Định tội danh nào....

Chủ đề   RSS   
  • #98536 25/04/2011

    dangkhoa_middle

    Male
    Mầm

    Ninh Thuận, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2011
    Tổng số bài viết (42)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Định tội danh nào....

    A là một phụ nữ 19t, làm nhà sống ở 1 vườn cao su hoang vắng để canh tác cao su.
    Vì sống 1 mình, nơi hoang vắng nên A thường xuyên để 1 con dao thái lan bên cạnh giường khi ngủ.1 hôm, B biết A chỉ có 1 mình nên nảy sinh ý nghĩ đen tối,chờ đến khuya, B mở và phóng qua cửa sổ ngay cạnh giường A. Hoảng hốt A đã chụp vội con dao và đâm B 1 nhát chí mạng làm B chết ngay tại chỗ.
    vậy các bạn giúp mình xem A có phạm tội không? nếu có thì tội gì?
     
    11570 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #98674   26/04/2011

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    Tình huống này thật đau đầu, vì bạn đưa ra quá chung chung.
    Hic, nan giải.

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  
  • #98695   26/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    dangkhoa_middle viết:
    A là một phụ nữ 19t, làm nhà sống ở 1 vườn cao su hoang vắng để canh tác cao su.
    Vì sống 1 mình, nơi hoang vắng nên A thường xuyên để 1 con dao thái lan bên cạnh giường khi ngủ.1 hôm, B biết A chỉ có 1 mình nên nảy sinh ý nghĩ đen tối,chờ đến khuya, B mở và phóng qua cửa sổ ngay cạnh giường A. Hoảng hốt A đã chụp vội con dao và#ffff00;"> đâm B 1 nhát chí mạng làm B chết ngay tại chỗ.
    vậy các bạn giúp mình xem A có phạm tội không? nếu có thì tội gì?


     Rõ ràng A phạm tội. Tội giết người.
     Thân !

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #98697   26/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Theo tôi, với những chi tiết chung chung như vậy, có thể nhận định ban đầu A phạm tội quy định tại Điều 96, BLHS 1999, Tội ngiết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. A sống một mình giữa nơi hoang vắng, việc tự trang bị vũ khí phòng bị hoàn toàn có thể chấp nhận được. Khi  đang ngủ, B đột ngột nhảy vào qua cửa sổ, hoàn toàn có cơ sở để tin rằng B đang có mưu đồ xấu với A. Một người đàng hoàng sẽ không khi nào có hành động lén lút đột nhập vào nhà người khác như vậy. Cảm thấy nguy hiểm trước mắt, chị A đã lấy con dao đã chuẩn bị sẵn và đâm B một nhát chí mạng, tuy rằng là phòng vệ nhưng phía B chưa tỏ rõ hành vi sẽ xâm hại tính mạng của chị A, bởi việc phòng vệ chính đáng chỉ được công nhận khi đó là cách duy nhất khi mà tội phạm đang diễn ra và có dấu hiệu tước bỏ mạng sống của nạn nhân. Chị A trước khi phải sử dụng đến con dao, có thể chống cự bằng biện pháp khác, có thể sẽ khiến cho tên tội phạm thay đổi ý định. Như vậy, chị A đã giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định tại khoản 1 ĐIều 96, BLHS 1999.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #98713   26/04/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Re: khacduy25
    Thảo luận về pháp luật, nhất là lĩnh vực hình sự, đừng khẳng định uan điểm mà không kèm theo cơ sở pháp lý.

    Đồng ý với quan điểm của #0072bc;">Im_lawyerx0. Trong trường hợp này, tùy từng trường hợp cụ thể mà kho học luật hình sự gọi là phòng vệ quá sớm hoặc phòng vệ tưởng tưởng. Và cả hai loại phòng vệ này đều phải chịu TNHS khi có đủ các điều kiện khác.

    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #98882   26/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    BachThanhDC viết:
    Re: khacduy25
    Thảo luận về pháp luật, nhất là lĩnh vực hình sự, đừng khẳng định uan điểm mà không kèm theo cơ sở pháp lý.

    Đồng ý với quan điểm của #0072bc;">Im_lawyerx0. Trong trường hợp này, tùy từng trường hợp cụ thể mà kho học luật hình sự gọi là phòng vệ quá sớm hoặc phòng vệ tưởng tưởng. Và cả hai loại phòng vệ này đều phải chịu TNHS khi có đủ các điều kiện khác.

    Thân!


     Vì dạo này ít thời gian, nên khi chủ topic yêu cầu đưa ra kết quả, KD xin trả lời ngắn gọn.
     Để đáp ứng yêu cầu của anh BTDC em xin đưa ra quan điểm của mình như sau:

     Đọc qua các bài viết bên dưới, KD bác bỏ hoàn toàn những quan điểm của các vị LS và cụ Chánh.

      KD khẳng định đây là tội giết người ,Bời vì những lý lẽ sau:

    1/ Chủ đề chỉ đưa ra tình huống "1 hôm, B biết A chỉ có 1 mình nên nảy sinh ý nghĩ đen tối,chờ đến khuya, B mở và phóng qua cửa sổ ngay cạnh giường A." ý đồ đen tối ở đây chúng ta chưa thể khẳng định nó là ý đồ gì? phải chăng nó là ý đồ trộm cắp tài sản? điều này vẫn có thể xảy ra, vì #ffff00;">B lén lút vào ban đêm, mở của sổ phóng qua cửa sổ, #ffff00;">mà cửa sổ thì ngay cạnh giường A. #ffff00;">Nếu cử sổ ở chỗ khác cách xa giường của A thì tình hình có lẽ đã khác đi, B clẽ sẽ trộm cắp được tài sản một cách an toàn. Mà A không phát hiện.

      B nhảy qua cửa sổ và hành động "đen tối" trộm cắp tài sản chẳng hạng (vì đề không nói rõ nên ta có thể suy luận như vậy) Thì ta chưa khẳng định được B có ý đồ gì như hiếp dâm chẳng hạn. Vậy đây có thể là hành vi lén lút nhằm trộm cắp tài sản. Khi B chưa kịp thực hiện ý đồ của mình thì bị A đâm một nhát chí mạng vì khi nhảy qua của sổ có thể gây nên tiếng động làm A tỉnh giấc vì  #ffff00;">cửa sổ thì ngay cạnh giường A . Có thể khẳng định A phạm tội giết người

    2/ Hoảng hốt A đã chụp vội con dao và đâm B 1 nhát chí mạng làm B chết ngay tại chỗ.

      Không biết chuyện gì sẽ xảy ra, vì tâm trạng hoảng hốt, nên A đã hành động chụp vội con dao và đâm B 1 nhát chí mạng làm B chết ngay tại chỗ.

     Điều này có thể chứng minh rằng. Hành vi của A cấu thành tội giết người phù hợp với cấu thành tội giết người. Mặt khách thể, mặt khách quan, chủ quan và chủ thể.

     Ở đây ta nhấn mạnh hai mặt cấu thành sau:
     + Mặt khách quan: Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác trái phép bằng hành động chụp vội con dao và đâm B 1 nhát chí mạng làm B chết ngay tại chỗ.

     Hậu quả là làm cái chết của B xảy ra.

     +Mặt chủ quan, là lỗi cố ý gián tiếp. Không mong muốn hậu quả chết người xảy ra.
     

      Các vị LS cho rằng A là phụ nữ (yếu đuối) A phải hành động như vậy để bảo vệ mình, trong hoàn cảnh là ban đêm nên có thể xem xét ở sự phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. KD hoàn toàn bác bỏ quan điểm này, bởi lẽ:

     1/Trong tình huống không nêu bản chất người phụ nữ này như thế nào ( yếu đuối, dịu dàng...không khỏe mạnh như người đàn ông bình thường chẳng hạn) Trong thực tế thì có nhiều phụ nữ rất khỏe mạnh, có thể chống lại một lúc hơn 1 người đàn ông ( chẳng hạn như làng tôi có một cô không chồng, sống một mình, nhưng bao cà phê 60kg cô ấy vác bình thường, khỏe hơn cả đàn ông bình thường nữa, liệu một SV như chúng ta có làm được việc đó không? Hơn nữa có người phụ nữ họ có học võ thuật thì chưa chắc đàn ông có thể đánh lại họ) trong tình huống không nêu bản chất người phụ nữ này là như thế nào,nên ta có thể chứng minh không có sự tương quan lực lượng ở đây.

    2/Hoàn cảnh là ban đêm, có thể đây là dự định theo hướng dẫn của nhà làm luật khi xét đến trường hợp phòng vệ chính đáng. Nhưng trong tình huống này thì ta chưa thể khẳng định B sẽ hãm hiếp hay làm gì B. Có thể ở đây B trộm cắp tài sản chẳng hạn như phân tích trên. Thì không thể khẳng định A giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, hay phòng vệ chính đáng được.

     Trong trường hợp này A có thể phạm ở Khoản 2, Điều 93 BLHS năm 1999.

     Xin được trao đổi cùng mọi người!
     Thân ái!



     

     
     
    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 26/04/2011 04:06:42 CH

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #98897   26/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    khacduy25 viết:
    Vì dạo này ít thời gian, nên khi chủ topic yêu cầu đưa ra kết quả, KD xin trả lời ngắn gọn.
     Để đáp ứng yêu cầu của anh BTDC em xin đưa ra quan điểm của mình như sau:

     Đọc qua các bài viết bên dưới, KD bác bỏ hoàn toàn những quan điểm của các vị LS và cụ Chánh.

      KD khẳng định đây là tội giết người ,Bời vì những lý lẽ sau:

    1/ Chủ đề chỉ đưa ra tình huống "1 hôm, B biết A chỉ có 1 mình nên nảy sinh ý nghĩ đen tối,chờ đến khuya, B mở và phóng qua cửa sổ ngay cạnh giường A." ý đồ đen tối ở đây chúng ta chưa thể khẳng định nó là ý đồ gì? phải chăng nó là ý đồ trộm cắp tài sản? điều này vẫn có thể xảy ra, vì #ffff00;">B lén lút vào ban đêm, mở của sổ phóng qua cửa sổ...................

    Dựa vào những dữ kiện tình huống có thể khẳng định rõ ràng ý định muốn quan hệ tình dục của B với chi A, Với các lý do sau:

    +Thứ nhất, chọn thời điểm vào ban đêm là lúc chị A không đề phòng gì nhất (theo nhận xét của B) bởi nếu chị A đang ngủ say, thì "y" tin rầng với súc khỏe của mình hoàn toàn có thể giữ được chị.

    +Thứ hai, nếu để trộm cấp tài sản, B hoàn toàn có thể chọn thời điểm khi chị A đi làm việc vào buổi sáng, bởi nơi chị A làm việc là một vườn cao su hoang vắng, chỉ một vài ngày quan sát thì có thể nắm vững thói quen của chị.

    +Thứ ba, đây chỉ là chỗ ở tạm để chị A tiện làm việc, do đó, trong nhà chị  A sẽ không có gì đáng lấy, có thì chị A cũng không dám để nhà mà sẽ mang theo người.
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 26/04/2011 04:57:18 CH

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #98949   26/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Im_lawyerx0 viết:

    1/ Chủ đề chỉ đưa ra tình huống "1 hôm, B biết A chỉ có 1 mình nên nảy sinh ý nghĩ đen tối,chờ đến khuya, B mở và phóng qua cửa sổ ngay cạnh giường A." ý đồ đen tối ở đây chúng ta chưa thể khẳng định nó là ý đồ gì? phải chăng nó là ý đồ trộm cắp tài sản? điều này vẫn có thể xảy ra, vì B lén lút vào ban đêm, mở của sổ phóng qua cửa sổ...................

    Dựa vào những dữ kiện tình huống có thể khẳng định rõ ràng ý định muốn quan hệ tình dục của B với chi A, Với các lý do sau:

    +Thứ nhất, chọn thời điểm vào ban đêm là lúc chị A không đề phòng gì nhất (theo nhận xét của B) bởi nếu chị A đang ngủ say, thì "y" tin rầng với súc khỏe của mình hoàn toàn có thể giữ được chị.

    +Thứ hai, nếu để trộm cấp tài sản, B hoàn toàn có thể chọn thời điểm khi chị A đi làm việc vào buổi sáng, bởi nơi chị A làm việc là một vườn cao su hoang vắng, chỉ một vài ngày quan sát thì có thể nắm vững thói quen của chị.

    +Thứ ba, đây chỉ là chỗ ở tạm để chị A tiện làm việc, do đó, trong nhà chị  A sẽ không có gì đáng lấy, có thì chị A cũng không dám để nhà mà sẽ mang theo người.[/quote]


    Mình xin đưa ra quan điểm như sau:

     +Thứ nhất, chọn thời điểm vào ban đêm là lúc chị A không đề phòng gì nhất (theo nhận xét của B) bởi nếu chị A đang ngủ say, thì "y" tin rầng với súc khỏe của mình hoàn toàn có thể giữ được chị.

     Điều này chưa thể khẳng định được B khỏe hơn chị A. (Nếu bạn ra Bình Định con gái miền đất võ, Khoản 2 người thanh niên bình thường có thể bị bại trận trước một người con gái). Đề bài chỉ có vậy nên tình huống này có thể xảy ra. Tình huống không nêu là sẽ hiếp dâm, nên ta có thể suy luận là trộm cắp tài sản. hành vi lén lút trèo qua của sổ, trong đêm tối.

     (theo nhận xét của B) như vậy bạn có thể đọc được suy nghĩ của B rồi.


    +Thứ hai, nếu để trộm cấp tài sản, B hoàn toàn có thể chọn thời điểm khi chị A đi làm việc vào buổi sáng, bởi nơi chị A làm việc là một vườn cao su hoang vắng, chỉ một vài ngày quan sát thì có thể nắm vững thói quen của chị.

      Nếu trộm cắp tài sản vào buổi sáng, có thể B sẽ bị phát hiện, không những chị A có thể phát hiện mà những người đi làm xung quanh cũng có thể bị phát hiện. Tuy là vùng cao su hoang vắng, nhưng thông thường những lô cao su gần nhau của nhiều chủ sỡ hữu, và hàng ngày họ đi bôi dầu, hay cạo mũ...nói chung không đông người lắm nhưng cũng có người đi làm gần đó.

    +Thứ ba, đây chỉ là chỗ ở tạm để chị A tiện làm việc, do đó, trong nhà chị  A sẽ không có gì đáng lấy, có thì chị A cũng không dám để nhà mà sẽ mang theo người
     
     Quan điểm này cũng như hai quan điểm trên, mình bác bỏ, bởi theo tình huống là:

     "A là một phụ nữ 19t, làm nhà sống ở 1 vườn cao su"

     Như vậy có thể khẳng định trong nhà có tài sản quý giá bởi A sống ở đây nhằm mục đích "để canh tác cao su" mà bạn có thể biết là giá mũ cao su bây giờ rất cao. Những người trồng cao su thu nhập khá lớn so với các loại cây công nghiệp khác.

     Như vậy có thể khẳng định A có nhiều tài sản quý giá, mà B muốn lẽn (lén lút) vào ban đêm để trộm cắp.

     Nếu B có ý đồ hiếp dâm đi chăng nữa, thì A chỉ có thể xem là phòng vệ chính đáng khi B đụng đến một bộ phận nào trên người A, chẳng hạn như B đè A xuống, hay B giằng co hai tay A để vật ngã xuống giường chằng hạng... tức B phải có một trong các hành động trên thể hiện cố ý hãm hiếp. Thì có thể A sẽ phạm tội vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khi A đâm một nhát dao chí mạng.

     B chưa có một hành động nào biểu hiện sự hãm hiếp A, mà chỉ  mở và phóng qua cửa sổ ngay cạnh giường A.
     
    Nếu cửa sổ này không gần ngay giường của A thì có lẽ B có thể không bị một thì B có lẽ thực hiện được hành vi trộm cắp tài sản, mà không bị một nhát dao chí mạng.

     Như vậy ta có thể kết luận rằng A phạm tội giết người, Khoản 2 Điều 93 BLHS năm 1999.
     
     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #98723   26/04/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Quan điểm của mình là

    Thứ nhất B đã phạm tội xâm phạm chỗ ở của công dân, đây là một quyền tự do căn bản của con người (quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở). Ở đây chưa đề cập đến ý định, mục đích của B khi vào nhà có thể xâm phạm tiếp các quyền khác của A, ví dụ như quyền nhân thân (hãm hiếp, đánh đập A), quyền tài sản (cướp tài sản).

    Thứ hai phòng vệ chính đáng không đòi hỏi thiệt hại gây ra do phòng vệ phải nhỏ hơn thiệt hại mà hành vi xâm hại có thể gây ra. Đặc biệt là trong tình huống này việc xác định thiệt hại mà hành vi xâm hại có thể gây ra cực kỳ khó (của các hành vi khi B đã vào được nhà).

    Thứ ba A lại là một người phụ nữ ở một mình nơi thanh vắng do đó hành động của A hoàn toàn có thể là hành động của các chị em phụ nữ trong tình huống trên hay nói cách khác A không thể có sự lựa chọn hành động nào khác ngoài hành động tự vệ (dùng dao đâm) trong tình huống trên, bởi vì nếu A có la lên thì cũng không có ai có thể đến giúp đỡ. Do đó hành động này là cần thiết.

    Căn cứ theo khoản 1 điều 15 BLHS, vẫn có thể xem A đã thực hiện hành vi giết người trong phạm vi phòng vệ chính đáng.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #98734   26/04/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào anh Hải! Lâu ngày quá.

    Cảm ơn anh đã đưa ra ý kiến phản hồi. Nhưng quan điểm của BT về trường hợp này khác anh.

    Trong trường hợp này, việc A xâm phạm chỗ ở của B cũng là sự xâm phạm đến lợi ích cần được bảo vệ và B có quyền thực hiện hành vi phòng vệ.

    Đồng ý với anh là phòng vệ chính đáng không đòi hỏi thiệt hại gây ra do phòng vệ phải nhỏ hơn thiệt hại mà hành vi xâm hại có thể gây ra.

    Nhưng trong trường hợp cụ thể này, hành vi của A chỉ mới dừng lại ở việc xâm phạm chỗ ở. Và với một hành vi xâm phạm như vậy, thì rõ ràng sự chống trả của B là quá đáng. Tức là nó đã vượt quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mưc độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Để làm rõ hơn quan điểm của mình, BT xin trích lại bài viết sau để anh và các bạn khác có thể tham khảo.

    Trân trọng!

    BachThanhDC viết:

    Để xác định hành vi phòng vệ của một người như thế nào là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, chúng ta phải xuất phát từ việc nghiên cứu như thế nào là phòng vệ chính đáng từ chính khái niệm của nó.

    Khoản 1 Điều 15 BLHS quy định: "Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên".

    Chế định phòng vệ chính đáng trong luật hình sự cho đến nay vẫn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và thực tiễn đấu tranh chống tội phạm có nhiều ý kiến khác nhau nên dẫn đến các quyết định khác nhau trong nhiều trường hợp. Đã có nhiều bài viết của các nhà khoa học, những người làm công tác thực tiễn bàn về phòng vệ chính đáng. Nhưng chưa có một nghiên cứu nào với ý nghĩa là một công trình khoa học đề cập một cách đầy đủ, toàn diện. Về phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng chưa có một giải thích chính thức nào về chế định này.

    Trước khi có BLHS năm 1985, TANDTC có ban hành chỉ thị số 07 ngày 22/12/1983. Trong đó phần I quy định về việc xét xử các hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

    Sau khi BLHS năm 1985 ra đời, qua việc tổng kết thực tiễn xét xử, Hội đồng Thẩm phán TANDTC ban hành Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986. Trong đó tại phần II có đề cập đến chế định phòng vệ chính đáng.

    Hai văn bản này tuy chỉ là văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật. Nhưng qua thực tiễn xét xử thì cho đến nay, nó được sử dụng như là một văn bản giải thích chính thức của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về chế định phòng vệ chính đáng, tinh thần của nó vẫn còn phù hợp với quy định của Điều 15 BLHS. Nội dung như sau:

    Hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phòng vệ chính đáng khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội.

    b) Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.

    c) Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.

    d) Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.

    Tương xứng không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ.

    Để xem xét hành vi chống trả có tương xứng hay không, có rõ ràng là quá đáng hay không, thì phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ như: khách thể cần bảo vệ (thí dụ: bảo vệ địa điểm thuộc bí mật quốc gia, bảo vệ tính mạng); mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra và do hành vi phòng vệ gây ra; vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử dụng; nhân thân của người xâm hại (nam, nữ; tuổi; người xâm hại là côn đồ, lưu manh…); cường độ của sự tấn công và của sự phòng vệ; hoàn cảnh và nơi xảy ra sự việc (nơi vắng người, nơi đông người, đêm khuya) v.v… Đồng thời cũng cần phải chú ý đến yếu tố tâm lý của người phải phòng vệ có khi không thể có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn được chính xác phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ.

    Sau khi đã xem xét một cách đầy đủ, khách quan tất cả các mặt nói trên mà nhận thấy rõ ràng là trong hoàn cảnh sự việc xảy ra, người phòng vệ đã sử dụng những phương tiện, phương pháp rõ ràng quá đáng và gây thiệt hại rõ ràng quá mức (như: gây thương tích nặng, làm chết người) đối với người có hành vi xâm hại thì coi hành vi chống trả là không tương xứng và là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Ngược lại, nếu hành vi chống trả là tương xứng thì đó là phòng vệ chính đáng.

    (Ở trên là nội dung nguyên văn, từ "tương xứng" được BLHS 1999 sửa thành "cần thiết").

    Tuy vậy, hai văn bản trên còn hạn chế về nhiều mặt, chúng chưa quy định một cách đầy đủ những dấu hiệu của chế định phòng vệ chính đáng, như chưa đưa ra được căn cứ xác định thế nào là cần thiết khi thực hiện hành vi chống trả? Các lợi ích bị xâm phạm trong trường hợp nào thì hành vi chống trả được coi là phòng vệ, trường hợp nào không được coi là phòng vệ? Dẫn đến không ít trường hợp còn có nhận thức rất khác nhau.

    Qua thực tiễn đấu tranh chống tội phạm, quan điểm của đại đa số những người làm công tác thực tiễn trong các cơ quan tiến hành tố tụng đều cho rằng những điều kiện cần và đủ để một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng phải hội đủ các yếu tố sau:

    1/ Về phía nạn nhân (người bị chống trả) phải là người đang có hành vi xâm phạm có tính chất nguy hiểm đáng kể (hành vi đã bắt đầu và chưa kết thúc) đến các lợi ích quy định tại Điều 15 BLHS. Nếu hành vi chưa bắt đầu hoặc đã kết thúc thì hành vi chống trả không được coi là hành vi phòng vệ.

    Mức độ đáng kể tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm phạm và phụ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân. QHXH cần bảo vệ càng quan trọng bao nhiêu thì tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm phạm của nạn nhân càng nghiêm trọng bấy nhiêu. Nếu tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm phạm không đáng kể thì hành vi chống trả không được coi là phòng vệ.

    Hành vi xâm phạm phải là hành vi trái pháp luật (có thể là hành vi phạm tội hoặc hành vi khác trái với quy định của các ngành luật khác xâm phạm nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức và của công dân). Nếu hàn vi xâm phạm lại là hành vi mà pháp luật cho phép, thì người bị xâm phạm không có quyền chống trả để phòng vệ.

    Khi xét hành vi xâm phạm trong trường hợp phòng vệ chính đáng phải xét trong mối tương quan với hành vi chống trả. Không phải bất cứ hành vi phạm tội nào xảy ra, người có hành vi chống trả gây chết người hoặc gây thương tích cho người có hành vi xâm phạm đề là phòng vệ chính đáng. Ngược lại có hành vi xâm phạm chưa phải là phạm tội, nhưng vì nó xâm phạm nghiêm trọng đến các lợi ích cần bảo vệ nên hành vi chống trả vẫn được coi là phòng vệ chính đáng.

    Như vậy, khi xem xét hành vi của người đang xâm phạm đến các lơi ích cần bảo vệ, khong phải chỉ căn cứ vào tính chất nguy hiểm của hành vi xâm phạm, mà còn phải chú ý đến lợi ích cần bảo vệ, đồng thời xét nó trong mối quan hệ với hành vi chống trả trong từng trường hợp cụ thể để xem nó có được coi là phòng vệ chính đáng hay không.

    2/ Về phía người phòng vệ

    Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích khác, thì thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe cho người có hành vi xâm phạm.

    Nếu không gây thiệt hại cho chính người xâm phạm mà gây thiệt hại cho người khác, hoặc không gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người xâm phạm mà lại gây thiệt hại khác thì không được coi là hành vi phòng vệ.

    Hoặc nếu do người xâm phạm gây thiệt hại đến tài sản của người khác nên người chống trả cũng gây thiệt hại lại về ài sản của người xâm phạm thì cũng không được coi là phòng vệ chính đáng.

    3/ Yêu cầu về sự cần thiết của hành vi chống trả

    Hành vi chống trả phải là hành vi cần thiết. Tuy nhiên sự cần thiết không có nghĩa là ngang bằng, bên xâm phạm gây thiệt hại thế nào thì bên phòng vệ cũng chỉ được gây thiệt hại như thế đó. Sự chống trả cần thiết trước hết phải căn cứ vào tính chất của các lợi ích bị xâm phạm, tính chất của hành vi xâm phạm và các mối tương quan khác giữa hành vi xâm phạm với hành vi phòng vệ.

    Lợi ích bị xâm phạm càng quan trọng bao nhiêu; tính chất, mức độ của hành vi xâm phạm càng nguy hiểm và nghiêm trọng bao nhiêu thì hành vi chống trả càng phải mạnh mẽ, quyết liệt bấy nhiêu. Khi đánh giá hành vi chống trả có cần thiết hay không phải đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể trong mối quan hệ giữa lợi ích được bảo vệ và hành vi chống trả. Đồng thời còn phải căn cứ vào nhiều yếu tô khác như: mối tương quan lực lượng giữa các bên, thời gian, không gian xảy ra sự việc.

    Phòng vệ chính đáng không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công trái pháp luật, mà nó còn thể hiện thái độ tích cực chống trả lại sự xâm phạm đến các lợi ích cần bảo vệ. Nó không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền của con người, nên không đặt ra yêu cầu phương pháp, phương tiện của người phòng vệ cũng phải như phương pháp, phương tiện mà người tấn công sử dụng.

    Như vậy, khi đánh giá hành vi chống trả có cần thiết hay không phải xem xét một cách toàn diện tất cả các tình tiết của vụ án. Trong đó cần đặc biệt chú ý đến tâm lý, thái độ của người phòng vệ khi xảy ra sự việc, họ không có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn chính xác phương pháp, phương tiện thích hợp để chống trả, nhất là trong trường hợp bị tấn công bất nờ. Chỉ coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khi sự chống trả rõ ràng là quá đáng. Tức là hành vi chống trả rõ ràng là quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mưc độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Và đúng như #3366cc; text-decoration: none; text-underline: none;">ChuTuocLS vừa khẳng định, ranh giới giữa phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là rất mong manh. Không thể có một khái niệm cụ thể như thế nào là PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG, thì cũng không thể đưa ra một khái niệm cụ thể như thế nào là VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #98748   26/04/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào Bác BachThanh!

    Thật sự quan điểm về "quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở" của các nhà lập pháp Việt Nam khác hẳn với các nhà lập pháp tư bản.

    Ở các nước này, ví dụ Mỹ, kể cả cảnh sát vào nhà người dân mà thực hiện không đúng thủ tục thì người dân có quyền bắn cả cảnh sát mà không cần biết đến lý do anh vào nhà với mục đích gì. Bởi vì mục đích vào nhà của người xâm hại thì gia chủ không thể đoán được. Nó có thể là thiện chí nhưng cũng có thể để xâm hại các quyền lợi ích hợp pháp khác của gia chủ. Chính vì lẽ đó khi một người xâm phạm quyền bất khả xâm phạm này, thì theo các nhà lập pháp tư bản sẽ đương nhiên xem là anh đang đe dọa xâm phạm ngay lập tức các quyền khác của gia chủ và gia chủ có quyền dùng các biện pháp cần thiết để loại trừ mối đe dọa đó và tất cả các hành vi này đều được xem là phòng vệ chính đáng. Vì thế, việc chỉ xét hành vi xâm phạm chỗ ở của B để xác định A có nằm trong trường hợp phòng vệ chính đáng hay không thì sẽ rất không đầy đủ và phiến diện.

    Đó là điểm thứ nhất, ở điểm thứ hai theo lý thuyết triết học về phạm tội thì một người chỉ bị xem là phạm tội nếu anh có sự lựa chọn nhưng anh đã lựa chọn hành động khác với hành động được chấp nhận bởi xã hội nơi anh sống. Còn trong trường hợp anh không có sự lựa chọn nào khác khi thực hiện hành vi phạm tội thì sẽ không được xem là phạm tội. Ở đây rõ ràng hành động la lên báo động cho người khác biết hoặc bỏ chạy đều không thực tế nên chị A chỉ có hành động duy nhất phù hợp là dùng dao tấn công trước người đang đe dọa xâm phạm ngay lập tức các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, ngoài việc đã xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

    Vì vậy quan điểm của mình vẫn thiên về việc chị B nằm trong phạm vi phòng vệ chính đáng hơn.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #98763   26/04/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Em thì lại đồng ý với quan điểm của anh Unjustice.

    Thử diễn tiến vụ án theo chiều hướng khác nhé:

    Quan sát không thấy ai, B đi vòng cửa sau, vào nhà đến bộ ván nơi chị A nằm, đặt dao lên ván dỡ mùng lên thì bị chị A phát hiện chồm dậy la '' Bớ làng xóm!  Bớ làng xóm ơi!". Sợ bị lộ, B dùng hai tay bóp cổ chị A, hai người xô xát làm đứt các dây mùng, dao trên ván cũng bị rơi xuống đất. Chị A chống cự lại, đạp B ngã ra ngoài, B kéo tay chị A theo cùng với mùng, mền, gối. Chị A ngã úp mặt xuống đất ngay gốc cây chuối. B nhào tới bóp cổ, đè sấp chị A xuống làm gãy cây chuối, chị A chống cự, nằm ngửa lại. B ngồi lên bụng và tiếp tục bóp cổ chị A, hai tay chị A cào, cấu và bấu vào hai vành tai của B. B bóp cổ chị A mạnh hơn đến lúc không còn thấy chị A phản kháng.

    Tình huống trên là một tình huống có thực kết cấu nhân vật và xuất hiện tình huống hoàn toàn giống với kết cấu tình huống ở đầu bài, tên các nhân vật đã được ẩn.

    Giả sử tình huống ở đầu bài diễn tiến đúng như tình huống có thật này, vậy nếu A không ngay lập tức đâm B khi B vừa mới vào, mà theo trình t
    phòng vệ chính đáng theo quan điểm của mọi người thì chỉ có thể đâm sau khi đã thực hiện các hành vi phòng vệ như kêu cứu, chạy trốn, xô đẩy B.... sao. Chỉ sợ với sức gái của mình, chưa kịp làm gì thì đã gặp nạn như chị A trong tình huống.
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 26/04/2011 11:40:12 SA Cập nhật bởi boyluat ngày 26/04/2011 10:35:51 SA lỗi font

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #98776   26/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Tôi đã nói rõ ràng rằng, việc kết luận như vậy chỉ dựa trên những dự kiện chung chung của tình huống. Bạn đưa thêm thông tin vào, đương nhiên tính chất vụ án sẽ khác đi rất nhiều.

    Cần phải hiểu tình huồng gốc như sau: A chui qua cửa sổ -> lao vào B-> B hoảng sợ dùng dao đâm A (các sự kiện này diễn ra một cách liên tục và không bị ngắt quãng).

    VIệc bạn đưa thêm một số thông tin vào xen giữa các tình tiết trên sẽ khiến vụ án đi theo một hướng phân tích định tội khác.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #98765   26/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    unjustice viết:
    Thật sự quan điểm về "quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở" của các nhà lập pháp Việt Nam khác hẳn với các nhà lập pháp tư bản.


    Và bạn cần trở lại với thực tại là bạn đang ở VN chứ không phải Mỹ. Vì thế, những phân tích cần dựa vào luật thực định của VN.

    Cơ sở duy nhất để quyết định một người có phạm tội hay không phạm tội đó là BLHS. BLHS đã thể hiện rõ ràng, cùng với các văn bản dưới luật hướng dẫn, việc phòng vệ chính đáng khi làm chết người chỉ được áp dụng khi có cơ sở cho rằng hành vi phạm tội thể hiện ý đồ tước đoạt sự sống của nạn nhân, nếu qua quá trình điều tra hoặc nạn nhân không chứng minh được điều đó thì sẽ không được xem xét miễn truy cứu TNHS.

