Kiện đòi tài sản bố mẹ chết để lại bị người khác chiếm giữ thì kiện ra tòa hay ra UBND

Chủ đề   RSS   
  • #157824 28/12/2011

    thomlaw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/12/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 0 lần


    Kiện đòi tài sản bố mẹ chết để lại bị người khác chiếm giữ thì kiện ra tòa hay ra UBND

    Kính chào các luật sư. Tôi xin nhờ các luật sư tư vấn giúp gia đình tôi:
          Bố Mẹ tôi chỉ có Tôi là người con duy nhất. Bố mẹ tôi tạo dựng được một mảnh đất diện tích khoảng 300m, nhưng đến nay vẫn chưa được cấp sổ đỏ, và cũng ko có bất kỳ giấy tờ nào. Bố tôi chết năm 1975, mẹ tôi chết năm 2002 đều không để lại di chúc. ông A được mẹ tôi coi là con nuôi năm 1975 (không có giấy tờ gì) và cho phép ở cùng, khi chết đã đứng lên lo ma chay, nhưng do tôi bỏ tiền. Sau khi mẹ tôi chết, tôi về đòi lại mảnh đất trên nhưng ông kia ko trả. Bây giờ tôi cần làm gì để đòi lại được mảnh đất trên của bố mẹ tôi để lại.
    Tôi có nghe cán bộ xã nói là kiện ra tòa hay ủy ban nhưng tôi không rõ là tôi kiện đòi tài sản do mẹ tôi để lại ra Tòa hay ra UBND vì tôi ko có sổ đỏ. Tôi cần làm gì để đòi lại được.
    Tôi xin chân thành cám ơn các luật sư
     
    11298 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #157853   28/12/2011

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    thomlaw cũng học luật phải không? Đất chưa có sổ, không giấy tờ gì thì nghe đâu do Ủy ban giải quyết. Cụ thể thế này:

    Điều 136. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

    Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:

    1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;

    2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:

    a) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;

    b) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.

    Việc ông A là con nuôi thời ấy thế nào không rõ, nhưng bây giờ con nuôi cũng được hưởng thừa kế như con đẻ (hàng thừa kế thứ 1).
    Thân./.
    Cập nhật bởi nguyenkhanhchinh ngày 28/12/2011 01:54:43 CH

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #157884   28/12/2011

    manh_lawyer
    manh_lawyer
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2011
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 877
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 77 lần


    Tôi thì có suy nghĩ hơi khác bạn nguyenkhanhchinh một chút bởi vì:
    Tranh chấp ở đây được theo tôi cần xác định rõ là tranh chấp về thừa kế hay tranh chấp về quyền sử dụng đất từ đó xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
    1. Theo tình huống thì đây là việc kiện đòi di sản do người chết để lại và bị người khác chiếm giữ trái phép.
    Theo hướng dẫn tại điểm b, tiểu mục 2.4, mục 2 phần I, nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP: "Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... Thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản
    2.
    Bên cạnh đó tiểu mục 1.3, mục 1, phần II, nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP: 

    1.3. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 này nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:

    A. Trong trường hợp đương sự có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó.

    B. Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.

    C. Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó, thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.
    Nếu theo quy định này thì nếu có tài sản trên đất thì thuộc thẩm quyền của Tòa án.
            Tuy nhiên tôi hơi phân vân một chút, bởi lẽ tranh chấp ở đây là tranh chấp kiện đòi di sản thừa kế, bản chất là xác định khối tài sản trên có phải là di sản của người chết hay là tài sản của người đang chiếm giữ. Tức là ai là người có quyền với khối tài sản trên. Do vậy nếu áp dụng theo điều 135 LĐĐ nêu trên thì thẩm quyền lại thuộc UBND.
              Cho nên tôi chưa có kết luận cụ thể về thẩm quyền, mong các bạn cùng trao đổi góp ý làm rõ vấn đề. Thân!

    Tư vấn pháp luật miễn phí

    Mr: Mạnh

    Tell: 0986.739.919

    Ym: manhlawyer07@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #157980   29/12/2011

    Tuanlawyer1298
    Tuanlawyer1298
    Top 200
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2009
    Tổng số bài viết (472)
    Số điểm: 2530
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 78 lần


        Tôi không hiểu "tạo dựng" đây là như thế nào nhưng quá trình sử dụng đất lâu dài như vậy kiểu gì cũng có tên người sử dụng đất trong  trong hồ sơ địa chính - vì lý do nào đó chưa được cấp giấy chứng nhận. Vụ này kiểu gì cũng phải tìm căn cứ chứng minh nhà đất này thuộc sở hữu của bố mẹ bạn khi còn sống. Chắc chắn thẩm quyền thuộc tòa án rồi nhưng vẫn phải qua hòa giải tại cấp xã trước. 
        Vấn đề bây giờ là tìm căn cứ trước chứ không phải là gửi đơn đi đâu.

    Luật Sư Nguyễn Đình Tuấn, Giám đốc Công ty luật Nhật Chiêu - Đoàn luật sư Hà Nội

    - Trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách.

    - Dịch vụ luật sư gia đình cho người giàu.

    - Các dịch vụ pháp lý khác.

    ĐT 0903293928; 043.7197039 Email: lstuannd@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #157999   29/12/2011

    manh_lawyer
    manh_lawyer
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2011
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 877
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 77 lần


              Tôi thấy nếu thu thập được một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 5 điều 50 luật đất đai thì thẩm quyền rõ ràng thuộc tòa án vấn đề này không cần bàn cãi.
              Tuy nhiên nếu không có những giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 5 điều 50 luật đất đai trong trường hợp các đồng thừa kế (or người thừa kế duy nhất) kiện đòi di sản của người chết để lại bị người khác chiếm giữ trái phép thì thuộc thẩm quyền của Tòa án hay UBND.
           Đây là vấn đề tôi cũng chưa có câu trả lời rõ ràng nên rất mong nhận được sự trao đổi từ các bạn. Thân mến.

    Tư vấn pháp luật miễn phí

    Mr: Mạnh

    Tell: 0986.739.919

    Ym: manhlawyer07@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #158323   30/12/2011

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Cảm ơn 02 luật sư đã trao đổi!
    Chinh thấy mấu chốt của vấn đề nó nằm ở chổ đất không có giấy tờ! Vấn đề thừa kế cũng cần xem lại, bởi vì con nuôi hay người quản lý tài sản (hợp pháp hay không hợp pháp) cũng chưa được rõ.
    - Chinh đồng ý những căn cứ mà luật sư manh đã đưa ra, nhưng thuộc trường hợp nào trong đó lại khác, bởi vì đâu mới là di sản! Di sản đó của ai, bố hay mẹ hay cả hai người? Hay của người đang quản lý hiện tại?
    - Và nữa, ông bố mất năm 1975, di sản là gì và cũng xác định luôn thời hiệu khởi kiện thừa kế phần di sản này.
    - Vậy nên khẳng định của luật sư tuan về thẩm quyền thuộc về tòa án cũng cần mổ xẻ nhiều.
    Nếu không có giấy tờ gì chứng minh, theo Chinh đây là tranh chấp về quyền sử dụng đất, không phải tranh chấp thừa kế. Thẩm quyền thuộc UBND.
    Mong được góp ý thêm!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |