Giấy ủy quyền hay Hợp đồng ủy quyền?

Chủ đề   RSS   
  • #377972 07/04/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Giấy ủy quyền hay Hợp đồng ủy quyền?

    Ủy quyền là vấn đề thường gặp nhất trong giao dịch dân sự, tuy nhiên các thủ tục liên quan đến vấn đề này khiến không ít người gặp rắc rối trong việc giải quyết. Vậy đâu mới là lời giải đáp chính xác?

     

    Giấy ủy quyền

    Hợp đồng ủy quyền

    Khái niệm

    Là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền. 

    (Nội dung này không có văn bản nào quy định, chỉ là do cách hiểu của mình)

    Là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

    (Căn cứ Điều 581 Bộ luật dân sự 2005)

     

    Căn cứ

    - Chỉ được thừa nhận mà không có văn bản nào quy định cụ thể.

    - Có quy định cụ thể tại Bộ luật dân sự 2005.

    Bản chất

    Là một giao dịch dân sự (sự thỏa thuận hay hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự)

    => Có thể là sự thỏa thuận giữa các bên hoặc hành vi đơn phương về việc lập giấy ủy quyền. (thường là việc lập giấy ủy quyền đơn phương của 01 bên)

    Là một hợp đồng. (là một sự thỏa thuận giữa các bên).

    =>  Chỉ là sự thỏa thuận giữa các bên để lập hợp đồng ủy quyền. (phải có chữ ký của 02 bên)

    Cơ quan chứng nhận

    Không có văn bản nào có quy định cụ thể.

    - Phòng Công chứng luôn nhận công chứng khi có yêu cầu.

    - UBND xã, phường thì tùy nơi mà thực hiện chứng thực.

    Có quy định cụ thể tại Luật công chứng 2014, Nghị định 23/2015/NĐ-CP

    - UBND xã, phường có thẩm quyền chứng thực hợp đồng ủy quyền.

    - Phòng công chứng.

    Khi nào thực hiện

    - Khi việc ủy quyền, không cần có sự tham gia của bên nhận ủy quyền (ủy quyền đơn phương)

    - Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và  không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy.

    - Nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.

    - Khi việc ủy quyền đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền.

    - Việc lập hợp đồng ủy quyền đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và có giá trị bắt buộc phải thực hiện các công việc đã nêu trong hợp đồng, đồng thời bên nhận ủy quyền có thể được nhận thù lao (theo thỏa thuận nếu có)

    - Nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện và bồi thường thiệt hại nếu có.

    Bài viết trên đây dựa trên quan điểm cá nhân và kiến thức pháp luật, nên rất mong các thành viên Dân Luật góp ý về sự khác nhau giữa 02 loại Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền để chúng ta cùng hiểu rõ hơn nhe.

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 07/04/2015 02:15:42 CH
     
    74054 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123>
Thảo luận
  • #392729   18/07/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    kiemtoandoclap viết:

    Chào các bạn, một số ý kiến về Giấy ủy quyềnHợp đồng ủy quyền.  Để đưa ra nhận định đúng đắn, cần xem xét đến nội hàm của các khái niệm này.

    Định nghĩa khái niệm:

    ỦY QUYỀN

    * Theo quy định tại Đ.142 - BLDS thì: 

    - Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện.

    - Hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản.

    Như vậy có thể hiểu là hình thức ủy quyền rất đa dạng, có thể bằng cử chỉ, ký hiệu, lời nói hoặc văn bản.

    Ví dụ 1: A điện thoại cho B, nói rằng sẽ cử C làm đại diện cho A để nhận một tài sản nhỏ hay số tiền nhỏ, và B đã chuyển cho C. Tuy nhiên, với giá trị tài sản hoặc số tiền lớn thì các bên phải có Giấy ủy quyền, ký nhận .... tùy tình huống cụ thể. 

    Ví dụ 2: A là một Doanh nghiệp, điện thoại cho B, nói rằng sẽ cử C làm đại diện cho A để nhận hàng đặt gia công. Trường hợp này, thông thường A viết Giấy giới thiệu, ký tên, đóng dấu. Đây cũng là một hình thức ủy quyền.

    Lưu ý: Người đại diện theo ủy quyền phải bảo đảm quy định tại Đ 143-BLDS.

    Tuy nhiên, tùy tình huống cụ thể, theo Luật doanh nghiệp 2005, người đại diện theo UQ được quy định tại Đ 48 và Luật thương mại 2005 quy định tại Đ 141.

    HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN

    Đ 581-BLDS quy định: Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Ở đây, chỉ giới hạn theo quy định của Bộ luậ Dân sự để tránh lan man.

    Như vậy với các quy định trên thì: Giấy ủy quyền hay hợp đồng ủy quyền hoàn toàn giống nhau về mặt hình thức, tức là được lập bằng văn bản.

    Sự khác nhau ở đây là nội dung và phạm vi ủy quyền, thời hạn, thù lao ... tùy thuộc vào thỏa thuận của từng Giấy ủy quyền hay Hợp đồng ủy quyền. Cần hết sức lưu ý việc sử dụng từ ngữ pháp lý. Ví dụ Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, dựa trên các nguyên tắc trung thực, thiện chí, bình đẳng thì hợp đồng mới không bị vô hiệu.

    Một điểm đáng lưu ý khác là: Nếu hợp đồng hoặc giấy ủy quyền không có thù lao thì bên nhận ủy quyền hoặc bên ủy quyền có thể đơn phương chấm dứt sự ủy quyền, nhưng phải thông báo cho bên kia biết trước trong một khoảng thời gian hợp lý. Còn Hợp đồng hoặc Giấy ủy quyền có nhận thù lao thì bên nhận ủy quyền hoặc bên ủy quyền có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, nhưng phải hoàn trả lại cho bên kia khoản thù lao đã nhận hoặc bồi thường thiệt hại nếu có.

    Vài ý kiến, mong có sự đóng góp hoàn chỉnh hơn.

    Henry

    Tôi có trong tay cái HĐ Ủy Quyền ( Không thù lao) ....nộp đơn KK  đã 8 tháng rồi ...mà TA  này cứ đá qua TA kia ...chuẩn bị đá trở lại....

     Ai nói giỏi ? Nói tài thì Liên Hệ tôi  ...treo thưởng 100 triệu ,nếu ai xóa được HĐ Ủy Quyền ( ký tại P CC số 4 quận Tân Bình ) Luật pháp VN  có như khg ...chả ai tin!!!

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
  • #392732   18/07/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    kiemtoandoclap viết:

    Chào các bạn, một số ý kiến về Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền.  Để đưa ra nhận định đúng đắn, cần xem xét đến nội hàm của các khái niệm này.

    Định nghĩa khái niệm:

    ỦY QUYỀN

    * Theo quy định tại Đ.142 - BLDS thì: 

    - Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện.

    - Hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản.

    Như vậy có thể hiểu là hình thức ủy quyền rất đa dạng, có thể bằng cử chỉ, ký hiệu, lời nói hoặc văn bản.

    Ví dụ 1: A điện thoại cho B, nói rằng sẽ cử C làm đại diện cho A để nhận một tài sản nhỏ hay số tiền nhỏ, và B đã chuyển cho C. Tuy nhiên, với giá trị tài sản hoặc số tiền lớn thì các bên phải có Giấy ủy quyền, ký nhận .... tùy tình huống cụ thể. 

    Ví dụ 2: A là một Doanh nghiệp, điện thoại cho B, nói rằng sẽ cử C làm đại diện cho A để nhận hàng đặt gia công. Trường hợp này, thông thường A viết Giấy giới thiệu, ký tên, đóng dấu. Đây cũng là một hình thức ủy quyền.

    Lưu ý: Người đại diện theo ủy quyền phải bảo đảm quy định tại Đ 143-BLDS.

    Tuy nhiên, tùy tình huống cụ thể, theo Luật doanh nghiệp 2005, người đại diện theo UQ được quy định tại Đ 48 và Luật thương mại 2005 quy định tại Đ 141.

    HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN

    Đ 581-BLDS quy định: Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Ở đây, chỉ giới hạn theo quy định của Bộ luậ Dân sự để tránh lan man.

    Như vậy với các quy định trên thì: Giấy ủy quyền hay hợp đồng ủy quyền hoàn toàn giống nhau về mặt hình thức, tức là được lập bằng văn bản.

    Sự khác nhau ở đây là nội dung và phạm vi ủy quyền, thời hạn, thù lao ... tùy thuộc vào thỏa thuận của từng Giấy ủy quyền hay Hợp đồng ủy quyền. Cần hết sức lưu ý việc sử dụng từ ngữ pháp lý. Ví dụ Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, dựa trên các nguyên tắc trung thực, thiện chí, bình đẳng thì hợp đồng mới không bị vô hiệu.

    Một điểm đáng lưu ý khác là: Nếu hợp đồng hoặc giấy ủy quyền không có thù lao thì bên nhận ủy quyền hoặc bên ủy quyền có thể đơn phương chấm dứt sự ủy quyền, nhưng phải thông báo cho bên kia biết trước trong một khoảng thời gian hợp lý. Còn Hợp đồng hoặc Giấy ủy quyền có nhận thù lao thì bên nhận ủy quyền hoặc bên ủy quyền có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, nhưng phải hoàn trả lại cho bên kia khoản thù lao đã nhận hoặc bồi thường thiệt hại nếu có.

    Vài ý kiến, mong có sự đóng góp hoàn chỉnh hơn.

    Henry

    Cám ơn về bài viết rõ ràng và đầy đủ của bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #418464   14/03/2016

    van56hoang
    van56hoang

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/02/2016
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Vừa tôi có đi lấy hộ người nhà Giấy phép lái xe bị công an tạm giữ - Tôi được cảnh sát giao thông đưa cho tôi một giấy Ủy quyền , kêu tôi về xin dấu . Theo như mẫu giấy UQ mà họ đưa thì không có chữ ký của bên nhận UQ là tôi . Về xã xin xác nhận UQ suýt xã không cho vì tôi không có chỗ ký . Tôi phải giải thích cho cán bộ Tư pháp xã : Đây là mẫu do công an họ cấp 

    Vậy là phù hợp những gì mọi người đang bàn luận

     
    Báo quản trị |  
  • #438680   14/10/2016

    ketoana2
    ketoana2
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2008
    Tổng số bài viết (206)
    Số điểm: 2113
    Cảm ơn: 40
    Được cảm ơn 14 lần


     

    van56hoang viết:

     

    Vừa tôi có đi lấy hộ người nhà Giấy phép lái xe bị công an tạm giữ - Tôi được cảnh sát giao thông đưa cho tôi một giấy Ủy quyền , kêu tôi về xin dấu . Theo như mẫu giấy UQ mà họ đưa thì không có chữ ký của bên nhận UQ là tôi . Về xã xin xác nhận UQ suýt xã không cho vì tôi không có chỗ ký . Tôi phải giải thích cho cán bộ Tư pháp xã : Đây là mẫu do công an họ cấp 

    Vậy là phù hợp những gì mọi người đang bàn luận

     

     

    đúng vậy,  luật đã rõ, hay theo ngôn ngữ văn học cũng rõ. Vậy mà nhiều ngưòi luật sư, công chứng viên, ngưòi thi hành pháp luật vẫn không rõ

    Giấy ủy quyền và hop dong ủy quyền cơ bản là khác nhau

    GIẤY.. chỉ là 1 tờ giấy, đơn phương của bên ủy quyền, không có tính ràng buộc bên nhận ủy quyền, Nên bện nhận ủy quyền có  quyền  nhưng không có nghĩa vụ.

    Ví như GIẤY chứng nhận., bằng cấp.....nên bên nhận có ký hay không ký, không quan trọng. 

