Làm sao để lấy lại phần diện tích đất bị lấn chiếm?

Chủ đề   RSS   
  • #551268 04/07/2020

    Làm sao để lấy lại phần diện tích đất bị lấn chiếm?

    Theo khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013 thì hành vi lấn, chiếm đất được xem là hành vi vi phạm bị pháp luật cấm. Khi xảy ra các trường hợp bị lấn chiếm đất thì  các bên có thể có thể tự hòa  giải với nhau, nếu không hòa giải được thì có thể yêu cầu UBND cấp xã nơi có đất đứng ra hòa giải, nếu không tìm được tiếng nói chung thì có thể khởi kiện ra tòa, yêu cầu tòa án giải quyết.

    Hình ảnh minh họa: Lấy lại phần diện tích bị lấn chiếm

    1. Hòa giải ở cấp cơ sở.

    Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai  2013 hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất được tiến hành khi mà các bên tranh chấp không hòa giải được và gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất để hòa giải. Đây là thủ tục bắt buộc trong việc giải quyết tranh chấp đất đai.

    Bước 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất.

    Bước 2: UBND xã giải quyết đơn yêu cầu.

    - Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;

    - Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm:

    +  Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng;

    +  Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn;

    + Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị;

    + Trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn;

    + Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó;

    + Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.

    (Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh)

    - Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

    Lưu ý: Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành (Theo khoản 1 Điều 88 Nghị định  43/2014/NĐ-CP)

    Bước 3: Thông báo kết quả hòa giải.

    Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung:

    + Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải;

    + Thành phần tham dự hòa giải;

    + Tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu);

    + Ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

    Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

    Kết quả hòa giải sẽ có hai trường hợp

    Trường hợp 1: Trường hợp hòa giải thành

    – Nếu có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.

    – Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân.

    Trường hợp 2: Trường hợp hòa giải không thành.

    - Trường hợp đương sự có Sổ đỏ hoặc Giấy tờ về quyền sử dụng đất thì thực hiện khởi kiện vụ án ra Tòa án nhân dân nơi có đất theo thủ tục Tố tụng dân sự

    - Trường hợp đương sự không có Sổ đỏ hoặc Giấy tờ về quyền sử dụng đất thì lựa chọn Gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp tới UBND cấp có thẩm quyền hoặc Khởi kiện ra Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. (theo Điều 203 luật Đất đai 2013)

    3. Khởi kiện tranh chấp đất đai tại tòa án.

     Bước 1: Làm hồ sơ khởi kiện

    -  Đơn khởi kiện theo Mẫu 01 kèm Ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP

    - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hợp đồng mua bán đất; Giấy tờ xác nhận của UBND xã về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật;

    - Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu ( bản sao công chứng hoặc chứng thực)

    - Biên bản hòa giải không thành của ủy ban nhân dân cấp xã ( phường)

    - Các giấy tờ liên quan khác: Sổ địa chính,giấy tờ chứng minh nguồn gốc mảnh đất…

     Bước 2: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án.

     Nơi nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp

     Theo khoản 1 Điều 190 Bộ luật Dân sự 2015 Người khởi kiện có thể nộp trực tiếp tại tòa án cấp huyên nơi có đất (nếu ở xa hoặc không nộp trực tiếp được có thể gửi bằng đường bưu chính hoặc nôp tại Cổng thông tin điện tử của Tòa án).

    Bước 3: Tòa án nhận và xử lý đơn khởi kiện.

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

    - Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

    -  Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;

    -  Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

    -  Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

    Nếu hồ sơ đầy đủ thì tòa án:

    + Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí.

    + Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp lại cho Tòa.

    + Sau đó tòa sẽ thụ lý.

    Bước 4: Thụ lý và giải quyết tranh chấp.

    Mời bạn xem biểu mẫu 01 tại file đính kèm

     

     
    4452 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn huynhvanda vì bài viết hữu ích
    lele2348 (05/07/2020) tranthiduong_1998 (05/07/2020) my2910 (05/07/2020) nhatduy220500 (05/07/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận