Điều 669 BLDS 2005

Chủ đề   RSS   
  • #75107 24/12/2010

    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Điều 669 BLDS 2005

    xin chào mọi người!!!

    Hôm nay mới học dan sự 1 về xong, học đến điều 669 thì có chút thắc mắc.
    Tình huống là thế này A có vợ, có mẹ, có con trai (25 tuôi) tài sản của A là 550 triệu A chết và lập lại cái di chúc như sau:
    dùng 100 tr vào việc thờ cúng
    cho con trai 50 triệu
    cho bà hàng xóm 300 triệu
    cho, me, vợ mỗi người 50 triệu

    Cô xác định kỷ phần bắt buộc như sau:
    Cô xác định rằng phần 100 triệu dùng thờ cúng sẻ không đựợcchia vì thế kỷ phần bắt buộc =(550-100)/3 *2/3 =100 triệu

    theo mọi người thì như vậy có đúng không vậy? cho ý kiến nha

    thân@
     
    35506 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #75113   24/12/2010

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần



    Theo t thì xác định theo  điều 669 thì có 2 người là vợ và mẹ là thừa kế không phụ thuộc vào di chúc.

    Theo điều 670 thì phần di sản tờ cúng không chia.

    Theo điều 683 thì phải trừ hết các nghĩa vụ tài sản trước kihi chia di sản.

    Nếu chia theo di chúc thì chia cho 3 người ở hàng thứ nhất, chia trong trường hợp dành cho người ko phụ thuộc di chuc.

    =(550-100)/3*2/3= 100 triệu là phần của mẹ,  và của vợ cũng vậy.

    con trai đã thành niên có khả năng lao động, chia bao nhiêu được bấy nhiêu: được 50 triệu.

    phần còn lại cho bà hàng xóm.

    Tóm lại, nếu 550 tr là só tiền đã trừ hết nghĩa vụ tài chính thì theo mình sẽ chia như sau:

    thờ cúng: 100tr
    mẹ: 100tr
    vợ: 100tr
    con: 50 tr
    bà hàng xóm: 550-100-100-100-50=200 tr

    xin bà con cho ý kiến cái nhề!
    Cập nhật bởi khatvongttk ngày 25/12/2010 12:47:03 AM

    [email protected]

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
  • #75138   25/12/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Sao lại có thể chia như thế được hả khatvọng????

    kỷ phần bắt buộc là 2/3 của 1 suất thừa kế theo pháp luật mà
    1 suất thừa kế ở đây là bao nhiêu???
     550/3=18.33 triệu

    từ đó mới tính kỷ phần bắt buộc chứ =2/3*18.33=...

    di sản dành thờ cúng ở đây không ảnh hưởng gì cả

    thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #75157   25/12/2010

    bongquynh
    bongquynh

    Female
    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:17/12/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào quyetquyen945!

    Theo mình thì Cô giáo của bạn xác định kỷ phần bắt buộc như vậy là đúng. Vì theo quy định tại điều 670 BLDS 2005, phần di sản đó không được chia thừa kế, nên sẽ được trừ ra trước khi tính một suất thừa kế (Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng).




    "Kẻ bi quan luôn nhìn thấy sự khó khăn trong mỗi cơ hội.

    Người lạc quan luôn nhìn thấy các cơ hội trong mọi khó khăn"

     
    Báo quản trị |  
  • #75171   25/12/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    hihih 1 suất thừa kế này sẻ là 1 suất được chia theo pháp luật, mà khi được chia theo pháp luật thì làm gì có phần di sản thờ cúng ở đây.

    Chúng ta đừng hiểu nhầm là phần tài sản dùng vào việc thờ cúng sẻ không chia nên sẻ không được đưa vào để tính, nếu đã nói là 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật thì nó phải được đưa vào để tính hết...


    Thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #75210   25/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Đồng ý với ý kiến của quyetquyen945.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: [email protected] - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #75267   26/12/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    như vây là đã có boyluat đồng ý với mình rồi. Còn các thành viên khác có ai có ý kiến gì không? các bạn có đồng tình với mình và boyluat không?

    Cho em ý kiến phát thanks!!!!

    thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #75285   26/12/2010

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Theo mình thì vì trong luật không có khái niệm thế nào là kỉ phần bắt buộc vì vậy mình nghĩ bạn quyetquyen945 nên cho chúng tớ hiểu về thế nào là kỉ phần bắt buộc đi vì theo luật La mã thì kỉ phần bắt buộc là: dưới thời của Hoàng đế Justinian thì việc phân chia kỷ phần bắt buộc theo nguyên tắc sau: 

    Nếu như một suất thừa kế được chia lớn hơn ¼ di sản thừa kế thì kỷ phần bắt buộc là 1/3 một suất thừa kế; nếu như một suất thừa kế nhỏ hơn hoặc bằng ¼ giá trị di sản thì kỷ phần bắt buộc bằng ½ một suất thừa kế.

    Vậy theo luật ta thì thế nào? từ đó thì chắc là vấn đề này rõ ràng hơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #75325   27/12/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào Quyetquyen!

    Anh chỉ thay đổi lại ví dụ ban đầu như thế này. Ông A có mẹ, cha, vợ và 5 người con (đã đủ tuổi trưởng thành) tài sản riêng ông để lại là 400tr. Ông để lại di chúc quyết định dùng 300tr dùng để lo cho hậu sự và việc thờ cúng ông và cha mẹ ông. Chia cho người con trai cả 50tr (do có trách nhiệm thực hiện các công việc trên).  Còn lại chia đều cho mọi người. 

    Nếu chia theo cách của em thì rõ ràng 3 người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc là cha, mẹ và vợ của ông phải được hưởng 400/5 x 2/3 x 3 = 160tr. Số tiền này lớn hơn di sản còn lại sau khi dùng vào việc thờ cúng là 100tr. Vậy các thừa kế khác không được gì sao?

    Vì thế anh thấy cách chia của cô em cũng có lý do của nó. Nó vẫn phần nào bảo đảm được ý chí của người để lại thừa kế.

    Vì theo đó đối với trường hợp này. Phần thừa kế không phụ thuộc di chúc phải chi ra chỉ là 100/5 x 2/3 x 3 = 40tr. Người con trai cả được 50tr còn lại mới chia đều cho các con còn lại.

    Trên đây chỉ là ý kiến của anh còn thực tế thì chắc phải xem một số vụ xử điển hình của tòa đã. 



    Cập nhật bởi Unjustice ngày 27/12/2010 08:36:56 AM

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #75327   27/12/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    @ hanghell

    Đúng như bạn nói thì trong luật dân sự Việt Nam không có khái niệm "kỷ phần bắt buộc", đó chỉ là một khái niệm được dùng trong khoa học pháp lý( có lẻ hanghell chưa học phần này nên chưa rõ nhỉ???) và khái niệm đó được hiểu là: một phần di sản mà những người thân thích (cha,me,vợ,chồng, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động) của người để lại di sản được hưởng không phụ thuộc vào việc di chúc có cho họ hưởng hay không (tất nhiên họ không rơi vào điều 642 và 643)

    kỷ phần bắt buộc này =2/3 của 1 suất thừa kế chia theo pháp luật (điều 6669)
       
    Về phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì thep mình biết điều 388 Bộ Luật Hồng Đức quy định sẻ dành 1/20 di sản để dùng vào việc thờ cúng. Và nếu như BLDS 2005 mà quy định như vậy thì cách chia của cô giáo mình đúng nhưng ngặt một nỗi là BLDS 2005 không hề có 1 quy định nào như vậy cả???

    Còn các bạn áp dụng điều 670 quá máy móc rồi luật quy định "di sản thờ cúng không được chia" có nghĩa là nó sẻ không thuộc quyền sở hữu của ai hết, không có ai có quyền định đoạt hết mà các đồng thừa kế chỉ có quyền thỏa thuận cử người ra bảo quản nó thôi( nếu di chúc không có chỉ định). Chứ không có nghĩa là trừ ra khi chúng ta 1 suất thừa kế.
       
    Mọi người cho ý kiến nha!!!!

    Thân@

       
     
    Báo quản trị |  
  • #75330   27/12/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Anh Unjustice thân!!!

     Tinh thần Điều 669 BLDS 2005 là bảo vệ quyền lợi chính đáng cho những người thân thích, những người cần được bảo vệ...Về nguyên tắc thì ý chí của người lập di chúc sẻ được pháp luật tôn trọng và bảo đảm nhưng đó không phải là sự tuyệt đối, điều 669 là 1 minh chứng cho điều đó.

     Còn trong ví dụ của anh nêu ra đó thì sau khi chúng ta xác định phần di sản của những người theo điều 669 được hưởng, nếu phần đó thâm vào phần di sản thờ cúng thì chúng ta vẫn cứ lấy để bù vào cho họ, sau đó cứ theo tỉ lệ trong di chúc mà chia cho những người thừa kế khác và phần thờ cúng như bình thường....