    HỢP ĐỒNG.  chữ hợp đồng thì rõ ràng  đó là một hợp đồng, và dĩ nhiên hợp đồng phải đựoc hai bên ký kết. Và 2 bên điều có quyền và nghĩa vụ

    Cập nhật bởi ketoana2 ngày 14/10/2016 05:55:30 CH bo sung
     
    Báo quản trị |  
  • #418467   14/03/2016

    ranggiangson
    ranggiangson

    Male
    Sơ sinh

    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chào bạn. mình xin góp ý một tý: hợp đồng ủy quyền UBND xã , phường, thị trấn không có thẩm quyền chứng, no thuộc về phong công chứng. 

     
    Báo quản trị |  
  • #418478   14/03/2016

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần
    Lawyer

    Đúng rồi bạn, Giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương của người ủy quyền cho bạn. Vì vậy chỉ cần người ủy quyền ký là được. Tuy nhiên, một số địa phương (cả Ủy ban xã và Văn phòng công chứng lại yêu cầu cả hai bên ký tương tự như hợp đồng ủy quyền vậy).

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn caythongnoel vì bài viết hữu ích
    ketoana2 (14/10/2016)
  • #418479   14/03/2016

    woonopro
    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 106 lần


    Sẵn vấn đề này các bác cho em hỏi nếu công ty mẹ muốn ủy quyền cho chi nhánh ký kết hợp đồng thì ngoài hình thức là hợp đồng ủy quyền thì còn dưới hình thức nào khác không?

     
    Báo quản trị |  
  • #425990   31/05/2016

    nguyenkhuong14
    nguyenkhuong14

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/03/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào chú, 

    Cháu đang học luật và sau khi đọc được bài chia sẻ của chú cháu thấy thực tế và trong luật thật sự khác nhau rất nhiều.

    Cháu chưa biết rõ sự việc của chú ra sao nhưng cháu cũng có ý kiến như sau:

    Căn cứ Điều 588. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền

    "1. Trong trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.

    Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

    2. Trong trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền."

    Như vậy về thời gian hợp lý thì coi như bỏ bằng không vì tòa bó tay, nên cháu nghĩ vẫn đề là ở hai bên phải chăng vẫn còn vấn đề tiền bạc.

    Ý kiến cá nhân nên còn nhiều thiếu sót!

     
    Báo quản trị |  
  • #430765   14/07/2016

    Xin đóng góp một vài ý kiến nho nhỏ theo tiêu chí đánh giá của bạn nguyenanh1292 với các ae như sau:

    1. Về căn cứ:

    Giấy ủy quyền (GUQ)/Hợp đồng ủy quyền (HĐUQ) được pháp luật quy định. Đối với HĐUQ thì không nói rồi, còn GUQ cũng hoàn toàn có căn cứ chứ không phải là không, “giấy” chỉ là tên gọi của 1 thể thức văn bản. Các bạn tham khảo điều 142 BLDS2005.

    1. Bản chất:

    Cả hai đều là một giao dịch dân sự theo “nguyên tắc tự do,tự nguyện cam kết, thoả thuận”, các bên phải tham gia vào giao dịch đó khi đó mới có hiệu lực. Điều đó đồng nghĩa với việc phải có xác nhận của người ủy quyền và người được ủy quyền (cả hai) nếu không thì giao dịch đó sẽ không có giá trị. Rất rõ ràng ủy quyền không thể là đơn phương được…nếu như thế thì BLDS dành một chương về Đại diện để làm gì? Nếu xảy ra tranh chấp thì sẽ không có cơ sở ràng buộc trách nhiệm.

    Điểm khác biệt cơ bản ở đây chính là hình thức thế hiện, có nghĩa là văn bản hóa giao dịch ủy quyền.

    - GUQ: là một thể thức văn bản (có nội dung đơn giản) được xác lập trên cơ sở thỏa thuận giữa người ủy quyền và người được ủy quyền để người được ủy quyền/đại diện thay mặt mình tham gia các giao dịch dân sự, nhưng trong phạm vi ủy quyền được thể hiện trong văn bản là giấy ủy quyền (thường ủy quyền cả hành vi nữa). Sự đồng ý (ký tên) của các bên là hết sức quan trọng, điều này thể hiện ý chí, nguyện vọng đến từ hai phía và là sự ràng buộc giữa các bên.

    Không nên hiểu bản chất của giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương.

    - HĐUY: là một thể thức văn bản dưới dạng 1 hợp đồng, vì thế nó phải tuân theo quy định chung của Hợp đồng dân sự. Điểm khác biệt cơ bản nhất so với GUQ là vấn đề thù lao (tiền – có/không có thù lao), để đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia và ràng buộc pháp lý nếu có tranh chấp trong việc xác định bên nào vi phạm HĐ và là cơ sở để bồi thường thiệt hại (GUQ không có những điều này).

    1. Cơ quan chứng nhận:

    Để đảm bảo tính hiệu lực của việc ủy quyền, có giá trị chứng cứ, những tình tiết…mà các bên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Việc này hoàn toàn do ý chí và nguyện vọng của các bên (trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật tham khảo tại: bắt buộc phải chứng thực).

    1. Khi nào thưc hiện:

    Tùy thuộc và nhu cầu của các bên mà ủy quyền được xác lập dưới dạng GUQ hay HĐUY.

    Tóm lại, GUQ và HĐUY bản chất là một giao dịch dân sự dưới dạng văn bản nhưng nội dung/phạm vi quy định chi tiết khác nhau. Khác nhau cơ bản là HĐUQ liên quan đến thù lao, quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản mà việc xác lập quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên để thực hiện và là căn cứ pháp lý khi xảy ra tranh chấp. Cả hai lại văn bản này đều có cơ sở pháp lý và quy định; phải được xác lập của các bên.

    Trước đây, GUQ vẫn tồn tại “đơn phương một người ký” nhưng hầu hết chỉ tồn tại tại các doanh nghiệp bởi lẽ ngoài việc ủy quyền cho người khác, thì bản thân người này cũng bị ràng buộc bởi quy định, điều lệ, cơ cấu…của doanh nghiệp đó (cấp trên/cấp dưới), để điều hành hoạt động nội bộ. Với GUQ đó để giao dịch dân sự ra bên ngoài thì có rất nhiều hạn chế với các đối tác, đặc biệt việc ký kết các hợp đồng kinh tế.

     
    Báo quản trị |  
  • #430781   14/07/2016

    Mickeycute
    Mickeycute
    Top 150
    Male
    Lớp 8

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/01/2013
    Tổng số bài viết (524)
    Số điểm: 10450
    Cảm ơn: 187
    Được cảm ơn 61 lần


    Giấy ủy quyền (GUQ) là hành vi pháp lý đơn phương chứ còn gì nữa. Chỉ cần người ủy quyền ký thôi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Mickeycute vì bài viết hữu ích
    ketoana2 (14/10/2016)
  • #430784   14/07/2016

    "Giấy ủy quyền (GUQ) là hành vi pháp lý đơn phương chứ còn gì nữa. Chỉ cần người ủy quyền ký thôi"

    Luật pháp không cấm bạn lập GUQ đơn phương cả (có nghĩa chỉ một người ký), nhưng có lẽ bạn nên cân nhắc các rủi ro, và chọn lựa có cả hai bên xác nhận hay chỉ cần một người thì sẽ tốt hơn. Bạn Mickeycute xem điều 145, 146 BLDS 2005.

    VD thực tế:

    Giám đốc A ủy quyền cho ông phó GĐ B với phạm vị là lựa chọn, thương thảo và ký kết HĐKT với ông C. Với giấy UQ đơn phương của ông A. Về nội bộ A-B có thể ủy quyền đơn phương (vì tư cách của A, B bị ràng buộc bởi tổ chức cấp trên và cấp dưới). Tuy nhiên với giao dịch dân sự ra phía/bên ngoài ông C luôn đòi hỏi ông B là đại diện hợp pháp và ông B phải xác nhận đồng ý với phạm vi ủy quyền của ông A, với sự xác nhận này chứng minh được tư cách của ông B đồng ý tham gia vào giao dịch dân sự (chính là việc ký HĐKT), ông B phải chịu trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng để tránh việc ông B thoái thác trách nhiệm vì “không có chứng cứ tôi (ông B) đồng ý việc ủy quyền của ông A”.

    Vậy việc chọn lựa cái nào sẽ tốt hơn là việc mình nên cân nhắc, chứ không nên quả quyết nó. Bởi lẽ, càng chặt chẽ đến đâu thì mình sẽ hạn chế được rủi ro cho mình và cho các đối tác của mình.

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #438678   14/10/2016

    ketoana2
    ketoana2
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2008
    Tổng số bài viết (206)
    Số điểm: 2113
    Cảm ơn: 40
    Được cảm ơn 14 lần


    rõ ràng là ăn nói hàm hồ mà còn cố cãi.

    Giấy  ủy quyền là đơn phương, ủy quyền trong các vấn đề không quan trọg . 

     Bên nhận ủy quyền có quyền đồng ý hoặc không, Nếu đồng ý thì lấy giấy đó di làm các công việc theo nội dung ủy quyền, nếu không đồng ý thì cứ bỏ mặc không làm. 

    còn hop dong ủy quyền thì nó giống như một hop đồng, buộc các bên phải thực hiện. nếu không thực hiện thì có thể kiện nhau

     
    Báo quản trị |  
  • #438765   15/10/2016

    Bạn đọc kỹ quy định này nhé:

    "Điều 142. Đại diện theo uỷ quyền (BLDS2005)

    1. Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện.

    2. Hình thức uỷ quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản."

    - Đọc kỹ lại nhé: "Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện"

    - Một lần nữa: "được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện".

    - Thêm lần nữa: "giữa người đại diện và người được đại diện".

    Thứ nhất: Phải có sự tham gia của hai chủ thể (Người đại diện và người được đại diện).

    Thứ hai: được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

    Thứ ba: cách dùng từ của luật pháp là chữ "" (giữa người đại diện và người được đại diện), có nghĩa là cả hai chủ thể phải tham cùng tham gia để xác lập mối quan hệ ủy quyền này, thông qua lời nói/văn bản/hành vi cụ thể. Vậy nội hàm của của LUẬT là rõ ràng, không phải là đơn phương. Nếu pháp luật dùng từ “cho” trong trường hợp này “được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người được đại diện cho người đại diện” thì đó mới có thể hiểu là ủy quyền đơn phương.

    Thứ tư: Bạn khẳng định là “rõ ràng là ăn nói hàm hồ mà còn cố cãi. Giấy  ủy quyền là đơn phương, ủy quyền trong các vấn đề không quan trọg” vậy bạn tìm giúp mình quy định của Pháp luật có đề cập đến “Giấy  ủy quyền là đơn phương”; và cho mình biết “ủy quyền trong các vấn đề không quan trọg”, không quan trọng là những vấn đề gì? Khi bạn thực hiện các nội dung theo ủy quyền thì bạn biết hết được hậu quả pháp lý là gì không???.

    Thứ năm: Nếu bạn là dân học Luật, thì tại trang 306, mục 3.2.2, trong giáo trình Những quy định chung về luật dân sự của trường ĐH LUẬT TPHCM lưu chuyển năm 2015 thì có đoạn trích: “(giấy ủy quyền-hành vi pháp lý đơn phương)”. Có thể bạn đang bị chi phối bởi giáo trình này và thực tiễn hiện nay nó không còn phù hợp nữa đâu bạn ạ.

    Rất mong bạn có một cách hiểu hợp lý nhất cho vấn đề xác lập ủy quyền; tiếp cận một cách tốt nhất để đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể; đặc biệt nếu bạn làm việc trong các quan hệ về hợp đồng, đấu thầu…thì bạn sẽ biết ủy quyền quy định phải có xác nhận của cả hai chủ thể.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #450431   27/03/2017

    bqhlawyer
    bqhlawyer

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2010
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1 lần


     

    vietanh19583 viết:

     

    Bạn đọc kỹ quy định này nhé:

    "Điều 142. Đại diện theo uỷ quyền (BLDS2005)

    1. Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện.

    2. Hình thức uỷ quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản."

    - Đọc kỹ lại nhé: "Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện"

    - Một lần nữa: "được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện".

    - Thêm lần nữa: "giữa người đại diện và người được đại diện".

    Thứ nhất: Phải có sự tham gia của hai chủ thể (Người đại diện và người được đại diện).

    Thứ hai: được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

    Thứ ba: cách dùng từ của luật pháp là chữ "" (giữa người đại diện và người được đại diện), có nghĩa là cả hai chủ thể phải tham cùng tham gia để xác lập mối quan hệ ủy quyền này, thông qua lời nói/văn bản/hành vi cụ thể. Vậy nội hàm của của LUẬT là rõ ràng, không phải là đơn phương. Nếu pháp luật dùng từ “cho” trong trường hợp này “được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người được đại diện cho người đại diện” thì đó mới có thể hiểu là ủy quyền đơn phương.

    Thứ tư: Bạn khẳng định là “rõ ràng là ăn nói hàm hồ mà còn cố cãi. Giấy  ủy quyền là đơn phương, ủy quyền trong các vấn đề không quan trọg” vậy bạn tìm giúp mình quy định của Pháp luật có đề cập đến “Giấy  ủy quyền là đơn phương”; và cho mình biết “ủy quyền trong các vấn đề không quan trọg”, không quan trọng là những vấn đề gì? Khi bạn thực hiện các nội dung theo ủy quyền thì bạn biết hết được hậu quả pháp lý là gì không???.

    Thứ năm: Nếu bạn là dân học Luật, thì tại trang 306, mục 3.2.2, trong giáo trình Những quy định chung về luật dân sự của trường ĐH LUẬT TPHCM lưu chuyển năm 2015 thì có đoạn trích: “(giấy ủy quyền-hành vi pháp lý đơn phương)”. Có thể bạn đang bị chi phối bởi giáo trình này và thực tiễn hiện nay nó không còn phù hợp nữa đâu bạn ạ.

    Rất mong bạn có một cách hiểu hợp lý nhất cho vấn đề xác lập ủy quyền; tiếp cận một cách tốt nhất để đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể; đặc biệt nếu bạn làm việc trong các quan hệ về hợp đồng, đấu thầu…thì bạn sẽ biết ủy quyền quy định phải có xác nhận của cả hai chủ thể.

     

     



     

    Trong các bài tranh luận, tôi cho rằng có một số tranh luận đánh tráo khái niệm gây hiểu nhầm trong việc giải quyết vấn đề.

    Ví dụ tranh luận của bạn vietanh19583:

    Trong phần tranh luận, bạn nhấn mạnh quy định pháp luật về đại diện theo ủy quyền là: ""giữa người đại diện và người được đại diện"."  để chứng minh đây không phải là "hành vi pháp lý đơn phương". Trong trường hợp này bạn đã nhầm lẫn khái niệm "Giấy ủy quyền" với khái niệm "Đại diện theo ủy quyền"

     

    Giấy ủy quyền bản chất là hành vi pháp lý đơn phương, do người ủy quyền đơn phương trao quyền cho người được ủy quyền. Tại thời điểm người được ủy quyền nhận ủy quyền, hành vi pháp lý đơn phương này trở thành "thỏa thuận", tức là có người trao quyền và có người nhận quyền. Lúc này người được ủy quyền mới có thể trở thành "Đại diện theo ủy quyền". V

    Đương nhiên như cách giải thích của một số bạn, người ủy quyền biết và phải biết người được ủy quyền thì mới thực hiện hành vi ủy quyền là đúng. Tuy nhiên, việc người ủy quyền có thỏa thuận với người được ủy quyền không làm thay đổi bản chất của văn bản "Giấy ủy quyền" là hành vi pháp lý đơn phương. Trong trường hợp sau khi soạn thảo "Giấy ủy quyền" thì người được ủy quyền có thể hủy giấy mà không cần sự đồng ý của người được ủy quyền, và ngược lại người được ủy quyền cũng có quyền từ chối không nhận ủy quyền. í dụ khác về hành vi pháp lý đơn phương để hiểu rõ hơn, bố bạn có di chúc để lại tài sản cho bạn, có nói với bạn và bạn đồng ý đi chăng nữa thì đấy cũng là "hành vi pháp lý đơn phương". Sau khi bố bạn mất, bạn vẫn có quyền từ chối nhận di sản.