    Thiết nghĩ, quan điểm của bạn đưa ra thảo luận thì đuợc, nhưng để trở thành câu trả lời thì thật sự không phù hợp.
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 26/04/2011 10:31:33 SA font

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #98767   26/04/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Im_lawyerx0 viết:
    unjustice viết:
    Thật sự quan điểm về "quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở" của các nhà lập pháp Việt Nam khác hẳn với các nhà lập pháp tư bản.


    #ff0000;">Và bạn cần trở lại với thực tại là bạn đang ở VN chứ không phải Mỹ. Vì thế, những phân tích cần dựa vào luật thực định của VN.

    Cơ sở duy nhất để quyết định một người có phạm tội hay không phạm tội đó là BLHS. BLHS đã thể hiện rõ ràng, cùng với các văn bản dưới luật hướng dẫn, việc phòng vệ chính đáng khi làm chết người chỉ được áp dụng khi có cơ sở cho rằng hành vi phạm tội thể hiện ý đồ tước đoạt sự sống của nạn nhân, nếu qua quá trình điều tra hoặc nạn nhân không chứng minh được điều đó thì sẽ không được xem xét miễn truy cứu TNHS.

    Thiết nghĩ, quan điểm của bạn đưa ra thảo luận thì đuợc, nhưng để trở thành câu trả lời thì thật sự không phù hợp.


    Đồng ý với đoạn màu đỏ, luật nước ngoài chỉ được dùng để tham khảo và hoàn thiện pháp luật cho luật VN, chứ không thể dùng để xác định tội danh cho các hành vi phạm tội mà luật VN điều chỉnh.

    Đoạn gạch chân: Căn cứ pháp lý của anh là ở đâu vậy !?

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #98778   26/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    boyluat viết:
    Im_lawyerx0 viết:
    unjustice viết:
    Thật sự quan điểm về "quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở" của các nhà lập pháp Việt Nam khác hẳn với các nhà lập pháp tư bản.


    #ff0000;">Và bạn cần trở lại với thực tại là bạn đang ở VN chứ không phải Mỹ. Vì thế, những phân tích cần dựa vào luật thực định của VN.

    Cơ sở duy nhất để quyết định một người có phạm tội hay không phạm tội đó là BLHS. BLHS đã thể hiện rõ ràng, cùng với các văn bản dưới luật hướng dẫn, việc phòng vệ chính đáng khi làm chết người chỉ được áp dụng khi có cơ sở cho rằng hành vi phạm tội thể hiện ý đồ tước đoạt sự sống của nạn nhân, nếu qua quá trình điều tra hoặc nạn nhân không chứng minh được điều đó thì sẽ không được xem xét miễn truy cứu TNHS.

    Thiết nghĩ, quan điểm của bạn đưa ra thảo luận thì đuợc, nhưng để trở thành câu trả lời thì thật sự không phù hợp.


    Đồng ý với đoạn màu đỏ, luật nước ngoài chỉ được dùng để tham khảo và hoàn thiện pháp luật cho luật VN, chứ không thể dùng để xác định tội danh cho các hành vi phạm tội mà luật VN điều chỉnh.

    Đoạn gạch chân: Căn cứ pháp lý của anh là ở đâu vậy !?

    BLHS 1999 viết:
    Điều 15. Phòng vệ chính đáng
    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.



    Tôi nghĩ, ĐIều 15 đã thể hiện điều tôi nói một cách rõ ràng. Mục đích của việc chống trả chỉ được phép để ngăn chặn hành vi phạm tội, nói một cách thông tục, chỉ khi chứng minh được A đang thực hiện hành vi với ý định tước đi mạng sống của B thì B mới có quyền khi không còn cách nào khác tước đoạt mạng sống của A. Hơn nữa, vấn đề như thế nào để coi là phòng vệ chính đáng hay vượt quá phòng vệ chính đáng, các bạn đã thảo luận rất sôi nổi trong một vụ án có thật nào đó ! (Người khác chỉ mới có ý định hành hung mình thì mình đã được quyền tước đi mạng sống của họ sao ?)

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #98779   26/04/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Im_lawyerx0 viết:
    Tôi đã nói rõ ràng rằng, việc kết luận như vậy chỉ dựa trên những dự kiện chung chung của tình huống. Bạn đưa thêm thông tin vào, đương nhiên tính chất vụ án sẽ khác đi rất nhiều.

    Cần phải hiểu tình huồng gốc như sau: A chui qua cửa sổ -> lao vào B-> B hoảng sợ dùng dao đâm A (các sự kiện này diễn ra một cách liên tục và không bị ngắt quãng).

    VIệc bạn đưa thêm một số thông tin vào xen giữa các tình tiết trên sẽ khiến vụ án đi theo một hướng phân tích định tội khác.


    Anh không hiểu ý em.

    Em diễn tiến tình huống nếu không dùng dao đâm cho mọi người thấy nếu như chỉ được phòng vệ bằng cách không dùng dao đâm thì hậu quả xảy ra cho nạn nhân có thể sẽ thế nào, và như vậy thì có thể kết luận rằng hành vi dùng dao đâm có phải là hành vi phòng vệ cần thiết hay không.

    Theo như diễn tiến vụ việc có thể xảy ra, thì A chết là hoàn toàn có thể, và A phòng vệ cũng là hoàn toàn hợp pháp.

    Im_lawyerx0 viết:
    boyluat viết:
    Im_lawyerx0 viết:
    unjustice viết:
    Thật sự quan điểm về "quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở" của các nhà lập pháp Việt Nam khác hẳn với các nhà lập pháp tư bản.


    #ff0000;">Và bạn cần trở lại với thực tại là bạn đang ở VN chứ không phải Mỹ. Vì thế, những phân tích cần dựa vào luật thực định của VN.

    Cơ sở duy nhất để quyết định một người có phạm tội hay không phạm tội đó là BLHS. BLHS đã thể hiện rõ ràng, cùng với các văn bản dưới luật hướng dẫn, việc phòng vệ chính đáng khi làm chết người chỉ được áp dụng khi có cơ sở cho rằng hành vi phạm tội thể hiện ý đồ tước đoạt sự sống của nạn nhân, nếu qua quá trình điều tra hoặc nạn nhân không chứng minh được điều đó thì sẽ không được xem xét miễn truy cứu TNHS.

    Thiết nghĩ, quan điểm của bạn đưa ra thảo luận thì đuợc, nhưng để trở thành câu trả lời thì thật sự không phù hợp.


    Đồng ý với đoạn màu đỏ, luật nước ngoài chỉ được dùng để tham khảo và hoàn thiện pháp luật cho luật VN, chứ không thể dùng để xác định tội danh cho các hành vi phạm tội mà luật VN điều chỉnh.

    Đoạn gạch chân: Căn cứ pháp lý của anh là ở đâu vậy !?

    BLHS 1999 viết:
    Điều 15. Phòng vệ chính đáng
    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.



    Tôi nghĩ, ĐIều 15 đã thể hiện điều tôi nói một cách rõ ràng. Mục đích của việc chống trả chỉ được phép để ngăn chặn hành vi phạm tội, nói một cách thông tục, chỉ khi chứng minh được A đang thực hiện hành vi với ý định tước đi mạng sống của B thì B mới có quyền khi không còn cách nào khác tước đoạt mạng sống của A. Hơn n��a, vấn đề như thế nào để coi là phòng vệ chính đáng hay vượt quá phòng vệ chính đáng, các bạn đã thảo luận rất sôi nổi trong một vụ án có thật nào đó ! (Người khác chỉ mới có ý định hành hung mình thì mình đã được quyền tước đi mạng sống của họ sao ?)


    Anh không hiểu đúng điều luật.

    Điều 15 chỉ quy định rằng về yếu tố chống trả cần thiết đối với các hành vi xâm phạm những lợi ích nhất định, chứ không quy định rằng hành vi chống trả phải tương xứng với hành vi phạm tội.
    Cập nhật bởi boyluat ngày 26/04/2011 11:16:15 SA

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #98915   26/04/2011

    dangkhoa_middle
    dangkhoa_middle

    Male
    Mầm

    Ninh Thuận, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2011
    Tổng số bài viết (42)
    Số điểm: 615
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Chào các bạn!
    cảm ơn vì đã tham gia rất nhiệt tình chủ đề của mình. Thực sự đây không phải là bài tập mà là án thực tiễn đã được xét xử tại TAND tỉnh ĐN.
    quan điểm của tòa là xét tất cả các tình tiết nhưng tập trung nhấn mạnh vào hoàn cảnh khách quan của A là:
    - đêm tối.
    -Nơi hoang vắng.
    - Chỉ có 1 mình mà còn là girl.
    -Đối tượng đột nhập là thanh niên--> không tương xứng về thể trạng, cũng như sức khỏe để có thể đối kháng

    Từ các lẽ trên tòa quyết định đây vẫn được xem là phòng vệ chính đáng.

    thân ái!

     
    Báo quản trị |  
  • #98953   26/04/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    dangkhoa_middle viết:

    Chào các bạn!
    cảm ơn vì đã tham gia rất nhiệt tình chủ đề của mình. Thực sự đây không phải là bài tập mà là án thực tiễn đã được xét xử tại TAND tỉnh ĐN.
    quan điểm của tòa là xét tất cả các tình tiết nhưng tập trung nhấn mạnh vào hoàn cảnh khách quan của A là:
    - đêm tối.
    -Nơi hoang vắng.
    - Chỉ có 1 mình mà còn là girl.
    -Đối tượng đột nhập là thanh niên--> không tương xứng về thể trạng, cũng như sức khỏe để có thể đối kháng

    Từ các lẽ trên tòa quyết định đây vẫn được xem là phòng vệ chính đáng.

    thân ái!



     Tôi không đồng ý phán quyết của Tòa. BIết đâu, như phân tích trên của tôi, thì B chỉ vào để trộm cắp tài sản, nhưng chưa thực hiện được thì bị A đâm một nhát chí mạng, Thì có thể phán quyết của Tòa là chưa chính xác. Nếu không có sức khỏe đối kháng thì A có thể gây một mực thương tật nhẹ hơn, để làm B gục chết tại chỗ.

     Trân trọng!

     

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #98925   26/04/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Ồ! Nếu là tình huống có thật, sao bạn không đưa ra thông tin đầy đủ hơn.
    Vì nếu là tình huống có thật thì sẽ có diễn biến hành vi của B và diễn biến của sự việc. Chứ làm gì có chuyện B vừa phóng qua cửa sổ đã ăn ngay một nhát dao bỏ mạng luôn.
    Và cụ thể là Tòa án tuyên A không phạm tội phải không?

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #98961   26/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Theo tôi, dù chỉ với những tình tiết như thế, nếu không điều tra hiện trường một cách cẩn trọng chứng minh được việc giết B là "cần thiết" thì sẽ không có chuyện để cho A được miễn truy cứu TNHS.

    Bạn không nên dựa quá nhiều vào những phán quyết của Tòa án, bởi trình độ năng lực của họ không hẳn là đồng đều vì với cùng một vụ án có thể sẽ có nhiều bản án khác nhau nếu được các Tòa án khác nhau thụ lý xét xử. Hơn nữa, cách hiểu và áp dụng luật chưa hẳn đã chính xác tuyệt đối !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |