Hợp đồng tiền hôn nhân

Chủ đề   RSS   
  • #458451 22/06/2017

    vuhien001
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2012
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 5922
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 170 lần


    Hợp đồng tiền hôn nhân

    Hôm nay, có người bạn của mình gọi điện nhờ làm giùm hợp đồng tiền hôn nhân vì "người ta ùa đến cưới rồi". Thế nhưng yêu cầu của bạn mình khá lạ: bạn mình không cần/không quan tâm tài sản, mà chỉ quan tâm đến con cái. Ly hôn tài sản chia sao cũng được nhưng bạn ấy muốn phải giữ quyền nuôi con.

    (Gia đình bạn mình cha mẹ cũng ly hôn, mẹ bạn ấy một mình nuôi cả 3 đứa con gái ăn học thành tài).

    Hợp đồng tiền hôn nhân
     

    Mình thì cũng tư vấn cho bạn mình là hiện giờ quy định pháp luật chưa có công nhận việc này (luật HNGD thì chỉ mới công nhận việc thỏa thuận tài sản, mà bạn mình thì lại không quan tâm phần đó) nhưng nó cứ nài nỉ "cứ làm đi, bây giờ chưa công nhận nhưng 5-7 năm nữa công nhận thì sao" nên đành làm hộ.

    Đây là phần thỏa thuận mà mình đã soạn thảo, mọi người cho ý kiến thử là có còn điều gì cần ghi nhận nữa không (đặc biệt là các anh, chị đã lập gia đình, không biết là thỏa thuận như vậy đã hợp lý hay chưa - đặc biệt là về mặt đạo đức cũng như vấn đề thực tế đời sống hôn nhân).

    (P/s: mình chưa lập gia đình, do đó chắc chắn là sẽ có những điều không phù hợp thực tế, mọi người đừng cười):


     

    VĂN BẢN THOẢ THUẬN VỀ

    QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

    ----- 

    Hôm nay, ngày...... tháng ..... năm 20….

    Chúng tôi gồm:

    Ông ……………. sinh năm ………….
    CMND/CCCD/Hộ chiếu số ………………… do ……………. cấp ngày……………..,

    ……………. sinh năm ………….
    CMND/CCCD/Hộ chiếu số ………………… do ……………. cấp ngày……………..,

    Cùng tự nguyện lập văn bản này để thỏa thuận việc sau:

     1/ VỀ TRÁCH NHIỆM TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

    Nếu chúng tôi kết hôn với nhau, chúng tôi cam kết cùng nhau chia sẻ trách nhiệm trong đời sống hôn nhân, bao gồm – nhưng không giới hạn – các trách nhiệm sau:

    - Trách nhiệm đóng góp cho gia đình: cả hai bên đều có trách nhiệm đi làm và đóng góp vào kinh tế gia đình. Số tiền đóng góp của các bên sẽ được dùng để chi tiêu cho các nhu cầu sinh hoạt của gia đình, chăm lo con cái và không bao gồm nhu cầu kinh doanh của mỗi bên. Mức độ đóng góp phụ thuộc vào năng lực của mỗi bên và sẽ không phải là cơ sở để tạo nên đặc quyền trong hôn nhân cho bên có đóng góp nhiều hơn.

    - Trách nhiệm thực hiện công việc nhà: mỗi bên có trách nhiệm như nhau trong việc thực hiện những công việc nhà; tuy nhiên có sự phân công hợp lý để phù hợp với công việc của mỗi bên. Nhưng lý do công việc không phải là cơ sở để loại trừ trách nhiệm của mỗi bên trong việc thực hiện công việc nhà.

    - Trách nhiệm nuôi dưỡng và dạy bảo con cái: cả hai đều có quyền và nghĩa vụ trong việc nuôi, dạy con. Ý kiến trong việc nuôi, dạy con của cả hai bên đều được bên còn lại xem xét dưới tinh thần nghiêm túc, tôn trọng lẫn nhau; Trong trường hợp cả hai bất đồng ý kiến trong phương pháp nuôi dạy con thì phải dùng phương pháp ôn hòa để tìm tiếng nói chung. Hai bên cam kết không gây gổ, lớn tiếng, sử dụng từ ngữ không hay hoặc có các hành vi bạo hành gia đình trước mặt con/đối với con trong mọi tình huống.

    - Trách nhiệm với gia đình hai bên: hai bên cam kết không ngăn trở đối phương và con chung thực hiện nghĩa vụ đạo đức của bản thân với ông bà, cha mẹ, anh chị em và người thân của mình (thăm hỏi, chăm sóc, hỗ trợ về tinh thần và vật chất…); trong trường hợp việc thực hiên nghĩa vụ đạo đức của mỗi bên xung đột với nghĩa vụ của người này với gia đình thì hai bên có thể thỏa thuận tìm hướng giải quyết trên tinh thân ưu tiên đảm bảo quyền lợi của gia đình.

     

    2/ PHÂN CHIA QUYỀN NUÔI CON TRONG TRƯỜNG HỢP LY HÔN:

    Trong trường hợp xấu nhất khi quan hệ hôn nhân đổ vỡ, các bên không thể tiếp tục chung sống và phải làm thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật quyền nuôi con sẽ thuộc về bà …, ông … cam kết sẽ không giành quyền nuôi con cũng như không thực hiện bất kỳ hành vi nào để cản trở yêu cầu được nhận quyền nuôi con của bà …

    Bà … cam kết không gây cản trở ông … trong việc thăm nom cũng như tham gia chăm sóc, dạy bảo con chung.

    Hai bên cam kết sẽ cùng hợp tác thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dạy con; đảm bảo cho sự phát triển bình thường của con; không thực hiện hành vi, lời nói gây ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con như nói xấu đối phương, mắng chửi con cái, có hành vi bạo hành gia đình ...

    Trong trường hợp do quy định pháp luật của Việt Nam mà bà … không được trao quyền nuôi con, ông … cam kết không gây cản trở bà … trong việc thăm nom cũng như tham gia chăm sóc, dạy bảo con chung.

    Khi lý do cản trở bà … được giao quyền nuôi con không còn, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi bên, thực tế việc chăm sóc con của ông …, mong muốn của con và trên hết là để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển bình thường của con, quyền nuôi con có thể được trả về cho bà … hoặc không. Trong bất kỳ trường hợp nào xảy ra, hai bên cam kết sẽ không có bất kỳ lời nói hay hành động này gây ảnh hưởng xấu đến con.

    3/ PHÂN CHIA TÀI SẢN

    Tài sản riêng của mỗi bên và tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân được phân chia theo quy định pháp luật. Các bên cam kết không sử dụng việc được giao quyền nuôi con được nêu ở phần 2/ làm điều kiện để phân chia tài sản chung.

    4/ THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN PHÂN CHIA:

    Nội dung của thỏa thuận này sẽ có hiệu lực ngay sau khi hai bên đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật hoặc một thời điểm khác sớm hơn nếu hai bên có thỏa thuận khác sau này.

     
    76656 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

10 Trang 12345>»
Thảo luận
  • #458491   23/06/2017

    LSHoangPhuong
    LSHoangPhuong

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2017
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 480
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 13 lần


    Có cảm giác quan hệ Hôn nhân - gia đình trong trường hợp này không còn là quan hệ hôn nhân thuần tuý, phát sinh trên nền tảng là tình yêu, sự yêu thương và đùm bọc cho nhau trong hôn nhân nữa. Mà là 1 Hợp đồng dân sự hoàn toàn rồi. 

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn LSHoangPhuong vì bài viết hữu ích
    vuhien001 (23/06/2017) anthuylaw (28/12/2017) vtv9000 (31/10/2018) Cherry1234 (02/08/2018)
  • #470934   14/10/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    LSHoangPhuong viết:

    Có cảm giác quan hệ Hôn nhân - gia đình trong trường hợp này không còn là quan hệ hôn nhân thuần tuý, phát sinh trên nền tảng là tình yêu, sự yêu thương và đùm bọc cho nhau trong hôn nhân nữa. Mà là 1 Hợp đồng dân sự hoàn toàn rồi. 

    Mình cũng cảm giác như vậy. Hai người khi tiến tới hôn nhân dựa trên tình yêu, sự tin tưởng và muốn gắn bó lâu dài với nhau. Hôn nhân khác với hợp đồng dân sự khác, là khi hai cá thể muốn trở thành một gia đình, yêu thương nhau. Hợp đồng tiền hôn nhân như vậy làm mất đi bản chất của hôn nhân, đặc biệt ở những nước như Việt Nam. Minh đồng ý trong một số trường hợp như vậy là cần thiết, nhưng không cổ vũ cho những hợp đồng như vậy.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn danghaa_ vì bài viết hữu ích
    vtv9000 (31/10/2018) SAFIMEX (02/08/2019)
  • #458546   23/06/2017

    Xã hội loạn lạc. Con người ta sau này cái gì cũng phải cần hợp đồng thì mới tin nhau được haizz

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn anhyeuem_90 vì bài viết hữu ích
    nnminh.hlu.le@gmail.com (04/09/2017) vtv9000 (31/10/2018)
  • #458549   23/06/2017

    hongphuong1993
    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    Mình có một thắc mắc về vấn đề này. Nếu 02 bên thỏa thuận giao con cho người bố nuôi dưỡng nhưng đứa con lại dưới 03 tuổi. Theo quy định pháp luật thì người mẹ sẽ nuôi dưỡng con, vậy với tình huống này thì áp dụng thỏa thuận hay quy định của luật?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hongphuong1993 vì bài viết hữu ích
    vtv9000 (31/10/2018)
  • #460986   14/07/2017

    hongphuong1993 viết:

    Mình có một thắc mắc về vấn đề này. Nếu 02 bên thỏa thuận giao con cho người bố nuôi dưỡng nhưng đứa con lại dưới 03 tuổi. Theo quy định pháp luật thì người mẹ sẽ nuôi dưỡng con, vậy với tình huống này thì áp dụng thỏa thuận hay quy định của luật?

    Hình như bạn có chút nhầm lẫn. Theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

    “Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

    Như vậy nếu các bên có thỏa thuận thì con dưới 36 tháng tuổi cha vẫn được nuôi nha bạn.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Hahien92 vì bài viết hữu ích
    hangluatbigbosslaw (14/05/2019) vtv9000 (31/10/2018)
  • #470936   14/10/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


     

    hongphuong1993 viết:

     

    Mình có một thắc mắc về vấn đề này. Nếu 02 bên thỏa thuận giao con cho người bố nuôi dưỡng nhưng đứa con lại dưới 03 tuổi. Theo quy định pháp luật thì người mẹ sẽ nuôi dưỡng con, vậy với tình huống này thì áp dụng thỏa thuận hay quy định của luật?

     

     

    Luật hôn nhận gia đình 2014 quy định về quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn mà không thoả thuận được đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi:

    “3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.” (khoản 3, Điều 81 Luật HNGĐ 2014)
     
    Theo quy định trên, về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi.

    TNếu con dưới 36 tháng tuổi mà vợ không thuộc trường hợp không đủ điều kiện để “trực tiếp” trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con,… tuy không có nhà ở ổn định nhưng sau khi ly hôn, người vợ vẫn có thể ở với bà ngoại, chị được phân chia một phần tài sản chung của vợ chồng, có thời gian trực tiếp chăm sóc con nhỏ,...  Mặt khác, nếu người vợ nuôi con thì người con có nghĩa vụ cấp dưỡng một khoản tiền hợp lý để hỗ trợ vợ nuôi con nhỏ. Cho nên, với những điều kiện như vậy thì khả năng Toà án giao con dưới 36 tháng tuổi cho vợ chăm sóc, nuôi dưỡng là rất lớn.

    Tuy nhiên, khi con đủ 36 tháng tuổi, chồng có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

    Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

    a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

    b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

     
    Khi có yêu cầu của anh, Toà án sẽ xem xét lại điều kiện nuôi con của người vợ, nếu không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Thì toà án sẽ quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    Cập nhật bởi danghaa_ ngày 14/10/2017 10:50:57 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danghaa_ vì bài viết hữu ích
    vtv9000 (31/10/2018)
  • #518923   26/05/2019

    hongphuong1993 viết:

    Mình có một thắc mắc về vấn đề này. Nếu 02 bên thỏa thuận giao con cho người bố nuôi dưỡng nhưng đứa con lại dưới 03 tuổi. Theo quy định pháp luật thì người mẹ sẽ nuôi dưỡng con, vậy với tình huống này thì áp dụng thỏa thuận hay quy định của luật?

    Căn cứ vào khoản 3 Điều 81 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con thì không nhất thiết phải là người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng con.

     
    Báo quản trị |  
  • #577294   25/11/2021

    Mình có một thắc mắc về vấn đề này. Nếu 02 bên thỏa thuận giao con cho người bố nuôi dưỡng nhưng đứa con lại dưới 03 tuổi. Theo quy định pháp luật thì người mẹ sẽ nuôi dưỡng con, vậy với tình huống này thì áp dụng thỏa thuận hay quy định của luật?

    Thỏa thuận vẫn là trên hết bạn ạ. Con dưới 3 tuổi thì ưu tiên giao cho người mẹ thôi chứ trường hợp người mẹ đồng ý bố nuôi thì vẫn ok với trường hợp người mẹ không đủ khả năng nuôi vẫn giao cho bố như thường.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Inteco_Law vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/11/2021)
  • #579708   27/01/2022

    ThanhHang251
    ThanhHang251

    Female
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:02/10/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 4 lần


    Luật có quy định nên mình nghĩ thứ tự ưu tiên áp dụng sẽ là quy định của pháp luật trước sau đó mới đến thỏa thuận giữa các bên

    Anastasia

     
    Báo quản trị |  
  • #458550   23/06/2017

    chinamnhi
    chinamnhi
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2680
    Cảm ơn: 338
    Được cảm ơn 150 lần


    Theo mình thấy thì chỗ giao quyền nuôi con không hợp lý cho lắm. Cụ thể nếu vợ chồng đã thỏa thuận cho 1 bên được quyền nuôi con khi ly hôn thì thỏa thuận này phải có hiệu lực (theo mong muốn chủ quan của đôi bên). Tuy nhiên pháp luật hiện hành quy định việc giao con cho ai sẽ phù thuộc vào khả năng kinh tế, tình thương v.v...trên cơ sở vì lợi ích tốt nhất cho con. Vì vậy nếu thỏa thuận vợ hoặc chồng được nhận nuôi mà vào thời điểm ly hôn cá nhân đó ko có đủ điều kiện tốt hơn thì pháp luật ko thể giao con cho người đó được (như bnaj có đề cập là pháp luật có quy đinh...). Do đó vô hình chung thỏa thuận này chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, không giải quyết được nguyện vọng muốn được nuôi con của bạn bạn. 

    Tuy nhiên nếu lồng thêm quy định này vô nữa thì có thể sẽ ổn hơn, đó là vợ chồng phải trích 1 phần tài sản nhất định nào đó để đảm bảo có thể chăm sóc và lo cho con cái sau khi ly hôn, người được quyền giao nhận nuôi có quyền và trách nhiệm sử dụng tài sản này để phục vụ mục đích nuôi con. Như thế, sau khi ly hôn cho dù sẽ có 1 bên yếu thế về điều kiện kinh tế nhưng cũng không ảnh hưởng đến khả năng nuôi con vì đã có sẵn tài sản dùng cho việc này rồi. Khi đó, Tòa sẽ căn cứ vào hợp đồng tiền hôn nhân xem ai được thỏa thuận nhận nuôi thì cứ thế mà tuyên cho người đó nuôi thôi.

    Cập nhật bởi chinamnhi ngày 23/06/2017 05:20:03 CH

    Đi không, há lẽ trở về không?

    Cái nợ cầm thư phải trả xong!

    Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

    Trót đem thân thế hẹn tang bồng

    Đã mang tiếng ở trong trời đất

    Phải có danh gì với núi sông

    Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

    Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn chinamnhi vì bài viết hữu ích
    Thanh241994 (22/07/2017) hangluatbigbosslaw (14/05/2019) vtv9000 (31/10/2018)
  • #458588   23/06/2017

    thuyhanh2512
    thuyhanh2512
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2017
    Tổng số bài viết (217)
    Số điểm: 3310
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 92 lần


    Khi kết hôn không ai mong muốn mình sẽ ly hôn cả, người ta mong muốn được sống bên nhau trọn đời, bạn của bạn suy nghĩ tiêu cực quá. Việc dù có quy định đi chăng nữa nhưng pháp luật đã có quy định cụ thể, đâu phải cứ làm là được công nhận. Nếu con dưới 3 tuổi người bố có dành quyền nuôi con cũng không được. Hay người mẹ muốn dành quyền nuôi con nhưng không có đủ điều kiện kinh tế để nuôi con thì thỏa thuận cũng trở nên vô ích

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuyhanh2512 vì bài viết hữu ích
    vtv9000 (31/10/2018)
  • #458601   24/06/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Chưa kết hôn mà đã soạn sẵn hợp đồng tiền hôn nhân để tiện cho việc phân chia quyền nuôi con rồi, cảm giác cuộc hôn nhân chưa thực hiện thì đã có sẵn kết quả từ trước rồi. Đúng là xã hội ngày nay càng phức tạp, hỗn loạn bao nhiêu thì lòng tin giữa con người với nhau càng bị thu hẹp bấy nhiêu, kể cả những người đến với nhau bằng tình cảm tự nhiên, yêu thương nhau tha thiết nhưng khi đụng đến quyền lợi về tài sản, con cái thì lại xử sự với nhau như người xa lạ. Bởi vậy nên kết hôn nhanh,ly hôn vội không còn là chuyện khó thấy trong thời điểm hiện nay.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Sensen93 vì bài viết hữu ích
    nguyenhaz1 (26/06/2017) vtv9000 (31/10/2018)
  • #458684   24/06/2017

    Đúng là cái gì có thỏa thuận trước cũng đều tốt, mình thì ủng hộ bản hợp đồng này, nhưng không biết pháp luật có bảo vệ thỏa thuận trong hợp đồng này không, vì trong tình yêu, hôn nhân, gia đình thì không có gì gọi là nguyên tắc cả, nên nếu tất cả đều nguyên tắc thì nó không gọi là tình cảm nữa. Xã hội càng phát triển và đang biến mọi thứ theo 1 nguyên tắc nhất định.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn richphan234 vì bài viết hữu ích
    vtv9000 (31/10/2018)
  • #458692   24/06/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Việc lập hợp đồng tiền hôn nhân này ở nước ngoài gần như là ai cũng làm để đảm bảo quyền lợi của đôi bên. Mình thấy việc này văn minh, tránh tình trạng xấu nhất, cơm không lành canh không ngọt, đường ai nấy đi thì ít nhất cũng có hợp đồng để áp dụng, chứ không tới lúc đó nếu chia tay êm đẹp thì không nói gì, nếu có hiềm khích lại thêm việc chia tới chia lui con cái, tài sản càng làm gia tăng hiềm khích, hình ảnh trong mắt nhau trở nên xấu hơn, thậm chí không còn muốn nhìn mặt nhau thì thật sự lúc đó những đứa con mới là đáng thương nhất. Mình thì hoàn toàn ủng hộ những hợp đồng tiền hôn nhân này 

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn thanhvan312 vì bài viết hữu ích
    hrccivn (18/02/2022) vtv9000 (31/10/2018) SAFIMEX (02/08/2019)
  • #458707   24/06/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Có lập ra thì nó cũng không có giá trị pháp lý, các bên nếu không thực hiện theo hợp đồng này thì cũng không thể đem ra tòa án giải quyết theo hợp đồng được. Ngoài ra, có đem đi công chứng cũng không cơ quan, phòng công chứng nào công chứng cho cả. Nếu hai người thỏa thuận tài sản riêng, tài sản nào là của người nào thì sẽ được công chứng và có giá trị pháp lý.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn maithanhloivn vì bài viết hữu ích
    buinha2421994 (21/11/2017) vtv9000 (31/10/2018)
  • #458802   26/06/2017

    vuhien001
    vuhien001
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2012
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 5922
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 170 lần


    Cám ơn mọi người góp ý, tuần nay mình bận quán nên giờ mới có thể xem và phản hồi được.

    Về bạn mình thì có lẽ do vấn đề gia đình của bạn ấy (bố mẹ ly hôn khi bạn ấy còn nhỏ) nên bạn ấy bị ám ảnh về việc ly hôn và quyền nuôi con - bạn ấy khá thần tượng mẹ của mình, do đó có thể lấy mẹ ra làm hình mẫu trong cách cư xử (ngày ấy, mẹ bạn đó cũng chỉ mang 3 chị em bạn ấy ra đi, không cần tài sản gì cả).

    Còn về hợp đồng này thì mình cũng đã nói trước - nó hoàn toàn không có giá trị pháp lý, có lập ra thì cũng chỉ là vấn đề "quân tử" với nhau - nếu lỡ có ly hôn mà chồng bạn ấy không tuân theo thì cũng chẳng làm gì được. Nhưng bạn ấy vẫn muốn làm - như là để bảo đảm về mặt tinh thần cho bạn ấy trước khi kết hôn - nên đành làm giùm. Nhưng mà làm chỉ ngắn gọn 1-2 câu (mục đích chính của bạn ấy chỉ là phần 2/ thôi - nên thực ra chỉ cần phần này là đủ) thì nó lại hơi sơ sài và có vẻ không "thực sự nghiêm túc"; vì vậy mình đã làm thêm các phần mà mình nghĩ cũng quan trọng.

    @hongphuong1993: việc phân chia quyền nuôi con theo pháp luật (vd: con dưới 36 tháng giao cho mẹ) được áp dụng khi các bên yêu cầu tòa phân chia quyền nuôi con; chứ nếu trong đơn ly hôn không yêu cầu việc này ("không yêu cầu tòa phân chia quyền nuôi con") thì tòa sẽ không phân chia, khi này các bên thỏa thuận sao thì sẽ áp dụng như vậy.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn vuhien001 vì bài viết hữu ích
    hongphuong1993 (26/06/2017) vtv9000 (31/10/2018)
  • #458945   27/06/2017

    Không biết mọi người có cảm nhận như thế nào chứ, còn tôi đã trải qua một giai đoạn như thế, trước kia tôi đã có gia đình và 1 cậu con trai. Giờ đây tôi đã có 1 gia đình mới hạnh phúc.

    Quan điểm của tôi là khi 2 người không sống được với nhau thì tôi nghĩ là không còn tình cảm nữa nhưng vẫm luôn phải giữ được cái nghĩa vợ chồng và còn có thể vẫn là bạn của nhau nữa.  

    Thực ra, mọi người biết đấy "yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng" thế mới biết là như thế nào.

    Chúng tôi được tòa án phân xử là vợ nuôi con, về tài sản nói chung thì chúng tôi thỏa thuận với nhau, còn nghĩa vụ của tôi hàng tháng phải cấp dưỡng nuôi con đầy đủ.

    Bản thân tôi, 2 người khi chia tay đã không còn được là bạn của nhau nữa mà họ coi tôi như người thù, có thể lăng mạ tôi không còn tư gì để nói mà thậm trí là trước mặt con cái và cả đám đông ở khu phố nữa, tôi thấy họ khẩu nghiệp quá.

    Ngoài ra, tôi còn bị cấm đoán không cho gặp con cái, đến nỗi có hôm xin phép được đưa con đi chơi, từ nhà đến chỗ uống nước vừa ngồi tí đã bị gọi điện nói là đưa con về cho tôi ngay, mình nghỉ tủi thân cho thằng bé quá.

    Tôi chỉ tâm sự được ít chuyện riêng của tôi mà thôi, mọi người đọc sẽ biết phần nào. Còn tôi khi xem dự thảo về hợp đồng tiền hôn nhân thì theo tôi đối với xã hội bây giờ thì cũng nên có một bản hợp đồng như vậy, khó nói nắm nhiều gia đình khi chia tay tòa phân xử rõ cho trách nhiệm của 2 người đối với con chung, nhưng rồi bố (mẹ) mải miết với "việc" của mình rồi cũng đều quên hết ... lúc đó lại kiện nhau ra tòa thì cũng không hay ho gì. Nên bản thân tôi muốn nói là cũng nên cần có 1 bản hợp đồng tiền hôn nhân, vì để thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Vợ chồng có thể bỏ nhau, nhưng bố (mẹ) không bao giờ bỏ con cái được, lúc đó ai nấy đều đổ lỗi cho là bị xã hội đưa đẩy, nên là hội bây giờ khó nói trước được điều gì...

    Nói về hợp đồng thì bảo là không còn thuần phong mỹ tục, nhưng mà đến lúc không còn là gì của nhau nữa thì lúc đó không còn cần nghĩ đến việc tình cảm gia đình nó là cái gì nữa....

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn qlgtlaichau@gmail.com vì bài viết hữu ích
    yuanping (29/12/2020) vuhien001 (28/06/2017) vtv9000 (31/10/2018)
  • #460327   08/07/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Hiểu theo hướng tích cực thì những việc này cũng góp phần hạn chế rủi ro, tranh chấp sau hôn nhân, mặc dù khi kết hôn chả ai mong đợi việc mình ly hôn cả, tuy nhiên, việc thỏa thuận với nhau trước cũng có thể xem như một cách giúp 2 bên tôn trọng nhau, biết trước rủi ro, trách nhiệm, góp phần gìn giữ gia đình, và dễ dàng giải quyết lỡ không may có ly hôn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thaonguyen27 vì bài viết hữu ích
    vtv9000 (31/10/2018)
  • #460988   14/07/2017

    Quan hệ hôn nhân bây giờ không có giống như thời “ông bà anh” nữa rồi, cái gì cũng thỏa thuận, cái gì cũng hợp đồng, chưa bước vào hôn nhân mà người ta đã dự trù biết bao nhiêu tình huống xảy ra. Về góc độ ai nuôi con sau khi ly hôn thì hiện nay pháp luật Việt Nam đã ưu tiên phương pháp thỏa thuận và có tính đến các yếu tố có lợi cho con rồi, có điều chưa cho phép thỏa thuận trước hôn nhân thôi 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hahien92 vì bài viết hữu ích
    vtv9000 (31/10/2018)
  • #526572   27/08/2019

    Hahien92 viết:

    Quan hệ hôn nhân bây giờ không có giống như thời “ông bà anh” nữa rồi, cái gì cũng thỏa thuận, cái gì cũng hợp đồng, chưa bước vào hôn nhân mà người ta đã dự trù biết bao nhiêu tình huống xảy ra. Về góc độ ai nuôi con sau khi ly hôn thì hiện nay pháp luật Việt Nam đã ưu tiên phương pháp thỏa thuận và có tính đến các yếu tố có lợi cho con rồi, có điều chưa cho phép thỏa thuận trước hôn nhân thôi 

    Như bạn nói thì đại đa số bây giờ quan hệ hôn nhân không như trước thật, tình cảm chẳng bao nhiêu mà những lý do khác thì nhiều. Còn về những thỏa thuận thì mặc dù đúng là thỏa thuận nhưng những thỏa thuận đó vẫn là không được trái với quy định của pháp luật. 

    Chẳng mấy ai khi bước vào quan hệ hôn nhân với suy nghĩ cho lẫn nhau, cho gia đình mà lại đi ký kết hợp đồng tiền hôn nhân trước. Quan trọng là niềm tin ở nhau thôi. Giờ nói ra nghe còn thấy khó.

     
    Báo quản trị |