Hướng dẫn khai thuế hàng bán bị trả lại

Chủ đề   RSS   
  • #604060 17/07/2023

    nguyentanviet2000
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:06/12/2022
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1544
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 41 lần


    Hướng dẫn khai thuế hàng bán bị trả lại

    Hiện nay khi các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sản xuất khó tránh khỏi các rủi ro như hàng bán bị trả lại, vậy cách kê khai hàng bán bị trả lại như thế nào dưới đây các bạn sẽ hiểu rõ hơn về kê khai thuế hàng bán bị trả lại.

    1. Quy định về việc lập kê khai thuế hóa đơn hàng bán bị trả lại.

    Tổ chức hoặc những cá nhân mua hàng hóa, người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa, khi xuất hàng trả lại người bán, cơ sở phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế giá trị gia tăng.

    Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá bên bán lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng theo hóa đơn bán hàng có kèm theo số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn, lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.

    Kê khai thuế hóa đơn hàng bán trả lại vào kỳ nào, Kê khai thuế hàng bán bị trả lại.

    Theo công văn 4943/TCT-KK ngày 23/11/2015 của tổng cục thuế.

    Trường hợp Công ty B trả lại toàn bộ hàng hóa: Công ty B xuất hóa đơn trả lại hàng cho Công ty A với giá trị hàng hóa trả lại 100 triệu đồng, thuế giá trị gia tăng là 10 triệu đồng. Căn cứ hóa đơn trả lại hàng, Công ty A điều chỉnh giảm doanh số bán và thuế giá trị gia tăng đầu ra, Công ty B điều chỉnh giảm doanh số mua và thuế giá trị gia tăng đầu vào tại kỳ tính thuế tháng 07/2015 nếu trong trường hợp còn trong thời hạn khai thuế hoặc tháng 08/2015.

    Trường hợp hai bên thống nhất điều chỉnh giảm giá bán: Công ty A xuất hóa đơn điều chỉnh giảm giá trị hàng hóa và thuế giá trị gia tăng theo quy định. Căn cứ hóa đơn điều chỉnh, Công ty A điều chỉnh giảm doanh số mua và thuế giá trị gia tăng đầu vào tại kỳ tính thuế tháng 07/2015 trong trường hợp còn trong thời hạn khai thuế hoặc tháng 08/2015.

    Theo công văn 5839/CT-TTHT ngày 20/2/2017 của Cục thuế TP Hà Nội:

    Trường hợp chi nhánh bán hàng hóa đã lập hóa đơn giao khách hàng, sau đó khách hàng trả lại hàng và lập hóa đơn trả lại thì căn cứ vào hóa đơn trả lại hàng bên bán và bên mua thực hiện điều chỉnh trên tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu 01/GTGT tại kỳ thuế phát sinh hóa đơn trả lại hàng như sau: Đơn vị bán kê giảm vào các chỉ tiêu tương ứng tại mục II hàng hóa dịch vụ bán ra trong kỳ trên tờ khai 01/GTGT cụ thể trong trường hợp này hàng hóa trả lại chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10% thì:

    Điều chỉnh giảm doanh số tại chỉ tiêu (32)

    Thuế giá trị gia tăng ghi nhận giảm đưa vào chỉ tiêu (33)

    Đơn vị mua điều chỉnh doanh số mua tại chỉ tiêu (23)

    Thuế giá trị gia tăng đầu vào điều chỉnh tại chỉ tiêu (24) và (25).

    Như vậy: Các bạn sẽ kê khai điều chỉnh giảm trực tiếp trên các chỉ tiêu của Tờ khai 01/GTGT kỳ phát sinh hóa đơn hàng bán trả lại:

    Bên bán hay còn gọi là bên bị trả: Kê khai ÂM hoặc trừ đi giá trị hóa đơn trả lại vào các Chỉ tiêu Hàng hóa, dịch vụ bán ra theo mức thuế suất tương ứng của doanh nghiệp theo chỉ tiêu 23-33.

    Bên mua hay còn gọi là bên trả lại hàng: Kê khai ÂM hoặc trừ đi giá trị của hóa đơn trả lại vào các chỉ tiêu mua vào theo chỉ tiêu 23-25.

    Cách kê khai hàng bán trả lại:

    Có 2 thời điểm phát sinh trả lại hàng là: Trong cùng 1 kỳ và khác kỳ

    +Trong cùng 1 kỳ: Tức là hóa đơn xuất lần 1 và hóa đơn trả lại hàng cùng trong 1 kỳ kê khai.

    +Khác kỳ: Tức là hóa đơn lần 1 và hóa đơn trả lại ở 2 kỳ kê khai khác nhau.

    2. Cách kê khai hóa đơn hàng bán trả lại, kê khai thuế hàng bán bị trả lại

    Nếu trong kỳ chỉ phát sinh 1 hóa đơn trả lại hàng: Tức là trong kỳ kê khai chỉ có 1 hóa đơn trả lại, không có các hóa đơn đầu ra và các hóa đơn đầu vào khác.

    + Theo công văn 4943 bên trên: Sẽ Kê khai vào kỳ hiện tại và phải kê khai điều chỉnh giảm doanh số và thuế giá trị gia tăng: nên chúng ta phải kê khai ÂM

    Bên bán hay gọi là bên bị trả: vì là thuế 10%

    + Kê khai ÂM vào chỉ tiêu 32 : theo giá trị sản phẩm

    + Kê khai ÂM vào chỉ tiêu 33: 10% giá trị sản phẩm

    Bên mua hay gọi là bên trả lại:

    + Kê khai ÂM vào chỉ tiêu 23: theo giá trị sản phẩm

    + Kê khai ÂM vào chỉ tiêu 24: 10% giá trị sản phẩm

    + Kê khai ÂM vào chỉ tiêu 25: 10% giá trị sản phẩm

    Nếu trong kỳ phát sinh nhiều hóa đơn khác: Tức là ngoài hóa đơn trả lại, công ty bạn còn phải có nhiều hóa đơn đầu ra và đầu vào khác.

    Thì các bạn phải trừ số tiền doanh số và thuế giá trị gia tăng của hóa đơn đó ra .

    Theo công văn 4723/TCT-CS của Tổng cục Thuế ngày 13/10/2017:

    Căn cứ vào các quy định nêu trên:

    Đối với các hóa đơn đã xuất và đã bị thu hồi trong cùng một tháng: không kê khai vào các chỉ tiêu tương ứng tại mục II-Hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ trên tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu 01/GTGT.

    Đối với các hóa đơn đã xuất và bị thu hồi khác tháng: Thực hiện kê khai điều chỉnh doanh số bán ra và thuế giá trị gia tăng đầu ra vào các chỉ tiêu tương ứng tại Mục II-Hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ trên Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu 01/GTGT tại kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn đổi, trả lại hàng hóa.

    Đối với trường hợp bán hàng cho công ty: khi công ty đó muốn trả lại hàng thì công ty đó phải xuất hóa đơn trả lại hàng cho số hàng muốn trả.

    Còn đối với đối tượng cá nhân mua hàng thì không có hóa đơn để xuất trả lại hàng nên trường hợp này công ty bán và người mua là cá nhân sẽ lập biên bản trả lại hàng và biên bản thu hồi hóa đơn đã xuất khi bán ra cho khách hàng.

     
    10586 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận