làm thế nào để được hưởng chế độ bảo hiểm

Chủ đề   RSS   
  • #58283 20/08/2010

    MaiDiepThuy

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    làm thế nào để được hưởng chế độ bảo hiểm

    A chở B trên xe máy của A. Vì trời tối, mưa to, gió lớn, A phóng xe với tốc độ nhanh bất ngờ vướng phải dây điện bị đứt ngang đường. A và B đều bị ngã và bị thương, được 1 anh lái xe Taxi chở vào Bệnh viện tỉnh cấp cứu. Vì B bị gãy cột sống nên được chuyển lên Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội để được điều trị. Sau gần 1 tháng điều trị, tốn rất nhiều tiền, B sẽ tiếp tục phải chuyển về Bệnh viện tỉnh để được điều trị, song kết quả không thể khẳng định sẽ hoàn toàn bình phục, trở lại như người bình thường, có thể sẽ phải ngồi xe lăn suốt đời. Và người đó là em trai họ hàng của tôi.

    Rất mong các Luật sư tư vấn và mọi người quan tâm chỉ giúp: Làm thế nào để B có thể được hưởng chế độ điều trị bảo hiểm của Nhà nước Phải làm các thủ tục gì và như thế nào? Rất mong sự quan tâm trả lời của tất cả mọi người. tôi xin chân thành cảm ơn rất nhiều. (B 29 tuổi, là công nhân của 1 Công ty của Nhật tại khu công nghiệp của tỉnh, có đóng bảo hiểm).

     
    8972 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #58336   21/08/2010

    nguyenphong83
    nguyenphong83
    Top 500
    Chồi

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2009
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 1310
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Bạn cần nêu rõ anh B bị tai nạn có phải thuộc trường hợp tai nạn lao động không. Theo mình được biêt thì tai nạn lao động là tai nạn thuộc các trường hợp sau:
    - Sảy ra tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc.
    - Ngoài nơi làm việc hợac ngoài giờ làm vịêc khi thực hiện công vịêc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
    - Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
    Và cần phải có điều kiện là suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn thuộc những trường hợp trên.

     

    Còn về thủ tục được hưởng chế độ tai nạn lao động bạn tham khảo Điều 12 Quyết định số 815/2007/QĐ-BHXH ngày 6/6/2007 của BHXH Việt Nam.
    Trên đây là ý kiến của mình, mong các bạn đóng góp thêm.

     

    Cập nhật bởi admin ngày 21/08/2010 01:52:59 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #58458   23/08/2010

    MaiDiepThuy
    MaiDiepThuy

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vâng. Xin chào nguyenphong83. Thời gian xảy ra tai nạn là ngoài giờ làm việc, khoảng 21 giờ. Không thể được hưởng chế độ tai nạn lao động được rồi. Có thể xác nhận là tai nạn giao thông thôi thì không biết có được hưởng chính sách gì của Nhà nước không? Vì việc điều trị này sẽ rất tốn kém. Hàng tháng sẽ lên Viện Việt Đức để được kiểm tra lại, tiếp tục thuốc men, tập luyện. Hiện tại, B được chuyển về  Viện Đông y tại địa phương để tiếp tục theo dõi nhưng hiện tại thì xin được ở nhà để tự chăm sóc thôi. Tôi không hiểu lắm về các lĩnh vực bảo hiểm, có người mách rằng: nhờ anh lái xe Taxi hôm đó đã đưa đi cấp cứu và một số hộ dân xung quanh chứng kiến để lấy chữ ký xác nhận, làm đơn để xin xác nhận ở phường nơi xảy ra tai nạn thì sẽ được xem xét, giảm tiền Viện phí. Tôi không biết trình tự,, thủ tục thế nào,, như vậy là có được không mà làm. Vì thế, xin ý kiến tham khảo của mọi người có chuyên môn trong lĩnh vực này hoặc kinh nghiệm thực tế chứng kiến có trường hợp nào tương tự như B mà được giảm tiền Viện phí không?  Xin cảm ơn rất nhiều.
     
    Báo quản trị |  
  • #59211   31/08/2010

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1257 lần
    Lawyer

    Chào bạn, Tôi gửi bạn quy định có liên quan để bạn tham khảo (Điều 13, Thông tư liên tịch 09/2009 ngày 14/8/2009 của Bộ Ý tế - Bộ tài chính). Nếu cần bạn có thể tham khảo thêm các VBPL làm căn cứ của TTLT này và các VBPL khác có liên quan. Điều 13. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế 1. Người tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh; trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì xuất trình thẻ BHYT và một loại giấy tờ tùy thân khác có ảnh. 2. Trẻ em dưới 6 tuổi khi đi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT; trường hợp chưa có thẻ BHYT thì xuất trình giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế và cha (hoặc mẹ) hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để thanh toán với Bảo hiểm xã hội và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này. 3. Trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở y tế có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT và phải xuất trình giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này trước khi ra viện để được hưởng quyền lợi BHYT. Trường hợp cấp cứu tại cơ sở y tế không ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh với Bảo hiểm xã hội thì cơ sở y tế có trách nhiệm cung cấp đầy đủ giấy tờ xác nhận tình trạng bệnh lý và các chứng từ hợp lệ về chi phí khám bệnh, chữa bệnh để người bệnh thanh toán với Bảo hiểm xã hội. 4. Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia BHYT phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này và hồ sơ chuyển viện theo quy định của Bộ Y tế. 5. Trường hợp đến khám lại theo yêu cầu điều trị của cơ sở y tế tuyến trên không qua cơ sở đăng ký ban đầu, thì phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này và phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở y tế. Mỗi giấy hẹn chỉ có giá trị sử dụng một lần theo thời gian ghi trong giấy hẹn. Cơ sở y tế chỉ hẹn người bệnh khám lại theo yêu cầu điều trị khi vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở tuyến dưới. 6. Người có thẻ BHYT đi khám bệnh, chữa bệnh mà không phải trong tình trạng cấp cứu khi đi công tác, khi làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở y tế tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ và ngoài việc phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này còn phải xuất trình giấy công tác hoặc giấy đăng ký tạm trú để được hưởng quyền lợi theo quy định. Trân trọng! LS Cao Sỹ Nghị VPLS CAO 431 Trường Chinh, P14, Tân Bình, TP.HCM ĐT: 0908.133.564/08-3813.2928 Email: caosynghi@gmail.com

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |