Hợp đồng tiền hôn nhân

Chủ đề   RSS   
  • #458451 22/06/2017

    vuhien001
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2012
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 5922
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 170 lần


    Hợp đồng tiền hôn nhân

    Hôm nay, có người bạn của mình gọi điện nhờ làm giùm hợp đồng tiền hôn nhân vì "người ta ùa đến cưới rồi". Thế nhưng yêu cầu của bạn mình khá lạ: bạn mình không cần/không quan tâm tài sản, mà chỉ quan tâm đến con cái. Ly hôn tài sản chia sao cũng được nhưng bạn ấy muốn phải giữ quyền nuôi con.

    (Gia đình bạn mình cha mẹ cũng ly hôn, mẹ bạn ấy một mình nuôi cả 3 đứa con gái ăn học thành tài).

    Hợp đồng tiền hôn nhân
     

    Mình thì cũng tư vấn cho bạn mình là hiện giờ quy định pháp luật chưa có công nhận việc này (luật HNGD thì chỉ mới công nhận việc thỏa thuận tài sản, mà bạn mình thì lại không quan tâm phần đó) nhưng nó cứ nài nỉ "cứ làm đi, bây giờ chưa công nhận nhưng 5-7 năm nữa công nhận thì sao" nên đành làm hộ.

    Đây là phần thỏa thuận mà mình đã soạn thảo, mọi người cho ý kiến thử là có còn điều gì cần ghi nhận nữa không (đặc biệt là các anh, chị đã lập gia đình, không biết là thỏa thuận như vậy đã hợp lý hay chưa - đặc biệt là về mặt đạo đức cũng như vấn đề thực tế đời sống hôn nhân).

    (P/s: mình chưa lập gia đình, do đó chắc chắn là sẽ có những điều không phù hợp thực tế, mọi người đừng cười):


     

    VĂN BẢN THOẢ THUẬN VỀ

    QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

    ----- 

    Hôm nay, ngày...... tháng ..... năm 20….

    Chúng tôi gồm:

    Ông ……………. sinh năm ………….
    CMND/CCCD/Hộ chiếu số ………………… do ……………. cấp ngày……………..,

    ……………. sinh năm ………….
    CMND/CCCD/Hộ chiếu số ………………… do ……………. cấp ngày……………..,

    Cùng tự nguyện lập văn bản này để thỏa thuận việc sau:

     1/ VỀ TRÁCH NHIỆM TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

    Nếu chúng tôi kết hôn với nhau, chúng tôi cam kết cùng nhau chia sẻ trách nhiệm trong đời sống hôn nhân, bao gồm – nhưng không giới hạn – các trách nhiệm sau:

    - Trách nhiệm đóng góp cho gia đình: cả hai bên đều có trách nhiệm đi làm và đóng góp vào kinh tế gia đình. Số tiền đóng góp của các bên sẽ được dùng để chi tiêu cho các nhu cầu sinh hoạt của gia đình, chăm lo con cái và không bao gồm nhu cầu kinh doanh của mỗi bên. Mức độ đóng góp phụ thuộc vào năng lực của mỗi bên và sẽ không phải là cơ sở để tạo nên đặc quyền trong hôn nhân cho bên có đóng góp nhiều hơn.

    - Trách nhiệm thực hiện công việc nhà: mỗi bên có trách nhiệm như nhau trong việc thực hiện những công việc nhà; tuy nhiên có sự phân công hợp lý để phù hợp với công việc của mỗi bên. Nhưng lý do công việc không phải là cơ sở để loại trừ trách nhiệm của mỗi bên trong việc thực hiện công việc nhà.

    - Trách nhiệm nuôi dưỡng và dạy bảo con cái: cả hai đều có quyền và nghĩa vụ trong việc nuôi, dạy con. Ý kiến trong việc nuôi, dạy con của cả hai bên đều được bên còn lại xem xét dưới tinh thần nghiêm túc, tôn trọng lẫn nhau; Trong trường hợp cả hai bất đồng ý kiến trong phương pháp nuôi dạy con thì phải dùng phương pháp ôn hòa để tìm tiếng nói chung. Hai bên cam kết không gây gổ, lớn tiếng, sử dụng từ ngữ không hay hoặc có các hành vi bạo hành gia đình trước mặt con/đối với con trong mọi tình huống.

    - Trách nhiệm với gia đình hai bên: hai bên cam kết không ngăn trở đối phương và con chung thực hiện nghĩa vụ đạo đức của bản thân với ông bà, cha mẹ, anh chị em và người thân của mình (thăm hỏi, chăm sóc, hỗ trợ về tinh thần và vật chất…); trong trường hợp việc thực hiên nghĩa vụ đạo đức của mỗi bên xung đột với nghĩa vụ của người này với gia đình thì hai bên có thể thỏa thuận tìm hướng giải quyết trên tinh thân ưu tiên đảm bảo quyền lợi của gia đình.

     

    2/ PHÂN CHIA QUYỀN NUÔI CON TRONG TRƯỜNG HỢP LY HÔN:

    Trong trường hợp xấu nhất khi quan hệ hôn nhân đổ vỡ, các bên không thể tiếp tục chung sống và phải làm thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật quyền nuôi con sẽ thuộc về bà …, ông … cam kết sẽ không giành quyền nuôi con cũng như không thực hiện bất kỳ hành vi nào để cản trở yêu cầu được nhận quyền nuôi con của bà …

    Bà … cam kết không gây cản trở ông … trong việc thăm nom cũng như tham gia chăm sóc, dạy bảo con chung.

    Hai bên cam kết sẽ cùng hợp tác thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dạy con; đảm bảo cho sự phát triển bình thường của con; không thực hiện hành vi, lời nói gây ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con như nói xấu đối phương, mắng chửi con cái, có hành vi bạo hành gia đình ...

    Trong trường hợp do quy định pháp luật của Việt Nam mà bà … không được trao quyền nuôi con, ông … cam kết không gây cản trở bà … trong việc thăm nom cũng như tham gia chăm sóc, dạy bảo con chung.

    Khi lý do cản trở bà … được giao quyền nuôi con không còn, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi bên, thực tế việc chăm sóc con của ông …, mong muốn của con và trên hết là để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển bình thường của con, quyền nuôi con có thể được trả về cho bà … hoặc không. Trong bất kỳ trường hợp nào xảy ra, hai bên cam kết sẽ không có bất kỳ lời nói hay hành động này gây ảnh hưởng xấu đến con.

    3/ PHÂN CHIA TÀI SẢN

    Tài sản riêng của mỗi bên và tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân được phân chia theo quy định pháp luật. Các bên cam kết không sử dụng việc được giao quyền nuôi con được nêu ở phần 2/ làm điều kiện để phân chia tài sản chung.

    4/ THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN PHÂN CHIA:

    Nội dung của thỏa thuận này sẽ có hiệu lực ngay sau khi hai bên đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật hoặc một thời điểm khác sớm hơn nếu hai bên có thỏa thuận khác sau này.

     
    75921 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

10 Trang «<45678910>
Thảo luận
  • #512439   18/01/2019

    Cá nhân tôi thấy Hợp đồng nêu trên đã khái quát một số khía cạnh sau khi kết hôn, để mỗi người hiểu hơn về quyền và nghĩa vụ của mình.

    Còn Hợp đồng này nếu không lập thì cũng không ảnh hưởng gì cả.

     
    Báo quản trị |  
  • #512450   18/01/2019

    thaoduyen-2009
    thaoduyen-2009

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình cũng rất quan tâm đến chủ đề "Hợp đồng tiền hôn nhân" này của bạn.

    Hợp đồng bạn đưa ra bao quát các quan hệ phát sinh trong một cuộc hôn nhân. Nhưng bạn cũng đã nói ngay từ đầu "Mình thì cũng tư vấn cho bạn mình là hiện giờ quy định pháp luật chưa có công nhận việc này (luật HNGD thì chỉ mới công nhận việc thỏa thuận tài sản, mà bạn mình thì lại không quan tâm phần đó) nhưng nó cứ nài nỉ "cứ làm đi, bây giờ chưa công nhận nhưng 5-7 năm nữa công nhận thì sao" nên đành làm hộ."

    Do đó, chắc hẳn bạn cũng đã biết, nếu đưa ra pháp luật thì Hợp đồng bạn đã soạn thảo cho bạn của bạn khả năng bị "vô hiệu" rất cao. Bởi lẽ:

    1. Hợp đồng tiền hôn nhân (theo cách gọi chung) "để có hiệu lực" trước hết về hình thức "phải được Công chứng, chứng thực".

    Chắc chắn bạn đã biết, không một Công chứng viên nào sẽ công chứng Hợp đồng với nội dung nêu trên.

    2. Thỏa thuận về việc ai sẽ được quyền nuôi con: sẽ không thể được áp dụng trong trường hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên (vì trong mọi trường hợp ly hôn có con từ đủ 7 tuổi trở lên, thì bé được quyền tự mình lựa chọn sẽ sống với bố hay với mẹ).

    3. Đối với thỏa thuận về tài sản, mình nghĩ chưa đạt; vì theo nội dung bạn soạn thảo thì việc giải phân chia tài sản lại xử lý "theo quy định pháp luật", có nghĩa là dù có văn bản thỏa thuận này hay không thì các tài sản đó cũng sẽ chia theo quy định pháp luật.

    Hiện nay, theo quy định pháp luật hiện hành chỉ công nhận việc các bên "Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng". Do đó, chúng ta nên đi sát vào các quy định pháp luật để tạo ra một văn bản có hiệu lực.

     

     

     

    Cập nhật bởi thaoduyen-2009 ngày 18/01/2019 03:12:46 CH

    luatsudian@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #513354   31/01/2019

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 135 lần


    Ở những nước phát triển thì hợp đồng tiền hôn nhân là chuyện rất bình thường và phổ biến nhưng ở Việt Nam tuyệt đại đa số là không. Tuy nhiên lợi ích mà hợp đồng tiền hôn nhân mang lại là rất lớn nhất là đối với các tranh chấp phát sinh nếu có khi ly hôn, chia thừa kế. Ly hôn là không ai lường trước và mong muốn nó xảy ra khi kết hôn tuy nhiên nó vẫn cứ xảy ra. Chỉ vì quan niệm của người phương Đông mà dẫn tới rất nhiều hệ luỵ về sau này.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #514693   28/02/2019

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Qua câu chuyện của vợ chồng ông chủ Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, có lẻ nhiều người nhận ra được bản chất của hôn nhân. Hôn nhân muốn bền vững phải có sự nhìn nhận đồng đều từ 02 phía, cùng phấn đấu đạt chung một mục đích có thế mới đi với nhau đến cuối cùng. Hợp đồng tiền hôn nhân có thể sẽ đem lại sự hòa thuận về nghĩa đen nhưng để bền chặt thì cần phải xây dựng bằng tấm lòng.

     
    Báo quản trị |  
  • #517408   30/04/2019

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp việc phân chia tài sản bị vô hiệu; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
     
    Trong thực tế hiện nay việc ly hôn diễn ra rất phổ biến, tuy nhiên việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân còn nhiều quy định không rõ ràng như công sức đóng góp của các bên, công lao động,... Vì thế lập hợp đồng tiền hôn nhân cũng là một giải pháp rất hay, phù hợp với nhu cầu chính đáng của con người.
    Cập nhật bởi NgocHoLaw ngày 30/04/2019 03:02:13 CH lỗi chính tả
     
    Báo quản trị |  
  • #518108   14/05/2019

    thoangnet
    thoangnet
    Top 500
    Male
    Mầm

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:11/03/2019
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 810
    Cảm ơn: 234
    Được cảm ơn 80 lần


    Hôn nhân dựa trên tình yêu, sự quan tâm và chăm sóc, thấu hiểu lẫn nhau, mình tự hỏi tại sao phải đặt ra những nghĩa vụ này, thỏa thuận này; vậy tại sao không tự nguyện làm một cách bình đẳng, thấu hiểu nhất có thể. Rõ là xã hội có nhiều thay đổi và tiến bộ hơn, tuy nhiên nếu việc bước vào hôn nhân như một hợp đồng thì ắt sẽ có những suy nghĩ riêng của cả hai phía.

     
    Báo quản trị |  
  • #518662   22/05/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Hôn nhân dựa trên tình yêu, sự tự nguyện và tin tưởng lẫn nhau, nguyện gắn kết cả đời với người bạn đời. Nếu trước khi kết hôn mà đã làm hợp đồng thỏa thuận trước với nhau khi ly hôn sẽ chia tài sản thế nào, con ai nuôi,.. thì có nghĩa cả 2 người đều không tin tưởng cuộc hôn nhân này sẽ bền vững. Ngay từ đầu đã không có lòng tin thì đừng kết hôn thì hơn.

    Trường hợp trong thời gian hôn nhân mà xảy ra mâu thuẫn, thì nên ưu tiên hòa giải trước với nhau. Vợ chông sống với nhau không chỉ bằng tình mà còn bằng nghĩa. Mình thấy thời đại này, người ta ly hôn với nhau quá dễ dàng. Đến tòa xem xử thì toàn thấy xử ly hôn, thậm chí nhiều vụ ly hôn bởi những lý do hết sức ngớ ngẩn và nhỏ nhặt.

    Tình huống xấu nhất là phải ly hôn, thì pháp luật cũng đã quy định rõ ràng ưu tiên sự thỏa thuận giữa 2 người. Nếu không thỏa thuận được thì chia theo pháp luật. Không bàn về vấn đề chia tài sản mà chỉ nói đến chia con, pháp luật cũng đã đưa ra những quy định có lợi cho đứa trẻ nhất, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho đứa trẻ.

    Vậy hợp đồng tiền hôn nhân có quá lí trí?

     
    Báo quản trị |  
  • #518673   23/05/2019

    thoangnet
    thoangnet
    Top 500
    Male
    Mầm

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:11/03/2019
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 810
    Cảm ơn: 234
    Được cảm ơn 80 lần


    Cảm giác như người bạn của anh vừa là người lo xa, vừa là người rất lý trí. Hẳn hai vợ chồng đã thỏa thuận và đồng ý rằng hôn nhân chưa chắc là điều vững bền, nhỡ khi hai người không còn yêu nhau nữa phải chia tay thì hãy ra đi trong êm đẹp. Còn nếu một người vợ bình thường mà nhận được một tờ giấy thuần túy như hợp đồng dân sự thế này chắc cảm thấy buồn và khó mà đặt niềm tin vào cuộc hôn nhân vững bền nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #518677   23/05/2019

    Phản hồi

    Theo mình thì hợp đồng này khá là hoàn thiện, nhất là phần hai-phần quan trọng nhất. Nếu có tranh chấp thì vẫn có thể áp dụng hợp đồng này được. Tuy nhiên theo ý kiến riêng của mình, để giảm bớt sự nghiêm trọng của văn bản và để hôn nhân gia đình vẫn giữ được tính chất "tình cảm" của nó, không nên quy định về phần một và phần 3 quá nhiều, có chăng thì cũng có điều khoản về yêu thương gì đó thôi. Hơn nữa không nên đặt tên văn bản là hợp đồng mà có thể thay đổi thành thỏa thuận, hay bản ghi nhớ hay thỏa ước thì hay hơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #518693   23/05/2019

    thaotrieuan
    thaotrieuan

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/04/2019
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Rõ ràng ngày từ đầu cũng tốt.

    Nhưng mà sống thực tế quá nhiều khi cảm xúc không thăng hoa được

     

    Phân phối trọn gói chính hãng https://maylanhtrieuan.com/May-lanh-giau-tran-ong-gio-42

     
    Báo quản trị |  
  • #518701   23/05/2019

    Thiên đạo tử xã hội đại loạn, con người đã tha hóa đến mức cần phải có 01 cái hợp đồng như vậy để tin tưởng nhau sao. Không có quy tắc gì mới gọi là tình yêu tình thân nhân chứ, việc rạch ròi trong tiền bạc là có thể thế nhưng sao lại ghi về trách nhiệm nuôi con như vậy, nếu nói trách nhiệm đối với gia đình mà phải bị điều khiển bởi 01 tờ giấy vô tri như vậy thì gọi gì là tình cảm nữa. Mình khuyến khích chuyện tiền bạc nhưng ko khuyến khích chuyện trách nhiệm đối với gia đình, con cái mà bị giới hạn bởi 01 tờ giấy như vậy.

     
    Báo quản trị |  
  • #518718   23/05/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Hợp đồng này được lập dựa trên ý chí và nguyện vọng của 2 bên. Nhưng một khi có vấn đề phát sinh như là ly hôn thì lúc đó có thể lấy bản hợp đồng này ra để giải quyết được hay không hay vẫn áp dụng các quy định theo đúng luật Hôn nhân và gia đình? Quan trọng là vấn đề con cái, nếu trường hợp đặc biệt con dưới 36 tháng tuổi thì giải quyết như thế nào? Xung quanh còn có khá nhiều vấn đề cần làm rõ trước khi 2 bên ký kết hợp đồng.

     
    Báo quản trị |  
  • #520377   10/06/2019

    Tinh1445 viết:

    Hợp đồng này được lập dựa trên ý chí và nguyện vọng của 2 bên. Nhưng một khi có vấn đề phát sinh như là ly hôn thì lúc đó có thể lấy bản hợp đồng này ra để giải quyết được hay không hay vẫn áp dụng các quy định theo đúng luật Hôn nhân và gia đình? Quan trọng là vấn đề con cái, nếu trường hợp đặc biệt con dưới 36 tháng tuổi thì giải quyết như thế nào? Xung quanh còn có khá nhiều vấn đề cần làm rõ trước khi 2 bên ký kết hợp đồng.

    Theo dung thì hợp đồng này chỉ nên đề cập về tài sản là được rồi. Hợp đồng tiền hôn nhân mà, trước khi bước vào hôn nhân thì mình có gì mình cứ nhất trí về cái đó trước. Những gì phát sinh sau này còn dựa vào ý chí của hai người và thực tế để quyết định. 

     
    Báo quản trị |  
  • #518854   25/05/2019

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    khá là thú dị, thế này thì rạch ròi quá, đã quyết tiến đến hôn nhân thì không nên để những vấn đề này làm tiêu chí. Nhưng mình lại thích thế này, rạch ròi sớm để sau này có tranh chấp không có mệt.

     
    Báo quản trị |  
  • #518871   25/05/2019

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Mình thấy ký HĐ hôn nhân này là bình thường mà, đối với những người giàu có thì bảo vệ tài sản của họ là đúng thôi, ngooài ra đối với những người có sở hữu công ty thì ký HĐ cũng để đảm bảo cho hoạt động của công ty nữa. Ký HĐ xong tài sản của họ họ muốn cho vợ/chồng của mình vẫn được mà.

     
    Báo quản trị |  
  • #518963   26/05/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Một khi đã yêu ai và tự nguyện đến với nhau thì làm gì có chuyện tính toán với nhau và sau đó lại thể hiện sự tính toán đó bằng một bản hợp đồng. Hợp đồng làm rồi, ký tên, đóng dấu thì cũng có thể bị hủy, làm sao có thể ký hợp đồng khi hai người nam và nữ yêu nhau thực sự (…). Nếu tính toán kỹ như thế thì đừng đến với nhau làm chi nữa, vì đó đã trở thành một hợp đồng mua bán tình yêu rồi
    Việc ký hợp đồng hôn nhân ở Việt Nam chắc chắn chưa phổ biến vì không cần thiết. Người lao động bình thường thì không giàu. Người giàu lại đủ khôn để bảo toàn tài sản khi “tai nạn”
     
    Báo quản trị |  
  • #519811   31/05/2019

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Theo mình thấy hợp đồng tiền hôn nhân là một ý tưởng mới trong cuộc sống hôn nhân của các bạn trẻ mong muốn tiến tới hôn nhân nhưng ngại những vấn đề, rủi ro về tài sản. Nếu các bên muốn bảo toàn tài sản của mình trong cuộc sống hôn nhân phòng trường hợp ly hôn sẽ dẫn đến tranh chấp tài sản.

     
    Báo quản trị |  
  • #520375   10/06/2019

    Thuật ngữ “hợp đồng tiền hôn nhân” có thể hiểu là thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng. Theo đó, vợ chồng có thể thoả thuận về quyền sở hữu, quyền định đoạt đối với tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

    Cách này cũng không phải là khó nghĩ, có thể dùng đề phòng khi cả hai không còn đủ những bình tĩnh suy nghĩ cho nhau.

     
    Báo quản trị |  
  • #520498   11/06/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Ngoài đời thì mình chưa thấy nhưng trong phim ảnh thì thỉnh thoảng vẫn có những hợp đồng tiền hôn nhân như thế này.  Pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên, và hợp đồng tiền hôn nhân cũng là một loại  thỏa thuận.  Tuy nhiên, khi có tranh chấp, không phải mọi thỏa thuận trong hợp đồng này đều có tính pháp lý và đều được Tòa án chấp nhận. Nếu, khi ra tòa, một bên không đồng ý với các điều khoản có trong hợp đồng, thì Tòa án sẽ xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật. trong pháp luật dân sự, sự thỏa thuận giữa các bên vẫn được ưu tiên tuy nhiên, khi sự thỏa thuận không phù hợp với pháp luật, thì hội đồng xét xử sẽ xét xử lại theo đúng quy định.

     
    Báo quản trị |  
  • #520683   13/06/2019

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    Hợp đồng tiền hôn nhân

    Cái này tuy hơi mất lòng nhưng khá hợp lý Đặc biệt đối với dân luật :)
     
    Báo quản trị |