Hợp đồng tiền hôn nhân

Chủ đề   RSS   
  • #458451 22/06/2017

    vuhien001
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2012
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 5922
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 170 lần


    Hợp đồng tiền hôn nhân

    Hôm nay, có người bạn của mình gọi điện nhờ làm giùm hợp đồng tiền hôn nhân vì "người ta ùa đến cưới rồi". Thế nhưng yêu cầu của bạn mình khá lạ: bạn mình không cần/không quan tâm tài sản, mà chỉ quan tâm đến con cái. Ly hôn tài sản chia sao cũng được nhưng bạn ấy muốn phải giữ quyền nuôi con.

    (Gia đình bạn mình cha mẹ cũng ly hôn, mẹ bạn ấy một mình nuôi cả 3 đứa con gái ăn học thành tài).

    Hợp đồng tiền hôn nhân
     

    Mình thì cũng tư vấn cho bạn mình là hiện giờ quy định pháp luật chưa có công nhận việc này (luật HNGD thì chỉ mới công nhận việc thỏa thuận tài sản, mà bạn mình thì lại không quan tâm phần đó) nhưng nó cứ nài nỉ "cứ làm đi, bây giờ chưa công nhận nhưng 5-7 năm nữa công nhận thì sao" nên đành làm hộ.

    Đây là phần thỏa thuận mà mình đã soạn thảo, mọi người cho ý kiến thử là có còn điều gì cần ghi nhận nữa không (đặc biệt là các anh, chị đã lập gia đình, không biết là thỏa thuận như vậy đã hợp lý hay chưa - đặc biệt là về mặt đạo đức cũng như vấn đề thực tế đời sống hôn nhân).

    (P/s: mình chưa lập gia đình, do đó chắc chắn là sẽ có những điều không phù hợp thực tế, mọi người đừng cười):


     

    VĂN BẢN THOẢ THUẬN VỀ

    QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

    ----- 

    Hôm nay, ngày...... tháng ..... năm 20….

    Chúng tôi gồm:

    Ông ……………. sinh năm ………….
    CMND/CCCD/Hộ chiếu số ………………… do ……………. cấp ngày……………..,

    ……………. sinh năm ………….
    CMND/CCCD/Hộ chiếu số ………………… do ……………. cấp ngày……………..,

    Cùng tự nguyện lập văn bản này để thỏa thuận việc sau:

     1/ VỀ TRÁCH NHIỆM TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

    Nếu chúng tôi kết hôn với nhau, chúng tôi cam kết cùng nhau chia sẻ trách nhiệm trong đời sống hôn nhân, bao gồm – nhưng không giới hạn – các trách nhiệm sau:

    - Trách nhiệm đóng góp cho gia đình: cả hai bên đều có trách nhiệm đi làm và đóng góp vào kinh tế gia đình. Số tiền đóng góp của các bên sẽ được dùng để chi tiêu cho các nhu cầu sinh hoạt của gia đình, chăm lo con cái và không bao gồm nhu cầu kinh doanh của mỗi bên. Mức độ đóng góp phụ thuộc vào năng lực của mỗi bên và sẽ không phải là cơ sở để tạo nên đặc quyền trong hôn nhân cho bên có đóng góp nhiều hơn.

    - Trách nhiệm thực hiện công việc nhà: mỗi bên có trách nhiệm như nhau trong việc thực hiện những công việc nhà; tuy nhiên có sự phân công hợp lý để phù hợp với công việc của mỗi bên. Nhưng lý do công việc không phải là cơ sở để loại trừ trách nhiệm của mỗi bên trong việc thực hiện công việc nhà.

    - Trách nhiệm nuôi dưỡng và dạy bảo con cái: cả hai đều có quyền và nghĩa vụ trong việc nuôi, dạy con. Ý kiến trong việc nuôi, dạy con của cả hai bên đều được bên còn lại xem xét dưới tinh thần nghiêm túc, tôn trọng lẫn nhau; Trong trường hợp cả hai bất đồng ý kiến trong phương pháp nuôi dạy con thì phải dùng phương pháp ôn hòa để tìm tiếng nói chung. Hai bên cam kết không gây gổ, lớn tiếng, sử dụng từ ngữ không hay hoặc có các hành vi bạo hành gia đình trước mặt con/đối với con trong mọi tình huống.

