Dự án xây dựng nào phải có giấy phép môi trường?

Chủ đề   RSS   
  • #597393 27/01/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Dự án xây dựng nào phải có giấy phép môi trường?

    Theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường thì việc xây dựng hiện nay phải đáp ứng nhiều kỹ thuật chuyên môn cũng như việc đảm bảo độ an toàn về việc cấp giấy phép đáp ứng tiêu chuẩn môi trường.
     
    Vậy những dự án xây dựng phải bắt buộc có giấy phép môi trường nhưng chỉ có báo cáo đánh giá tác động môi trường thì xử phạt thế nào?
     
    du-an-xay-dung-nao-phai-co-giay-phep-moi-truong
     
    1. Giấy phép môi trường là gì?
     
    Căn cứ khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
     
    2. Đối tượng nào phải cấp giấy phép môi trường?
     
    Căn cứ Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định đối tượng phải có giấy phép môi trường bao gồm các dự án đầu tư:
     
    (1) Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
     
    (2) Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
     
    Đối tượng quy định nêu trên thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
     
    Theo đó, trách nhiệm của chủ dự án đầu tư sau khi có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là phải có văn bản thông báo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường cho cơ quan đã phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức đối với trường hợp dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.
     
    Trường hợp cơ sở đang hoạt động thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 mà chỉ có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, không phải có giấy phép môi trường thành phần theo quy định của pháp luật thì phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng.
     
    3. Xử phạt trong đối với dự án xây dựng không xin giấy phép bảo vệ môi trường
     
    Theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định trường hợp cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, làng nghề vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường sẽ bị xử phạt như sau:
     
    - Phạt tiền từ 05 triệu đồng - 10 triệu đồng đối với hành vi không bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường theo quy định.
     
    - Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi:
     
    Không ban hành quy chế bảo vệ môi trường cụm công nghiệp phù hợp yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.
     
    Không kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân.
     
    Không phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường, kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở trong cụm công nghiệp theo quy định.
     
    - Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi:
     
    Không bố trí diện tích cây xanh bảo đảm tỷ lệ theo quy định.
     
    Không bố trí công tơ điện độc lập tại nhà máy xử lý nước thải tập trung.
     
    Không bố trí hố ga lắng cặn, tách váng dầu của nước mưa trước khi xả vào môi trường tiếp nhận.
     
    Ghi chép nhật ký vận hành của hệ thống xử lý nước thải tập trung không đầy đủ một trong các nội dung: 
     
    Lưu lượng (đầu vào, đầu ra), các thông số đặc trưng của nước thải đầu vào và đầu ra (nếu có), lượng điện tiêu thụ, loại và lượng hóa chất sử dụng, bùn thải phát sinh; không lưu giữ nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định;
     
    - Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với hành vi không có nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung.
     
    - Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi:
     
    Không hoàn thành việc xây lắp, lắp đặt hệ thống thu gom, thoát nước mưa của cụm công nghiệp đang hoạt động đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
     
    Không nạo vét, duy tu, bảo dưỡng định kỳ hệ thống thu gom, thoát nước mưa, nước thải theo quy định.
     
    Không có hệ thống thu gom, thoát nước mưa theo phân kỳ đầu tư của cụm công nghiệp đang hoạt động theo quy định.
     
    Không có hệ thống thu gom, thoát nước mưa riêng biệt với hệ thống thu gom, thoát nước thải theo quy định.
     
    Tiếp nhận thêm hoặc nâng công suất dự án đầu tư có phát sinh nước thải trong cụm công nghiệp khi chưa có hệ thống thu gom, thoát và xử lý nước thải tập trung theo quy định.
     
    - Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với hành vi:
     
    Không thu gom, đấu nối triệt để nước thải của các cơ sở trong cụm công nghiệp vào hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung theo quy định (trừ các trường hợp được phép miễn trừ đấu nối nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn cho phép thải ra môi trường ngoài phạm vi quản lý của cụm công nghiệp).
     
    Xây dựng hệ thống thoát nước thải sau xử lý không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định.
     
    - Phạt tiền từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với hành vi:
     
    Xây lắp, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tập trung không đúng quy định hoặc không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định.
     
    Không hoàn thành việc xây lắp, lắp đặt hệ thống thu gom, thoát và xử lý nước thải của cụm công nghiệp đang hoạt động theo quy định.
     
    Không vận hành hoặc vận hành không đúng hệ thống xử lý nước thải tập trung của cụm công nghiệp theo quy định.
     
    - Phạt tiền từ 400 triệu đồng đến 500 triệu đồng đối với hành vi:
     
    Xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường.
     
    Không có hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định.
     
    Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
     
    Buộc phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không xây lắp công trình bảo vệ môi trường.
     
    3231 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    Khangnd_2016 (11/07/2024) Chinnhhh (26/02/2024) admin (28/03/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #597468   27/01/2023

    Dự án xây dựng nào phải có giấy phép môi trường?

    Cám ơn bài viết hữu ích của tác giả. Qua bài viết này mà mình đã biết thêm được các quy định về giấy phép môi trường, các trường hợp phải cần giấy phép môi trường và xử lý đối với những dự án xây dựng cần xin giấy phép môi trường mà lại không có, hy vọng tác giả có thêm nhiều bài viết tương tự

     
    Báo quản trị |