Giấy ủy quyền hay Hợp đồng ủy quyền?

Chủ đề   RSS   
  • #377972 07/04/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Giấy ủy quyền hay Hợp đồng ủy quyền?

    Ủy quyền là vấn đề thường gặp nhất trong giao dịch dân sự, tuy nhiên các thủ tục liên quan đến vấn đề này khiến không ít người gặp rắc rối trong việc giải quyết. Vậy đâu mới là lời giải đáp chính xác?

     

    Giấy ủy quyền

    Hợp đồng ủy quyền

    Khái niệm

    Là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền. 

    (Nội dung này không có văn bản nào quy định, chỉ là do cách hiểu của mình)

    Là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

    (Căn cứ Điều 581 Bộ luật dân sự 2005)

     

    Căn cứ

    - Chỉ được thừa nhận mà không có văn bản nào quy định cụ thể.

    - Có quy định cụ thể tại Bộ luật dân sự 2005.

    Bản chất

    Là một giao dịch dân sự (sự thỏa thuận hay hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự)

    => Có thể là sự thỏa thuận giữa các bên hoặc hành vi đơn phương về việc lập giấy ủy quyền. (thường là việc lập giấy ủy quyền đơn phương của 01 bên)

    Là một hợp đồng. (là một sự thỏa thuận giữa các bên).

    =>  Chỉ là sự thỏa thuận giữa các bên để lập hợp đồng ủy quyền. (phải có chữ ký của 02 bên)

    Cơ quan chứng nhận

    Không có văn bản nào có quy định cụ thể.

    - Phòng Công chứng luôn nhận công chứng khi có yêu cầu.

    - UBND xã, phường thì tùy nơi mà thực hiện chứng thực.

    Có quy định cụ thể tại Luật công chứng 2014, Nghị định 23/2015/NĐ-CP

    - UBND xã, phường có thẩm quyền chứng thực hợp đồng ủy quyền.

    - Phòng công chứng.

    Khi nào thực hiện

    - Khi việc ủy quyền, không cần có sự tham gia của bên nhận ủy quyền (ủy quyền đơn phương)

    - Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và  không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy.

    - Nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.

    - Khi việc ủy quyền đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền.

    - Việc lập hợp đồng ủy quyền đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và có giá trị bắt buộc phải thực hiện các công việc đã nêu trong hợp đồng, đồng thời bên nhận ủy quyền có thể được nhận thù lao (theo thỏa thuận nếu có)

    - Nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện và bồi thường thiệt hại nếu có.

    Bài viết trên đây dựa trên quan điểm cá nhân và kiến thức pháp luật, nên rất mong các thành viên Dân Luật góp ý về sự khác nhau giữa 02 loại Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền để chúng ta cùng hiểu rõ hơn nhe.

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 07/04/2015 02:15:42 CH
     
    74597 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123
Thảo luận
  • #484864   12/02/2018

    xuanthoai2206
    xuanthoai2206

    Male
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:26/04/2017
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Theo em được biết thì giờ đã dùng Bộ Luật dân sự 2015 nên Hợp đồng ủy quyền đã chuyển qua Điều 562 

    Xuân Thoại - 0985.796.709

     
    Báo quản trị |  
  • #498669   03/08/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Phân biệt giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền

    TIÊU CHÍ

    GIẤY ỦY QUYỀN

    HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN

    1.Khái niệm

    Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền.

    Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định (Điều 562 BLDS 2015).

    2. Căn cứ pháp luật

    Chỉ được thừa nhận mà không có văn bản nào quy định cụ thể.

    Bộ luật Dân sự năm 2015

    3.Chủ thể

    Giấy ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền (hay gọi là ủy quyền đơn phương).

    Hợp đồng ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền và người được ủy quyền .

    4.Bản chất

    Là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền và áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiệncông việc thông qua giấy ủy quyền

    Là một hợp đồng, có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên

    5.Cơ quan chứng nhận

    Giấy ủy quyền được chứng thực tại các Cơ quan thẩm quyền: UBND cấp xã, huyện, Cơ quan đại diện ngoại giao.

    Có quy định cụ thể tại Luật công chứng 2014, Nghị định 23/2015/NĐ-CP

    – UBND xã, phường có thẩm quyền chứng thực hợp đồng ủy quyền.

    – Phòng công chứng. Văn phòng Công chứng, Cơ quan đại diện ngoại giao.

    6.Ủy quyền lại

    Người được ủy quyền không được ủy quyền lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định.

    Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

    7. Quyền và nghĩa vụ của các bên

    Giấy ủy quyền không quy định quyền và nghĩa vụ các bên.

