia của Ông đang "chia chác chiến lợi phẩm" ! Ông A chợt hiểu mình đã gặp phải tay Luật sư "hai mang", chính nó đạo diễn chứ con mụ nhà quê kia thì biết gì mà "đáo để" như vậy ! Đất trời quay cuồng, Ông A khuỵu xuống, thoi thóp !
            Từ đó ông A giao lại ruộng, vườn cho vợ, con rồi khăn gói ra Thủ đô kêu oan !
            TÔI CHỈ LÀ NGƯỜI KỂ CHUYỆN, CÒN ĐÁNH GIÁ NGHỀ LUẬT SƯ NHƯ THẾ NÀO THÌ HOÀN TOÀN KHÔNG DÁM.
     
    Báo quản trị |  
  • #9606   30/10/2008

    nghianamphan
    nghianamphan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2008
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 220
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cò là cái quái gì???

    Khái niệm có thường được sử dụng thay cho thuật ngữ Nhà môi giới bất động sản. Riêng nghề luật tôi cũng thoáng nghe về co pháp lý. Thú thật là muốn phủ nhận, nhưng lại không thể. Néu các bạn mang trong mình sự huyễn hoặc, tự hào rỗng tuếch hãy đến trước cửa Phòng Đăng ký Kinh doanh ở các Tp lớn, Liên hệ nơi tiếp nhận và trả hồ sơ ở các quận trung tâm ... các bạn sẽ thấy các luật sư, luật gia vĩ đại của chúng ta đa phần , đích thực giống CÒ.(cò đủ thứ dịch vụ giấy tờ). Tiền cò (tức là phí dịch vụ) đôi khi hạ thấp để cạnh tranh nhau.Tôi cũng làm việc đó đến 6tháng sau khi mới tốt nghiệp và cảm giác ê chề.
    Tuy nhiên, tôi nhận thấy đa phần các luật sư khởi nghiệp cò ấy đã nhanh chóng biết cách vươn lên, nhiều người trở thành nhà tư vấn đích thực.
    Bây giừo tôi không làm việc như cũ nữa, trình độ có thể không được nâng cao là mấy, cộng với chút ít kinh nghiệm, tôi cunbgx nỗ lực để xác lập vai trò là nhà tư vấn chứ k bon chen xè beng để kiếm tiền nữa.
    Ai chẳng muốn kiếm nhiều tiền, nhưng kiếm thế nào để không hổ danh luật sư, không làm mất đi địa vị của nghề luật mới là vấn đề. Mong các luật gia, luật sưu trẻ chia sẻ.
     
    Báo quản trị |  
  • #9607   01/11/2008

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Tôi không đồng ý quan điểm ví Luật sư giống như CÒ. Có thể trong một số trường hợp nào đó có người lợi dung danh nghĩa Luật sư để thực hiện những hành vi không chuẩn mực. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng nếu ai đã có đầy đủ điều kiền để hành nghề Luật sư thì họ sẽ đàng hoàng sống bằng nghề nghiệp của mình, có thể là không giàu.
    Bạn nghianamphan xem lại giúp một chút nhé. Bạn có chắc những người bạn nhìn thấy là Luật sư không hay bạn chỉ biết họ là Luật sư thông qua danh thiếp của họ hoặc do họ tự giới thiệu.
    Thực hiện các dịch vụ pháp lý là một trong những họat động hành nghề luật sư nhưng các bạn cũng lưu ý rằng trong họat động này Luật sư không chỉ bỏ công sức của mình ra đi làm thay thân chủ mà còn phải vận dụng những kiến thức của bản thân để hoàn thành công việc nữa. Còn những người làm CÒ họ chỉ làm trung gian để hai bên tiếp xúc, giao thiệp với nhau thôi.
    Nghề luật sư cũng như những nghề nghiệp khác, có người tốt, kẻ xấu. Nhưng hầu hết họ nhận tiền một cách sòng phẳng, công khai với những gì họ phải bỏ ra để làm công việc đó. Tôi nghĩ rằng chỉ cầ điều đó cũng đáng trân trọng trong xã hội ta hiện nay

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
  • #9608   13/11/2008

    quangdinhnhat
    quangdinhnhat

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 22 lần


    Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý, bảo vệ pháp chế

    Theo tôi, suy nghĩ của bạn không hẳn là sai, nhưng bạn dùng từ chưa chính xác!

    Luật sư là người cung cấp các dịch vụ pháp lý, đồng thời góp phần bảo vệ pháp chế, xây dựng nhà nước pháp quyền.

