Giấy ủy quyền hay Hợp đồng ủy quyền?

Chủ đề   RSS   
  • #377972 07/04/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Giấy ủy quyền hay Hợp đồng ủy quyền?

    Ủy quyền là vấn đề thường gặp nhất trong giao dịch dân sự, tuy nhiên các thủ tục liên quan đến vấn đề này khiến không ít người gặp rắc rối trong việc giải quyết. Vậy đâu mới là lời giải đáp chính xác?

     

    Giấy ủy quyền

    Hợp đồng ủy quyền

    Khái niệm

    Là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền. 

    (Nội dung này không có văn bản nào quy định, chỉ là do cách hiểu của mình)

    Là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

    (Căn cứ Điều 581 Bộ luật dân sự 2005)

     

    Căn cứ

    - Chỉ được thừa nhận mà không có văn bản nào quy định cụ thể.

    - Có quy định cụ thể tại Bộ luật dân sự 2005.

    Bản chất

    Là một giao dịch dân sự (sự thỏa thuận hay hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự)

    => Có thể là sự thỏa thuận giữa các bên hoặc hành vi đơn phương về việc lập giấy ủy quyền. (thường là việc lập giấy ủy quyền đơn phương của 01 bên)

    Là một hợp đồng. (là một sự thỏa thuận giữa các bên).

    =>  Chỉ là sự thỏa thuận giữa các bên để lập hợp đồng ủy quyền. (phải có chữ ký của 02 bên)

    Cơ quan chứng nhận

    Không có văn bản nào có quy định cụ thể.

    - Phòng Công chứng luôn nhận công chứng khi có yêu cầu.

    - UBND xã, phường thì tùy nơi mà thực hiện chứng thực.

    Có quy định cụ thể tại Luật công chứng 2014, Nghị định 23/2015/NĐ-CP

    - UBND xã, phường có thẩm quyền chứng thực hợp đồng ủy quyền.

    - Phòng công chứng.

    Khi nào thực hiện

    - Khi việc ủy quyền, không cần có sự tham gia của bên nhận ủy quyền (ủy quyền đơn phương)

    - Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và  không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy.

    - Nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.

    - Khi việc ủy quyền đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền.

    - Việc lập hợp đồng ủy quyền đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và có giá trị bắt buộc phải thực hiện các công việc đã nêu trong hợp đồng, đồng thời bên nhận ủy quyền có thể được nhận thù lao (theo thỏa thuận nếu có)

    - Nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện và bồi thường thiệt hại nếu có.

    Bài viết trên đây dựa trên quan điểm cá nhân và kiến thức pháp luật, nên rất mong các thành viên Dân Luật góp ý về sự khác nhau giữa 02 loại Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền để chúng ta cùng hiểu rõ hơn nhe.

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 07/04/2015 02:15:42 CH
     
    74522 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #377974   07/04/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    Thế mà đó giờ mình cứ tưởng là 1 

     
    Báo quản trị |  
  • #378012   07/04/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    honhu viết:

    Thế mà đó giờ mình cứ tưởng là 1 

    Chào bạn.

    Tôi cũng nghĩ đó là 1 mà thôi. Làm gì có giấy ủy quyền nào mà chỉ có ý chí đơn phương của người UQ mà không cần sự đồng ý của người nhận UQ. 

    Thực chất giấy UQ nếu người nhận UQ đồng ý thì mới có giá trị và lúc đó nó trở thành hợp đồng.

     
    Báo quản trị |  
  • #391951   13/07/2015

    bigkool
    bigkool

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2015
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 340
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 5 lần


     

    hungmaiusa viết:

     

     

    honhu viết:

     

    Thế mà đó giờ mình cứ tưởng là 1 

     

     

    Chào bạn.

    Tôi cũng nghĩ đó là 1 mà thôi. Làm gì có giấy ủy quyền nào mà chỉ có ý chí đơn phương của người UQ mà không cần sự đồng ý của người nhận UQ. 

    Thực chất giấy UQ nếu người nhận UQ đồng ý thì mới có giá trị và lúc đó nó trở thành hợp đồng.

     

     

    Ăn nói hàm hồ !

    giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền nghe có vẻ giống nhau nhưng thực chất khác nhau hoàn toàn (cả về bản chất, nội dung lẫn hình thức thể hiện)

    1 đằng là hành vi pháp lý đơn phương, 1 đằng là sự thỏa thuận.

    1 đằng chỉ cần bên ủy quyền ký tên và có thể công chứng hoặc không, 1 đằng bất buộc cả 2 bên ký tên và phải công chứng.

    Và 1 điều khác biệt cơ bản nhất: Việc ủy quyền liên quan đến vấn đề định đoạt tài sản luôn phải làm hợp đồng ủy quyền.

    Trên đây là 1 vài trao đổi cơ bản và dễ hiểu nhất. Về căn cứ và phân tích cụ thể thì mọi người đã nói rồi không cần trích dẫn lại nữa. 

      

    Cập nhật bởi bigkool ngày 13/07/2015 10:45:46 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn bigkool vì bài viết hữu ích
    ketoana2 (14/10/2016) nguyendatbph9825 (12/01/2019)
  • #392071   14/07/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    bigkool viết:

    Ăn nói hàm hồ !

    giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền nghe có vẻ giống nhau nhưng thực chất khác nhau hoàn toàn (cả về bản chất, nội dung lẫn hình thức thể hiện)

    1 đằng là hành vi pháp lý đơn phương, 1 đằng là sự thỏa thuận.

    1 đằng chỉ cần bên ủy quyền ký tên và có thể công chứng hoặc không, 1 đằng bất buộc cả 2 bên ký tên và phải công chứng.

    Và 1 điều khác biệt cơ bản nhất: Việc ủy quyền liên quan đến vấn đề định đoạt tài sản luôn phải làm hợp đồng ủy quyền.

    Trên đây là 1 vài trao đổi cơ bản và dễ hiểu nhất. Về căn cứ và phân tích cụ thể thì mọi người đã nói rồi không cần trích dẫn lại nữa. 

      

    bigkool viết:

    "giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền nghe có vẻ giống nhau nhưng thực chất khác nhau hoàn toàn (cả về bản chất, nội dung lẫn hình thức thể hiện)

    1 đằng là hành vi pháp lý đơn phương, 1 đằng là sự thỏa thuận.

    1 đằng chỉ cần bên ủy quyền ký tên và có thể công chứng hoặc không,1 đằng bất buộc cả 2 bên ký tên và phải công chứng."

    Đúng là Ăn nói hàm hồ !

    Chỉ có kẻ điên mới dùng "hành vi pháp lý đơn phương" ủy quyền cho một người bất kỳ mà không hỏi trước người được ủy quyền có đồng ý hay không.

    Đúng là Ăn nói hàm hồ !

    Chứng tỏ chưa bao giờ thấy hợp đồng ủy quyền chỉ có người ủy quyền ký và công chứng; sau đó người nhận ủy quyền ký và công chứng ở VPCC khác sau.

    bigkool viết:

    Và 1 điều khác biệt cơ bản nhất: Việc ủy quyền liên quan đến vấn đề định đoạt tài sản luôn phải làm hợp đồng ủy quyền.

    Đúng là Ăn nói hàm hồ !

          

     
    Báo quản trị |  
  • #430797   14/07/2016

    truongngoclieu
    truongngoclieu
    Top 500
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2015
    Tổng số bài viết (120)
    Số điểm: 2655
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 121 lần
    Lawyer

    hungmaiusa viết:

     

    honhu viết:

     

    Thế mà đó giờ mình cứ tưởng là 1 

     

     

    Chào bạn.

    Tôi cũng nghĩ đó là 1 mà thôi. Làm gì có giấy ủy quyền nào mà chỉ có ý chí đơn phương của người UQ mà không cần sự đồng ý của người nhận UQ. 

    Thực chất giấy UQ nếu người nhận UQ đồng ý thì mới có giá trị và lúc đó nó trở thành hợp đồng.

    Theo ngôn ngữ hay dùng trong đời thường thì 02 cái này là 1 nhưng về bản chất pháp lý là khác nhau hoàn toàn. Ví dụ: Khi một luật sư nhận ủy quyền của khách hàng để thực hiện một số dịch vụ như dịch vụ nhà đất chẳng hạn (cập nhật biến động hay ra sổ mới) thì thông thường họ làm giấy ủy quyền vì chỉ có bên ủy quyền ký, đỡ mất thời gian và công sức.

    Ngoài ra còn có một loại ủy quyền nữa là người ở nước ngoài lập hợp đồng ủy quyền có cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền và người ủy quyền sẽ ký trước ở cơ quan có thẩm quyền bên đó, xong rồi hợp đồng này được gửi về Việt Nam, người nhận ủy quyền tại VN sẽ ra phòng (văn phòng) công chứng để thực hiện việc ký nhận ủy quyền tại đây. Nếu ai làm công chứng viên thì sẽ rõ vấn đề này.

    When you like your work, every day is a holiday

     
    Báo quản trị |  
  • #377977   07/04/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Hiểu 1 cách đơn giãn ...Sự khác nhau Giấy Ủy quyền & HĐ Ủy quyền là có Công Chứng viên xác nhận theo mẩu...

    Thực chất khác nhau xa ...là Giấy Ủy quyền có thể Hũy bất cứ lúc nào 2 bên muốn thực hiện...Còn HĐ Ủy Quyền muốn Hũy phải có sự đồng ý của bên Được Ủy Quyền...do Công Chứng viên nơi thực hiện ban phát hành văn bản xác nhận để Thu Hồi cả 2 bản Bên Ủy quyền và bên được ủy quyền...Nếu 1 trong 2 bên vắng mặt thì Công Chứng cũng Bó tay...có nghĩa là HĐ Ủy quyền ...rắc rối hơn Giấy Ủy quyền.

    Nếu đưa ra tòa án để Hũy HĐ Ủy Quyền mà bên được Ủy quyền khg chấp nhận thì TA cũng chào thua...Luật VN chỉ để trang điểm cho vui thôi...Thẩm phán có quyền lực vô hạn ...muốn kéo dài Vụ án ra 5-10 năm thì LS làm gì được Thẩm Phán?

    ---Thời hiệu thụ lý vụ án là vô hạn....nhiều người cho rằng làm như vậy là sai ...nhưng làm gì nhau nào?biết rằng luật qui định  tối đa là 06 tháng ...

    --- Mặc dầu Luật có quy định là chỉ cần Thông báo cho bên được ủy quyền biết 1 thời hạn nhất định ...Nhưng Luật không nói chính  xác THời Hạn là bao lâu thì làm sao Tòa án  dám xét xử?Hũy bỏ HĐ Ủy quyền? cốt lỏi của vấn đề bên được ủy quyền khg chấp hành bản án cứ đi khiếu nại hoài thì cũng  chào thua....

    Cập nhật bởi nguoitruongphu ngày 07/04/2015 02:46:36 CH

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguoitruongphu vì bài viết hữu ích
    ketoana2 (14/10/2016)
  • #378171   08/04/2015

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    nguoitruongphu viết:

    Hiểu 1 cách đơn giãn ...Sự khác nhau Giấy Ủy quyền & HĐ Ủy quyền là có Công Chứng viên xác nhận theo mẩu...

    Thực chất khác nhau xa ...là Giấy Ủy quyền có thể Hũy bất cứ lúc nào 2 bên muốn thực hiện...Còn HĐ Ủy Quyền muốn Hũy phải có sự đồng ý của bên Được Ủy Quyền...do Công Chứng viên nơi thực hiện ban phát hành văn bản xác nhận để Thu Hồi cả 2 bản Bên Ủy quyền và bên được ủy quyền...Nếu 1 trong 2 bên vắng mặt thì Công Chứng cũng Bó tay...có nghĩa là HĐ Ủy quyền ...rắc rối hơn Giấy Ủy quyền.

    Nếu đưa ra tòa án để Hũy HĐ Ủy Quyền mà bên được Ủy quyền khg chấp nhận thì TA cũng chào thua...Luật VN chỉ để trang điểm cho vui thôi...Thẩm phán có quyền lực vô hạn ...muốn kéo dài Vụ án ra 5-10 năm thì LS làm gì được Thẩm Phán?

    ---Thời hiệu thụ lý vụ án là vô hạn....nhiều người cho rằng làm như vậy là sai ...nhưng làm gì nhau nào?biết rằng luật qui định  tối đa là 06 tháng ...

    --- Mặc dầu Luật có quy định là chỉ cần Thông báo cho bên được ủy quyền biết 1 thời hạn nhất định ...Nhưng Luật không nói chính  xác THời Hạn là bao lâu thì làm sao Tòa án  dám xét xử?Hũy bỏ HĐ Ủy quyền? cốt lỏi của vấn đề bên được ủy quyền khg chấp hành bản án cứ đi khiếu nại hoài thì cũng  chào thua....

    Bạn vui lòng cho tôi biết căn cứ pháp lý mà bạn cho rằng khi hủy hợp đồng ủy quyền thì phải thu lại cả 02 văn bản ủy quyền? Theo tôi được biết thì hiện nay Luật công chứng không quy định phải thu hồi bản chính văn bản, hợp đồng được hủy bỏ.

    Về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thì bạn cần xem lại quy định tại Điều 588 Bộ luật Dân sự.

    ----

    Về quy định đối với giấy ủy quyền thì chủ topic có thể tham khảo thêm quy định về đại diện được quy định trong Bộ luật Dân sự (Chương Đại Diện)và  quy định tại Điều 48 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP, đây là văn bản có hướng dẫn về việc lập giấy ủy quyền và công chứng giấy ủy quyền.

    Điều 48. Công chứng, chứng thực hợp đồng uỷ quyền, giấy uỷ quyền

    1. Việc Uỷ quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được uỷ quyền hoặc để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng.

    Trong trường hợp bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền không thể cùng đến một cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực, thì bên Uỷ quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn của họ công chứng, chứng thực hợp đồng Uỷ quyền; bên được uỷ quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực nơi họ thường trú hoặc tạm trú có thời hạn công chứng, chứng thực tiếp vào bản gốc hợp đồng Uỷ quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng uỷ quyền.

    2. Việc uỷ quyền không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì không phải lập thành hợp đồng Uỷ quyền mà có thể được lập thành giấy Uỷ quyền và chỉ cần người Uỷ quyền ký vào giấy Uỷ quyền.

    --

    Việc các tổ chứng hành nghề công chứng cũng như trên thực tiễn nhiều người vẫn sử dụng giấy ủy quyền là thực hiện theo tinh thần của quy định nêu trên, mặc dù Nghị định số 75/2000/NĐ-CP đến nay không còn hiệu lực thi hành.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (08/04/2015) HVAmbitions-Law (08/04/2015)
  • #378178   08/04/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


     

    QuyetQuyen945 viết:

     

     

    nguoitruongphu viết:

     

    Hiểu 1 cách đơn giãn ...Sự khác nhau Giấy Ủy quyền & HĐ Ủy quyền là có Công Chứng viên xác nhận theo mẩu...

    Thực chất khác nhau xa ...là Giấy Ủy quyền có thể Hũy bất cứ lúc nào 2 bên muốn thực hiện...Còn HĐ Ủy Quyền muốn Hũy phải có sự đồng ý của bên Được Ủy Quyền...do Công Chứng viên nơi thực hiện ban phát hành văn bản xác nhận để Thu Hồi cả 2 bản Bên Ủy quyền và bên được ủy quyền...Nếu 1 trong 2 bên vắng mặt thì Công Chứng cũng Bó tay...có nghĩa là HĐ Ủy quyền ...rắc rối hơn Giấy Ủy quyền.

    Nếu đưa ra tòa án để Hũy HĐ Ủy Quyền mà bên được Ủy quyền khg chấp nhận thì TA cũng chào thua...Luật VN chỉ để trang điểm cho vui thôi...Thẩm phán có quyền lực vô hạn ...muốn kéo dài Vụ án ra 5-10 năm thì LS làm gì được Thẩm Phán?

    ---Thời hiệu thụ lý vụ án là vô hạn....nhiều người cho rằng làm như vậy là sai ...nhưng làm gì nhau nào?biết rằng luật qui định  tối đa là 06 tháng ...

    --- Mặc dầu Luật có quy định là chỉ cần Thông báo cho bên được ủy quyền biết 1 thời hạn nhất định ...Nhưng Luật không nói chính  xác THời Hạn là bao lâu thì làm sao Tòa án  dám xét xử?Hũy bỏ HĐ Ủy quyền? cốt lỏi của vấn đề bên được ủy quyền khg chấp hành bản án cứ đi khiếu nại hoài thì cũng  chào thua....

     

     

    Bạn vui lòng cho tôi biết căn cứ pháp lý mà bạn cho rằng khi hủy hợp đồng ủy quyền thì phải thu lại cả 02 văn bản ủy quyền? Theo tôi được biết thì hiện nay Luật công chứng không quy định phải thu hồi bản chính văn bản, hợp đồng được hủy bỏ.

    Về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thì bạn cần xem lại quy định tại Điều 588 Bộ luật Dân sự.

    ----

    Về quy định đối với giấy ủy quyền thì chủ topic có thể tham khảo thêm quy định về đại diện được quy định trong Bộ luật Dân sự (Chương Đại Diện)và  quy định tại Điều 48 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP, đây là văn bản có hướng dẫn về việc lập giấy ủy quyền và công chứng giấy ủy quyền.

    Điều 48. Công chứng, chứng thực hợp đồng uỷ quyền, giấy uỷ quyền

    1. Việc Uỷ quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được uỷ quyền hoặc để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng.

    Trong trường hợp bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền không thể cùng đến một cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực, thì bên Uỷ quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn của họ công chứng, chứng thực hợp đồng Uỷ quyền; bên được uỷ quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực nơi họ thường trú hoặc tạm trú có thời hạn công chứng, chứng thực tiếp vào bản gốc hợp đồng Uỷ quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng uỷ quyền.

    2. Việc uỷ quyền không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì không phải lập thành hợp đồng Uỷ quyền mà có thể được lập thành giấy Uỷ quyền và chỉ cần người Uỷ quyền ký vào giấy Uỷ quyền.

    --

    Việc các tổ chứng hành nghề công chứng cũng như trên thực tiễn nhiều người vẫn sử dụng giấy ủy quyền là thực hiện theo tinh thần của quy định nêu trên, mặc dù Nghị định số 75/2000/NĐ-CP đến nay không còn hiệu lực thi hành.

     

     

     

    Ông Nghĩa là Phó Phòng Công Chứng số 4 quận Tân Bình ,bảo phải làm như vậy ...nếu bạn cho rằng bạn giõi hơn ông Nghĩa thì tôi đưa cho bạn cái  HĐ Ủy Quyền ( Khg thù lao) tôi trả cho bạn 100 triệu.chỉ với 1 việc đơn giản là Hũy HĐ Ủy quyền....mà khg cần bên Được Ủy quyền ký tên...hay có mặt. ...nói được thì phải làm cho được tôi mới tin.

    Cập nhật bởi nguoitruongphu ngày 08/04/2015 04:50:56 CH

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
  • #378824   13/04/2015

    thiennam1511
    thiennam1511

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/04/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    nguoitruongphu viết:

     

    QuyetQuyen945 viết:

    Vậy nếu Ông Nghĩa nói khác thì nó sẽ ra khác ? Vậy ông Nghĩa này ghê thật

    nguoitruongphu viết:

     

    Hiểu 1 cách đơn giãn ...Sự khác nhau Giấy Ủy quyền & HĐ Ủy quyền là có Công Chứng viên xác nhận theo mẩu...

    Thực chất khác nhau xa ...là Giấy Ủy quyền có thể Hũy bất cứ lúc nào 2 bên muốn thực hiện...Còn HĐ Ủy Quyền muốn Hũy phải có sự đồng ý của bên Được Ủy Quyền...do Công Chứng viên nơi thực hiện ban phát hành văn bản xác nhận để Thu Hồi cả 2 bản Bên Ủy quyền và bên được ủy quyền...Nếu 1 trong 2 bên vắng mặt thì Công Chứng cũng Bó tay...có nghĩa là HĐ Ủy quyền ...rắc rối hơn Giấy Ủy quyền.

    Nếu đưa ra tòa án để Hũy HĐ Ủy Quyền mà bên được Ủy quyền khg chấp nhận thì TA cũng chào thua...Luật VN chỉ để trang điểm cho vui thôi...Thẩm phán có quyền lực vô hạn ...muốn kéo dài Vụ án ra 5-10 năm thì LS làm gì được Thẩm Phán?

    ---Thời hiệu thụ lý vụ án là vô hạn....nhiều người cho rằng làm như vậy là sai ...nhưng làm gì nhau nào?biết rằng luật qui định  tối đa là 06 tháng ...

    --- Mặc dầu Luật có quy định là chỉ cần Thông báo cho bên được ủy quyền biết 1 thời hạn nhất định ...Nhưng Luật không nói chính  xác THời Hạn là bao lâu thì làm sao Tòa án  dám xét xử?Hũy bỏ HĐ Ủy quyền? cốt lỏi của vấn đề bên được ủy quyền khg chấp hành bản án cứ đi khiếu nại hoài thì cũng  chào thua....

     

     

    Bạn vui lòng cho tôi biết căn cứ pháp lý mà bạn cho rằng khi hủy hợp đồng ủy quyền thì phải thu lại cả 02 văn bản ủy quyền? Theo tôi được biết thì hiện nay Luật công chứng không quy định phải thu hồi bản chính văn bản, hợp đồng được hủy bỏ.

    Về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thì bạn cần xem lại quy định tại Điều 588 Bộ luật Dân sự.

    ----

    Về quy định đối với giấy ủy quyền thì chủ topic có thể tham khảo thêm quy định về đại diện được quy định trong Bộ luật Dân sự (Chương Đại Diện)và  quy định tại Điều 48 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP, đây là văn bản có hướng dẫn về việc lập giấy ủy quyền và công chứng giấy ủy quyền.

    Điều 48. Công chứng, chứng thực hợp đồng uỷ quyền, giấy uỷ quyền

    1. Việc Uỷ quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được uỷ quyền hoặc để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng.

    Trong trường hợp bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền không thể cùng đến một cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực, thì bên Uỷ quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn của họ công chứng, chứng thực hợp đồng Uỷ quyền; bên được uỷ quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực nơi họ thường trú hoặc tạm trú có thời hạn công chứng, chứng thực tiếp vào bản gốc hợp đồng Uỷ quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng uỷ quyền.

    2. Việc uỷ quyền không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì không phải lập thành hợp đồng Uỷ quyền mà có thể được lập thành giấy Uỷ quyền và chỉ cần người Uỷ quyền ký vào giấy Uỷ quyền.

    --

    Việc các tổ chứng hành nghề công chứng cũng như trên thực tiễn nhiều người vẫn sử dụng giấy ủy quyền là thực hiện theo tinh thần của quy định nêu trên, mặc dù Nghị định số 75/2000/NĐ-CP đến nay không còn hiệu lực thi hành.

     

     

     

    Ông Nghĩa là Phó Phòng Công Chứng số 4 quận Tân Bình ,bảo phải làm như vậy ...nếu bạn cho rằng bạn giõi hơn ông Nghĩa thì tôi đưa cho bạn cái  HĐ Ủy Quyền ( Khg thù lao) tôi trả cho bạn 100 triệu.chỉ với 1 việc đơn giản là Hũy HĐ Ủy quyền....mà khg cần bên Được Ủy quyền ký tên...hay có mặt. ...nói được thì phải làm cho được tôi mới tin.

     
    Báo quản trị |  
  • #378019   07/04/2015

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    Dear all,

    Theo quan điểm của mình thì thực chất giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền là một thôi. Việc ủy quyền giữa cá nhân với cá nhân thì phải được công chứng hoặc chứng thực thì mới có giá trị.

    Có thể trong thực tế, trong giấy ủy quyền không thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền, không có yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc các điều khoản chấm dứt việc ủy quyền nên bạn nghĩ nó khác nhau. Tuy nhiên, pháp luật không quy định một hợp đồng ủy quyền phải có đầy đủ các nội dung đó, do đó, giấy ủy quyền giống như là một hình thức rút gọn của hợp đồng ủy quyền mà thôi. 

    Thông thường, giấy ủy quyền được thực hiện chủ yếu trong công việc giữa nhân viên và công ty, giữa người đại diện theo ủy quyền và người ủy quyền trong vụ án.... Trong những trường hợp này, quyền và nghĩa vụ của các bên được thể hiện cụ thể trong các văn bản khác, cụ thể là trong hợp đồng lao động, nội quy công ty hay trong các hợp đồng dịch vụ pháp lý. Trường hợp ủy quyền giữa cá nhân và cá nhân mà không rơi vào các trường hợp trên, quy định chung về ủy quyền trong BLDS sẽ được áp dụng để giải quyết các vấn đề liên quan.

    Đây là suy nghĩ của mình, mong nhận được sự trao đổi từ các bạn,

    Regards,

    Cập nhật bởi takeshilaw ngày 07/04/2015 05:43:07 CH

    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn takeshilaw vì bài viết hữu ích
    ubndxadongthanh (19/01/2017) chetnhacon (30/03/2017)
  • #378500   10/04/2015

    ProBanPM
    ProBanPM

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    takeshilaw viết:

    Dear all,

    Theo quan điểm của mình thì thực chất giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền là một thôi. Việc ủy quyền giữa cá nhân với cá nhân thì phải được công chứng hoặc chứng thực thì mới có giá trị.

    Có thể trong thực tế, trong giấy ủy quyền không thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền, không có yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc các điều khoản chấm dứt việc ủy quyền nên bạn nghĩ nó khác nhau. Tuy nhiên, pháp luật không quy định một hợp đồng ủy quyền phải có đầy đủ các nội dung đó, do đó, giấy ủy quyền giống như là một hình thức rút gọn của hợp đồng ủy quyền mà thôi. 

    Thông thường, giấy ủy quyền được thực hiện chủ yếu trong công việc giữa nhân viên và công ty, giữa người đại diện theo ủy quyền và người ủy quyền trong vụ án.... Trong những trường hợp này, quyền và nghĩa vụ của các bên được thể hiện cụ thể trong các văn bản khác, cụ thể là trong hợp đồng lao động, nội quy công ty hay trong các hợp đồng dịch vụ pháp lý. Trường hợp ủy quyền giữa cá nhân và cá nhân mà không rơi vào các trường hợp trên, quy định chung về ủy quyền trong BLDS sẽ được áp dụng để giải quyết các vấn đề liên quan.

    Đây là suy nghĩ của mình, mong nhận được sự trao đổi từ các bạn,

    Regards,

     
    Báo quản trị |  
  • #378725   12/04/2015

    dungbimi
    dungbimi

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


     Xin chào !

    Hiện giờ tôi đi làm xa và có gia đình không có ở đó .Tôi muốn làm giấy ủy quyền đơn phương cho mẹ tôi toàn quyền ký  tặng cho em tôi quyền sử dụng đất .Giờ tôi phải làm giấy ủy quyền như thế nào ?Và tôi phải làm giấy đó có cần những giấy tờ gì liên quan, và nên đi công chứng ở đâu.Và lệ phí làm giấy đó là bao nhiêu?

    Cảm ơn ạ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #378790   13/04/2015

    ls.luongducphuong
    ls.luongducphuong

    Male
    Chồi

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2014
    Tổng số bài viết (98)
    Số điểm: 1276
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 55 lần


    dungbimi viết:

     Xin chào !

    Hiện giờ tôi đi làm xa và có gia đình không có ở đó .Tôi muốn làm giấy ủy quyền đơn phương cho mẹ tôi toàn quyền ký  tặng cho em tôi quyền sử dụng đất .Giờ tôi phải làm giấy ủy quyền như thế nào ?Và tôi phải làm giấy đó có cần những giấy tờ gì liên quan, và nên đi công chứng ở đâu.Và lệ phí làm giấy đó là bao nhiêu?

    Cảm ơn ạ.

     

    Chào bạn!