    Em xin nhấn mạnh lại rằng điều 669 chính là điều luật hạn chế ý chí (hay nói đúng hơn là hạn chế quyền định đoạt) của người để lại di chúc. 

    Do thực tế những trường hợp này ít xảy ra trên thực tế nên em cũng chưa biết mấy bác thẩm phán sẻ phán quyết thế nào nữa...Hi vọng là sẻ có bác nào đó đã xét xử mấy vụ này cho chúng em ý kiến thực tiển, còn em thì mới dựa và lý thuyết và lập luận của mình để giải quyết thôi. thanks

    Thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #75392   27/12/2010

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Chào cả nhà. mình xin được bổ sung ý kiến như sau.

    Vì trong luật ta không quy định thế nào là kỉ phần bắt buộc, kể cả trong từ điển pháp lý, hay luật học...thì đều không cho ta một khái niệm thống nhất về vấn đề này. vậy ta nên hiểu như thế nào???

    Theo tạp chí nghiên cứu lập pháp của văn phòng quốc hội có nói rằng: theo điều 669 BLDS về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc: "những người sau đây vẫn được hưởng di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hia phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại điều 642 hoặc họ là những người không đc nhận di sản theo quy định tại điều 643 của bộ luật này:

    1. con chưa thành niên, cha mẹ, mẹ, vợ, chồng.

    2. con đã thành niên mà không có khả năng lao động".

    vậy 2/3 suất của một người thừa kế được xác định bằng cách "giả định toàn bộ di sản được chia theo pháp luật". để xác định 2/3 suất của một ngươi thừa kế theo pháp luật ta phải giả định rằng nếu không có di chúc thì khối tài sản này sẽ được chia như thế nào?. bởi vậy phải lấy tất cả di sản thừa kế (bao gồm cả phần di tặng và cả phần di sản dùng vào việc thờ cúng ) chia cho tất cả những người thừa kế theo pháp luật. có như vậy mới đảm bảo được quyền lợi của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

    Mặt khác nữa thì theo điều 683 thứ tự ưu tiên thanh toán không có di sản dành cho việc thờ cúng.

    Vì vậy theo trên thì mình nghĩ @quyetquyen945 đúng rồi.

    Thân! chúc bạn thành công!

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 27/12/2010 06:06:56 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #75474   27/12/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    uh Cảm ơn hanghell nhiều nha!!

    Không biết nhà mình có ai có ý kiến nào khác không để cùng bàn luận nhỉ...

    thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #75487   27/12/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào các bạn!

    Điều 669 BLDS được ban hành là để nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho những đối tượng mà nó điều chỉnh. Khi quyền lợi của các đối tượng này bị xâm phạm thì trước hết pháp luật đảm bảo cho họ được quyền hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo luật. Và cần chú ý một điều là trong điều luật ghi rõ ràng "Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật".

    Vậy chia theo pháp luật là thế nào? Là phải coi như không có di chúc, dùng toàn bộ di sản (sau khi đã thanh toán các khoản theo Điều 683) chia ra cho tất cả các thừa kế làm cơ sở tính 2/3 cho các đối tượng thuộc điều 669. Và còn một điểm cần chú ý nữa là Điều 669 chỉ loại trừ các đối tượng thuộc điều 642 và 643, không đề cập đến điều 670.

    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #75493   27/12/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Hoan hô anh Thành đã lên tiếng là em yên tâm rồi!!!
    Cuối cùng thì vấn đề đã được giải quyết
    chúc cả nhà buổi tối vui vẻ
    thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #304159   26/12/2013

    CaoGiang09
    CaoGiang09

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2013
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 274
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 5 lần


    cách làm của bạn ko chính xác,vì tài sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng thường được tách riêng và ko dùng để chi di sản,trừ khi tổng toàn bộ tài sản ko đủ để thanh toán nghĩa vụ

     
    Báo quản trị |  
  • #304187   26/12/2013

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào CaoGiang09!

    Topic này được lập và kết thúc cách đây gần tròn 3 năm rồi. Nhưng vì bạn làm cho nó sống lại và theo tôi, ý kiến của bạn không phù hợp với quy định của pháp luật nên mạn phép trao đổi thêm tý để làm sáng tỏ hơn vấn đề đang thảo luận.

    Theo bạn, "tài sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng thường được tách riêng và ko dùng để chi di sản, trừ khi tổng toàn bộ tài sản ko đủ để thanh toán nghĩa vụ". Nhưng theo luật, nó không phải như vậy. Bởi lẽ:

    - Di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng chỉ xuất hiện khi người chết có để lại di chúc trong đó thể hiện ý chí của họ để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng hoặc để tặng cho người khác. Còn đối với trường hợp không có di chúc thì đương nhiên sẽ không có di sản dùng vào việc thờ cùng, không có di tặng.

    - Điều 669 BLDS quy định về những trường hợp được hưởng thừa kế không phục thuộc vào nội dung di chúc. Cụ thể là cho dù người chết để lại di chúc như thế nào thì những người quy định tại Điều 669 BLDS cũng sẽ được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật.

    Như vậy thì di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng chỉ được tách riêng và không dùng để chi di sản trong trường hợp di sản được chia theo di chúc, còn chia theo pháp luật thì không. Do đó việc xác định 2/3 suất theo luật cho những người thuộc diện theo Điều 669 phải dựa trên tổng toàn bộ di sản chứ không trừ đi phần di sản thờ cúng và di tặng.

     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (26/12/2013) winegem93 (05/01/2014)
  • #403090   19/10/2015

    nguyenphucban
    nguyenphucban

    Male
    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2015
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Cho phép em được đào mộ topic lên vì có 1 điều này em đang thắc mắc.
    Thế cho em hỏi ở trong Điều 669 có quy định là người đã thành niên rồi nhưng không có khả năng lao động. Như vậy khi người mẹ 90 tuổi mất thì người con 70 tuổi ( không có khả năng lao động ) cũng được hưởng phải không nhỉ. Thế người con tài sản đầy đủ và có khả năng chi phí tuổi già thì vẫn được hưởng à????

     
    Báo quản trị |  
  • #403108   19/10/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    nguyenphucban viết:

    Cho phép em được đào mộ topic lên vì có 1 điều này em đang thắc mắc.
    Thế cho em hỏi ở trong Điều 669 có quy định là người đã thành niên rồi nhưng không có khả năng lao động. Như vậy khi người mẹ 90 tuổi mất thì người con 70 tuổi ( không có khả năng lao động ) cũng được hưởng phải không nhỉ. Thế người con tài sản đầy đủ và có khả năng chi phí tuổi già thì vẫn được hưởng à????

    "Con đã thành niên mà không có khả năng lao động." là được hưởng 2/3 kỷ phần, luật không phân biệt có tài sản để sống lúc tuổi già hay không.

     
    Báo quản trị |  
  • #403164   19/10/2015

    nguyenphucban
    nguyenphucban

    Male
    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2015
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhưng thế chẳng phải là đã không thỏa mãn mong muốn của điều luật đang hướng tới sao. Bởi vì điều luật đang hướng tới sự bảo vệ cho những người không có khả năng lao động có thể đảm bảo cho cuộc sống của họ, còn đây người ta vẫn có khả năng, có khi còn thừa khả năng đảm bảo cuộc sống của họ. Tự nhiên quyền định đoạt tài sản của người để lại di chúc lại bị hạn chế 1 phần cho người không "cần thiết" được hưởng.

     
    Báo quản trị |  
  • #403190   19/10/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    nguyenphucban viết:

    Nhưng thế chẳng phải là đã không thỏa mãn mong muốn của điều luật đang hướng tới sao. Bởi vì điều luật đang hướng tới sự bảo vệ cho những người không có khả năng lao động có thể đảm bảo cho cuộc sống của họ, còn đây người ta vẫn có khả năng, có khi còn thừa khả năng đảm bảo cuộc sống của họ. Tự nhiên quyền định đoạt tài sản của người để lại di chúc lại bị hạn chế 1 phần cho người không "cần thiết" được hưởng.

    Chào bạn.

    Luật điều chỉnh chung chứ không điều chỉnh cho tất cả mọi trường hợp. Tuy có thể có một vài trường hợp theo bạn là người không "cần thiết" được hưởng; tương tự,"con chưa thành niên" cũng sẽ được hưởng, nhưng có nhiều người chưa thành niên nhưng có thu nhập tiền tỉ như bé Phương Mai, Phương Mỹ Chi ...luật vẫn cho hưởng.

    Bạn đừng nên lấy một trường hợp cá biệt để cho là điều luật cụ thể không phù hợp.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    ntdieu (19/10/2015) nguyenphucban (19/10/2015)