    "Cò pháp lý" thì đã sao? ngày xưa, người ta vẫn gọi doanh nhân là "con buôn" đấy thôi
     
    Báo quản trị |  
  • #9609   16/11/2008

    DOANTHIENDUC
    DOANTHIENDUC

    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạn có biết nghề Luật sư là làm dâu trăm ho không , đa số khách hàng đều rất sòng phẳng cho việc nhận tư vấn từ luật sư nhưng cũng không ít khách hàng khi nhận được trợ giúp từ luật sư đạt được mục đích , họ bằng mọi cách đòi lại tiền thù lao cho luật sư , thậm chí họ còn kiếm cách làm mất uy tín của luật sư . Làm cho họ nhanh họ cho rằng công sức luật sư hưởng như vậy là quá cao họ xin tiền bớt lại , làm hơi chậm không phải lỗi do Luật sư họ nói Luật sư không trách nhiệm . Còn việc 01 vài con sâu làm sầu nồi canh thì chính họ từ đào thải họ . Khách hàng sẽ không tìm đến họ . Mong các bạn thông cảm cho người Luật sư sống trong tình cảnh dầu sôi lửa bỏng nầy.

     
    Báo quản trị |  
  • #9610   17/11/2008

    Bluedragon
    Bluedragon

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2008
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bản chất nghề Luật sư

    Xin mạn phép kể một câu chuyện tích cực sau:

    Tôi có một anh bạn học HLU, ra trường được 2 năm, trước khi làm anh ấy đã xin vào làm không lương cho một NGO của Úc và cố gắng dùng những kiến thức luật học của mình trong nhà trường để giúp đỡ những trẻ em có hòan cảnh khó khăn, người nghèo... Chính sách của NGO này là không lobby, không hối lộ vì vậy Anh bạn tôi phải làm nhiều hơn và khéo léo hơn để đạt được mục đích của mình là giúp đỡ pháp lý cho người nghèo.

    Hiện tại anh đang làm ở NGO đó và làm thêm về tư vấn doanh nghiệp cho người nước ngoài, soạn thảo hợp đồng, tư vấn các vấn đề tư pháp quốc tế... Sau hai năm anh đã có được một mức lương tương đối khá, tự mình mua được nhà ở Hà Nội. Điều này hoàn toàn khác biệt với một số phàn nàn rằng nghề luật mới ra trường kiếm được ít tiền. Cái quan trọng là mình có đủ năng lực kiếm tiền hay không mà thôi.

    Luật pháp Việt Nam có nhiều điểm bất cập, vì vậy Luật sư phải có kiến thức pháp lý và bản lĩnh vững vàng, giám vượt khó, vượt khổ thì mới thành công được.
     
    Báo quản trị |  
  • #9611   06/12/2008

    cuonglong
    cuonglong

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 620
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    Vạn sự khởi đầu nan!!

    Hành nghề gì cũng thế thôi bao giờ lúc đầu chẳng khó khăn.Đặc biệt nghề luật rất cần uy tín và kinh nghiệm.Nếu bạn có kiến thức nhưng thiếu 2 thứ này thì cũng khó lăm.Kiếm tiền chưa bao giờ là chuyện đơn giản cả.Hãy cố gắng sống và cống hiền đi bạn sẽ được bù đắp cho công sức của mình bỏ ra một cách xứng đáng.

    Nguyễn Việt Cường

    DĐ: 098.484.3886

    Email: [email protected]

     
    Báo quản trị |  
  • #9539   27/05/2009

    nganhhong
    nganhhong
    Top 500
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 12341
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    "Đôi điều suy nghĩ về đạo đức nghề nghiệp Luật sư"

    "Khi bàn về đạo đức nghề nghiệp luật sư, có nhiều nhận thức và quan niệm khác nhau. Tổng hợp lại, nổi lên có hai khuynh hướng đáng phải suy nghĩ. Có khuynh hướng cho rằng, trong cộng đồng xã hội nghề nào cũng đòi hỏi người làm nghề phải có lương tâm, trách nhiệm đối với nghề của mình trước xã hội. Như vậy, cô cần phải đặt “Đạo đức nghề nghiệp luật sư” thành vấn đề riêng biệt không?