    Bạn đến một phòng công chứng/văn phòng công chứng nơi bạn đang ở và làm hợp đồng ủy quyền (chưa cần mẹ bạn có mặt), sau đó gửi bản hợp đồng đã chứng nhận một phía đó về cho mẹ bạn. Mẹ của bạn sẽ ra văn phòng công chứng/phòng công chứng trên địa bàn tỉnh/thành phố có thửa đất và thực hiện việc "thụ ủy quyền". Như vậy là đã hoàn thành thủ tục ủy quyền giữa hai người. 

    Trân trọng!

    Tư vấn luật miễn phí - Công chứng hợp đồng giao dịch

    Email: luatsuluongducphuong@gmail.com

    Website: http://www.lamchuphapluat.vn

    SĐT: 0911.111.099 - 01.668.668.629

     
    Báo quản trị |  
  • #378842   13/04/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Để làm giấy ủy quyền cho mẹ bạn ký giấy tặng cho QSDĐ cho em gái thì bạn đến phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng gần nhà và mang theo:

    - CMND, hộ khẩu của bạn; bản sao CMND hộ khẩu của mẹ bạn và em gái (để lấy thông tin ghi vào giấy UQ)

    - Giấy chứng nhận QSDĐ có ghi tên bạn là người có quyền sử dụng đất.

    Chú ý:

    Trong hợp đồng ủy quyền bạn ghi rỏ nôi dung: ủy quyền cho mẹ bạn thay mặt bạn làm thủ tục tặng cho em bạn là ai (tên, dịa chỉ cụ thể, rỏ ràng) để thuận lợi khi làm thủ tục về thuế sau khi chuyển nhượng) 

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 13/04/2015 02:47:38 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #392084   14/07/2015

    bigkool
    bigkool

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2015
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 340
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 5 lần


    hungmaiusa viết:

    Chào bạn.

    Để làm giấy ủy quyền cho mẹ bạn ký giấy tặng cho QSDĐ cho em gái thì bạn đến phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng gần nhà và mang theo:

    - CMND, hộ khẩu của bạn; bản sao CMND hộ khẩu của mẹ bạn và em gái (để lấy thông tin ghi vào giấy UQ)

    - Giấy chứng nhận QSDĐ có ghi tên bạn là người có quyền sử dụng đất.

    Chú ý:

    Trong hợp đồng ủy quyền bạn ghi rỏ nôi dung: ủy quyền cho mẹ bạn thay mặt bạn làm thủ tục tặng cho em bạn là ai (tên, dịa chỉ cụ thể, rỏ ràng) để thuận lợi khi làm thủ tục về thuế sau khi chuyển nhượng) 

    Tưởng chỉ cần làm giấy ủy quyền chứ

    :|:|:|

     
    Báo quản trị |  
  • #392086   14/07/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    bigkool viết:

    Tưởng chỉ cần làm giấy ủy quyền chứ

    :|:|:|

    Không nên tưởng một cách "hàm hồ" như vậy. Tôi cũng tưởng là các thành viên trên dân luật là bình thường, nhưng không ngờ lại có thằng điên như bigkool.:'(:'(:'( :'(:'(:'(:'(

     
    Báo quản trị |  
  • #392176   14/07/2015

    bigkool
    bigkool

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2015
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 340
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 5 lần


    honhu viết:

     

    Thế mà đó giờ mình cứ tưởng là 1 

     

     

    Chào bạn.

    Tôi cũng nghĩ đó là 1 mà thôi. Làm gì có giấy ủy quyền nào mà chỉ có ý chí đơn phương của người UQ mà không cần sự đồng ý của người nhận UQ. 

    Thực chất giấy UQ nếu người nhận UQ đồng ý thì mới có giá trị và lúc đó nó trở thành hợp đồng.

    => Đây chính là chứng cư chứng minh hungmaiusa là thằng ĐIÊN

    xin lỗi dùng từ của bạn để nói về bạn. mình thay lại là ỐC HỌC   

    trên thì bảo giấy ủy quyền với hợp đồng ủy quyền là 1, dưới lại tư vấn phải làm hợp đồng ủy quyền,

    sao ko xúi dại người ta làm giấy ủy quyền đi :|

     
    Báo quản trị |  
  • #392194   15/07/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    bigkool viết:

    honhu viết:

     

    Thế mà đó giờ mình cứ tưởng là 1 

     

     

    Chào bạn.

    Tôi cũng nghĩ đó là 1 mà thôi. Làm gì có giấy ủy quyền nào mà chỉ có ý chí đơn phương của người UQ mà không cần sự đồng ý của người nhận UQ. 

    Thực chất giấy UQ nếu người nhận UQ đồng ý thì mới có giá trị và lúc đó nó trở thành hợp đồng.

