Dùng thuốc nổ đánh cá

Chủ đề   RSS   
  • #518212 15/05/2019

    ubndhcg

    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Dùng thuốc nổ đánh cá

    xin hỏi Luật sư

    Hành vi dùng thuốc nổ đánh bắt thuỷ sản trên biển khi nào thì bị xử phạt Vi phạm hành chính theo Nghị định 103 khi nào thì bị khởi tố về tội sử dụng trái phép vật liệu nổ theo Khoản 1 Điều 305 Bộ luật hình sự ak

    xin cảm ơn 

     
    5570 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #518840   25/05/2019

    Chào bạn, việc sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản là hành vi bị nghiêm cấm tại Khoản 7 Điều 7 Luật Thủy sản 2017 (Có hiệu lực từ 01/01/2019).

    Điểm a Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 16 Nghị định 103/2013/NĐ-CP quy định mức phạt về sử dụng vật liệu nổ để khai thác thủy sản như sau:

    Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vật liệu nổ để khai thác thủy sản tại vùng nước nội đồng.

    Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu vật liệu nổ, tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng.

    Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại công trình hoặc tài sản, công cụ khai thác thủy sản bị phá hỏng do hành vi sử dụng vật liệu nổ gây ra.

    Điều 305 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ như sau:

    1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    ...

    Như vậy, trường hợp bạn dùng thuốc nổ khai thác cá trên sông trái phép sẽ bị xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu vật liệu nổ, tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng; buộc khôi phục lại công trình hoặc tài sản, công cụ khai thác thủy sản bị phá hỏng do hành vi sử dụng vật liệu nổ gây ra. Trường hợp đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị truy cứu về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ bạn nhé.

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #536470   31/12/2019

    Thông tin thêm đến bạn!

    Các hành vi bị nghiêm cấm

    - Cá nhân sở hữu vũ khí, trừ vũ khí quy định tại khoản 4 Điều 3 của Pháp lệnh này.

    - Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

    Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, vật liệu nổ là cất, giữ vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Người có hành vi tàng trữ vũ khí quân dụng, vật liệu nổ nếu đủ căn cứ cơ quan điều tra xem xét khởi tố theo điều 304 Bộ luật hình sự 2015.

     
    Báo quản trị |