Hợp đồng tiền hôn nhân

Chủ đề   RSS   
  • #458451 22/06/2017

    vuhien001
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2012
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 5922
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 170 lần


    Hợp đồng tiền hôn nhân

    Hôm nay, có người bạn của mình gọi điện nhờ làm giùm hợp đồng tiền hôn nhân vì "người ta ùa đến cưới rồi". Thế nhưng yêu cầu của bạn mình khá lạ: bạn mình không cần/không quan tâm tài sản, mà chỉ quan tâm đến con cái. Ly hôn tài sản chia sao cũng được nhưng bạn ấy muốn phải giữ quyền nuôi con.

    (Gia đình bạn mình cha mẹ cũng ly hôn, mẹ bạn ấy một mình nuôi cả 3 đứa con gái ăn học thành tài).

    Hợp đồng tiền hôn nhân
     

    Mình thì cũng tư vấn cho bạn mình là hiện giờ quy định pháp luật chưa có công nhận việc này (luật HNGD thì chỉ mới công nhận việc thỏa thuận tài sản, mà bạn mình thì lại không quan tâm phần đó) nhưng nó cứ nài nỉ "cứ làm đi, bây giờ chưa công nhận nhưng 5-7 năm nữa công nhận thì sao" nên đành làm hộ.

    Đây là phần thỏa thuận mà mình đã soạn thảo, mọi người cho ý kiến thử là có còn điều gì cần ghi nhận nữa không (đặc biệt là các anh, chị đã lập gia đình, không biết là thỏa thuận như vậy đã hợp lý hay chưa - đặc biệt là về mặt đạo đức cũng như vấn đề thực tế đời sống hôn nhân).

    (P/s: mình chưa lập gia đình, do đó chắc chắn là sẽ có những điều không phù hợp thực tế, mọi người đừng cười):


     

    VĂN BẢN THOẢ THUẬN VỀ

    QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

    ----- 

    Hôm nay, ngày...... tháng ..... năm 20….

    Chúng tôi gồm:

    Ông ……………. sinh năm ………….
    CMND/CCCD/Hộ chiếu số ………………… do ……………. cấp ngày……………..,

    ……………. sinh năm ………….
    CMND/CCCD/Hộ chiếu số ………………… do ……………. cấp ngày……………..,

    Cùng tự nguyện lập văn bản này để thỏa thuận việc sau:

     1/ VỀ TRÁCH NHIỆM TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

    Nếu chúng tôi kết hôn với nhau, chúng tôi cam kết cùng nhau chia sẻ trách nhiệm trong đời sống hôn nhân, bao gồm – nhưng không giới hạn – các trách nhiệm sau:

    - Trách nhiệm đóng góp cho gia đình: cả hai bên đều có trách nhiệm đi làm và đóng góp vào kinh tế gia đình. Số tiền đóng góp của các bên sẽ được dùng để chi tiêu cho các nhu cầu sinh hoạt của gia đình, chăm lo con cái và không bao gồm nhu cầu kinh doanh của mỗi bên. Mức độ đóng góp phụ thuộc vào năng lực của mỗi bên và sẽ không phải là cơ sở để tạo nên đặc quyền trong hôn nhân cho bên có đóng góp nhiều hơn.

    - Trách nhiệm thực hiện công việc nhà: mỗi bên có trách nhiệm như nhau trong việc thực hiện những công việc nhà; tuy nhiên có sự phân công hợp lý để phù hợp với công việc của mỗi bên. Nhưng lý do công việc không phải là cơ sở để loại trừ trách nhiệm của mỗi bên trong việc thực hiện công việc nhà.

    - Trách nhiệm nuôi dưỡng và dạy bảo con cái: cả hai đều có quyền và nghĩa vụ trong việc nuôi, dạy con. Ý kiến trong việc nuôi, dạy con của cả hai bên đều được bên còn lại xem xét dưới tinh thần nghiêm túc, tôn trọng lẫn nhau; Trong trường hợp cả hai bất đồng ý kiến trong phương pháp nuôi dạy con thì phải dùng phương pháp ôn hòa để tìm tiếng nói chung. Hai bên cam kết không gây gổ, lớn tiếng, sử dụng từ ngữ không hay hoặc có các hành vi bạo hành gia đình trước mặt con/đối với con trong mọi tình huống.

    - Trách nhiệm với gia đình hai bên: hai bên cam kết không ngăn trở đối phương và con chung thực hiện nghĩa vụ đạo đức của bản thân với ông bà, cha mẹ, anh chị em và người thân của mình (thăm hỏi, chăm sóc, hỗ trợ về tinh thần và vật chất…); trong trường hợp việc thực hiên nghĩa vụ đạo đức của mỗi bên xung đột với nghĩa vụ của người này với gia đình thì hai bên có thể thỏa thuận tìm hướng giải quyết trên tinh thân ưu tiên đảm bảo quyền lợi của gia đình.

     

    2/ PHÂN CHIA QUYỀN NUÔI CON TRONG TRƯỜNG HỢP LY HÔN:

    Trong trường hợp xấu nhất khi quan hệ hôn nhân đổ vỡ, các bên không thể tiếp tục chung sống và phải làm thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật quyền nuôi con sẽ thuộc về bà …, ông … cam kết sẽ không giành quyền nuôi con cũng như không thực hiện bất kỳ hành vi nào để cản trở yêu cầu được nhận quyền nuôi con của bà …

    Bà … cam kết không gây cản trở ông … trong việc thăm nom cũng như tham gia chăm sóc, dạy bảo con chung.

    Hai bên cam kết sẽ cùng hợp tác thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dạy con; đảm bảo cho sự phát triển bình thường của con; không thực hiện hành vi, lời nói gây ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con như nói xấu đối phương, mắng chửi con cái, có hành vi bạo hành gia đình ...

    Trong trường hợp do quy định pháp luật của Việt Nam mà bà … không được trao quyền nuôi con, ông … cam kết không gây cản trở bà … trong việc thăm nom cũng như tham gia chăm sóc, dạy bảo con chung.

    Khi lý do cản trở bà … được giao quyền nuôi con không còn, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi bên, thực tế việc chăm sóc con của ông …, mong muốn của con và trên hết là để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển bình thường của con, quyền nuôi con có thể được trả về cho bà … hoặc không. Trong bất kỳ trường hợp nào xảy ra, hai bên cam kết sẽ không có bất kỳ lời nói hay hành động này gây ảnh hưởng xấu đến con.

    3/ PHÂN CHIA TÀI SẢN

    Tài sản riêng của mỗi bên và tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân được phân chia theo quy định pháp luật. Các bên cam kết không sử dụng việc được giao quyền nuôi con được nêu ở phần 2/ làm điều kiện để phân chia tài sản chung.

    4/ THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN PHÂN CHIA:

    Nội dung của thỏa thuận này sẽ có hiệu lực ngay sau khi hai bên đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật hoặc một thời điểm khác sớm hơn nếu hai bên có thỏa thuận khác sau này.

     
    76685 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

10 Trang «<3456789>»
Thảo luận
  • #498925   07/08/2018

    Mình thấy giống Hợp đồng dân sự quá? Không biết có ai thấy giống mình không

     
    Báo quản trị |  
  • #499398   12/08/2018

    Khi hình thành ra hợp đồng này cuộc hôn nhân trở thành hôn nhân trên hợp đồng. Cả 2 bên quá lý trí mà không nghĩ tới phần tính cảm. Mặt khác nếu muốn tạo một hợp đồng cho cuộc hôn nhân trên thì có thể xét về khía cạnh một giao dịch dân sự áp dụng pháp luật dân sự. Và pháp luật luôn luôn ưu tiên ý chí của các bên có thể thỏa thuận để mang tính thông nhất

     

     
    Báo quản trị |  
  • #500577   26/08/2018

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Bài viết dễ thương quá, hơi nghiêm túc nhưng thật ra mang ý cũng hay. Hôn nhân là chuyện một đời, để tránh việc tan vỡ, ly thân, ly hôn thì nên có những thỏa thuận, những sự thẳng thắn không cần che giấu từ đầu, một phần để hiểu nhau hơn, phần khác để có sự đồng cảm, tránh những chuyện không hay xảy ra. Bởi gia đình là tế bào xã hội, gia đình lành mạnh, xã hội mới phát triển.

     
    Báo quản trị |  
  • #500627   27/08/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Tại Việt Nam chưa có quy định nào cho phép nam, nữ lập và ký kết hợp đồng hôn nhân. Bởi vì mặc dù cũng là sự thỏa thuận, nhưng quan hệ hôn nhân là một quan hệ đặc biệt nếu hai bên nam, nữ vì những lợi ích nhất định mà kết hôn thì sẽ không đảm bảo sự bền vững, lâu dài của quan hệ hôn nhân; và nhiều quan hệ hợp đồng hôn nhân như vậy sẽ khiến xã hội không ổn định. Vì vậy, pháp luật chỉ công nhận và bảo vệ những quan hệ hôn nhân hợp pháp, tự nguyện, tiến bộ, có đăng ký kết hôn đúng theo quy định. Nếu hai người có ký kết hợp đồng hôn nhân thì trong trường hợp có tranh chấp, những hợp đồng này không được pháp luật công nhận.
     
    Dù vậy, Điều 47 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định hai bên nam nữ trước khi kết hôn có thể thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng. Thỏa thuận này được xác lập bởi sự tự do, tự nguyện của hai bên kết hôn, song chỉ giới hạn trong phạm vi thỏa thuận về tài sản, bao gồm các nội dung chủ yếu theo Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
     
    Báo quản trị |  
  • #501378   02/09/2018

    Hợp đồng này mình cho rằng rất hữu ích nhưng mà liệu nó có thưc  sự phù hợp với lối sông Châu á và đặc biệt là Đông Nam Á? Thấy nó đưa cuộc hôn nhân trở nên nguyên tắc, khuôn khổ và giông như một giao dịch vậy đó

     

     
    Báo quản trị |  
  • #501738   09/09/2018

    Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm thiêng liêng và quý báu nhất. Cũng giống như tình cảm của cha mẹ dành cho con cái thì tình nghĩa vợ chồng cũng thiêng liêng không kém. Theo quan điểm của mình hợp đồng mang tính thương mại mà tình cảm thì không thể "cân đo đông đếm" để đổi sang những giá trị vật chất được. Do đó, mình không ủng hộ cho việc chấp nhận hợp đồng tiền hôn nhân.

     
    Báo quản trị |  
  • #501801   10/09/2018

    Mình thì thấy lập như vậy cũng không sao. Đâu phải quan hệ hôn nhân nào cũng có thể đi với nhau đến cuối đời. Bây giờ yêu đấy, cưới đấy, hạnh phúc đấy nhưng đâu biết mai sau thế nào. Đối vơi 2 người khi lập thoả thuận này dù không có giá trị pháp lý nhưng cũng sẽ ngầm hiểu với nhau rằng khi kết thúc mọi thứ sẽ được giải quyết như vậy, Điều đó có thể sẽ là một điều rõ ràng cho hai bên khi không may chấm dứt hôn nhân.

     
    Báo quản trị |  
  • #502268   15/09/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Có nhiều người nói việc ký hợp đồng trước hôn nhân cũng giống như việc chưa cưới nhau đã nghĩ đến việc ly hôn rồi. Điều này cần xem lại hai vợ chồng sắp cưới đã sẵn sàng cho mối quan hệ vợ chồng hay không. Mình thấy nhận định này có lý và xin được giải thích như sau:

    Thứ nhất, hôn nhân không thể hạnh phúc khi vợ chồng sống với nhau kiểu chân trong chân ngoài. Khi vợ chồng đặt bút ký vào hợp đồng tiền hôn nhân, quy định rõ tài sản nào của anh tài sản nào của em, nếu xảy ra ly hôn thì tài sản chung chia như thế nào… thì khi hai người xảy ra mâu thuẫn lớn thì sao. Hai người độc lập, mâu thuẫn chồng chất, tình cảm không còn, tài sản rạch ròi,...Vậy là không có gì níu giữ hai người lại với nhau, người ta thường dễ dàng nghĩ đến việc buông tay nhau và rút chân về. Đó cũng là điều cần xem xét khi hôn nhân quá rạch ròi.

    Thứ hai, nhiều người lấy ví dụ ở các nước phát triển người ta cho phép ký hợp đồng tiền hôn nhân và tài sản minh bạch và cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên điều này cần được xem lại, vì tỷ lệ ly hôn ở các nước này cũng cực kỳ cao, xã hội của họ cũng không được ổn định như Việt Nam và họ luôn bị căng thẳng, stress, con cái thường không được tình thương và sự bình an từ gia đình. Việc hôn nhân cần dựa trên tình yêu lứa đôi và hai bên ngay từ đầu nên có suy nghĩ nguyện bên nhau suốt đời. Dù có mâu thuẫn xảy ra cũng nên tìm cách tháo gỡ. Một cuộn chỉ rối phải gỡ hai đầu, chứ cầm kéo cắt phăng đi thì quá đơn giản không còn gì để nói.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #502413   16/09/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng được lập trên cơ sở ép buộc, giả tạo sẽ bị vô hiệu. Do vậy trong quá trình cung cấp tài liệu chứng minh cho Tòa án mà các bên lập giả hợp đồng, hoặc ép buộc đối phương ký hợp đồng tiền hôn nhân thì hợp đồng đó cũng vô hiệu

    Ngoài ra hợp đồng tiền hôn nhân lập nên để việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản cũng không được pháp luật công nhận. Như vậy, tôi ủng hộ sự cần thiết của hợp đồng tiền hôn nhân. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #502655   19/09/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Tất nhiên thảo thuận này nếu xét cho cùng thì nó alf hợp đồng dân sự bình thường nhưng bị ràng buộc bởi các yếu tố tình cảm, mà tình cảm đâu có đong đếm và đo lường được nên khi đưa ra xét xử hoặc giải quyết tranh chấp liên quan đến nó thì chỉ có thể dựa trên các điều khoản trong hợp đồng để đưa ra phán quyết và phân xử.

     
    Báo quản trị |  
  • #504876   15/10/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Thỏa thuận tài sản trước hôn nhân là một bước đi khôn ngoan của nhiều cặp vợ chồng, tài sản ai nấy phân chia rõ ràng, lỡ sau này có ly hôn thì cả hai cũng không gặp vướng mắc, khó khăn trong chuyện chia tài sản, lợi cả đôi đường.

     

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |  
  • #504938   15/10/2018

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Có rất nhiều dạng hợp đồng tiền hôn nhân (căn cứ vào mục đích lập, nội dung xác lập, quan hệ xác lập,...). Nhưng thông thường có một loại hợp đồng mà chúng ta thường gặp nhất: Hợp đồng thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân (thỏa thuận tất cả đều là tài sản chung, tất cả đều riêng, hợp nhất tài sản riêng thành tài sản chunh,...)

     
    Báo quản trị |  
  • #505174   19/10/2018

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    Mình thấy hợp đồng trên bất hợp lý bởi việc xác lập quyền nuôi dưỡng còn dựa vào điều kiện hoàn cảnh của các bên. Nếu trong tương lai bên được quyền nuôi con theo cam kết không đủ khả năng nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục đứa trẻ  thì phải gải quyết như thế nào? Quyên nuôi con ảnh hưởng trực tiếp đến đứa trẻ ( một thực thể pháp lý), do vậy không nên chỉ dựa vào thỏa thuận cam kết của bố mẹ.

     
    Báo quản trị |  
  • #506179   30/10/2018

    nguyenquachcongminh
    nguyenquachcongminh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2018
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Theo bản thân mình, hợp đồng tiền hôn nhân là một việc rất cần thiết. Để tránh các xung đột xảy ra trong tương lai , cũng như các vấn đề tranh cãi ko đáng có.

    Thực tế, rất nhiều vụ tranh chấp ly hôn liên quan đến tài san tiền hôn nhân không được phân địn rõ ràng. 
    Trong thực tế hầu hết các cặp đôi đều có thỏa thuận về tài sản bằng miệng, việc kí kết hợp đồng chỉ mang tính làm rõ và minh bạch hóa tài sản chung.

    Ủng hộ vấn đề này.

     
    Báo quản trị |  
  • #506184   30/10/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    Cảm ơn bạn vì bài chia sẻ hay và hữu ích, Hợp đồng tiền hôn nhân có vẻ thực dụng và sòng phẳng những cũng rất cần thiết để điều chỉnh quan hệ giữa các bên. Người xưa có nói "mất lòng trước, được lòng sau" có lẽ câu này đúng với trường hợp này. 

     
    Báo quản trị |  
  • #506188   30/10/2018

    Theo quan điểm của bản thân mình thì “hợp đồng tiền hôn nhân” chỉ nên dừng lại ở thỏa thuận về chế độ tài sản mà Luật hôn nhân và gia đình 2014 hiện đang điều chỉnh. Về quyền nuôi con sau khi ly hôn thì không nên thỏa thuận và cũng không thỏa thuận được vì phải tôn trọng nguyện vọng của người con.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #506218   31/10/2018

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Mình nghĩ hợp đồng tiền hôn nhân là chủ đề khá hay để thảo luận ở nước ta thì chưa thừa nhận nhưng một số quốc gia khác đã cho phép thỏa thuận này. Mình nghĩ trong tương lai chúng ta cũng nên thừa nhận để giải quyết một số quan hệ trước hôn nhân

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #506328   31/10/2018

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Hợp đồng tiền hôn nhân, có vẻ lạ lẫm với nhiều người, nhưng với dân luật thì nó không lạ lẫm cho lắm. Bởi khi tiến đến hôn nhân, người ta sợ phải đối mặt với những bất đồng, mâu thuẫn với chính người họ yêu thương nhất. Do đó, thay vì gọi là hợp đồng tiền hôn nhân, mình nên gọi là thỏa thuận trước hôn nhân.

     
    Báo quản trị |  
  • #511280   31/12/2018

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Hợp đồng tiền hôn nhân không nhất thiết phải ghi rõ trên giấy bút, văn bản, ghi từng điều khoản với nhau, mà đơn giản là những thỏa thuận về sự thống nhất giữa hai bên, có thể là lời hứa và cam kết. Đồng nhất một số quan điểm rồi mới tiến tới một hôn nhân lâu dài, bền vững.

     
    Báo quản trị |  
  • #512308   15/01/2019

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Bây giờ người ta kết hôn và ly hôn là chuyện thường tình, nhiều người không yêu nhau vẫn cưới nhau. Vì vậy đối với những người giàu nên kí hợp đồng tiền hôn nhân này cho chắc, nếu mình cũng giàu vậy mình cũng ký hợp đồng này cho chắc ăn.

     
    Báo quản trị |