    Còn trong "hợp đồng ủy quyền" ghi nhận các nội dung hai bên thỏa thuận và hai bên có trách nhiệm phải thực hiện hợp đồng. Việc chấm dứt thực hiện ủy quyền theo ý chí của một bên có thể bị xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp có thiệt hại.

    Giấy ủy quyền có chữ ký của hai người thì hình thức là giấy ủy quyền nhưng nội dung (bản chất) là hợp đồng ủy quyền.
     

    Cập nhật bởi bqhlawyer ngày 27/03/2017 09:15:11 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #445145   11/01/2017

    Ủy quyền trong dân sự

    Xin luật sư và các bạn phân biệt cho tôi sự khác nhau giữa "giấy ủy quyền" và hợp đồng ủy quyền"

    Một pháp nhân có được ủy quyền cho một tổ chức không có tư cách pháp nhân thay mặt mình kí keert hợp đồng không?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #445164   12/01/2017

    comay_vh
    comay_vh

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/12/2012
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 715
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 18 lần


    Luuly0912 viết:

    Xin luật sư và các bạn phân biệt cho tôi sự khác nhau giữa "giấy ủy quyền" và hợp đồng ủy quyền"

    Một pháp nhân có được ủy quyền cho một tổ chức không có tư cách pháp nhân thay mặt mình kí keert hợp đồng không?

     

    Điểm khác nhau thì bạn có thể xem ở những bình luận trước

     
    Báo quản trị |  
  • #445163   12/01/2017

    comay_vh
    comay_vh

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/12/2012
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 715
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 18 lần


    Theo lý thuyết, Giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương của người ủy quyền. Nhưng thực tế, khi đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký Giấy ủy quyền cho một cá nhân về việc đại diện tham gia tố tụng tại Tòa án, Giấy ủy quyền trên phải có chữ ký của cả hai bên Tòa mới chấp nhận, khi đó không còn đơn phương cửa một bên nữa, mà phải sự chấp thuận của bên nhận ủy quyền.

     
    Báo quản trị |  
  • #445223   13/01/2017

    Cám ơn bạn, thế liệu công ty mẹ làm giấy ủy quyền cho công ty con kí kết hợp đồng với các đối tác có hợp pháp không? Hoặc công ty ủy quyền cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc kí kết hợp đồng thì có hợp pháp không ?

     
    Báo quản trị |  
  • #445547   19/01/2017

    Mickeycute
    Mickeycute
    Top 150
    Male
    Lớp 8

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/01/2013
    Tổng số bài viết (524)
    Số điểm: 10450
    Cảm ơn: 187
    Được cảm ơn 61 lần


    Luuly0912 viết:

    Cám ơn bạn, thế liệu công ty mẹ làm giấy ủy quyền cho công ty con kí kết hợp đồng với các đối tác có hợp pháp không? Hoặc công ty ủy quyền cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc kí kết hợp đồng thì có hợp pháp không ?

    Mẹ ủy cho con thì okie. Công ty ủy cho đơn vị thì quan trọng là đơn vị có tư cách pháp nhân hay k. Nếu k có tư cách pháp nhân thì hem dc. 

     
    Báo quản trị |  
  • #445558   19/01/2017

    Công ty mẹ (là pháp nhân) hoàn toàn có thể ủy quyền cho công ty con ký kết hợp đồng mà không phụ thuộc vào tư cách pháp nhân của công ty con (hoặc đơn vị hoạch toán phụ thuộc).

    Theo bộ luật dân sự 2015 thì Pháp nhân có thể ủy uyền cho pháp nhân và cá nhân. Theo đó có thể xem xét ở khía cạch pháp nhân (công ty mẹ) ủy quyền cho cá nhân (cá nhân này là người đứng đầu công ty con - hoạch toán phụ thuộc, không có tư cách pháp nhân).

     
    Báo quản trị |