    Hợp đồng ủy quyền có quy định quyền và nghĩa vụ các bên.

    8. Thay đổi nội dung ủy quyền

    Giấy ủy quyền đã được chứng thực có thể điều chỉnh thay đổi nội dung ủy quyền tại bất kỳ Cơ quan thẩm quyền: UBND cấp xã, huyện, Cơ quan đại diện ngoại giao

    Hợp đồng ủy quyền đã được công chứng chỉ điều chỉnh nội dung ủy quyền tại Cơ quan thẩm quyền đã công chứng trước đây.

    9.Khi nào thực hiện

    – Khi việc ủy quyền, không cần có sự tham gia của bên nhận ủy quyền (ủy quyền đơn phương)

    – Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và  không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy.

    – Khi việc ủy quyền đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền.

    – Việc lập hợp đồng ủy quyền đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và có giá trị bắt buộc phải thực hiện các công việc đã nêu trong hợp đồng, đồng thời bên nhận ủy quyền có thể được nhận thù lao (theo thỏa thuận, nếu có)

    10.Hậu quả pháp lý

    Còn Giấy ủy quyền là một văn bản pháp lý trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền.

    -Bên được ủy quyền thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình ghi trong Giấy ủy quyền.

    -Nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.

    Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định ( Điều 562 BLDS 2015).

    -Bên được ủy quyền phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình trong Hợp đồng ủy quyền, nếu thực hiện công vượt vượt quá phạm vi ủy quyền thì bên ủy quyền không chịu trách nhiệm đối với phần vượt quá.

    -Nếu sau khi Hợp đồng ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện và bồi thường thiệt hại (nếu có).

    11.Thời hạn ủy quyền

    Thời hạn ủy quyền do Người ủy quyền quy định hoặc do pháp luật quy định

    Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền. ( Điều 563 BLDS 2015)

    12.Đơn phương chấm dứt thực hiện uỷ quyền

    Sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại.

    Hợp đồng ủy quyền quy định rõ ràng về nghĩa vụ của bên được ủy quyền, và nếu có thiệt hại thì phải bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mongtho1710 vì bài viết hữu ích
    vietanh19583 (09/08/2018)
  • #499267   10/08/2018

    Nhớ lúc trước làm việc tại một văn phòng công chứng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thì mình ban đầu cũng chả thể nào phân biệt được sự khác nhau giữa giấy ủy quyền với hợp đồng ủy quyền nên mỗi khi khách hàng yêu cầu bảo soạn ủy quyền thì mặc nhiên mình đều làm hợp đồng cả. Về sau anh công chứng viên mới góp ý và có dặn là hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền về cơ bản những gì ảnh chỉ bảo mình bạn đều có liệt kê ở trên cả. Mình bổ sung thêm 1 ý mà theo quan điểm của mình nó là một trong những sự khác biệt lớn nhất đó là trong hợp đồng ủy quyền lúc nào cũng ghi thêm điều khoản về "thù lao ủy quyền" (có thể ghi là hợp đồng này không có thù lao nhưng bắt buộc phải có điều khoản này) còn giấy ủy quyền thì nó là hành vi pháp lý đơn phương nên không có ghi thù lao. Vì vậy trong một số trường hợp ủy quyền phải lập hợp đồng, ví dụ như hợp đồng ủy quyền xe gắn máy, xe ô tô, ủy quyền toàn quyền sử dụng nhà đất (liên quan tới quản lý nhà cửa đối với những cá nhân không có điều kiện bảo quản nhà cửa vì lý do địa lý chẳng hạn),… còn ủy quyền để nộp và nhận hồ sơ thuế, kê khai, đóng các loại thuế, phí liên quan, nộp và nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,… sẽ lập giấy ủy quyền.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #502069   13/09/2018

    Thông thường thì việc quy định về hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền không có quá nhiều điểm khác nhau và dễ gây nhầm lẫn. Về Giấy ủy quyền thì không được quy định trong Bộ luật dân sự 2015 hay Luật công chứng 2014, chỉ có quy định về Hợp đồng ủy quyền. Tuy nhiên trên thực tế giấy ủy quyền vẫn có thể công chứng. 

    Về bản chất thì hợp đồng ủy quyền là việc thực hiện đôi bên cùng có lợi, mang tính chất là giao dịch dân sự, và do đó có thể có thù lao ủy quyền nếu hai bên có thỏa thuận về thù lao.

    Còn giấy ủy quyền là hành vi ủy quyền đơn phương. Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy. Do vậy, nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.

     
    Báo quản trị |