    - Trách nhiệm với gia đình hai bên: hai bên cam kết không ngăn trở đối phương và con chung thực hiện nghĩa vụ đạo đức của bản thân với ông bà, cha mẹ, anh chị em và người thân của mình (thăm hỏi, chăm sóc, hỗ trợ về tinh thần và vật chất…); trong trường hợp việc thực hiên nghĩa vụ đạo đức của mỗi bên xung đột với nghĩa vụ của người này với gia đình thì hai bên có thể thỏa thuận tìm hướng giải quyết trên tinh thân ưu tiên đảm bảo quyền lợi của gia đình.

     

    2/ PHÂN CHIA QUYỀN NUÔI CON TRONG TRƯỜNG HỢP LY HÔN:

    Trong trường hợp xấu nhất khi quan hệ hôn nhân đổ vỡ, các bên không thể tiếp tục chung sống và phải làm thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật quyền nuôi con sẽ thuộc về bà …, ông … cam kết sẽ không giành quyền nuôi con cũng như không thực hiện bất kỳ hành vi nào để cản trở yêu cầu được nhận quyền nuôi con của bà …

    Bà … cam kết không gây cản trở ông … trong việc thăm nom cũng như tham gia chăm sóc, dạy bảo con chung.

    Hai bên cam kết sẽ cùng hợp tác thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dạy con; đảm bảo cho sự phát triển bình thường của con; không thực hiện hành vi, lời nói gây ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con như nói xấu đối phương, mắng chửi con cái, có hành vi bạo hành gia đình ...

    Trong trường hợp do quy định pháp luật của Việt Nam mà bà … không được trao quyền nuôi con, ông … cam kết không gây cản trở bà … trong việc thăm nom cũng như tham gia chăm sóc, dạy bảo con chung.

    Khi lý do cản trở bà … được giao quyền nuôi con không còn, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi bên, thực tế việc chăm sóc con của ông …, mong muốn của con và trên hết là để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển bình thường của con, quyền nuôi con có thể được trả về cho bà … hoặc không. Trong bất kỳ trường hợp nào xảy ra, hai bên cam kết sẽ không có bất kỳ lời nói hay hành động này gây ảnh hưởng xấu đến con.

    3/ PHÂN CHIA TÀI SẢN

    Tài sản riêng của mỗi bên và tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân được phân chia theo quy định pháp luật. Các bên cam kết không sử dụng việc được giao quyền nuôi con được nêu ở phần 2/ làm điều kiện để phân chia tài sản chung.

    4/ THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN PHÂN CHIA:

    Nội dung của thỏa thuận này sẽ có hiệu lực ngay sau khi hai bên đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật hoặc một thời điểm khác sớm hơn nếu hai bên có thỏa thuận khác sau này.

     
    75916 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

10 Trang «<2345678>»
Thảo luận
  • #486211   03/03/2018

    Thuongtommy92
    Thuongtommy92
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2017
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 1117
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 39 lần


    Cái gì cũng có hai mặt của nó. Mình thì ủng hộ việc ký kết hợp đồng hôn nhân trên cơ sở tự nguyện và trung thực. Nếu như việc ký kết tạo tâm lý thoải mái cho đối phương thì việc ký kết cũng chả ảnh hưởng gì cả. Hiện nay, ở Việt Nam những bản hợp đồng chưa có giá trị pháp lý và bản thân các chủ thể cũng biết như vậy. Việc ký kết phải chăng chỉ là tạo nên một tâm lý sòng phẳng,rạch ròi hoặc như trường hợp của bạn nêu trên là do ám ảnh từ cuộc hôn nhân tan vỡ của ba mẹ

     
    Báo quản trị |  
  • #486256   03/03/2018

    Thật ra đây cũng không phải là một vấn đề tiêu cực, chỉ là pháp luật Việt Nam chưa có quy định điều chỉnh. Nếu ngày xưa, thời "ông bà anh" sống với nhau không cần đăng kí kết hôn, đến lúc đám cưới còn chưa biết được mặt của cô dâu, chú rể nhưng vẫn sống cùng nhau đến "đầu bạc răng long" thì ngày nay dù khi bước vào cuộc sống hôn nhân các đôi đều có đăng kí kết hôn hẳn hoi nhưng lại không tránh khỏi việc ly hôn.

    Có phải chăng cuộc sống phóng khóang và tự do của ngày nay khiến con người ta không còn đủ tin tưởng vào nhau nữa và nguời ta lại nghĩ ra những cách để bảo vệ bản thân mình dù chỉ là đề phòng. Nhưng thật ra như thế cũng tốt, vì ngày xưa các cụ sống cùng nhau đến già nhưng có chắc ai cũng được hạnh phúc với cuộc hôn nhân của mình hay không khi thời đó chế độ phụ quyền lên ngôi và người phụ nữ hầu như không có tiếng nói trong gia đình, tất cả đều phụ thuộc vào chồng, chồng không còn còn phải phụ thuộc vào con, nhưng đôi khi họ bị đuổi ra khỏi nhà và còn bị cứơp mất quyền nuôi con của mình. Nhiều người phụ nữ vì như vậy mà chấp nhận ở lại tiếp tục cuộc sống "hôn nhân địa ngục" tất cả vì con của họ.

    Còn trường hợp của bạn, mình thấy không có gì là xấu cả, vì bạn của bạn không quan tâm đến vật chất, của cải, bạn ấy chỉ cần quyền nuôi con nếu cuộc hôn nhân của mình xảy ra tình huống xấu nhất là ly hôn. Người đời từng có câu phụ nữ sướng khổ là dựa vào tấm chồng, hay phụ nữ có chồng khi ly hôn chỉ lãi mỗi đứa con. Thật ra, nếu áp dụng những câu trên vào thời nay thì nó không còn phù hợp nữa tuy nhiên phụ nữ sinh con mang nặng, đẻ đau thì ai cũng biết và tình cảm họ dành cho con họ thì không ai sánh bằng và không điều gì có thể thay thế.

    Biết đâu sau này, những tình huống như thế này lại xảy ra nhiều hơn trong cuộc sống, bởi cuộc sống này muôn hình vạn trạng và không ai có thể lường trước được điều gì sẽ xảy ra và xã hội sẽ phát triển như thế nào. Và biết đâu sau này pháp luật lại có những quy định điều chỉnh vấn đề trên.

     
    Báo quản trị |  
  • #488042   27/03/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Hôn nhân

    Cảm giác đầu tiên của mình sau khi đọc hợp đồng trên là một thương vụ làm ăn chứ không phải là tình cảm gia đình của các thành viên đối với nhau. Mọi thứ phân chia quá rõ ràng mà chủ hợp đồng quên mất một điều là mình sẽ bị mất di người vợ nếu bạn là vợ anh chàng này liệu bạn sẽ còn cảm giác với người chồng như vậy. Nhưng cũng cảm ơn bài viết rất hay.
     
    Báo quản trị |  
  • #488387   31/03/2018

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 135 lần


    Hợp đồng tiền hôn nhân là một loại hợp đồng đặc biệt mà chủ thể có nó là các đôi nam nữ trước khi chính thức kết hôn thực hiện để thỏa thuận các vấn đề pháp lý như phân định tài sản chung, riêng, trước, trong và sau hôn nhân hoặc liên quan đến việc một hoặc hai bên muốn chấm dứt hợp đồng hôn nhân, quyền nuôi con và chia tài sản nếu vợ chồng ly hôn...

    Ở một số nước trên thế giới, nhất là phương Tây, hợp đồng hôn nhân được công nhận rộng rãi. Nó cũng là một biện pháp để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ khi chấp nhận "sống thử" trước khi kết hôn chính thức. Mặt khác, nó cũng thể hiện được sự minh bạch trong tài sản giữa vợ và chồng khi hai bên có thỏa thuận.  Việc công nhận chế độ thỏa thuận về tài sản tiền hôn nhân đã một phần nào đó giải quyết được vấn đề bảo vệ quyền lợi của đôi nam nữ khi chung sống như vợ chồng chưa có đăng ký kết hôn. Tuy nhiên mình không hưởng ứng lắm việc này, vì hôn nhân là kết quả của một quá trình tìm hiểu và hai bên quyết định chung sống với nhau đến tận cuối đời, nếu có những tính toán lợi ích thì không nên đến với nhau

    Cập nhật bởi sunshine19 ngày 31/03/2018 02:53:05 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #488407   31/03/2018

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 135 lần


    Mình đọc qua thì thấy có vè như đúng hơn đây là văn bản thỏa thuận trong quá trình hôn nhân chứ không còn là tiền hôn nhân nữa bởi đây là sự thỏa thuận về tài sản trong thười ky hôn nhân rồi, nếu hai bên đã xác lập và đăng ký kết hôn thì đã chính thức là vợ, chồng và đang trong thời kỳ hôn nhân nên nó không còn xem là tiền hôn nhân.

    Cập nhật bởi sunshine19 ngày 31/03/2018 04:05:06 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #488415   31/03/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 84 lần


    Cảm giác như người bạn của anh vừa là người lo xa, vừa là người rất lý trí. Hẳn hai vợ chồng đã thỏa thuận và đồng ý rằng hôn nhân chưa chắc là điều vững bền, nhỡ khi hai người không còn yêu nhau nữa phải chia tay thì hãy ra đi trong êm đẹp. Còn nếu một người vợ bình thường mà nhận được một tờ giấy thuần túy như hợp đồng dân sự thế này chắc cảm thấy buồn và khó mà đặt niềm tin vào cuộc hôn nhân vững bền nữa.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #488535   31/03/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1957)
    Số điểm: 13033
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Theo mình thì hợp đồng tiền hôn nhân là một xu hướng đang ngày càng xuất hiện nhiều tại Việt Nam khi mà xã hội ngày càng phát triển, văn hóa phương Tây hòa nhập vào thì tính gắn kết hôn nhân không còn bền vững như xưa, nhiều lúc cưới xong chẳng được bao lâu đã chia tay. Do đó, việc soạn hợp đồng này nhằm mục đích đảm bảo các quyền và lợi ích của các bên khi đi đến quyết định hôn nhân mà thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #488634   02/04/2018

    DoDucPhucLawyer
    DoDucPhucLawyer

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2017
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 2 lần


    Tôi chưa tìm hiểu pháp luật nước ngoài về vấn đề này nhưng tôi có một quan điểm như sau: chúng ta hợp pháp hóa việc vợ chồng xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận trước khi kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là điều đúng đắn và tiến bộ vì tránh được những hệ lụy khi phân chia tài sản sau hôn nhân và cần phải xác định rằng việc đối xử với tài sản nó "dễ dàng" hơn đối xử với con người. Còn đối với con cái, họ là thể nhân, việc xác định quyền nuôi dưỡng con cái không thể "dễ dàng" như đối với tài sản, chúng ta phải trả lời cho rất nhiều câu hỏi, phụ thuộc vào thời điểm cụ thể, đó là hoàn cảnh của người mẹ khi ly hôn (người mẹ này vào thời điểm đó thực sự có yêu thương đứa trẻ bằng bố nó không?), đó là tâm tư nguyện vọng của một thể nhân là đứa con...

     

     
    Báo quản trị |  
  • #493465   02/06/2018

    ngothanhphuong310
    ngothanhphuong310
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2018
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    Hôn nhân dựa trên tình yêu, sự quan tâm và chăm sóc, thấu hiểu lẫn nhau, mình tự hỏi tại sao phải đặt ra những nghĩa vụ này, thỏa thuận này; vậy tại sao không tự nguyện làm một cách bình đẳng, thấu hiểu nhất có thể. Rõ là xã hội có nhiều thay đổi và tiến bộ hơn, tuy nhiên nếu việc bước vào hôn nhân như một hợp đồng thì ắt sẽ có những suy nghĩ riêng của cả hai phía.

     
    Báo quản trị |  
  • #493468   03/06/2018

    hoangyennhi196
    hoangyennhi196
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2018
    Tổng số bài viết (299)
    Số điểm: 2770
    Cảm ơn: 130
    Được cảm ơn 28 lần


    HĐ tiền hôn nhân ở VN hiện không phổ biến cho lắm, cộng với tâm lý "cảm thấy kì cục" nên không mấy ai nghĩ đến lập HĐ như thế này. Có chăng nó sẽ phổ biến đối với những gia đình có của ăn của để, sợ người ngoài vào lấy tài sản.

     
    Báo quản trị |  
  • #493492   03/06/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Đúng như bạn nói, hiện tại thì pháp luật vẫn chưa có một quy định cụ thể nào về thỏa thuận quyền nuôi con trước hôn nhân mà chỉ có quy định về việc thỏa thuận về tài sản nếu hai bên vợ, chồng có nhu cầu tách bạch về tài sản theo quy định tại Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Bên cạnh đó, quan điểm của nhà làm luật về viêc giải quyết quyền nuôi con sau khi ly hôn phải dựa vào nhiều yếu tố nhằm mang lại điều kiện tốt nhất cho người con, đảm bảo được sự phát triển toàn diện cho con. Vì vậy, việc có thỏa thuận về quyền nuôi con trước hôn nhân sẽ không có quá nhiều ý nghĩa trong việc giải quyết quyền nuôi con của Tòa khi ly hôn

     
    Báo quản trị |  
  • #493778   08/06/2018

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


     
    hợp đồng hôn nhân có thể là chủ đề khá mới mẻ ở việt nam và nhiều người không biết đến nhưng ở một số quốc gia, hợp đồng hôn nhân đã được áp dụng rất nhiêu. Ở nước ta do truyền thống văn hóa nặng về tình cảm nên hợp đồng hôn nhân có thể không phù hợp, mình nghĩ hôn nhân dựa trên sự tự nguyện, yêu thương và cùng nhau xây dựng gia đình, một số vấn đề rạch ròi quá nó sẽ không hay.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #495463   29/06/2018

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Thực ra vấn đề này luôn có nhiều quan điểm trái chiều nhau. Khi lập thành văn bản, thì hôn nhân không mang tính chất thuần túy mà là một hình thức thực hiện hợp đồng dân sự. Nhưng suy cho cùng, đối với hợp đồng trên cũng là vì tương lai con cái, tránh trường hợp ly hôn ảnh hưởng đến điều kiện của con cái. Bởi vì nếu cha mẹ ly hôn, con cái đã phải chịu tổn thương rất lớn về mặt tinh thần. Không phải lúc nào lập hợp đồng tiền hôn nhân cũng là không tốt, quan điểm cá nhân mình ủng hộ hợp đồng này.

     
    Báo quản trị |  
  • #495625   30/06/2018

    Kimhang1302
    Kimhang1302
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2018
    Tổng số bài viết (139)
    Số điểm: 1235
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 20 lần


    Thiết nghĩ thì đối với hợp đồng tiền hôn nhân này thì hai vợ chồng nên thỏa thuận xác lập, thẳng thắn trao đổi với nhau rồi hẵng ký kết văn bản thỏa thuận, công chứng chứng thực theo quy định. Với lại trước khi sắp kết hôn thì hai vợ chồng cũng nên tinh tế, khéo léo, tế nhị vì có thể sẽ ảnh hưởng đến tình cảm, hạnh phúc gia đình về sau.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #496339   08/07/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Việc mà bạn kia tin là bây giờ pháp luật chưa công nhận hợp đồng tiền hôn nhân thì 5-7 năm nữa sẽ công nhận, mình thấy không có chút cơ sở luôn. Pháp luật Việt Nam dù có phát triển để hội nhập nhưng cũng không làm trái với thuần phong mỹ tục. Hôn nhân đến với nhau là sự tự nguyện, hôn nhân để che chở, đùm bọc nhau, tình cảm thiêng liêng sao có thể thể hiện qua cái hợp đồng được. 

     
    Báo quản trị |  
  • #496380   08/07/2018

    Việt Nam chúng ta là một đất nước phương đông nên văn hóa của chúng ta thiêng về tình cảm hơn là tiền bạc. Việc quy định chỉ thỏa thuận về tài sản trước hkhi hôn nhân thì mới có hiệu lực còn không quy định về thỏa thuận ai nuôi con giai đoạn tiền hôn nhân thì cũng đúng với lẽ thường tình của người Việt Nam. Tuy nhiên, theo mình nghĩ nếu bạn đảm bảo tốt các điều kiện về nuôi dạy con thì quyền nuôi con thuộc về phía bạn là điều đương nhiên.

     
    Báo quản trị |  
  • #498578   02/08/2018

    Cherry1234
    Cherry1234

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2018
    Tổng số bài viết (106)
    Số điểm: 645
    Cảm ơn: 75
    Được cảm ơn 10 lần


    Mình cũng có cảm giác như vậy.. Bởi khi hai bên đã có tình cảm muốn gắn bó với nhau dài lâu thì mới quyết định đi tới hôn nhân. Còn nếu là hợp đồng như vậy thì khác nào đây chỉ là quan hệ ràng buộc nhau trên cái hợp này. Lấy nhau về cũng đâu còn ý nghĩa gì cho một quan hệ hôn nhân.

     
    Báo quản trị |  
  • #498624   03/08/2018

    Cá nhân mình lại thấy hợp đồng tiền hôn nhân thực sự mới mẻ và thú vị và khá cần thiết. Bởi lẽ, để tránh những tranh chấp sau này, người ta nên dự liệu trước mọi việc và lúc này họ đã sẵn sàng đẻ bước vào cuộc sống hôn nhân. Hơn nữa, hợp đồng tiền hôn nhân cũng cho thấy mọi người đã có những sự quan tâm, áp dụng pháp luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, nếu vấn đề con cái được dự liệu trong hợp đồng tiền hôn nhân thì không hợp lý cho lắm bởi Theo Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình nếu con trên 7 tuổi thì phải xem xét đến nguyện vọng của con. Việc dự liệu vấn đề con cái có thể không tôn trọng quyết định của con.

     
    Báo quản trị |  
  • #498859   06/08/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Theo ý kiến cá nhân thì các bên vợ chồng hoàn toàn có thể dựa vào quy định pháp luật để thực hiện hợp đồng tiền hôn nhân, như vậy cũng giúp cho các bên tránh được tình trạng mâu thuẫn, tranh chấp về tài sản trong thời kỳ hôn nhân.

     
    Báo quản trị |  
  • #498896   07/08/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Nếu thỏa thuận để đưa ra một hợp đồng tiền hôn nhân thế này liệu tình cảm của hai bên sẽ được bền chặt vì dù gì đó cũng là một thứ gì đó ràng buộc và mang tính chất hơi vụ lợi đôi bên, vật chất hóa và chỉ cần 2 bên ly hôn nó sẽ được thực thi ngay tức khắc. Điều này có thể là con dao 2 lưỡi để làm mồ chôn cho các cuộc hôn nhân hoặc cũng có thể nó là phương pháp hữu hiện để phân định rạch ròi cá quyền và nghĩa vụ của đôi bên khi tiến tới hôn nhân và phải chịu sự ràng buộc của hợp đồng.

     
    Báo quản trị |