       Khuynh hướng khác lại cho rằng, trong thời buổi kinh tế thị trường, mọi ngành nghề trong xã hội đều mang tính cạnh tranh nhằm thu lợi nhuận cao nhất. Hoạt động luật sư là một nghề giống như mọi nghề khác, cùng chịu sự chi phối của quy luật thị trường. Việc đặt “Đạo đức nghề nghiệp luật sư'' thành một vấn đề riêng biệt là không tưởng. Hai khuynh hướng trên, tuy có nhưng khía cạnh khác nhau nhưng suy cho cùng lại có chung một là không coi trọng đạo đức nghề nghiệp luật sư ở khuynh hướng thứ hai còn đánh đồng nghề luật sư như mọi nghề khác, tức là tầm thường hoá danh dự nghề luật sưcủa mình. Ai cũng biết rằng, người ta bất cứ làm nghề gì cũng đều phải có lương tâm, trách nhiệm đối với việc làm của mình. Nhưng, do quy luật sinh tồn và phát triển không đồng đều nên mỗi ngành nghề khác nhau đều có tính chất khác nhau, đòi hỏi lương tâm, trách nhiệm, đạo đức của người làm nghề có sự khác nhau, không ai có thể đánh đồng được.

     Nghề dạy học, các thầy giáo, cô giáo không chỉ dạy cái chữ để chống lại sự dốt nát, mà mục tiêu cao cả của nghề dạy học là dạy cách làm người, làm người phải đạo, làm người có đủ phẩm chất, Chân,Thiện, Mỹ. Do mục tiêu cao cả ấy ''nhất tự vi sư, bán tự vi sư” và ''Tôn sư trọng đạo” đã trở thành truyền thống của mọi dân tộc.

       Nghề chữa bệnh, các thầy thuốc cầu cho con người thoát khỏi cảnh ốm đau, bệnh tật, chống lại thần chết, kéo dài tuổi thọ, góp phần cho mọi người, mọi nhà được khoẻ mạnh, hạnh phúc. Với mục tiêu cao cả ấy, người làm nghề chữa bệnh không bao giờ coi trọng đồng tiền hơn việc cứu người. Chính vì thế, cả xã hội tôn vinh ''Thầy thuốc như mẹ hiền''. 

       Nghề sản xuất, kinh doanh, người làm nghề đương nhiên phải tính toán sao cho có lợi nhuận. Nhưng, khoản lợi nhuận ấy phải do bàn tay khéo léo và khối óc thông minh tạo ra, nó không thể có sự gian dối. Đó là đạo đức của người làm nghề chân chính. Người làm nghề luật sư cũng giống như mọi người làm nghề khác ở chỗ: có học, được đào tạo thành người có đủ phẩm chất. Chân, Thiện, Mỹ, cũng đòi hỏi có khối óc thông minh và tấm lòng ngay thẳng, nhân hậu. Nhưng nghề luật sư lại có đặc thù riêng, đó là phải gắn liền với mọi lãnh vực pháp luật của Nhà nước. Các ngành nghề khác chỉ quan hệ đến một vài lĩnh vực pháp luật có liên quan mà thôi.

       Hoạt động nghề nghiệp của luật sư, qua thục tiễn cho thấy nổi lên ba tính chất: Trợ giúp, hướng dẫn và phản biện.

       Tính chất trợ giúp:  Do quy luật phát triển không đồng đều cả về đời sống vật chất. lẫn tinh thần, bất kỳ xã hội nào trong cộng đồng dân cư, cộng đồng dân tộc cũng tồn tại những người rơi vào vị thế thấp kém so với mặc bằng xã hội. Chẳng hạn như người nghèo, người già đon côi, người chưa thành niên mà không có sự đùm bọc của mái ấm gia đình. Những người ở vào vị thế thấp kém này thường bí ức hiếp, bị đối xử bất công trái pháp luật. Những người này khi bị ức hiếp, bị đối xử bất công, họ rất cần sự giúp đỡ, bênh vực của người khác. Tốt nhất là sự trợ giúp của luật sư. Sự trợ giúp của luật sư trong những trường hợp này là hoàn toàn vô tư, không vụ lợi. Ở thời kỳ cổ đại, những thế kỷ trước và sau Công nguyên, những người dám đứng ra bênh vực, trợ giúp các đối tượng bị ức hiếp được xã hội tôn vinh như là các “hiệp sỹ”. Ngày nay, xã hội loài người đã được hưởng thành quả của nhiều nền văn minh, song, từng nước, từng dân tộc vẫn tồn tại những người ở vào vị thế thấp kém của xã hội, vẫn tồn tại sự ức hiếp, sự đối xử bất công trời pháp luật. Vì thế sự hoạt động trợ giúp của luật sư đối với những đối tượng này không chỉ là bổn phận mà còn là thước đo lòng nhân ái và đạo đức của luật sư.
    Tính chất hướng dẫn: Do tính chất nghề nghiệp đòi hói luật sư không chỉ thông hiểu pháp luật hiện hành mà còn hiểu biết cả tinh thần, nội dung những quy định của pháp luật ở từng thời điểm của thời gian đã qua, Luật sư còn phải hiểu sâu rộng cả tục lệ và bản sắc văn hoá của dân tộc.

       Mọi người hiểu và nghĩ về luật sư như vậy, cho nên mỗi khi bản thân hoặc gia đình có điều gì vướng mắc đều tìm đến luật sư, nhờ luật sư tư vấn. Vì vậy, hoạt động của luật sư luôn luôn có tính chất hướng dẫn. Yêu cầu của hoạt động này là hướng dẫn cho đương sự hiểu đúng tinh thần và nội dung của pháp luật để biết cách xử sự tháo gỡ vướng mắc của họ phù hợp với pháp lý và đạo lý.

       Tính chất hướng dẫn của luật sư khác hẳn với việc làm của loại “thầy cò thầy kiện” mà xã hội thường khinh ghét. Hoạt động hướng dẫn của luật sư là sự chỉ dẫn cái đúng, cái sai,việc gì được làm, việc gì không được làm. Đối với người có tội, tuy chức năng của luật sư không phải là lên án, buộc tội họ trước công chúng. Nhưng luật sư phải chỉ cho họ thấy rõ tội lỗi của họ, từ đó giúp họ có phương hướng cái tà quy chính. Nếu có căn cứ để tin rằng họ không có tội thì luật sư phải sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định nhằm gỡ tội cho họ.

       Loại “thầy cò thầy kiện'' xã hội thường ví là ''đòn càn hai mũi” là loại “đâm bị thóc chọc bị gạo”. Loại người này thường là kém hiểu biết hoặc cố tình không muốn hiểu biết để xuyên tạc sự thật khách quan phải cho trái, trái nói phải, có tội có nói là không, trái lại không tội họ lại đe doạ là có tội. Mục tiêu hoạt động của ''Thầy cò thầy kiện'' là cốt ''đục nước béo cò''. Loại người này xã hội thường khinh rẻ,sớm muộn cũng sẽ bị vạch mặt, bị đào thải.

       Luật sư là người hoạt động khoa học pháp lý ở vị trí người hướng dẫn pháp luật và đạo lý cho người khác, luôn luôn lấy việc bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội làm mục tiêu cao quý. Do đó, hoạt động của luật sư đòi hỏi phải có khoảng cách khác biệt với việc làm của loại “thầy cò thầy kiện''. Đó chính là nền tảng đạo đức nghề nghiệp luật sư.

       Tính chất phản  biện: Đây là vấn đề mới, tôi muốn đề cập đến khái niệm phản biện. Theo từ điển tiếng Việt, phản biện được định nghĩa là ''đánh giá chất lượng một công trình khoa học ...'' Đối với hoạt động của luật sư, tính chất phản biện, ta có thể hiểu đó là những biện luận nhằm phản bác lại lý lẽ, ý kiến quan điểm của người khác mà mình cho là không phù hợp với pháp lý và đạo lý.

       Tính chất phản biện trong hoạt động của luật sư, thông thường thể hiện ở lĩnh vực tham gia tố tụng, nhưng rõ nét nhất là trong tố tụng hình sự. Điều 36, khoản 3 Bộ Luật tố tụng hình sự hiện hành có quy định: “Người bào chữa có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; giúp bị can,  bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ”.

       Điều quy định này là cơ sở pháp lý bảo đảm tính chất phản biện của luật sư trong hoạt động tham gia tố tụng hình sự. Tiếc rằng trong xã hội có cả một số ít nhà báo chưa hiểu rõ tính chất phản biện của luật sư là nghĩa vụ phải làm. Do đó, khi thấy luật sư đưa ra những biện luận nhằm phản bác lại những gì không đúng quy định của pháp luật thì họ công kích thậm chí họ còn dùng ngôn từ để thoá mạ luật sư. Có tình trạng này là do sụ lẫn lộn giữa việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo với việc bao che hành vi phạm tội của họ.

       Tính chất phản biện của luật sư khác với nguỵ biện về bản chất.

       Phản biện là phải dựa trên sự thông hiểu tường tận về pháp lý và đạo lý. Phản biện phải lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm chuẩn mục để xem xét mọi khía cạnh của sự việc nhằm xác định rõ đâu là đúng, đâu là sai, thế nào là phải, thế nào là trái, từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp loại bỏ cái sai, bảo vệ cái đúng, bảo vệ lẽ phải, đó chính là bảo vệ công lý.

       Còn nguy biện, theo từ điển tiếng Việt là sự “cố ý dùng những lý lẽ bề ngoài có vẻ là đúng nhưng thật ra là sai để rút ra những kết luôn xuyên tạc sự thật''. Hoạt động của luật sư cần bảo đảm sao chính chất phản biện của mình có khoảng cách rõ nét không để lẫn lộn với nguỵ biện. Đó cũng là nền tảng của đạo đức nghề nghiệp luật sư.

       Một câu hỏi đặt ra, trường hợp không phát biện ra điều gì sai, không có cơ sở để phản biện thì hoạt động của luật sư còn gì để nói?

       Giải đáp câu hỏi này, xin nêu một câu ngạn ngữ ở Phương Tây: “Luật sư chỉ giỏi khi gặp viên Chưởng lý tồi”/ Câu ngạn ngữ này có ý nghĩa, người tiến hành tố tụng hoạt động hoàn toàn dúng pháp luật, nhận định và kết luận hoàn toàn chuẩn xác thì không còn chỗ cho luật sư phản biện. Luật sư không còn chỗ để phản biện, cũng giống như thầy thuốc không có bệnh nhân để chữa thì hạnh phúc biết bao.
    Hoạt động của luật sư trong trường hợp này chỉ còn ý nghĩa là người chứng kiến. Việc chứng kiến của luật sư không phải là không quan trọng. Có mặt luật sư là chỗ đưa tin cậy của bị can, bị cáo. Sự chứng kiến của luật sư trong khi khai cung, khi đối chất, khi xét xử chắc chắn rằng quyền và lợi ích hợp pháp mà pháp luật dành cho họ sẽ được bảo đảm. Dù họ là kẻ phạm tội, họ phải chịu sự trừng phạt của pháp  luật, nhưng không ai được quyền tra tấn, đánh đập, hành hạ họ về thể xác và xúc phạm nhân phẩm của họ. Bị can, bị cáo là người đã lâm vào vòng lao lý, phải đối mặt với uy lực của cơ quan công quyền, không phải ai cũng có đủ can đảm tự bảo vệ quyền hợp pháp của mình. Người xưa đã có câu: “Khôn ngoan đến cửa quan mới bíết".

       Có người do kém hiểu biết hoặc do quá sợ hãi mà không có tội vẫn ký biên bản nhận tội, dù biết tội đó là tội đặc biệt nghiêm trọng, có thể bị xử phạt ở mức cao nhất cũng cứ nhận bừa. Vụ án "ai giết chị Là" ở  Đông Triều - Quảng Ninh; vụ V-A-K ở Gia Lâm, Hà Nội; vụ Nguyễn Văn Hùng ở Nghệ Tĩnh (cũ); vụ Nguyễn Hữu Đạo Thanh Hoá là những ví dụ cụ thể. Điều đáng lưu ý là các vụ án oan sai này đều không có sự tham gia có tính chất phản biện của luật sư.

       Do vai trò và tác dụng của hoạt động luật sư, nên Khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh Luật sư năm 2001 đã nêu rõ: “Bằng hoạt động của mình luật sư góp phần bảo vệ công lý,  công bằng xã hội và pháp chế xã hội chủ nghĩa". Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị viết: “Các quan Tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để luật sư tham gia vào quá trình tố tụng: tham gia hỏi cung bị can, bị cáo, nghiên cứu hồ sơ vụ án tranh luận dân chủ tại phiên toà…”

       Ba tính chất hoạt động của luật sư như đã nêu trên là đặc thù là ranh giới khác biện với hoạt động của các ngành nghề khác.

       Người làm nghề sản xuất, kinh doanh chuyền không sản xuất kinh doanh những mặt hàng không đem lại lợi nhuận cho họ. 

       Người hành nghề luật sư, có khi biết nguy hiểm vẫn phải làm. Chẳng hạn đứng ra bào chữa cho bị cáo phạm tội giết người, biết rõ gia đình người bị hại công kích,trả thù là khó tránh khỏi, nhưng luật sư không được phép từ chối việc bào chữa do toà án chỉ định.

       Xuất phát từ tính chất, đặc thù của nghề luật sư, nó đòi hỏi luật sư ngoài các phẩm chất chung là Chân, Thiện, Mỹ, luật sư còn phải là người có khối óc thông minh, tấm lòng trong sáng,dũng cảm, biết lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm cơ sở hoạt động mới xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội. Đó chính là yêu cầu rất cao  trong đạo đức nghề nghiệp luật sư".

    Theo website Đoàn Luật sư Tp. Hà Nội

     
    Báo quản trị |  
  • #9540   31/07/2008

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Có cần đề cập tới vị trí của Luât sư trong xã hội hiện tại không nhỉ?

    Tôi chưa phải là Luật sư (LS), nhưng xét về vị trí của LS hiện tại trong xã hội cũng như trong một phiên tòa thì còn "thấp cổ bé họng" lắm!

    Đạo đức nghề nghiệp thì  nghề nào cũng có. Trong nghề y thì "LƯƠNG Y NHƯ TỪ MẪU", nghề giáo thì "CÔ GIÁO NHƯ MẸ HIỀN". Nghề nghiệp thì như vậy, nhưng còn phải nói tới đạo đức thật của con người đó nữa, bạn à! Không phải lương y nào cũng như từ mẫu, cô giáo nào cũng như mẹ hiền. Xã hội đang lên án những "mẹ hiền" và "từ mẫu" quá trời đó thôi!
    LS cũng không ngoại lệ
     
    Báo quản trị |  
  • #9541   23/08/2008

    cerano
    cerano
    Top 200
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2008
    Tổng số bài viết (400)
    Số điểm: 500
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    Nghề nào cũng vì chữ "mưu sinh"

    Con người học hành, xin việc...làm mọi thứ chỉ với một nhu cầu tất yếu là có tiền, là để sống. Và khi làm một luật Sư cũng không nằm ngoài yêu cầu này
    Cái khác ở đấy là cái nhu cầu đó trở nên như thế nào trong mỗi người mà thôi!
    Có những người xem nhẹ cái đồng tiền , nặng về lương tâm thì họ sẽ trở thành một luật sư có lương tâm , đạo đức nghề nghiệp, được người đời trọng vọng...Đổi lại họ sẽ không có một cuộc sống giàu sang như những người thuộc tầng lớp thượng lưu (nhưng không thể nói họ thiếu thốn về tiền bạc - Luật Sư vốn là cái nghề có tiền mà ). Còn những người ham cuộc sống giàu sang, lúc nào tiền cũng âm ấp thì tất yếu họ bán đi một phần lương tâm nghề nghiệp và nếu họ lại là một luật sư giỏi thì...khỏi bàn rùi
    Cuộc sống là sự trao đổi. Cái thiết yếu là bản thân ta đồng ý trao đổi hay không mà thôi
     
    Báo quản trị |  
  • #9542   27/05/2009

    sonduylaw
    sonduylaw

    Male
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:25/05/2009
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cám ơn vì bài viết về "Đôi điều suy nghĩ về đạo đức Luật sư" quá hay.Rất mong có nhiều bài viết của các Luật sư có kinh nghiệm trao đổi về đề tài này nhiều hơn nữa để giúp cho các Luật sư mới vào nghề học tập.
     
    Báo quản trị |  
  • #9547   13/11/2008

    vietdhl
    vietdhl

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tại sao luật sư không thể đồng thời là công chức nhà nước?

    Theo tôi biết thì luật sư không thể đồng thời là công chức nhà nước, có ý kiến cho rằng làm như vậy để đảm bảo tính khách quan, vậy khách quan ở đây được hiểu như thế nào?
     
    Báo quản trị |  
  • #9548   09/08/2008

    XuanHan
    XuanHan
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (200)
    Số điểm: 3672
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Sao luật sư không đồng thời là công chức?

    Một ví dụ nhỏ thế này: A là giảng viên Đại học Luật là công chức trong biên chế, B đã tốt nghiệp cứ nhân luật từng là học trò của A. B hiện tại là thẩm phán,... (là người tiến hành tố tụng trong 1 vụ án nào đó). Như thế, nếu A là luật sư tham gia vụ án này và gặp lại B học trò cũ (và thực tế sẽ gặp rất nhiều học trò cũ trong các cơ quan tiến hành tố tụng) vậy thì thế nào nhỉ?  Và còn nhiều ví dụ khác nữa, nhưng tôi xin nhường lời cho người khác.
     
    Báo quản trị |