    Đây là chứng cứ chứng minh bigkool là thằng điên nặng! Không hỏi trước người nhận ủy quyền có đồng ý đại diện hay không; Cứ nhắm mắt làm giấy ủy quyền, rồi ngồi chờ xem người đại diện có đồng ý hay không. Nếu không chịu làm đại diện thì làm giấy ủy quyền cho người khác rồi tiếp tục ngồi chờ: bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 15/07/2015 06:48:52 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #392405   16/07/2015

    bigkool
    bigkool

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2015
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 340
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 5 lần


    hungmaiusa viết:

     

    bigkool viết:

     

    honhu viết:

     

    Thế mà đó giờ mình cứ tưởng là 1 

     

     

    Chào bạn.

    Tôi cũng nghĩ đó là 1 mà thôi. Làm gì có giấy ủy quyền nào mà chỉ có ý chí đơn phương của người UQ mà không cần sự đồng ý của người nhận UQ. 

    Thực chất giấy UQ nếu người nhận UQ đồng ý thì mới có giá trị và lúc đó nó trở thành hợp đồng.

     

     

    Đây là chứng cứ chứng minh bigkool là thằng điên nặng! Không hỏi trước người nhận ủy quyền có đồng ý đại diện hay không; Cứ nhắm mắt làm giấy ủy quyền, rồi ngồi chờ xem người đại diện có đồng ý hay không. Nếu không chịu làm đại diện thì làm giấy ủy quyền cho người khác rồi tiếp tục ngồi chờ: bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

    thằng hungmaiusa không còn lý lẽ gì nữa nên nói cùn rồi :|

    chắc nó chưa bao giờ trông thấy cái hợp đồng ủy quyền bao giờ, đi làm đi rồi đem về so sánh với cái giấy ủy quyền xem là 1 hay không.

    xem rồi nên đây hết sủa bậy ngay 

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #392724   17/07/2015

    kiemtoandoclap
    kiemtoandoclap

    Male
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:23/01/2013
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 350
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 8 lần


    Chào các bạn, một số ý kiến về Giấy ủy quyềnHợp đồng ủy quyền.  Để đưa ra nhận định đúng đắn, cần xem xét đến nội hàm của các khái niệm này.

    Định nghĩa khái niệm:

    ỦY QUYỀN

    * Theo quy định tại Đ.142 - BLDS thì: 

    - Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện.

    - Hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản.

    Như vậy có thể hiểu là hình thức ủy quyền rất đa dạng, có thể bằng cử chỉ, ký hiệu, lời nói hoặc văn bản.

    Ví dụ 1: A điện thoại cho B, nói rằng sẽ cử C làm đại diện cho A để nhận một tài sản nhỏ hay số tiền nhỏ, và B đã chuyển cho C. Tuy nhiên, với giá trị tài sản hoặc số tiền lớn thì các bên phải có Giấy ủy quyền, ký nhận .... tùy tình huống cụ thể. 

    Ví dụ 2: A là một Doanh nghiệp, điện thoại cho B, nói rằng sẽ cử C làm đại diện cho A để nhận hàng đặt gia công. Trường hợp này, thông thường A viết Giấy giới thiệu, ký tên, đóng dấu. Đây cũng là một hình thức ủy quyền.

    Lưu ý: Người đại diện theo ủy quyền phải bảo đảm quy định tại Đ 143-BLDS.

    Tuy nhiên, tùy tình huống cụ thể, theo Luật doanh nghiệp 2005, người đại diện theo UQ được quy định tại Đ 48 và Luật thương mại 2005 quy định tại Đ 141.

    HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN

    Đ 581-BLDS quy định: Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Ở đây, chỉ giới hạn theo quy định của Bộ luậ Dân sự để tránh lan man.

    Như vậy với các quy định trên thì: Giấy ủy quyền hay hợp đồng ủy quyền hoàn toàn giống nhau về mặt hình thức, tức là được lập bằng văn bản.

    Sự khác nhau ở đây là nội dung và phạm vi ủy quyền, thời hạn, thù lao ... tùy thuộc vào thỏa thuận của từng Giấy ủy quyền hay Hợp đồng ủy quyền. Cần hết sức lưu ý việc sử dụng từ ngữ pháp lý. Ví dụ Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, dựa trên các nguyên tắc trung thực, thiện chí, bình đẳng thì hợp đồng mới không bị vô hiệu.

    Một điểm đáng lưu ý khác là: Nếu hợp đồng hoặc giấy ủy quyền không có thù lao thì bên nhận ủy quyền hoặc bên ủy quyền có thể đơn phương chấm dứt sự ủy quyền, nhưng phải thông báo cho bên kia biết trước trong một khoảng thời gian hợp lý. Còn Hợp đồng hoặc Giấy ủy quyền có nhận thù lao thì bên nhận ủy quyền hoặc bên ủy quyền có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, nhưng phải hoàn trả lại cho bên kia khoản thù lao đã nhận hoặc bồi thường thiệt hại nếu có.

    Vài ý kiến, mong có sự đóng góp hoàn chỉnh hơn.

    Henry

     

     
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn kiemtoandoclap vì bài viết hữu ích
    ketoana2 (14/10/2016) hungmaiusa (18/07/2015)